Mụn bọc có mủ là tình trạng mụn mọc và phát triển nặng trên da mặt, không chỉ gây đau đớn mà còn dễ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Tình trạng này xảy ra do sự xâm nhập của vi khuẩn vào trong ổ mụn khiến cho chúng nhanh chóng phát triển, làm cho mụn bị viêm dẫn đến mụn bọc có mủ và gây sưng đỏ.
Mục lục
Mụn bọc có mủ là gì?
Mụn bọc có mủ là một dạng mụn trứng cá nhưng phát triển ở thể nặng hơn. Loại mụn này thường cứng và có kích thước lớn hơn các loại mụn thông thường khác và đặc biệt là chúng thường có màu sẫm dưới da hoặc gây sưng đỏ.
Ban đầu, mụn bọc cũng như các mụn mọc thông thường khác, cũng chỉ là những cục sần cứng, nhỏ và có màu đỏ. Nhưng nếu có một tác động nào đó thì chúng sẽ nhanh chóng biến thành những cục mụn mọng, khi bị vỡ ra sẽ chảy thành mủ dịch có kèm máu.
Mụn bọc có mủ sẽ xuất hiện khi trên da mặt đã hình thành các ổ khuẩn gây viêm nhiễm nặng. Ngoài ra, khi các nang lông bị bít kín sẽ khiến cho bã nhờn không được đào thải và tích tụ ở dưới da kéo theo lỗ chân lông cũng bị bít tắc do sự tích tụ của bã nhờn và sự tăng sừng hóa, bụi bẩn hay cặn trang điểm,…
Sở dĩ tình trạng viêm nhiễm này ăn sâu xuống bề mặt da là do sự tấn công của một loại vi khuẩn Propionibacterium acnes thâm nhập vào ổ mụn với tốc độ gia tăng nhanh chóng dẫn đến mụn bị sưng, viêm và gây ra tình trạng mụn bọc mủ, sưng đỏ.
Nguyên nhân hình thành mụn bọc có mủ
Mụn vốn phát sinh là do làn da không được chăm sóc kỹ càng gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông và da mặt tiết lượng dầu thừa một cách không kiểm soát. Bên cạnh đó còn có một số yếu tố thuận lợi cũng khiến cho mụn bọc có mủ hình thành như:
1. Chế độ sinh hoạt không lành mạnh
Mụn bọc có mủ phần lớn sinh ra ở những đối tượng thường xuyên thức khuya để học hay làm việc như học sinh cấp 3, sinh viên hoặc người đi làm. Tình trạng chế độ sinh hoạt không lành mạnh kéo dài sẽ rất dễ làm cho da yếu đi và tạo điều kiện để những tác động có hại xâm nhập vào da gây viêm nhiễm.
Ban đêm là khoảng thời gian nghỉ ngơi để làn da có thể thải độc tố và phục hồi, vì vậy nếu thường xuyên thức khuya sẽ gây ra rối loạn nhịp nội tiết tố và khi đó làn da cũng sẽ không được tái tạo.
Chỉ cần thức khuya sau 1 đêm thì sáng hôm sau bạn sẽ cảm thấy da mặt già đi trông thấy và kèm theo đó là sự xuất hiện của những nốt mụn cứng, sưng đỏ và da mặt có nhiều chất nhờn do làn da không được nghỉ ngơi và tái tạo.
2. Chế độ ăn uống không khoa học
Đối với người thường xuyên ăn uống không khoa học sẽ rất dễ đẩy cơ thể vào trong trạng thái stress, là một trong những lý do thường thấy và dễ gây ra những nốt mụn cứng, sưng đỏ, sau đó dần dần hình thành những nốt mụn bọc có mủ.
Thường xuyên dung nạp các loại thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm chiên xào chứa nhiều dầu mỡ và các gia vị cay, nóng,… rất dễ khiến cho gan, thận bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng thiếu nước và làm tăng hoạt động sản xuất bã nhờn gây ra chứng mụn bọc có mủ.
3. Vệ sinh da mặt không đúng cách
Nhiều người, đặc biệt là nam giới thường cho rằng chỉ cần vệ sinh da bằng cách rửa mặt với nước là đủ. Tuy nhiên, đó là một quan niệm sai lầm bởi nước không đủ khả năng làm sạch bụi bẩn hoàn toàn và những tế bào chết, bã nhờn hay cặn trang điểm vẫn còn đọng lại trên lỗ chân lông.
Ngoài ra, cũng cần chú ý đến cách rửa mặt sao cho phù hợp để tránh gây ảnh hưởng. Bởi vì nếu rửa quá mạnh tay sẽ khiến cho bề mặt da bị tổn thương và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào.
4. Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng
Bên cạnh vệ sinh da mặt sai cách thì việc chọn mua các loại mỹ phẩm kém chất lượng cũng là nguyên nhân khiến cho da hình thành nên mụn, ảnh hưởng xấu đến làn da và còn gây ra những bệnh da liễu nguy hiểm.
Vì vậy, để bảo vệ da mặt tránh khỏi những thành phần có hại do mỹ phẩm kém chất lượng gây ra thì bạn nên tìm mua những dòng sản phẩm chất lượng tốt và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
5. Rối loạn hormone
Rối loạn hormone cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mụn bọc có mủ. Tình trạng này thường xuyên xảy ra ở những người đang trong giai đoạn dậy thì, phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ mang thai,…
Hơn nữa, gan và thận được biết đến với chức năng có thể loại bỏ độc tố có hại, nếu như 2 chức năng này bị suy yếu và hoạt động kém hiệu quả sẽ khiến cho khả năng đào thải bị suy giảm và dẫn đến các loại độc tố tích tụ ở nhiều nơi, trong đó có da mặt.
Khi hormone bị rối loạn sẽ khiến cho làn da tiết nhiều bã nhờn, lượng dầu tiết ra nhiều không kịp đào thải ra ngoài làm tắc nghẽn lỗ chân lông dẫn đến sự phát triển và hình thành mụn. Mặc dù rối loạn hormone không gây nguy hại cho cơ thể nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến làn da của bạn.
Điều trị mụn bọc có mủ
Mụn bọc có mủ là một loại mụn trứng cá phát triển ở thể nặng, nếu để lâu thì sẽ rất khó để điều trị. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho da mặt thì bạn nên đi thăm khám tại các trung tâm, phòng khám da liễu uy tín để được điều trị. Hiện nay có 2 phương pháp để điều trị mụn bọc có mủ như sau:
1. Điều trị mụn bọc có mủ bằng cách sử dụng thuốc
Nếu mụn bọc có mủ nổi nhiều và có kích thước lớn thì bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ da liễu để kịp thời chữa trị. Dựa vào tình trạng da mặt mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn sử dụng, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng một số loại thuốc điều trị mụn bọc có mủ như sau:
- Benzoyl peroxide: Đây là thuốc có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn được sử dụng trong điều trị mụn, đặc biệt là mụn trứng cá. Trong trường hợp mụn nặng, bác sĩ sẽ có thể kết hợp cùng với thuốc khác như kháng sinh Clindamyxin để chữa trị. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như kích thích da, khô da và bong tróc da.
- Acid Salicylic: Đây là một loại dược phẩm được sử dụng với mục đích để tẩy da chết, thành phần trong acid salicylic có đặc tính tiêu viêm, giảm ngứa ngáy và đau rát do mụn bọc mủ gây ra. Dược phẩm này thường xuất hiện trong các sản phẩm chăm sóc da và trị mụn thâm.
- Thuốc ngừa thai: Đây cũng là một phương pháp khá hữu hiệu, bởi thuốc ngừa thai giúp hỗ trợ cân bằng lại nội tiết tố của cơ thể. Nhưng để đảm bảo an toàn, bạn phải chắc chắn nhận được sự đồng ý của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
2. Điều trị mụn bọc có mủ bằng liệu pháp tự nhiên
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị thì bạn cũng có thể tham khảo một số cách điều trị mụn bọc có mủ tại nhà bằng liệu pháp tự nhiên như sau:
1. Điều trị mụn bọc có mủ bằng mật ong và lá trà xanh
Trong thành phần của mật ong có chứa nhiều loại vitamin và nguyên tố kháng có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và giúp mang lại một làn da khỏe mạnh, mịn màng giúp làm mờ vết thâm, sẹo do mụn gây ra. Đồng thời việc kiểm soát tiết dầu nhờn ở da mặt cũng trở nên hiệu quả hơn.
Cách thực hiện:
- Lá trà xanh rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi để lấy nước trà.
- Sau khi sôi, để cho trà xanh nguội dần rồi cho thêm từ 1 – 2 muỗng mật ong vào và khuấy đều.
- Nên uống trà xanh mật ong vào mỗi buổi sáng sẽ giúp thanh lọc cơ thể, hệ bài tiết hoạt động hiệu quả và giảm thiểu được việc tiết dầu nhờn trên da.
2. Điều trị mụn bọc có mủ bằng tỏi
Tỏi có chứa chất kháng sinh Sulphur có tác dụng chống viêm nhiễm và giúp tiêu diệt các ổ vi khuẩn trú ngụ dưới bề mặt da.
Cách thực hiện:
- Tỏi sau khi rửa sạch thì đập dập hoặc đem xay nhuyễn để chắt lấy nước cốt.
- Trước khi thực hiện thì bạn cần rửa mặt sạch bằng nước ấm rồi dùng khăn sạch chấm vào dung dịch và thoa đều vào vùng da có mụn.
- Để yên trong khoảng 5 phút rồi rửa mặt sạch bằng nước lạnh. Không nên bôi nước ép tỏi quá gần mắt vì sẽ làm cay mắt và thậm chí là tổn thương giác mạc.
3. Điều trị mụn bọc có mủ bằng nha đam
Trong nha đam có chứa nhiều vitamin E có khả năng kháng khuẩn, chống lại oxy hóa, chống lão hóa da và có tác dụng chống viêm rất hiệu quả. Nha đam được sử dụng như một loại nguyên liệu trị sẹo và có thể giải quyết được mọi nguyên nhân gây mụn bọc mủ hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Nha đam sau khi rửa sạch thì ép lấy nước tinh chất.
- Rửa mặt sạch bằng nước ấm rồi thoa nước ép nha đam vào vùng da bị mụn trước khi đi ngủ và rửa mặt sạch một lần nữa vào sáng hôm sau.
- Có thể thay thế nước ép nha đam bằng một lát nha đam tươi dùng để thoa đều lên vùng da cần chữa trị.
4. Điều trị mụn bọc có mủ bằng hành tây
Hành tây có chứa nhiều thành phần có lợi cho cơ thể như vitamin C, Kali, chất chống oxy hóa, hoạt chất chống viêm,.. Là những dưỡng chất cần thiết giúp điều trị mụn và chăm sóc bảo vệ da hữu hiệu.
Cách thực hiện:
- Hành tây bóc vỏ, rửa sạch rồi bỏ vào máy xay để xay nhỏ và chắt lấy nước cốt.
- Sử dụng dung dịch này bằng cách bôi trực tiếp lên vùng da cần điều trị, áp dụng cách này trong vòng vài ngày sẽ cảm nhận được tình trạng thuyên giảm rõ rệt.
5. Điều trị mụn bọc có mủ bằng lá bạc hà
Lá bạc hà là một loại dược liệu thiên nhiên có chứa thành phần Acid salicylic có tác dụng trị được hầu hết các loại mụn trong đó có mụn bọc mủ giúp mang đến cho bạn một làn da căng bóng và tràn đầy sức sống.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá bạc hà rồi đem xay nhuyễn hoặc giã nát cũng với dưa chuột.
- Cho thêm bột đất sét xanh vào cùng hỗn hợp trên rồi trộn đều.
- Sử dụng hỗn hợp đã trộn đắp lên vùng da có mụn và để yên trong khoảng 15 phút.
- Rửa mặt lại bằng nước ấm và massage nhẹ nhàng. Kiên trì áp dụng phương pháp này đều đặn để thấy mụn dần tiêu biến.
Tùng Lâm đã bình luận
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Trang đã bình luận
Em bị mụn bọc, mụn mủ sưng đỏ, điều trị đã lâu nhưng không khỏi. Với loại mụn này nên lựa chọn cách điều trị như thế nào?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Phương Nga đã bình luận
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Bài viết liên quan
Cứ tha hồ tận hưởng cuộc sống đi, nếu nổi mụn đã có màng sinh học xóa sạch…
Review nacurgo gel trị thâm mụn
Review Nacurgo gel trị mụn ẩn của khách hàng
Nacurgo gel trị mụn có hiệu quả không? Review sản phẩm
[Cảnh báo] Nhiễm khuẩn da mặt do trị mụn không đúng cách!
Câu hỏi thường gặp