Nhiễm trùng ngón tay, bàn tay ngày càng phổ biến, chúng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi gây đau đớn, bất tiện trong cuộc sống. Vì vậy, bạn chớ vì chủ quan mà bỏ qua vết nhiễm trùng tưởng như nhỏ bé nhưng lại có nguy cơ dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Hãy lưu lại những thông tin sau đây để có cái nhìn tổng quát nhất về nhiễm trùng bàn tay, ngón tay!
☛ Tham khảo trước: Cần biết về nhiễm trùng vết thương!
Mục lục
Nguyên nhân nào gây bệnh nhiễm trùng tay, ngón tay?
Nhiễm trùng tay là cách nói chung cho các vết thương bị nhiễm trùng tại các vị trí trên tay như lòng bàn tay, đầu ngón tay, khóe móng tay,… Bệnh thường xảy ra khi trên tay xuất hiện các vết thương hở nhưng không được chăm sóc, xử lý đúng cách dẫn tới nhiễm trùng. Một số tác nhân chủ yếu gây nhiễm trùng da thường gặp là vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), liên cầu khuẩn (Streptococcus), trực khuẩn gram âm, nấm, ký sinh trùng,…
Đặc biệt, da tay của bạn cũng là nơi tiếp xúc với nhiều bề mặt và vật chất khác nhau. Điều này khiến cho việc tay bạn gặp các vấn đề dị ứng, các vết thương hở thường xuyên hơn. Ở điều kiện bình thường, trên bề mặt da có lớp màng acid mỏng để điều chỉnh độ pH, giúp kìm hãm và ngăn cản một số mầm bệnh xâm nhập. Song, khi hàng rào này “không đủ sức” ngăn cản được sự tấn công của các tác nhân sẽ dẫn đến nhiễm trùng.
Ai dễ mắc bệnh nhiễm trùng tay, ngón tay?
- Xã hội ngày một hiện đại, chị em phụ nữ rất thịnh hành đi làm móng tay ngoài tiệm. Việc sử dụng chung các vật dụng làm móng để thực hiện cắt sửa móng tay, loại bỏ phần da chết cũng làm tăng thêm tỷ lệ nhiễm trùng tay.
- Những người lao động chân tay như nông dân, chăn nuôi, xây dựng, ngư dân, vận động viên các môn thể thao dưới nước,… thường xuyên tiếp xúc với nguồn lây nhiễm vi khuẩn.
- Các chuyên gia y tế như nha sĩ và bác sĩ phẫu thuật cũng dễ bị nhiễm trùng tay, cũng như những người lao động chân tay không được bảo vệ tay thích hợp với thiết bị kém chất lượng.
- Các bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính, hay các bệnh làm suy giảm miễn dịch thì nhiễm trùng cũng là một biến chứng thường gặp. Các vết nhiễm trùng trên bệnh nhân này rất khó phát hiện, dẫn đến chủ quan làm cho tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng.
- Bên cạnh đó, nhiễm trùng ngón tay còn dễ gặp ở trẻ nhỏ vì cấu trúc da còn yếu mỏng, dễ bị các tác nhân bên ngoài tấn công. Đồng thời, thói quen mút tay của trẻ cũng dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng ngón tay rất cao.
☛ Tham khảo thêm: Nhiễm trùng bàn chân, ngón chân
Dấu hiệu nhận biết bệnh nhiễm trùng tay, ngón tay
Nhiễm trùng tay, ngón tay tùy vào tác nhân sẽ có các biểu hiện và mức độ khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện điển hình nhiễm trùng tay:
Triệu chứng tại chỗ
- Tại vết nhiễm trùng có các biểu hiện đặc trưng: sưng tấy, nóng đỏ, đau đớn. Tùy mức độ khác nhau thì mức độ của các biểu hiện này khác nhau.
- Bàn tay có nhiều dây thần kinh để phục vụ chức năng linh hoạt của nó chính vì vậy khi có vết thương sẽ kích thích thần kinh, tạo cảm giác đau đớn, nhất vào ban đêm.
- Vùng da gần vết thương thường gặp tình trạng căng da, khô ngứa và có hiện tượng bong tróc.
- Vết thương có thể có khả năng bị chảy mủ hay chảy chất lỏng. Dịch lỏng có màu vàng, màu xanh đục, có thể có lẫn máu, thường có mùi hôi khó chịu.
Triệu chứng toàn thân
Đi kèm với nhiễm trùng ở tay, bệnh nhân thường có biểu hiện sốt cao. Sốt là phản ứng phản vệ của cơ thể khi xảy ra tình trạng viêm. Sốt có thể trên 38 độ C và kéo dài. Có nhiều các trường hợp sốt rất cao dẫn đến hôn mê, rất nguy hiểm.
Ngoài ra bệnh nhân còn có biểu hiện mệt mỏi, đau nhức toàn thân, chán ăn, khó chịu, sút cân, ớn lạnh.
Nhiễm trùng tay, ngón tay có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng có thể gây đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân. Không chỉ vậy khi cơ thể phản ứng lại với nhiễm trùng có thể gây các biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu, sốt cao và có thể là kiệt sức, hôn mê. Đặc biệt, do có nhiều dây thần kinh chi phối nên khi có nhiễm trùng sẽ kích thích gây đau nhiều về đêm làm bệnh nhân khó ngủ, mệt mỏi.
Theo chuyên gia giải phẫu, bàn tay chúng ta có đặc điểm bao hoạt dịch gân gấp ngón I và V kéo dài lên đến tận cổ tay và có thể thông nhau. Vì thế, khi bị nhiễm khuẩn sẽ dễ lan rộng theo các bao hoạt dịch, từ một ngón tay có thể lan ra cả bàn tay, lên cổ tay. Chính vì vậy nhiều trường hợp nhiễm trùng xử lý sai và thiếu khoa học dẫn đến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, bàn tay không có cơ lớn và màng liên kết che phủ, ngay dưới da là gân và xương. Nếu mất da nhiều thì sẽ lộ gân và xương. Nguy cơ gây ra nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng xương là rất cao. Đặc biệt, trường hợp bệnh nhân nhiễm trùng huyết cần nhanh chóng xử lý nếu không sẽ dẫn đến tử vong.
☛ Tham khảo thêm bài viết: Chăm sóc nhiễm trùng vết thương
Để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra, bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây để có hướng xử lý phù hợp khi bị nhiễm trùng tay.
Hướng xử lý khi bị nhiễm trùng tay
Giữ vết thương luôn sạch sẽ, khô ráo
Trước khi sử dụng thuốc, băng vết thương lại hay có bất kỳ tác động vào lên vết thương bệnh nhân đều cần sát khuẩn vết thương bằng Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh). Việc sát khuẩn vết thương giúp rửa trôi bụi bẩn, tế bào chết, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và góp phần tái tạo da. Nacurgo chai xanh là dung dịch rửa vết thương chuyên dụng đáp ứng đầy đủ 5 yếu tố “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”. Đặc biệt chú ý, bất kỳ vật tiếp xúc với vết thương luôn phải đảm bảo sạch sẽ và kháng khuẩn.
Ngoài ra bệnh nhân hạn chế vận động mạnh và luôn giữ vết thương khô ráo. Việc tiếp xúc với nước sẽ khiến vết thương dễ mưng mủ, chảy dịch nhiều hơn.
Sử dụng thuốc điều trị phù hợp
Đối với nhiễm trùng tay nguyên nhân do vi khuẩn, bệnh nhân cần sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng đúng liều và đúng cách. Đặc biệt với các vi khuẩn có khả năng kháng thuốc cao thì việc sử dụng kháng sinh càng cần chú ý hơn.
Nếu bạn nhiễm trùng tay là biến chứng các bệnh lý nền thì hãy chú ý luôn cần sử dụng thuốc điều trị kết hợp triệu chứng nhiễm trùng và bệnh lý nền song song, đồng thời nâng cao sức đề kháng để có thể đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Nếu vết nhiễm trùng ngày càng đau, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm đau bôi ngoài da để giảm đau. Tuyệt đối không nghiền nhỏ bột thuốc hoặc đắp lá cây thuốc theo các bài thuốc truyền miệng chưa được kiểm chứng lên vết thương của bệnh nhân vì điều này rất dễ tăng tình trạng nhiễm trùng hơn.
Bảo vệ vết thương bằng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng)
Bảo vệ vết thương là bước vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng vì nó sẽ giúp cho vết thương luôn sạch sẽ và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm. Một giải pháp hai trong một, vừa bảo vệ vừa thúc đẩy quá trình hồi phục, đó là dung dịch xịt bảo vệ da Nacurgo!
Bạn chỉ cần ấn nhẹ van, xịt trực tiếp dung dịch lên vết thương. Chỉ sau vài giây, một chiếc màng mỏng đã bao phủ lên vùng da nhiễm trùng của bạn một cách hiệu quả. Màng sinh học Polyesteramide (PEA) tương thích sinh học cao với các tổ chức của cơ thể như da, mô,… và nó có khả năng tự phân hủy nên sau 4 – 5 tiếng bạn xịt một lớp mới lên là hoàn tất quá trình bảo vệ vết thương.
Bạn có thể sử dụng Nacurgo bảo vệ da từ khi trên da tay bắt đầu xuất hiện các vết thương hở để bảo vệ da một cách tối ưu ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Đến gặp bác sĩ đối với nhiễm trùng nặng
Nếu vết nhiễm trùng ngày càng sưng và đau nhiều hơn, vết thương lan rộng, có nhiều mủ dịch chảy ra kèm theo triệu chứng sốt cao, cơ thể mệt mỏi và cử động khớp khó khăn, bạn hãy tới gặp bác sĩ để có hướng xừ lý kịp thời.
Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh nhân nhiễm trùng tay, ngón tay
Nhiễm trùng tay hay tất cả các nhiễm trùng khác bạn luôn cần lưu ý đến chế độ ăn. Chế độ ăn có thể giúp bạn khỏi nhanh hơn song cũng có thể làm vết thương của bạn tồi tệ hơn. Khi bạn bị nhiễm trùng, cơ thể chúng ta cần tăng cường sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh; đồng thời tránh ăn những thực phẩm khiến vết thương nặng hơn.
Thực phẩm nên ăn
- Thức ăn chứa nhiều acid folic, vitamin B12, sắt,… giúp thúc đẩy quá trình tăng tạo máu. Thực phẩm này có trong sữa, thịt lợn, rau cải xanh,…
- Thực phẩm giàu protein: Giúp cung cấp năng lượng và các nguyên liệu cho quá trình tái tạo da. Bổ sung protein thông qua các thực phẩm như thịt lợn, cá, thịt gia cầm, các loại hạt họ đậu,…
- Vitamin C: Giúp tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng da. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C như ổi, các loại quả mọng họ cam, bông cải xanh,…
- Vitamin E: Có tác dụng chống oxy hóa, làm vết thương mau lành có nhiều trong các loại cây mầm, giá đỗ, các loại hạt, rau cải xanh, quả bơ,…
Ngoài ra, hãy uống nhiều nước để máu có thể được lưu thông và tuần hoàn, giúp da bạn bớt khô cũng như tạo điều kiện vết thương mau lành.
Thực phẩm nên kiêng
Các thực phẩm cần tránh vì có thể làm vết thương bạn mưng mủ, chảy dịch nhiều hơn như rau muống, đồ nếp (bánh nếp, bánh chưng, xôi,…), thịt gà, hải sản, đồ cay nóng, thịt bò, thịt chó,…
Tránh các chất kích thích như rượu, chè, cà phê, thuốc lá.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bị nhiễm trùng vết thương nên ăn gì kiêng gì?
Chế độ sinh hoạt
Bên cạnh ăn uống điều độ đúng giờ, nghỉ ngơi nhiều hơn thì bạn cần tránh vận động nặng gây tổn thương lan rộng. Tích cực vận động nhẹ nhàng để máu lưu thông giúp vết thương mau lành hơn.
Làm thế nào để phòng ngừa nhiễm trùng bàn tay?
Nhiễm trùng bàn tay xảy ra cũng một phần cũng là do thói quen vệ sinh hằng ngày. Để phòng ngừa tái phát thì bạn cần:
- Thường xuyên cắt móng tay. Tránh tình trạng móng tay dài làm xước da gây nhiễm trùng khóe móng tay.
- Tránh cắt quá nhiều da vùng quanh móng tay và thường xuyên vệ sinh dụng cụ trước khi sử dụng.
- Mang găng tay, đồ bảo hộ khi làm những công việc việc có thể ảnh hưởng đến bàn tay như làm vườn, làm việc với hóa chất trong thời gian dài.
- Khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm trên da, đều cần dùng gang tay và rửa tay sạch sau khi tiếp xúc.
- Xử lý vết thương đúng cách. Khi có vết thương ở bàn tay tránh băng quá chặt vì có thể dẫn đến bội nhiễm. Sử dụng xịt dung dịch bảo vệ Nacurgo để đạt hiệu quả bảo vệ vết thương cao nhất.
- Đảm bảo việc ăn uống và vệ sinh sạch sẽ, điều độ, bổ sung thực phẩm giúp tăng sức đề kháng và chống nhiễm khuẩn.
- Đối với trẻ nhỏ, hãy vệ sinh tay và đồ chơi của trẻ thường xuyên và hạn chế để trẻ mút tay.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về bệnh nhiễm trùng ngón tay, bàn tay. Nếu còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm, bạn hãy nhấc máy gọi ngay đến tổng đài của chúng tôi thông qua số hotline 1800 6626 để được các chuyên gia tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Tài liệu tham khảo:
http://www.bvquany7a.vn/dich-vu/nhiem-trung-ban-tay
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6540949/
https://www.assh.org/handcare/condition/hand-infection