Trong cuộc sống sinh hoạt và lao động hàng ngày, con người thường gặp các tình huống ngoài ý muốn, tạo ra vết thương hở, gây đau đớn, thậm chí nguy hiểm nếu không được xử lý đúng. Chính vì vậy, để bảo vệ bản thân, mỗi cá nhân cần trang bị những kỹ năng cơ bản trong nhận biết và điều trị vết thương hở để hạn chế tối đa những hậu quả đáng tiếc.
Mục lục
- Nhận biết các vết thương hở thường gặp
- Vết thương hở ngoài da liệu có nguy hiểm?
- Những sai lầm thường gặp khi điều trị vết thương hở!
- Cách điều trị vết thương hở ngay khi bị thương!
- Một số loại thuốc sử dụng trong điều trị vết thương hở
- Bộ đôi dung dịch Nacurgo – Giải pháp chăm sóc vết thương hở nhanh lành, không để sẹo!
Nhận biết các vết thương hở thường gặp
Vết thương trên cơ thể là sự dập, rách hay cắt đứt da hoặc các tổ chức dưới da. Vết thương trên cơ thể có nhiều nhiều hướng phân loại: theo kích thước, theo bộ phận, theo độ ảnh hưởng,… Bên cạnh đó có một cách chia khác là dựa vào đặc điểm bên ngoài, chia ra hai loại vết thương là vết thương kín và vết thương hở.
Vết thương hở hay gọi là vết thương bên ngoài, đây là loại vết thương phổ biến và thường gặp và chủ yếu do các tác nhân bên ngoài tác động. Vết thương thường có máu chảy ra ngoài cơ thể, ví dụ như các vết trầy xước, vết rách,…
Các vết thương hở thường gặp gồm:
- Trầy da: Các lớp da bên ngoài bị chà xát có biểu hiện là các vết thương nhỏ không hoặc ít chảy máu, đau vừa phải.
- Các vết thương, vết rách: Nguyên nhân chủ yếu do chấn thương, chẳng hạn như bị va đập hoặc tai nạn. Các vết thương có phần da bị rách sâu hơn, gây đau đớn và chảy máu nhiều hơn.
- Vết rạch: Đây là kết quả của phẫu thuật hoặc một vật sắc nhọn đâm phải như dao mổ, dao nhọn và kéo. Tùy vào độ sâu và vị trí của vết thương, đặc biệt nếu liên quan đến các cơ quan, các mạch máu lớn hoặc thần kinh quan trọng, vết rạch có thể đe dọa tính mạng, gây ra tổn hại sức khỏe nghiêm trọng.
☛ Tham khảo thêm: Vết thương hở bao lâu thì lành?
Vết thương hở ngoài da liệu có nguy hiểm?
Khi da bị tổn thương vật lý hay hóa học, tạo vết thương hở, bụi bẩn và các vi sinh vật ngoài môi trường có cơ hội xâm nhập vào cơ thể qua vết thương. Chúng làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và có thể tiết ra độc tố gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như nhiễm trùng, hoại tử,…
Nhiễm trùng vết thương
Dấu hiệu ban đầu có thể là mẩn đỏ và phát ban, kèm theo ngứa ngáy. Da nổi mụn bọc, mưng mủ. Sau đó, vết thương màu đậm dần kèm theo đau tăng dần, chảy dịch đục màu xanh, vàng, có mùi hôi. Thường đi kèm theo sốt, mệt mỏi, chán ăn, có thể sưng hạch bạch huyết.
Các tác nhân gây ra nhiễm trùng vết thương như virus( Poliovirus, virus herpes và papillomavirus, thủy đậu, sởi,…), vi khuẩn (tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, uốn ván,…). Nhiễm trùng vết thương có nhiều mức độ, tuy nhiên nếu không điều trị cách hợp lý, khoa học thì đều có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nặng hơn.
☛ Chi tiết đọc trong bài viết: Nhiễm trùng vết thương là gì?
Nhiễm trùng huyết
Nhiễm khuẩn huyết là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào trong máu. Nguyên nhân nhiễm khuẩn huyết có thể xuất phát từ các vết thương hở bị nhiễm trùng. Đặc biệt ở trên bệnh nhân có yếu tố miễn dịch, sức đề kháng không tốt thì nhiễm trùng huyết có nguy cơ cao xảy ra.
Hoại tử
Do sự tắc nghẽn của mạch máu dẫn đến thiếu máu gây hoại tử da, tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn kỵ khí dẫn đến hoại tử.
Triệu chứng chính của hoại tử thường là đau dữ dội. Tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nhân có triệu chứng đau rất ít hoặc không đau do thần kinh ngoại vi cảm giác trực tiếp bị “mất hoạt động”. Các mô bị tổn thương sưng, nóng, đỏ và nhanh chóng trở nên thay đổi màu sắc sang tím đậm, đen. Dịch viêm thường có màu sẫm, đục và có mùi hôi thối.
Bệnh thường kèm theo các triệu chứng như sốt cao, nhịp tim nhanh, tình trạng tinh thần thay đổi, có thể hạ huyết áp, nhầm lẫn và dẫn đến hôn mê. Hoại tử có khả năng lây lan nên thường được chỉ định cắt bỏ khu vực hoại tử.
☛ Tham khảo chi tiết tại bài viết: Hoại tử vết thương cách nhận biết sớm để điều trị!
Từ một vết thương nhỏ thông thường, nếu chủ quan và không có phương pháp điều trị vết thương hở đúng cách thì hệ quả để lại rất khó lường!
Những sai lầm thường gặp khi điều trị vết thương hở!
Vết thương hở không được làm sạch
Điều này không chỉ khiến vết thương lâu lành mà còn gây nguy cơ nhiễm trùng vết thương cao. Vết thương không được làm sạch chủ yếu xảy ra ở các vết thương nhỏ, người bệnh chủ quan.
Rửa vết thương bằng oxy già
Oxy già có tính sát khuẩn rất cao. Rửa vết thương bằng oxy già không chỉ khiến các vi khuẩn bị tiêu diệt mà đồng thời còn khiến cho các tế bào bạch cầu, tiểu cầu, các mô lành sẽ bị khả năng oxy hóa mạnh của oxy già giết hại. Điều đó đồng nghĩa với việc khiến viết thương trở nên trầm trọng hơn và lâu lành. Vì vậy việc lựa chọn dung dịch rửa vết thương hở cần được đặc biệt quan tâm.
☛ Tham khảo thêm: Hiểm họa không lường khi rửa vết thương bằng oxy già
Điều trị vết thương hở bằng cách dân gian
Nhiều phương pháp điều trị vết thương hở bằng dân gian chưa được kiểm chứng như bôi kem đánh răng, nước mắm lên vết bỏng; sử dụng dầu hôi lên vết thương… khiến cho nguy cơ nhiễm trùng vết thương tăng cao, không những vết thương không khỏi mà còn sưng đau hơn.
Băng bó vết thương quá chặt hoặc quá lỏng
Băng quá lỏng sợ làm tổn hại đến vết thương khiến vết thương không được bảo vệ toàn diện, băng quá chặt lại khiến vết thương không lưu thông máu được. Vì vậy nếu sử dụng băng gạc truyền thống cần đảm bảo vết thương được băng bó vừa phải không quá lỏng cũng không quá chặt.
Cách điều trị vết thương hở ngay khi bị thương!
Với các bệnh nhân có hiện tượng chảy máu nhiều, vết thương sâu, đau nhiều hãy chú ý cầm máu trước cho bệnh nhân sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở bệnh viện gần nhất. Hãy duy trì cầm máu cho bệnh nhân trong quá trình vận chuyển. Đặc biệt, nếu vết thương có dị vật đâm sâu vào da, xương thì tuyệt đối không rút ra hoặc tác động lên chúng.
Bên cạnh đó, các vết thương do động vật cắn, các vết thương do kim loại đâm thủng cũng cần sự can thiệp và hỗ trợ từ bác sĩ. Đối với các vết thương nhẹ, nông, chảy máu không nhiều, không có dị vật đâm xuyên thì bạn hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà theo các bước dưới đây:
Cầm máu
Để cầm máu hiệu quả, tốt nhất nên để người bị thương tự ấn lên vết thương. Dùng khăn sạch hoặc miếng gạc hay băng ép, nhẹ nhàng ấn và giữ vết thương trong 15 phút và thay miếng gạc hoặc khăn nếu đã thấm đầy máu.
Làm sạch vết thương với dung dịch rửa Nacurgo
Làm sạch vết thương là bước không thể thiếu trong quá trình chăm sóc điều trị vết thương hở. Đây là bước giúp làm sạch da, loại bỏ vi khuẩn và rửa trôi bụi bẩn bám quanh vùng da tổn thương, hạn chế nhiễm trùng. Hiện nay có rất nhiều dung dịch rửa vết thương trên thị trường, nhưng tìm được một loại dung dịch rửa phù hợp, hiệu quả, an toàn thì lại không phải là dễ.
Với sự phát triển không ngừng của y học hiện đại, Nacurgo (chai xanh) là dung dịch rửa vết thương chuyên dụng cần đáp ứng đủ các yếu tố như khử khuẩn, an toàn, dịu nhẹ, đã được kiểm định chất lượng, ứng dụng làm sạch da hư tổn, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Dung dịch rửa và làm sạch Nacurgo với chiết xuất thiên nhiên nên rất thân thiện với vết thương ngoài da. Không chỉ tác dụng làm sạch hiệu quả mà Nacurgo còn tạo mùi thơm dịu nhẹ, an toàn cho vùng da đang tổn thương, đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo của da.
☛ Tìm hiểu chi tiết sản phẩm trong bài: Dung dịch rửa làm sạch da Nacurgo
Trước khi tiến hành rửa vết thương hãy rửa sạch sẽ tay và tháo bỏ trang sức xung quanh vết thương nếu có. Sau đó, tưới dung dịch Nacurgo lên vùng da bị tổn thương giúp làm tan rã và làm sạch chất nhầy, rửa trôi bụi bẩn và tế bào chết. Ngoài ra có thể kết hợp dùng gạc sạch để vệ sinh vết thương. Hãy rửa vết thương của bạn 1 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bảo vệ và phục hồi vết thương bằng Nacurgo màng sinh học
Bước bảo vệ vết thương là bước đặt biệt quan trọng và cần thiết. Nếu bước bảo vệ không được thực hiện hiệu quả thì tác nhân gây nhiễm trùng vẫn có khả năng xâm nhập vào vết thương của bạn.
Nacurgo màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương với công nghệ bào chế hiện đại. Bên cạnh tác dụng kháng viêm, chống nhiễm khuẩn thì nó còn có khả năng thúc đẩy tái tạo và phục hồi da nhanh từ 3-5 lần. Điều này có được là nhờ màng sinh học Polyesteramide (PEA), đây là phương pháp bảo vệ mới, ưu việt và đã được chứng minh bởi nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới.
Cách dùng:
- Ấn nhẹ van của chai sau đó xịt dung dịch lên bề mặt vết thương. Dung dịch Nacurgo sẽ khô sau vài giây và tạo thành lớp màng mỏng bao phủ vết thương hở.
- Sau 4-5 tiếng, nhờ khả năng tự phân hủy sinh học của màng PEA, bạn chỉ cần xịt lớp màng mới đè lên lớp màng cũ là hoàn tất.
☛ Tham khảo thêm: Nacurgo màng sinh học có tốt không?
Theo dõi tiến triển của vết thương
Sau khi đã thực hiện băng bó vết thương hở, bạn nên tiếp tục theo dõi tình trạng tiến triển của vết thương. Nếu chăm sóc tốt thì sau vài ngày, vết thương sẽ nhanh chóng liền miệng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của nhiễm trùng vết thương như sưng tấy, đau nhức, mưng mủ, bạn hãy tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Một số loại thuốc sử dụng trong điều trị vết thương hở
Các loại thuốc thường được dùng
Thuốc kháng sinh
Kháng sinh là một nhóm thuốc giúp tiêu diệt các tế bào vi khuẩn. Đây là nhóm thuốc diệt khuẩn mạnh mẽ nhất, thường dùng điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn vào tế bào, mô của cơ thể. Nhờ đó mà các vết thương hở giảm tình trạng viêm, có thể tự sửa chữa và hồi phục. Đặc biệt trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng từ vết thương hở lớn, kháng sinh là một lựa chọn sống còn để bảo vệ tính mạng của người bệnh.
Tuy nhiên, kháng sinh chỉ dùng để điều trị các vết thương do vi khuẩn. Hiên nay, tình trạng kháng kháng sinh ngày càng tăng lên. Vì vậy, hãy sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, theo đúng liều lượng và đúng thời gian được chỉ định. Tuyệt đối không rắc bột thuốc kháng sinh lên vết thương hở, bởi có thể gây tình trạng kích ứng da, nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ do dị ứng thuốc nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Thuốc giảm đau không kê đơn
Nếu tình trạng vết thương của bạn gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn. Ví dụ như:
Paracetamol: Thuốc có khả năng ức chế cơn đau ở cường độ từ nhẹ đến trung bình, với các trường hợp đau mãn tính, đau dai dẳng thì không mang lại hiệu quả rõ rệt. Paracetamol tương đối an toàn, phù hợp với cả người lớn tuổi và trẻ nhỏ nếu dùng đúng cách.
Ultracet: Là thuốc giảm đau mà trong thành phần của nó có chứa Paracetamol và Tramadol, thường được sử dụng để điều trị những cơn đau có cường độ từ trung bình đến nặng. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng Ultracet vì có nhiều tác dụng không mong muốn cần lưu ý.
Thuốc và kem trị sẹo
Vết thương hở sau khi phục hồi bởi tăng sinh tế bào và kết nối vùng da tổn thương. Song, quá trình này cũng chính là nguyên nhân để lại sẹo lồi, sẹo lõm do khả năng tăng sinh không đồng đều. Sẹo là nỗi ám ảnh của bệnh nhân có vết thương hở. Để tránh tình trạng sẹo có thể sử dụng kem trị sẹo kết hợp.
Thời điểm sử dụng hiệu quả là giai đoạn vết thương bắt đầu lên da non, tránh sử dụng kem trị sẹo quá sớm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương.
Cách sử dụng thuốc điều trị vết thương hở
Dùng thuốc đúng cách góp phần làm tăng hiệu quả điều trị vết thương hở. Nhìn chung, có 2 đường dùng thuốc thường gặp đó là đường uống và dạng thuốc bôi ngoài da.
Đối với thuốc dùng theo đường uống:
Thuốc dùng đường uống bao gồm các loại thuốc kháng sinh, kháng virus đường uống, thuốc giảm đau không kê đơn và thuốc giảm ngứa kháng histamin,… Mỗi loại thuốc khác nhau có cách sử dụng khác nhau theo đúng hướng dẫn sử dụng của bác sĩ, dược sĩ (về liều lượng và thời gian dùng thuốc). Một số loại thuốc được dùng trước hoặc sau ăn nhằm giảm tác dụng phụ của thuốc nên người bệnh cần tuân thủ điều trị, tránh tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
Đối với thuốc điều trị dạng bôi ngoài da:
Nhiều người nghĩ rằng, thuốc bôi chỉ có tác dụng tại chỗ nên càng bôi nhiều càng nhanh khỏi. Điều này hoàn toàn sai lầm. Đặc biệt là các loại kháng sinh dạng bôi nói riêng và các loại thuốc bôi khác nói chung, bạn cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về lượng thuốc bôi lên vết thương và số lần bôi thuốc trong ngày.
Riêng với thuốc bôi rắc lên vết thương, bạn nên dùng sau bước làm sạch dùng dung dịch sát khuẩn Nacurgo (chai xanh) và trước bước băng vết thương để tăng thêm hiệu quả điều trị.
Bộ đôi dung dịch Nacurgo – Giải pháp chăm sóc vết thương hở nhanh lành, không để sẹo!
Bên cạnh các giải pháp truyền thống để điều trị vết thương hở thì ngày nay, bằng công nghệ hiện đại và tiên tiến, bộ đôi dung dịch Nacurgo ra đời mang đến sự thuận tiện trong việc chăm sóc da tổn thương, đó là Nacurgo màng sinh học (chai vàng) và Nacurgo rửa vết thương (chai xanh).
Nacurgo rửa vết thương có công dụng chính là ngăn ngừa nhiễm khuẩn, làm sạch vết thương hở một cách an toàn, mát dịu, khử mùi hôi ở vết thương, được sử dụng như bước đầu tiên trong quá trình chăm sóc vết thương hở nhờ tinh chất từ thiên nhiên như trà xanh, tràm trà, lô hội, bạc hà, nghệ trắng,…
Làm sạch da song song với đó là bảo vệ da ngăn ngừa nhiễm trùng. Nacurgo màng sinh học có công dụng bảo vệ, tái tạo da tổn thương nhờ màng sinh học Polyesteramide đã được nhiều công trình nghiên cứu khoa học kiểm chứng về hiệu quả ưu việt. Nacurgo là sản phẩm đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam ứng dụng công nghệ này.
Nacurgo màng sinh học với kích thước nhỏ gọn, tiện lợi, lại thêm khả năng làm lành da nhanh từ 3 – 5 lần so với các phương pháp truyền thống nhờ tinh chất trà xanh và tinh chất nghệ tươi được cố định trên màng sinh học. Với cách sử dụng đơn giản, hiệu quả bảo vệ cả ở những vùng vết thương mà khó băng bó bằng các phương pháp truyền thống.
Để tìm mua bộ sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “BẤM VÀO ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Từ những kiến thức trên đây, bạn đã có thể hiểu thêm về cách chăm sóc vết thương hở. Nếu còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm, bạn hãy nhấc máy gọi ngay đến tổng đài của chúng tôi thông qua số hotline 1800.6626 để được các chuyên gia tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Tài liệu tham khảo:
https://suckhoedoisong.vn/xu-ly-va-cham-soc-vet-thuong-ho-ngan-ngua-nhiem-khuan-n188683.html
https://bvnguyentriphuong.com.vn/dieu-duong/cham-soc-vet-thuong-ho-the-nao-cho-dung-cach