Nhiễm trùng da là tình trạng da có các tổn thương dẫn đến ảnh hưởng khả năng bảo vệ. Nhiễm trùng da có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Vậy bệnh có nguy hiểm không? Cách điều trị thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây để có thể giải đáp được các thắc mắc về bệnh nhiễm trùng da.
Mục lục
- Nhiễm trùng da là bệnh gì?
- Nguyên nhân làm cho da bị nhiễm trùng?
- Triệu chứng của bệnh nhiễm trùng da
- Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc nhiễm trùng da?
- Nhiễm trùng da có nguy hiểm hay không?
- Điều trị nhiễm trùng da như thế nào?
- Thông tin cần biết cho người bị bị nhiễm trùng da!
- Phòng ngừa nhiễm trùng da đúng cách
- Chăm sóc vết thương ngoài da bằng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng)
Nhiễm trùng da là bệnh gì?
Da là hàng rào miễn dịch đầu tiên của cơ thể, gồm nhiều lớp tế bào và các tế bào bị sừng hóa. Khi lớp sừng này bong ra sẽ kéo vi sinh vật đi theo. Bên cạnh đó, da có pH hơi acid, điều này làm cho một số loài vi sinh vật không thể tồn tại lâu được.
Nhiễm trùng da là tình trạng vi khuẩn, nấm, virus thậm chí là ký sinh trùng xâm nhập vào da gây bệnh. Da của bạn có thể bị nhiễm trùng bất cứ khi nào như da bị rách, trầy xước, bị tổn thương vật lý hay hóa học. Vi trùng xâm nhập qua vết thương nhiều hơn, khả năng miễn dịch của cơ thể không kịp đáp ứng dẫn đến nhiễm trùng.
Nhiễm trùng da có thể xảy ra ở ngay trên bề mặt da, đôi khi là sâu dưới da, bên trong của vết thương. Khi vết thương bị nhiễm trùng ở mức nhẹ, bạn có thể tự xử lý được tại nhà. Khi thấy vết thương ngày một diễn biến nặng và không có dấu hiệu hồi phục, hãy đến các trung tâm y tế để được giúp đỡ.
Nguyên nhân làm cho da bị nhiễm trùng?
Do vi khuẩn
Tác nhân vi khuẩn chủ yếu gây nhiễm trùng da là từ hai nhóm vi khuẩn lớn là tụ cầu vàng (Staphylococcus) và phế cầu khuẩn (Streptococcus). Những chủng vi khuẩn này tồn tại trên cơ thể và hầu như đều gây hại. Chỉ cần một vết thương nhỏ, nếu không được chăm sóc đúng cách thì chúng có thể xâm nhập qua vết thương và làm suy giảm miễn dịch của cơ thể.
Do virus
Các virus có khả năng gây nhiễm trùng da như: poliovirus, virus herpes, papillomavirus,… So với vi khuẩn, virus có thể gây ra tình trạng tổn thương da lan rộng trên toàn bộ cơ thể. Ngoài ra cũng có các loại virus khác như thủy đậu, sởi,…
Do nấm
Khi gặp các điều kiện thuận lợi như độ ẩm cao, vệ sinh không đúng cách, nấm có thể phát triển, xâm nhập và gây nhiễm trùng da. Nấm có khả năng phát triển tốt ở một số vùng da như bàn chân, nách, bụng,… hay hăm tã ở trẻ nhỏ.
Do ký sinh trùng
Các loại nhiễm ký sinh trùng phổ biến gây nhiễm trùng da như: rệp, ghẻ, con chí,… Các bệnh nhiễm trùng da do ký sinh trùng cần đặc biệt lưu ý vì nó có thể dễ dàng xâm nhập vào máu và các cơ quan gây biến chứng
Các yếu tố nguy cơ
- Da dầu, cơ địa nhiều mồ hôi.
- Các vết thương hở không xử lý đúng cách.
- Thường xuyên mặc đồ ẩm ướt, quần áo quá bó sát.
Triệu chứng của bệnh nhiễm trùng da
Để có phát hiện và điều trị kịp thời và hiệu quả nhất thì bệnh nhân luôn cần quan tâm đến các dấu hiệu quan trọng của bệnh. Bệnh thường có dấu hiệu khởi phát bằng các triệu chứng da nổi mẩn đỏ và phát ban, có thể kèm theo ngứa ngáy, nổi mụn bọc, mưng mủ.
Dưới đây là các dấu hiệu bệnh cụ thể:
- Nhiễm trùng da do vi khuẩn: Vùng nhiễm trùng thường xảy ra ở da có vết trầy xước từ trước đó. Da sưng đỏ, đau rát ngứa nhẹ, có thể có dấu hiệu tụ mủ và chảy dịch. Người bệnh đôi khi có cảm giác ớn lạnh, có thể sốt cao đột ngột, buồn nôn.
- Nhiễm trùng da do virus: Sốt nhẹ, xuất hiện phát ban, bệnh nhân thường có mụn nước tại nơi phát ban. Người bệnh còn có biểu hiện đau họng, sưng hạch bạch huyết. Đây là dấu hiệu quan trọng của nhiễm trùng da cho virus.
- Nhiễm trùng da do ký sinh trùng: Có dấu hiệu loét do ký sinh trùng hút máu và đẻ trứng. Một số dấu hiệu đi kèm như nổi mẩn đỏ và ngứa rát.
- Nhiễm trùng da do nấm: Đặc điểm điển hình là tại vùng da đỏ, dày sừng và có bong vảy trắng, thường xuất hiện ở các kẽ chân, tay, vùng da có nếp gấp,… Ngoài ra có thể xuất hiện các mụn nước ở vùng da tổn thương.
Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc nhiễm trùng da?
- Bệnh nhân tiểu đường: Vì nồng độ glucose máu cao, tăng tính thấm, tăng khả năng xâm nhập nhiều hơn.
- Người suy giảm miễn dịch: Ở các bệnh nhân lao, nhiễm HIV/AIDS, tác dụng phụ của thuốc ức chế miễn dịch,…
- Bệnh nhân mắc các bệnh da liễu mãn: Viêm da thần kinh, chàm,… tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật xâm nhập.
- Vận động viên: Những người này phải thường xuyên vận động nhiều, dễ có nhiều chấn thương, vết thương hở tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập.
- Người thường xuyên làm việc nặng hay người có cơ địa nhiều mồ hôi: Cơ thể tiết ra mồ hôi nhiều kết hợp với bụi bẩn tạo điều kiện vi khuẩn virus, nấm phát triển.
- Trẻ nhỏ bị hăm: Do mồ hôi không thể thoát ra, gây tắc nghẽn, ngứa ngáy, khó chịu. Cùng với sự có sát của bỉm tã bỏ vào bẹn, áo vào nách trẻ dẫn đến dễ khiến da tổn thương khó chịu, mở đường cho các tác nhân nhiễm trùng tấn công.
- Người mất khả năng vận động: Máu khó lưu thông và tuần hoàn đều nên vết thương khó lành, hoặc gây ra bệnh lý nhiễm trùng từ bên trong.
Nhiễm trùng da có nguy hiểm hay không?
Nếu xét về mức độ gây nhiễm trùng da thì thực tế cho thấy nhiễm trùng do ký sinh trùng và nấm không gây nguy hiểm. Đối với nguyên nhân do virus, bạn có thể mắc các biến chứng về dây thần kinh, viêm não và phổi. Với nhiễm trùng vi khuẩn đặc biệt gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng máu, hoại tử da và dẫn đến tử vong.
Điều trị nhiễm trùng da như thế nào?
Điều trị nhiễm trùng da trước hết phải biết đó là do tác nhân gì. Để xác định được lý do nhiễm trùng thì cần dựa vào các đặc điểm triệu chứng của vết thương. Hoặc đến gặp bác sĩ, bạn có thể được xét nghiệm mẫu bệnh phẩm là dịch viêm, mủ để tìm chính xác nguyên nhân nhiễm trùng để có phương hướng điều trị phù hợp.
Điều trị nhiễm khuẩn da
Nhiễm khuẩn da thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng bôi trực tiếp hoặc dùng theo đường uống. Hãy sát khuẩn bằng Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh) trước khi bôi bất kì thuốc nào lên vùng da tổn thương để tránh bội nhiễm, đồng thời giúp tăng hiệu quả điều trị.
- Thuốc mỡ kháng sinh: Bôi trực tiếp vào da có tác dụng giảm đau, ngứa giúp bong các vảy da.
- Dung dịch sát khuẩn: Sử dụng bằng cách chấm thuốc vào các vùng da tổn thương để ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
- Thuốc kháng sinh đường uống: Một số kháng sinh nhóm beta-lactam, penicillin bán tổng hợp và macrolid,… có thể ngăn ngừa các biến chứng nhiễm trùng.
Điều trị nhiễm trùng da do virus
- Sử dụng dung dịch xanh methylen lên vùng da bị thủy đậu hoặc zona để diệt virus.
- Kết hợp thuốc kháng virus bằng Acyclovir khi khả năng miễn dịch của bệnh nhân suy yếu.
- Để loại bỏ tình trạng ngứa ngáy có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng Histamin H1.
Riêng với các trường hợp như sốt phát ban, sởi: Đây là những bệnh mà tổn thương da tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Bệnh nhân điều trị triệu chứng, tránh làm các mụn nước vỡ ra, nên để bệnh nhân được nghỉ ngơi và ăn uống lành mạnh.
Điều trị nấm da
Do các vết thương do nấm da có mức độ nhẹ và không gây nguy hiểm nên chủ yếu là điều trị tại chỗ và thuốc làm giảm cảm giác gây ngứa ngáy ở bệnh nhân.
- Thuốc chống nấm (ketoconazole, itraconazole,…): thường được chỉ định là bôi tại chỗ. Nếu vết thương có xu hướng lan rộng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn dùng kết hợp đường uống.
- Tương tự nhiễm trùng da do virus, bệnh nhân có thể được dùng kết hợp với thuốc Kháng histamin H1 để điều trị ngứa ngáy kéo dài.
Điều trị nhiễm trùng do ký sinh trùng
Dựa trên triệu chứng của bệnh nhân nhiễm trùng da do ký sinh trùng có đặc trưng bởi các vết loét do ký sinh trùng nên tương ứng sử dụng các thuốc:
- Thuốc bôi chứa steroid: Tác dụng giảm ngứa, làm dịu vết thương trên da.
- Nếu tình trạng ngứa kéo dài và dữ dội thì dùng kết hợp với thuốc Kháng histamin H1.
- Kem Cortamiton 1%: có tác dụng tiêu diệt các ký sinh trùng như ghẻ và ve trên da.
Thông tin cần biết cho người bị bị nhiễm trùng da!
Không gãi vào vết thương khi ngứa
Tuyệt đối không được trực tiếp gãi ngứa bằng tay hay gián tiếp dùng các vật dụng tác động lên các vết nhiễm trùng. Thứ nhất, tay và vật dụng xung quanh ta đều có các vi khuẩn tồn tại. Khi gãi ngứa, bạn đã vô tình giúp vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vết thương hơn. Thứ hai, việc gãi ngứa có thể làm vết thương tổn thương to hơn, kéo dài thời gian điều trị.
Nếu cảm giác ngứa kéo dài và làm bệnh nhân khó chịu có thể để bệnh nhân sử dụng thuốc kháng histamin H1 hoặc các thuốc bôi theo chỉ định bác sĩ.
Có nên tắm khi nhiễm trùng da không?
Theo các chuyên gia cho biết bạn nên tránh tất các các loại mỹ phẩm, hóa chất như sữa tắm, xà phòng,… trực tiếp lên vết thương. Khi tắm, bạn nên tránh làm ướt hay cọ xát vào phần da tổn thương và nên làm sạch vùng da đó bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%).
Chú ý các vật tiếp xúc trực tiếp vết thương khi tắm đều cần đảm bảo sạch sẽ.
Chế độ ăn uống như thế nào?
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phục hồi và tái tạo vết thương ở da. Dưới đây là những thực phẩm khi nhiễm trùng da bạn nên kiêng:
- Hải sản: tôm, cua,… dễ gây dị ứng và làm cho vết thương trở nên ngứa ngáy hơn.
- Rau muống: ăn rau muống sẽ nâng cao nguy cơ gây ra sẹo lồi sau khi lành.
- Thịt gà và đồ nếp: đây là hai thực phẩm làm tăng nguy cơ mưng mủ cho vết thương.
Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm “lành tính” và rất tốt cho các vết thương của bạn như:
- Thực phẩm giàu đạm: bằng cách bổ sung thịt lợn, cá nước ngọt,…
- Bổ sung vitamin đặc biệt là A, C, E trong hoa quả, rau củ để vết thương mau lành và tăng cường tái tạo da.
- Bổ sung thực phẩm chứa B12, sắt tăng khả năng tạo máu: rau củ đậm màu, sữa,..
Hãy cung cấp cho cơ thể một lượng nước vừa đủ (2 lít nước mỗi ngày) để tăng sự lưu thông máu nhưng chú ý không nên uống nước ngọt hay các đồ uống có ga.
Phòng ngừa nhiễm trùng da đúng cách
Vệ sinh cá nhân
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân đều đặn, tránh để bụi bẩn, dầu, mồ hôi ứ đọng trên da.
- Rửa tay đúng cách với nước sạch và xà phòng.
- Sau khi tập thể dục hãy chọn những trang phục nhẹ, thoáng và hút mồ hôi. Tắm và giặt quần áo, khăn tắm của bạn sau mỗi lần tập.
- Không sử dụng quần áo, tất chưa khô.
- Hãy để tóc thật khô trước khi đi ngủ tránh nấm da đầu.
- Luôn dưỡng ẩm da cơ thể đặc biệt vào các mùa khô.
- Quan tâm để ý đến các vết thương hở để có thể xử lý hiệu quả kịp thời.
Vệ sinh công cộng
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ đạc, đồ chơi của trẻ nhỏ.
- Nếu phòng tập của bạn có nước khử trùng, hãy bỏ ra một vài phút để lau các phần mà bạn có tiếp xúc như vị trí tay cầm,…
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi làm việc, quanh khu nhà ở, diệt kí sinh trùng, diệt nấm đặc biệt vào những mùa mưa, mùa nồm ẩm.
Tránh tiếp xúc với tác nhân
Nhiễm trùng da rất dễ lây từ người sang người. Tốt nhất nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với vết thương hoặc có vật dụng bảo hộ. Bệnh nhân nhiễm trùng da nên có các vật dụng sinh hoạt riêng trong gia đình như quần áo, dép, khăn,…
Tiêm phòng ngừa
Hiện nay trên thị trường đã có các mũi tiêm phòng chống sởi, thủy đậu,… Hãy tiêm cho trẻ nhỏ từ khi sinh ra và tiêm nhắc lại theo đúng khuyến cáo của bộ Y tế công bố.
Chăm sóc vết thương ngoài da bằng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng)
Dung dịch bảo vệ da Nacurgo được ứng dụng công nghệ Novaskin, là một giải pháp ưu việt trong bảo vệ da, thúc đẩy quá trình tái tạo da và ngăn ngừa vi khuẩn,virus, nấm,… xâm nhập. Đối với các vết nhiễm trùng da nhẹ càng cần được bảo vệ để phòng ngừa bội nhiễm. Bạn cũng có thể sử dụng Nacurgo để bảo vệ da từ khi mới bắt đầu xuất hiện tổn thương ngoài da như vết thương hở, trầy xước, bỏng,… một cách tối ưu.
Nacurgo rất đơn giản và tiện dụng. Bạn chỉ cần thực hiện sát khuẩn vết thương bằng nước muối sinh lý, sau đó ấn van và xịt dung dịch lên bề mặt vết thương. Sau khi xịt, dung dịch Nacurgo khô sau vài giây tạo thành lớp màng mỏng bao phủ tổn thương da. Lớp màng này có khả năng tự phân hủy sinh học nên sau 4 – 5 tiếng, bạn chỉ cần xịt lớp màng mới đè lên lớp màng cũ.
Màng sinh học Polyesteramide (PEA) là hợp chất cao phân tử (polymer) có khả năng tương thích sinh học cao với các tổ chức của cơ thể như máu, da, mô, xương khớp,… có tác dụng ngăn các tác nhân bên ngoài hiệu quả. Màng có khả năng tránh thấm nước cực tốt nhưng vẫn tạo độ ẩm để da có thể tái tạo và mau lành.
Với dung dịch xịt bảo vệ Nacurgo, bạn hoàn toàn yên tâm các vết thương được “thở và thông thoáng” mà vẫn được bảo vệ một cách an toàn, đặc biệt đó còn hỗ trợ hồi phục và tái tạo.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN GẦN BẠN NHẤT
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm Nacurgo hay cần tư vấn thêm các vấn đề về nhiễm trùng da, hãy kết nối với chúng tôi thông qua đường dây nóng 1800.6626 để được các chuyên gia tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/skin-infection
https://www.medicalnewstoday.com/articles/324654#cellulitis
https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/skin-infection-signs