Nhiễm trùng khóe móng tay hay chín mé là một bệnh lý ngoài da với các triệu chứng thường gặp như nhiễm trùng mưng mủ, áp xe các vùng đầu ngón tay, khóe móng tay gây ngứa và sưng rát. Tưởng chừng như là một vấn đề thường gặp nên người bệnh thường chủ quan và bỏ qua để vết thương tự hồi phục. Điều này rất nguy hiểm, cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.
☛ Tham khảo trước: Nhiễm trùng vết thương là gì?
Mục lục
- Nguyên nhân nào gây nhiễm trùng khóe móng tay?
- Triệu chứng nhiễm trùng khóe móng tay có thể gặp!
- Tiến triển của bệnh nhiễm trùng khóe móng tay
- Cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh chín mé!
- Hướng dẫn xử lý khi bị nhiễm trùng khóe móng tay (chín mé)
- Lưu ý khi điều trị nhiễm trùng khóe móng tay
- Làm thế nào để phòng ngừa bệnh chín mé tái phát trở lại?
Nguyên nhân nào gây nhiễm trùng khóe móng tay?
Nhiễm trùng khóe móng tay thường xuất hiện khi có chấn thương ở đầu ngón tay nhưng không được vệ sinh đúng cách dẫn đến nhiễm khuẩn. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn chủ yếu do nhiễm tụ cầu khuẩn vàng, liên cầu sinh mủ, virus Herpes,… Chúng xâm nhập vào các vết thương từ việc cắt móng hoặc móng đâm vào da mang theo vi khuẩn, virus gây bệnh.
Trong trường hợp đó, người bệnh chủ quan cho rằng nó có thể tự khỏi. Các bệnh nhân mắc chín mé thường ít quan tâm bệnh ở giai đoạn sớm. Sau khi nặng thêm mới thăm khám bác sĩ thì lúc này việc điều trị trở nên phức tạp và tốn kém hơn rất nhiều. Vì thế, bệnh thường có diễn biến kéo dài dai dẳng và dễ tái phát nếu không điều trị kịp thời.
Đặc biệt ngày nay, chị em phụ nữ rất thịnh hành việc đi làm móng tay ở ngoài tiệm. Việc làm mỏng da, bỏ các phần da chết, cạo khóe móng tay có thể vô tình tạo ra các vết thương nhỏ. Cùng với việc các dụng cụ làm móng được sử dụng chung và vệ sinh không tốt càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh chín mé.
Trẻ nhỏ và các trẻ sơ sinh cũng có khả năng cao mắc chín mé do đặc tính da còn non yếu và nhạy cảm, khả năng miễn dịch còn thấp. Chẳng những vậy, chúng rất hiếu động, cùng thói quen mút tay và chưa nhận thức được vệ sinh bàn tay nên đây cũng là bệnh cần lưu ý ở trẻ.
Bên cạnh đó, việc lao động nặng dùng tay, người đang điều trị HIV, người béo phì,… là những đối tượng người dễ mắc nhiễm trùng khóe móng tay làm cho tỉ lệ người có nguy cơ mắc chín mé ngày càng cao.
Triệu chứng nhiễm trùng khóe móng tay có thể gặp!
Một số triệu chứng lâm sàng thường gặp của bệnh nhân khi bị ngón tay chín mé:
- Biểu hiện tại chỗ: Sưng đỏ tại các vị trí đầu hay kẽ các ngón tay, có thể nhìn thấy mủ bên trong gây ra cảm giác đau cho bệnh nhân. Cảm giác đau thường đi kèm với cảm giác ngứa ran, nhức gây khó chịu.
- Biểu hiện toàn thân: Bệnh nhân thường mệt mỏi uể oải, cơ thể tê bì có sốt đi kèm.
☛ Thông tin tham khảo: Nhiễm trùng ngón tay, bàn tay từ những điều không ngờ tới!
Tiến triển của bệnh nhiễm trùng khóe móng tay
Chín mé ngón tay thường có các giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn 1
Thời gian trong khoảng 1 – 3 ngày đầu, tại vị trí ngón tay bị sưng đỏ, phồng lên có cảm giác ngứa khó chịu. Sau đó ngón tay có xu hướng cứng lại, khó cử động. Trong thời gian này bệnh nhân thường không sốt, đặc biệt thường chỉ đau khi chạm vào ngón tay bị thương nên đa phần bệnh nhân ở giai đoạn này thường không để ý đến vết thương.
Giai đoạn 2
Thời gian khoảng ngày thứ 4 – 7, vết thương lan tỏa, lan rộng ra cả ngón tay. Cảm giác đau nhức nhối, căng tức, đau giật theo nhịp đập. Không giống như ở giai đoạn một, cơn đau ở thời điểm này xuất hiện về đêm, đau cả khi không tác động gì vào ngón tay, bệnh nhân thường bị khó ngủ. Ngoài ra bệnh nhân có thể kèm theo sốt nhẹ.
Giai đoạn 3
Giai đoạn mưng mủ. Ở giai đoạn này, tình trạng viêm phát triển rộng và sâu hơn. Chẳng hạn có thể quan sát và tìm thấy các vi khuẩn ở các khớp xương. Điều này gây nguy cơ viêm khớp, viêm gân,… Nặng hơn nữa, trong trường hợp vi khuẩn có thể đi vào máu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng huyết.
Ngoài ra, còn có một trường hợp riêng là chín mé do virus Herpes.
Thời gian ủ bệnh khoảng từ 2 – 20 ngày. Khác với thông thường, bệnh nhân có biểu hiện đầu tiên là sốt, mệt mỏi, nhưng lại ít gặp. Sau xuất hiện các dấu hiệu hay gặp hơn là cảm giác đau, rát bỏng, châm chích ở đốt ngón tay, các đốt ngón tay trở nên sưng đỏ, phù nề. Xuất hiện thêm các đám mụn nước có đường kính 1 – 3 mm tồn tại 7 – 10 ngày. Các mụn nước này thường mang dịch trong suốt hoặc có màu đục, có thể có lẫn máu.
Cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh chín mé!
Tưởng chừng chín mé như một bệnh nhiễm trùng đơn giản, nhưng nó lại có thể gây ra những nguy hiểm không ngờ tới chính vì sự chủ quan của bệnh nhân.
Bệnh dễ bị “bỏ qua”
Chính vì triệu chứng không đặc trưng, biểu hiện bệnh ở giai đoạn sớm không rầm rộ nên dễ nhầm lẫn với các vết thương bên ngoài đơn thuần, bệnh nhân thường có xu hướng “bỏ qua” vết thương, không đi thăm khám hoặc xử lý sai cách. Nguy hiểm chính ở chỗ vết thương nhỏ thường bệnh nhân không biết đến hoặc bỏ qua nên tạo điều kiện vi khuẩn tiếp tục phát triển. Điều này làm cho chín mé thường được phát hiện ở giai đoạn sau nên điều trị kéo dài và phức tạp hơn.
Dễ tái phát nếu không điều trị triệt để
Virus Herpes có khả năng tái nhiễm cao do sau lần nhiễm đầu tiên, chúng xâm nhập vào các dây thần kinh cảm giác ở da, di chuyển vào các tế bào schwann hay các hạch thần kinh ngoại vi, sống ở ẩn một thời gian dài. Khi gặp điều kiện thuận lợi như hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, sự kích thích bởi tác nhân hóa lý học, điều kiện nồm ẩm,… virus này sẽ hoạt động gây tái phát bệnh trở lại.
Nguy cơ nhiễm trùng biến chứng nguy hiểm
Vi khuẩn, virus tại vị trí nhiễm trùng có thể xâm nhập vào các khớp, lan sâu xuống xương gây viêm xương, viêm khớp, viêm bao hoạt dịch,…
Để tránh những nguy hiểm của chín mé, thì việc xử lý vết thương nhanh chóng và đúng cách là rất cần thiết!
Hướng dẫn xử lý khi bị nhiễm trùng khóe móng tay (chín mé)
Nguyên tắc xử lý
Nguyên tắc quan trọng nhất là xử lý sát trùng làm sạch vết thương, sau đó sử dụng kháng sinh nếu nguyên nhân do vi khuẩn. Vì các vi khuẩn gây chín mé thường có khả năng kháng kháng sinh cao nên cần thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp. Nếu có mủ thì cần rạch thoát mủ, dẫn lưu kết hợp sử dụng kết hợp kháng sinh theo chỉ định bác sĩ. Nếu vết thương kéo dài nhiều ngày, tình trạng đau nhiều hơn thì bạn nên đi thăm khám và chụp X-quang để xác định biến chứng.
Cách xử lý đúng theo từng giai đoạn
Việc điều trị nhiễm trùng khóe móng tay sẽ khác nhau tùy theo giai đoạn bệnh.
Giai đoạn 1: Điều trị nên được tiến hành tại chỗ dưới các dạng thuốc sát trùng với mục đích không để nặng thêm sang giai đoạn hai. Sau đó sử dụng thuốc mỡ bôi lên vùng vết thương và bảo vệ vết thương cẩn thận.
Giai đoạn 2: Cùng với cách điều trị như giai đoạn một, bệnh nhân có thể được sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau hạ sốt nếu có triệu chứng đi kèm. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định thuốc phù hợp. Nếu có chỉ định cần rạch thoát mủ, không nên tự ý tách tại nhà mà hãy để bác sĩ thực hiện tiểu phẫu nhỏ này.
Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn biến chứng nặng. Nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám mức độ biến chứng và để có được một phác đồ điều trị thích hợp.
Lưu ý khi điều trị nhiễm trùng khóe móng tay
Không tự ý xử lý tại nhà nếu bệnh tiến triển nặng
Khi phát hiện tình trạng chín mé ở giai đoạn hai trở đi bạn nên tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và đưa kháng sinh điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, không được tự ý chọc tháo mủ hoặc sử dụng các phương pháp đắp lá, đắp bột để kháng khuẩn theo dân gian mà chưa qua ý kiến bác sĩ vì điều này có thể làm vết thương nhiễm trùng sâu hơn.
Không tự ý sử dụng kháng sinh
Sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng đúng liều và đúng cách. Đặc biệt với các vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu, khả năng kháng thuốc cao thì việc sử dụng kháng sinh càng cần chú ý hơn.
Chế độ ăn uống khoa học
- Tránh ăn các đồ ăn có tính nóng, các đồ ăn dễ làm vết thương mưng mủ như rau muống, gà, đồ ăn cay nóng, đồ ngọt, hải sản,…
- Bổ sung vitamin thiết yếu như A, C, E giúp tăng sức đề kháng và tăng tái tạo da.
- Bổ sung các protein “lành tính” để cung cấp nguyên liệu cho việc “ sửa chữa” vết thương.
- Các thực phẩm giàu sắt, vitamin B6 có tác dụng bổ máu, thúc đẩy quá trình lành vết thương.
☛ Tham khảo thêm: Khi bị thương nên ăn gì kiêng gì?
Sử dụng Màng sinh học Nacurgo (chai vàng) bảo vệ vết nhiễm trùng khóe móng tay
Bên cạnh sát khuẩn và sử dụng kháng sinh thì bước bảo vệ vết thương cũng đặc biệt cần chú ý. Với một vị trí nhiễm trùng là ở khóe ngón tay, đây được coi là một vị trí khó bảo vệ. Nếu bảo vệ đơn thuần bằng băng gạc quấn quanh ngón tay bị chín mé không đạt được tối đa hiệu quả che chắn và bảo vệ. Nếu quấn quá chặt thì sẽ làm khó chịu ở ngón tay, gây đau đớn và nguy hiểm hơn là tình trạng bội nhiễm ở da.
Sự xuất hiện của Nacurgo màng sinh học đã khắc phục thành công các nhược điểm của băng gạc truyền thống bằng những điểm nổi bật sau:
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
✔️ Khả năng tạo màng sinh học bảo vệ vết thương
Nacurgo có khả năng tạo màng sinh học che chắn bảo vệ tổn thương da trước sự xâm nhập của vi khuẩn, ngăn ngừa bội nhiễm. Nếu những chiếc băng gạc thông thường khó có thể che chắn tốt ở các khóe móng tay thì với cấu trúc dung dịch linh hoạt, Nacurgo có thể làm được điều đó. Màng sinh học Polyesteramide (PEA) có khả năng tương thích sinh học cao với các tổ chức của cơ thể như da, mô,…
Chỉ với vài nhát xịt, dung dịch Nacurgo nhanh chóng khô lại sau vài giây tạo thành một lớp màng mỏng đã bao phủ lên vùng da tổn thương. Lớp màng này có khả năng tự phân hủy sinh học nên sau 4 – 5 tiếng, sau đó bạn chỉ cần xịt lớp màng mới đè lên lớp màng cũ là hoàn tất quá trình bảo vệ vết thương.
✔️ Khả năng chống thấm nước hiệu quả
Bạn rất lo ngại về các ngón tay quấn băng gạc khi làm việc chẳng may dính nước sẽ phải nhanh chóng tháo ra và sát khuẩn lại. Với Nacurgo, màng PEA có khả năng chống thấm nước tốt. Bên cạnh đó, PEA vẫn duy trì độ ẩm và đảm bảo quá trình lưu thông máu từ bên trong, giúp vết thương mau lành.
✔️ Kết hợp với tinh chất trà xanh và tinh nghệ tươi tăng hiệu quả chữa lành vết thương
Từ lâu, trà xanh và nghệ tươi đã xuất hiện trong các bài thuốc dân gian với công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chăm sóc và sửa chữa vết thương. Đồng thời, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các phân tử Curcumin được bào chế với kích thước nano siêu nhỏ cùng kết hợp với tinh chất trà xanh tăng khả năng thẩm thấu, kháng khuẩn, tái tạo da phục hồi tổn thương gấp 3 – 5 lần so với thông thường.
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh chín mé tái phát trở lại?
Chín mé xảy ra cũng một phần do thói quen vệ sinh hằng ngày. Để phòng ngừa chín mé tái phát thì chúng ta cần ngăn chặn các điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn, virus có cơ hội xâm nhập vào vết thương.
- Hãy thường xuyên cắt móng tay, tránh tình trạng móng tay đâm xuyên vào da gây nhiễm trùng.
- Tránh cắt quá nhiều da vùng quanh móng tay vì đó là hàng rào bảo vệ trước vi khuẩn. Ngoài ra cũng nên khử trùng các dụng cụ làm móng với cồn 70 độ.
- Mang các dụng cụ bảo hộ khi làm việc nặng hay có thể ảnh hưởng đến tay như làm vườn, làm việc với hóa chất, tiếp xúc với nước trong thời gian dài. Đặc biệt là khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm trên da.
- Khi có vết thương, tránh băng quá chặt vì có thể dẫn đến bội nhiễm. Sử dụng xịt bảo vệ Nacurgo để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất.
- Ăn uống và vệ sinh sạch sẽ, điều độ, tăng sức đề kháng và chống nhiễm khuẩn.
- Đối với trẻ nhỏ, thường xuyên vệ sinh đồ chơi, vệ sinh tay cho trẻ và hạn chế để trẻ mút tay.
Hy vọng những thông tin trên đây hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm, hãy gọi nay đến hotline 1800.6626 để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn miễn phí!
Tài liệu tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/317701
https://www.nhs.uk/conditions/herpetic-whitlow/
https://suckhoedoisong.vn/chin-me-can-lam-gi-n172813.html