Trong lao động và sinh hoạt hàng ngày, chúng ta dễ bị các vết thương trên da. Dù là vết thương lớn hay nhỏ, nếu không biết cách chăm sóc thì đều có có thể bị nhiễm trùng. Đặc biệt là những vết thương nhỏ khiến nhiều người chủ quan và bỏ qua, điều này càng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Vậy dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết tình trạng nhiễm trùng da để điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng chúng tôi đọc kỹ bài viết dưới đây để tìm hiểu.
Mục lục
1. Nhiễm trùng da là gì?
Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các vi sinh vật gây bệnh. Vì phải thường xuyên tiếp xúc với chúng nên đôi khi da vẫn có thể bị nhiễm trùng, nhất là khi bạn có một vết thương hở. Thông thường trên bề mặt da chúng ta luôn có một hệ sinh vật ký sinh. Chúng sẽ hoàn toàn vô hại hay thậm chí là tốt cho đến khi vết thương hở xuất hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ sinh vật này xâm nhập và gây nhiễm trùng da.
Như vậy, nhiễm trùng da là tình trạng da bị tổn thương cho sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do tụ cầu vàng gây ra.
Tình trạng nhiễm trùng da nếu để kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó cần điều trị càng sớm càng tốt. Tùy vào từng mức độ nghiêm trọng của vết nhiễm trùng mà chúng ta sẽ có những cách điều trị khác nhau. Đối với những vết nhiễm trùng nhẹ, người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, với những trường hợp nhiễm trùng da mức độ nặng hơn, người bệnh cần can thiệp y tế càng sớm càng tốt.
☛ Tham khảo chi tiết hơn trong bài viết: Nhiễm trùng da có nguy hiểm không?
2. Dấu hiệu nhiễm trùng da không thể bỏ qua
Tùy thuộc vào vị trí của nhiễm trùng và nguyên nhân gây ra nó mà các dấu hiệu có thể khác nhau. Tuy nhiên, một số dấu hiệu điển hình của nhiễm trùng da là đau đớn, sưng đỏ, mưng mủ – đấy là những dấu hiệu nhiễm trùng đơn giản mà người bệnh có thể phát hiện qua việc quan sát bằng mắt hay cảm nhận qua cảm giác. Cụ thể là:
Sốt
Sốt được xem là biểu hiện rõ ràng rất của mọi trạng thái nhiễm trùng, trong đó bao gồm cả nhiễm trùng da. Thông thường khi da bạn xuất hiện một vết thương với mức độ tổn thương nặng và ăn sâu vào da thì bạn có thể sốt nhẹ (dưới 38°C) – đây là phản ứng bình thường của cơ thể trong giai đoạn viêm. Tuy nhiên, nếu cơn sốt cứ kéo dài, không có dấu hiệu giảm mà ngược lại còn sốt cao hơn thì điều đầu tiên bạn cần nghi ngờ đó là vùng da tổn thương đã bị nhiễm trùng.
Ngoài biểu hiện sốt, người bệnh còn có thể kèm theo các triệu chứng khác như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, không muốn ăn. Đôi khi bạn sẽ thấy ớn lạnh, xuất hiện cơn đau cơ bắp ở một số vị trí trên cơ thể như bắp tay, bắp chân.
Da nóng, đỏ, sưng, ấn vào thấy đau
Bất kỳ tổn thương nào trên da cùng đều gây ra những cơn đau nhất định. Tuy nhiên, tình trạng đau này sẽ cải thiện theo thời gian. Nếu cơn đau không thuyên giảm mà ngược lại ngày càng đau thì đồng nghĩa với việc bạn đã bị nhiễm trùng.
Vùng da bị nhiễm trùng sẽ đau đớn ngay cả khi không ấn vào, kèm theo là tình trạng sưng đỏ vùng da xung quanh. Sờ vào sẽ có cảm giác ấm nóng những vùng da đó. Những dấu hiệu này cho thấy rất nhiều vi khuẩn tấn công cùng một lúc vào vết thương trên da và cơ thể đang ra sức chống đỡ bằng các phản ứng viêm mạnh mẽ.
Mẹo để giúp bạn xác định được vùng da nhiễm trùng là quan sát màu đỏ quanh miệng vết thương. Khi vùng da bị đỏ ngày càng lan rộng, đậm ở mép và nhạt dần ở xung quanh thì có nghĩa là tình trạng nhiễm trùng da đang xảy ra. Lúc này, người bệnh có thể tự xử lý nếu vết thương trên da nhỏ hoặc tới các cơ sở y tế để sơ cứu đối với những vết thương lớn.
Có mủ xanh hoặc vàng đục kèm theo mùi hôi khó chịu
Thông thường các vết thương trên da sẽ tiết dịch màu vàng trong, hay còn gọi là huyết tương. Đây là hiện tượng rất bình thường của cơ chế tự làm lành vết thương. Chất dịch này sẽ nhanh chóng khô lại và đóng thành vảy, tuy nhiên nếu dịch vẫn chảy và có dấu hiệu chuyển sang màu xanh hoặc vàng đục, kèm theo mùi hôi thì đồng nghĩa với việc vết thương trên da đã bắt đầu nhiễm trùng.
Cơ thể liên tục mệt mỏi
Cảm giác chung của cơ thể cũng là yếu tố khá quan trọng để bạn xác định bạn có đang bị nhiễm trùng da hay không. Điều này có thể hiểu rất đơn giản vì khi cơ thể nhiễm khuẩn, năng lượng cho các hoạt động sống sẽ bị thiếu hụt khiến cho sức khỏe yếu đi. Đó là lí do vì sao người bị nhiễm trùng da thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không muốn làm gì, có xu hướng nằm một chỗ cả ngày.
Các triệu chứng khác
Ngoài những dấu hiệu liệt kê trên, người bị nhiễm trùng da còn có thể gặp phải một số tình trạng khác như:
- Buồn nôn và nôn
- Chán ăn: Cảm giác nôn nao kèm theo sự khó chịu khiến người bệnh mất cảm giác ngon miệng, không muốn ăn.
- Đau cơ: Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thấy đau cơ bắp ở một số vị trí trên cơ thể.
- Ho, khó thở, nhịp thở nhanh, ngắn cũng là một dấu hiệu phải lưu tâm.
3. Khi có dấu hiệu nào cần thăm khám bác sĩ?
Nếu tình trạng nhiễm trùng da không được xử lý và điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng có thể khác nhau từ cục bộ đến toàn thân như:
- Viêm mô tế bào
- Hoại tử tế bào
- Nhiễm trùng huyết
- Viêm tủy xương
Với những biến chứng nguy hiểm như vậy, bạn không thể lơ là với những dấu hiệu dù chỉ biểu hiện nhẹ của tình trạng nhiễm trùng da. Vậy là khi có dấu hiệu nào thì người bệnh cần khám bác sĩ? Tốt nhất là người bệnh cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt khi vết thương trên da sưng tấy ngày một nặng hơn, cơn đau kéo dài, chảy mủ ở vết thương và đặc biệt là khi có dấu hiệu sốt cao không rõ nguyên nhân. Lúc này, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám, kê đơn thuốc điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.
☛ Đọc thêm: Nhiễm trùng vết thương khám ở đâu?
4. Cần làm gì để tránh nhiễm trùng da?
Để tránh tình trạng nhiễm trùng da khi có một vết thương hở, điều đầu tiên người bệnh cần làm là phải biết xử lý vết thương đúng cách càng nhanh càng tốt. Sử dụng bộ đôi sản phẩm Nacurgo để xử lý và chăm sóc vết thương sẽ đem đến cho bạn kết quả bất ngờ
Làm sạch vết thương với dung dịch sát khuẩn Nacurgo
Dung dịch Nacurgo (chai xanh) đang là một trong những dung dịch sát khuẩn an toàn và hiệu quả hiện nay. Dung dịch sát khuẩn Nacurgo đáp ứng đủ 5 tiêu chí “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU”, mang đến sự thuận tiện trong chăm sóc, xử lý vết thương nhiễm trùng.
Nổi bật trong bảng thành phần của dung dịch Nacurgo là nước điện hóa chứa các ion như HClO, HO*, ClO– giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại một cách nhanh chóng nhờ khả năng loại bỏ màng Biofilm của vi khuẩn, đồng thời cũng giúp loại bỏ màng nhầy, làm sạch bề mặt da bị nhiễm trùng.
Thêm vào đó, dung dịch Nacurgo còn chứa các tinh chất thiên nhiên như trà xanh, lá trầu không, lô hội, nghệ trắng,… giúp chống viêm, kháng khuẩn, ức chế nhiều chủng loại vi khuẩn, vi nấm, ngăn không cho chúng xâm nhập vào vùng da tổn thương. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà và tràm trà trong Nacurgo còn tạo mùi thơm dịu nhẹ, giúp khử mùi hiệu quả khi có chảy dịch mủ ra ngoài vết thương nhiễm trùng.
Bảo vệ, phục hồi vết thương nhiễm trùng bằng Nacurgo (chai vàng)
Sau khi đã làm sạch vùng da tổn thương, một bước quan trọng không kém chính là băng bó, bảo vệ vết thương, ngăn ngừa sự xâm nhập của bụi bẩn và các vi sinh vật gây hại từ môi trường.
Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, băng vết thương dạng xịt Nacurgo lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam ứng dụng công nghệ màng sinh học Polyesteramide (PEA) mang đến sự thuận tiện trong chăm sóc xử lý vết thương.
Dung dịch Nacurgo màng sinh học lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam ứng dụng công nghệ Novaskin dưới dạng xịt với màng sinh học Polyesteramide mang đến một lớp hàng rào bảo vệ vết thương khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, ngăn thấm nước.
Mặt khác, màng sinh học còn tạo sự thông thoáng cho vết thương, thúc đẩy quá trình hình thành mao mạch và tế bào da mới tại nơi bị tổn thương, giúp da nhanh lành 3-5 lần so với thông thường.Thành phần của Nacurgo còn chứa tinh nghệ Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis có tác dụng làm sạch, sát khuẩn nhẹ, chống viêm, chống oxy hóa và tiêu diệt các gốc tự do, ngăn ngừa để lại thâm sẹo sau khi da lành lại.
Để tìm mua bộ sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “BẤM VÀO ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Ngoài việc sớm xử lý vết thương trên da, bạn cũng có thể tránh được tình trạng nhiễm trùng da nếu như thay đổi một số thói quen sinh hoạt sau:
- Giữ vệ sinh da toàn bộ cơ thể được sạch sẽ, tránh bụi bẩn và dầu thừa ứ đọng trên da.
- Nên dùng các loại xà phòng dịu nhẹ để làm sạch bề mặt da.
- Hình thành thói quen rửa tay đúng cách với xà phòng, đặc biệt sau khi đi vệ sinh, trước và sau bữa ăn.
- Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm.
- Tiêm phòng vaccine ngừa sởi, rubella,… ngay từ khi còn nhỏ.
- Thường xuyên vệ sinh không gian sống, quần áo, mền gối,…
- Không dùng tay khi chưa vệ sinh để tiếp xúc hay sơ cứu vết thương trên da.
- Chăm sóc và vệ sinh các vết trầy xước trên da đúng cách nhằm hạn chế tình trạng vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.
Kết luận
Trên đây là những dấu hiệu quan trọng giúp bạn phát hiện ra tình trạng nhiễm trùng da. Tốt nhất là khi có những biểu hiện liệt kê trên, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn hướng điều càng sớm càng tốt, tránh nhiễm trùng diễn biến nặng có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề và nguy hiểm đến sức khỏe.