Bệnh tiểu đường được coi là căn bệnh của thế kỷ 21 với nhiều biến chứng nguy hiểm. 25% bệnh nhân đã bị loét da và 60% có nguy cơ bị loét do bị biến chứng thần kinh. Điều đáng lo ngại nhất là, các tổn thương da này thường rất khó lành, thậm chí lan rộng, ăn sâu vào tận xương, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe và tính mạng người bệnh. Trong bối cảnh đó, bộ sản phẩm Nacurgo ra đời với sự mệnh chữa lành các tổn thương da do biến chứng tiểu đường, thực sự trở thành cứu tinh cho người bệnh và cứu cánh cho những người chăm sóc. Được mệnh danh là chuyên gia chăm sóc vết thương, Nacurgo gồm 2 sản phẩm là Nacurgo xanh (dung dịch rửa – sát trùng) và Nacurgo màng sinh học (dung dịch xịt tái tạo chữa lành da tổn thương). Trong nội dung bài viết này, chúng tôi hướng dẫn cách sử dụng bộ sản phẩm Nacurgo cho bệnh nhân lở loét vì biến chứng tiểu đường:
Bộ sản phẩm Nacurgo chuyên biệt cho các vết thương khó lành
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN BỘ SẢN PHẨM NACURGO UY TÍN
Bước 1: Đánh giá tình trạng vết loét
Bước đầu tiên là phải đánh giá chính xác tình trạng loét về vị trí, giai đoạn, kích thước, cảm giác đau và tình trạng vùng da xung quanh vết loét. Phải đánh giá lại vết loét da thường xuyên, hàng ngày hay ít nhất 1 lần/ tuần. Sau đây là phân loại vết loét da theo thang phân loại của Wagner
Phân loại của Wagner
- Độ 0: Chưa có loét chân, nhưng có các yếu tố nguy cơ. Độ này không loại trừ những bàn chân có loét từ trước đã lành hoặc có bệnh lý thần kinh kèm theo những biến dạng có thể gây ra loét mới.
- Độ 1: Loét nông, không ảnh hưởng tới mô dưới da.
- Độ 2: Loét sâu, có thể lộ gân hoặc cơ nhưng chưa đến xương
- Độ 3: Tổn thương sâu lộ gân, cơ, có thể lộ xương hoặc viêm xương, có ổ áp xe
- Độ 4: Một phần bàn chân bị hoại tử
- Độ 5: Toàn bộ bàn chân bị hoại tử
Bước 2: Chăm sóc và xử lý vết loét da tiểu đường
Trước tiên, bạn phải rửa sạch vết loét, loại bỏ phần hoại tử, tế bào chết, mủ và bụi bẩn bằng Dung dịch rửa sát khuẩn vết thương Nacurgo xanh, sau đó dùng gạc sạch thấm khô. Nếu vết loét có nhiều mủ, có thể rửa nhiều lần để tăng hiệu quả làm sạch mủ. Nacurgo xanh là dung dịch rửa vết thương chuyên dụng duy nhất đáp ứng đủ 5 tiêu chí Sát khuẩn – Sạch dịch nhầy – An toàn – Mát dịu – Khử mùi. Nacurgo xanh đặc biệt phù hợp với những vết thương sâu, rộng, hoặc khó lành như của người bệnh tiểu đường bởi vì nó không chứa I – ốt gây độc tế bào và không chứa oxy già làm chết tế bào lành.
Tiếp đó, bạn xịt Nacurgo màng sinh học (chai màu vàng) lên sao cho dung dịch bao phủ toàn bộ vết loét. Sau 2-3 phút dung dịch khô đi tạo thành lớp màng mỏng màu vàng bảo vệ vết loét ngăn vi khuẩn và bụi bẩn xâm nhập, kích thích tái tạo tế bào và mô mới. Bạn nên để vết loét thông thoáng khoảng 20 – 30 phút sau khi xịt Nacurgo rồi có thể băng lại với gạc mỏng.
Chỉ cần rửa vết thương với Nacurgo xanh 1 lần/ ngày, xịt Nacurgo màng sinh học 4-5 lần/ ngày, lần xịt sau đè lên lần xịt trước.
Lưu ý:
– Làm sạch hoặc cắt bỏ phần hoại tử là yêu cầu đầu tiên để chữa hoàn toàn vết loét. Nếu phần hoại tử không được loại bỏ thì Nacurgo màng sinh học không thể thấm được vào bên trong để phát huy tác dụng. Đồng thời, vi khuẩn và các chất độc trong phần hoại tử chính là yếu tố thúc đẩy vết loét ngày càng ăn sâu. Việc cắt bỏ phần hoại tử lần đầu nên có sự hỗ trợ và hướng dẫn của nhân viên y tế.
– Đường huyết cao làm giảm khả năng miễn dịch, cản trở quá trình làm lành vết thương. Vì vậy, người bệnh cần kiểm soát đường huyết tốt và theo dõi chặt chẽ tình trạng nhiễm trùng. Trường hợp nhiễm trùng nặng, người bệnh có thể liên hệ với nhân viên y tế để được can thiệp bằng kháng sinh phù hợp.
– Điều trị vết loét cần phải kiên trì không bỏ dở giữa chừng. Cấp độ càng cao, thời gian điều trị càng dài. Với cấp độ 5, khả năng lành hoàn toàn rất thấp, vì thế cần chú ý xử lý với Nacurgo để phần hoại tử ngừng lan rộng và sâu hơn nữa.
– 25 % bệnh nhân tiểu đường có biến chứng loét bàn chân, loét da. Do vậy, bệnh nhân tiểu đường nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa như: kiểm tra và vệ sinh nhẹ nhàng bàn chân hàng ngày (nếu có vết thương, xử lý ngay bằng Nacurgo); đi giầy, tất mềm, phù hợp với bàn chân, không đi chân trần, tất chật hoặc thắt nút quanh cổ chân; không bắt chéo chân trong thời gian dài, kê cao chân khi ngồi…
Để được tư vấn trực tiếp về lở loét bàn chân do tiểu đường và các vết loét da khác, liên hệ tổng đài 1800 6626 (miễn phí trong giờ hành chính).
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN CÁC SẢN PHẨM NACURGO UY TÍN
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”