HIV là một loại virus gây nên các hội chứng suy giảm hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch suy yếu đồng nghĩa với quá trình tự lành vết thương lâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở, từ đó gây khiến vết thương bị nhiễm trùng, lở loét. Hãy cùng chúng tôi tì hiểu tình trạng lở loét HIV qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. HIV gây lở loét như thế nào?
Trước tiên, người bệnh cần hiểu HIV thực chất là tên viết tắt của virus làm suy giảm hệ miễn dịch ở người (human immunodeficiency virus). Virus này làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, người bệnh mất đi khả năng phòng thủ chống lại nhiễm trùng. Virus gây ra bệnh AIDS ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Ở người nhiễm HIV giai đoạn nặng, còn được gọi là AIDS, hệ miễn dịch suy yếu nghiêm trọng dẫn đến tình trạng lở loét da toàn thân. Đây là một triệu chứng phổ biến khi bệnh tiến triển, và mức độ lở loét thường rất nặng do cơ thể không thể chống lại các nhiễm trùng
Giải thích cho cơ chế hình thành loét da ở bệnh nhân HIV, bạn có thể hiểu đơn giản rằng: Virus HIV làm cho hệ miễn dịch của người bệnh suy yếu. Lúc này, nếu trên da xuất hiện một vết xước nhỏ hay các vết thương hở thì chúng đều khó lành, thời gian liền da cũng lâu hơn so với bình thường tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập gây viêm nhiễm lở loét da.
Ngoài ra, lở loét ở bệnh nhân HIV thường khởi phát ở tình trạng loét toàn thân, hoại tử da, có thể dẫn đến nhiễm trùng sâu ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
2. Phân biệt lở loét HIV và các lở loét khác
Ngoài tình trạng lở loét da, bệnh nhân HIV còn gặp nhiều các biến chứng về da khác như vết loét quanh miệng hoặc loét sinh dục do virus herpes sinh dục gây ra. Ngoài ra ở những giai đoạn đầu của HIV, biểu hiện ngoài da có thể là những mảng hồng ban gây ngứa ngáy, sưng đỏ.
Thông thường, các biến chứng về da ở bệnh nhân HIV được chia thành 3 nhóm dựa vào nguyên nhân gây biến chứng bao gồm: vi khuẩn, nấm, virus.
Biến chứng về da do nhiễm virus
Hệ miễn dịch suy yếu khiến bệnh nhân HIV/AIDS rất dễ bị virus tấn công, gây nhiều triệu chứng nặng, khó điều trị và hay tái phát. Các biến chứng về da này có thể xuất hiện ở bất cứ vùng bào trên da, niêm mạc miệng, mắt, mũi, trực tràng và bộ phận sinh dục.
Các biến chứng về da do virus gây nên bao gồm:
Giời leo, mụn rộp
Tình trạng này do virus Herpes simplex gây nên, thường xuất hiện ở các vị trí như quanh mũi, miệng, mắt hay thậm chí là ở bộ phận sinh dục, hậu môn. Ban đầu thương tổn do virus này gây ra khởi phát dưới dạng các mảng da màu đỏ, ngứa và đau, sờ vào sẽ có cảm giác nóng. Sau đó ở những vùng da này sẽ nổi những mụn nước li ti, mọc thành chùm, mụn nước có thể vỡ ra gây lở loét da.
Ở những người bình thường, tình trạng tổn thương da trên thường khỏi sau 5-10 ngày nhưng ở người HIV/AIDS có hệ miễn dịch kém hơn khiến tổn thương chúng có xu hướng đau nhiều hơn, loét rộng ra và lâu lành, có thể mất từ 3-4 tuần hoặc lâu hơn.
Để điều trị tổn thương do virus Herpes simplex gây ra, bác sĩ có thể yêu cầu thuốc kháng sinh dạng bôi hoặc thuốc uống tùy vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Trong đó thuốc bôi có thể áp dụng tại chỗ cho thương tổn da khô, thuốc uống được sử dụng khi tổn thương có hiện tượng nhiễm trùng. Một số trường hợp đặc biệt kèm theo các triệu chứng khác như sốt, đau đầu, yếu cơ thì cần được nhập viện để điều trị, lúc này bác sĩ có thể yêu cầu thuốc kháng sinh đường tiêm để kiểm soát bệnh.
Zona thần kinh
Zona thần kinh là bệnh ngoài da quá quen thuộc, hầu hết ai cũng biết tình trạng này. Bệnh do virus Herpes zoster gây ra. Bệnh khởi phát là một vùng da đỏ, ấn vào sẽ thấy đau, rát nhẹ. Sau đó mụn nước, bỏng nước sẽ mọc thành chùm ở những vùng da bị đỏ, có khi trợt loét gây đau đớn cho bệnh nhân.
Zona là bệnh về da rất nguy hiểm, đặc biệt khi chúng khởi phát ở vùng da mắt hay gần mắt có thể ảnh hưởng đến thị giác, vì vậy cần được điều trị kịp thời. Khi xuất hiện zona thần kinh, người bệnh cần bôi thuốc kháng sinh ngay để làm khô bọng nước hay vết loét, tránh chúng lan rộng. Tình trạng bệnh nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng virus bằng đường tiêm.
U mềm lây
U mềm lây do một loại virus ADN gây nên. Thương tổn xuất hiện là những sẩn hình bán cầu, kích thước từ 1-2-5 mm, bề mặt các nốt sần có lõm ở giữa, màu sắc như da bình thường, không có cảm giác đau hay ngứa.
Tình trạng da này thường gặp ở trẻ em, ít gặp ở người lớn, chúng thường có thể khởi phát ở bất kỳ vùng nào trên bề mặt da. Điều trị bằng cách nạo và cắt thương tổn nhưng bệnh do virus nên chúng có thể tiếp tục phát triển ở vị trí khác.
Sùi mào gà, mụn cóc
Sùi mào gà, mụn cóc do virus Papovavirus gây nên. Những tổn thương lành tính dạng khối u cứng, nhỏ, bề mặt sần sùi. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào, đặc biệt là tay, chân, vùng da sinh dục, hậu môn.
Ở người HIV/AIDS, tình trạng này có khuynh hướng phát triển nhiều và rộng hơn. Không có phương pháp điều trị tình trạng này và chúng sẽ tái phát nhiều lần ở những người mắc HIV/AIDS.
Bạch sản dạng lông ở miệng
Tổn thương là những mảng trắng, dạng lông nhỏ, bề mặt nhăn nhúm và xuất hiện ở lưỡi. Tình trạng này do virus Epstein Bar gây ra. Chúng thường xuất hiện ở trẻ em, gây loét miệng ở trẻ. Bạch sản dạng lông rất dễ nhầm với nhiễm nấm Candida albicans.
Biến chứng về da do nhiễm nấm
Nhiễm nấm Candida: Người nhiễm nấm Candida sẽ có biểu hiện là lớp phủ màu trắng dày trên màng nhầy của miệng, lưỡi, thực quản hoặc âm đạo. Đối với người bình thường, tình trạng này sẽ xuất hiện ở những đối tượng sử dụng kháng sinh, corticoid lâu ngày hoặc xuất hiện ở người mắc bệnh tiểu đường, trẻ sơ sinh, phụ nữ mãn kinh. Đối với người nhiễm HIV, nấm candida có hình dạng là các bợn trắng như váng sữa có thể lan từ khoang miệng xuống họng, thực quản, khiếm cho việc ăn uống trở nên đau rát, khó khăn.
Viêm da tiết bã: Tình trạng này xảy ra do nhiễm trùng nấm. Đối với người nhiễm HIV, đây là một triệu chứng khá phổ biến, tổn thương có dạng vảy, thường xuất hiện ở những vùng da tiết nhiều dầu như: da đầu, hai bên cánh mũi, trán, vành sau tai, cằm,… Tình trạng này có thể điều trị bằng kem chống nấm, thuốc mỡ chứa steroid hay thuốc kê toa bởi bác sĩ. viêm da tiết bã da đầu có thể điều trị bằng dầu gội trị gàu.
Viêm nang lông: Tổn thương dạng mụn nhỏ, mụn mủ ở nang – gốc của tóc. Đây là một bệnh về da đầu do nhiễm trùng gây ra bởi nấm men, tuy nhiên có thể điều trị bằng thuốc kháng nấm.
Nấm da: là một bệnh nhiễm trùng do nấm gây đỏ da bong tróc và xuất hiện những mảng trắng. Bệnh này được điều trị bằng các loại kem chống nấm, đồng thời giữ cho da khô và tránh các chất kích thích như xà phòng, chất tạo mùi, hóa chất,…
Lở loét da ở người mắc HIV
Như đã trình bày ở trên, người HIV có hệ miễn dịch suy yếu, do đó khi có vết thương hở trên da, bệnh nhân rất dễ bị nhiễm trùng sau đó hình thành vết lở loét. Vết thương hở ở bệnh nhân HIV có thể do đứt tay, do bệnh chốc lở tiến triển nặng gau do ghẻ bước vào giai đoạn AIDS.
Loét da có thể khởi phát ở bất cứ vị trí nào trên có thể có vết thương hở bị nhiễm trùng, tuy nhiên một số nơi dễ bị lở loét hơn như: kẽ ngón (90,6%); quanh rốn (67,2%); bộ phận sinh dục(76,6%); nách, đùi (71,9%). Trong trường hợp lở loét ở người nhiễm HIV chưa qua giai đoạn AIDS thì không khác người thường, nhưng ở giai đoạn AIDS thì có khác. Khi đó tổn thương da là vĩnh viễn, lở loét không thể chữa trị, hố loét sâu vào các mô bên dưới da, gây nhiễm trùng nặng ảnh hưởng đến cả tính mạng của bệnh nhân.
Để phòng ngừa tình trạng lở loét tái phát và tiến triển nặng hơn, người bệnh cần có những biện pháp xử lý vết thương ngay từ khi chúng mới hình thành, vừa giúp khử trùng vết loét, ngăn chặn các biến chứng.
4. Người mắc HIV bị lở loét da nên xử lý như thế nào?
Như đã trình bày ở trên, loét da ở người HIV nếu chưa đến giai đoạn AIDS thì vẫn có khả năng kiểm soát triệu chứng, tuy nhiên nếu bệnh đã bước sang giai đoạn AIDS, tức là tình trạng đã chuyển biến nghiêm trọng, không thể chữa trị được. Vì vậy, để xử lý được lở loét da ở người nhiễm HIV, trước hết cần xác định xem loét da đang ở mức độ nào. Lúc này, người bệnh cần thực hiện một vài các xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ.
Chăm sóc điều trị vết loét
Khi vừa tiếp nhận bệnh nhân, bác sĩ sẽ lập tức thực hiện các xét nghiệm và cho thấy hầu hết lở loét da ở bệnh nhân mắc HIV đều do nhiễm trùng da. Trường hợp này, bệnh nhân phải sử dụng một số loại thuốc kháng sinh ức chế miễn dịch hoặc phẫu thuật loại bỏ mô da.
Trong đó, thao tác thực hiện điều trị lở loét do nhiễm trùng da bằng kháng sinh có thể thực hiện tại nhà. Để kháng sinh có thể phát huy tối đa công dụng khi bôi lên trên da, cần phải xử lí vết loét thật sạch sẽ, sau đó sát khuẩn vết loét và cuối cùng là bôi thuốc kháng sinh. Bệnh nhân có thể tham khảo cụ thể hơn ở bước dưới đây:
Bước 1: Loại bỏ mô hoại tử
Việc các mô hoại tử che phủ vết loét sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị bởi chúng gây cản trở khiến dung dịch sát khuẩn không thể thấm vào bề mặt vết loét để phát huy tác dụng. Vì vậy muốn loét nhanh lành, việc đầu tiên cần làm là loại bỏ các mô hoại tử, tế bào chết, dịch tiết, mủ vàng. Bước này có tác dụng làm sạch mầm bệnh đồng thời giúp cho các bước sau hấp thụ tốt hơn.
Do các mảng vảy da chết đóng kết lại với nhau thành rất khó để loại bỏ, người bệnh cần tìm đến sự hỗ trợ của một số vật dụng y tế đi kèm – ví dụ như 1 chiếc nhíp đã được khử trùng sẽ rất hiệu quả cho trường hợp này. Sau khi loại bỏ được các mô hoại tử cứng đầu, rửa sạch lại vết loét lại một lần nữa bằng nước muối sinh lí 0,9%
Bước 2: Sát khuẩn vết loét
Sau khi loại bỏ các mô hoại tử, cần làm sạch vết loét bằng dung dịch sát khuẩn. Bước sát khuẩn này là bước quan trọng nhất đối với tất cả tình trạng lở loét da, nó có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, và giảm khả năng nhiễm trùng.
Dung dịch sát khuẩn cần lưu ý một số tiêu chí như:
- Sát khuẩn mạnh, hiệu quả nhanh
- Có tác dụng tiêu diệt nhiều được nhiều mầm bệnh khác nhau.
- Không gây xót khi sử dụng.
- Thúc đẩy vết loét nhanh lành.
- Không gây tác dụng phụ.
Để xử lí những tổn thương da ở bệnh nhân HIV, sử dụng dung dịch rửa và làm sạch vết thương Nacurgo là lựa chọn tối ưu nhất. Sản phẩm có thành phần chính là nước điện hóa kết hợp với các chất sát khuẩn tự nhiên được chứng minh có khả năng NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ TÌM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Tuyệt đối tránh sử dụng cồn hoặc oxy già để sát khuẩn vết loét da, đặc biệt là loét da ở người mắc HIV. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể lựa chọn được dung dịch sát khẩn phù hợp.
Bước 3: Bôi thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh được bác sĩ yêu cầu khi tình trạng loét da ở bệnh nhân mắc HIV không có dấu hiệu thuyên giảm khi sử dụng dung dịch sát khuẩn, đặc biệt là những vi khuẩn ăn sâu vào da.
Một số loại thuốc kháng sinh hay dùng là : Neomycin, sulfadiazine bạc, polymyxin,… Những loại thuốc kháng sinh này được hấp thụ vào cơ thể qua da, đem lại hiệu quả cao hơn so với dung dịch sát khuẩn, xong nếu không biết cách sử dụng hoặc lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh sẽ gây nhiều tác dụng phụ bất ngờ.
Bước 4: Che phủ và làm lành vết loét
Băng vết loét nhằm che phủ miệng vết loét, ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn đồng thời làm giảm mức độ ma sát với quần áo, chăn màn. Với người HIV khuyến nghị nên sử dụng Nacurgo màng sinh học để băng vết loét thay cho băng gạc thông thường để giảm tình trạng hầm bí cho vết lở loét. Lớp màng sinh học Polyestersmide thành phần chính trong Nacurgo ngoài đóng vai trò là một hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, ngăn thấm nước, bảo vệ tốt cho vết loét còn giúp phân phối thuốc hiệu quả, giúp lưu trữ và giải phóng dần dần các loại thuốc qua da giúp đẩy nhanh tiến độ làm lành vết loét.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ TÌM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN GẦN BẠN
Đặc biệt, với khả năng tự phân hủy sau 4-5 tiếng, người bệnh chỉ cần xịt lớp mới lên trên bề mặt vết loét mà không cần phải thay băng như băng gạc thông thường, hạn chế đau đớn cho người bệnh. Chưa hết, Nacurgo con chứa tinh nghệ nano và tinh chất trà xanh đem đến tính sát khuẩn nhẹ, chống oxy góp phần làm sạch, chống viêm và hạn chế để lại thâm sẹo.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ TÌM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN GẦN BẠN
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
Phẫu thuật điều trị loét da ở người HIV
Còn lại, đối với phương pháp phẫu thuật, tùy thuốc tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và tình mức độ nhiễm trùng và bác sĩ đưa cho các phương pháp phù hợp.
Sau một thời gian điều trị, triệu chứng loét da ở bệnh nhân nhiễm HIV có thể thuyên giảm, song bệnh không thể khỏi hoàn toàn. Khi xuất viện, bệnh nhân cần tái khám thường xuyên theo lịch hẹn với bác sĩ để kiểm soát nguy cơ tái phát. Ngoài ra kết hợp một lối sống lành mạnh bao gồm xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng, luyện tập thể thao, giữ cho tinh thần thoải mái cũng kiểm soát tốt cả 2 tình trạng bệnh lở loét và HIV ở người bệnh.
Tài liệu tham khảo
https://suckhoedoisong.vn/-benh-da-o-nguoi-benh-aids-n4201.html
https://nld.com.vn/suc-khoe/benh-ly-ngoai-da-thuong-gap-o-nguoi-nhiem-hiv-50007.htm
https://zingnews.vn/benh-nhan-hiv-bi-lo-loet-toan-than-post1143297.html