Vết thương có mủ là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Sát trùng đúng cách là bước quan trọng để loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa biến chứng. Hãy cùng khám phá những bước sát trùng vết thương có mủ chuẩn y khoa, dễ thực hiện và đảm bảo an toàn trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Nhận diện vết thương có mủ
Không khó để nhận diện một vết thương có mủ, thường chỉ thông qua quan sát bên ngoài bạn có thể dễ dàng thấy được. Vết thương có mủ thường xuất hiện các triệu chứng như”
- Sưng, đỏ, nóng, đau: Vùng da tổn thương có dấu hiệu viêm.
- Dịch mủ: Màu trắng, vàng, hoặc xám, chứa bạch cầu, mô chết, vi khuẩn.
- Mùi hôi: Khu vực tổn thương có mùi khó chịu.
- Cảm giác khó chịu: Đau tức, ngứa rát tại vết thương.
- Sốt: Có thể xảy ra nếu vết thương bị nhiễm trùng.
Có nhiều nguyên nhân khiến vết thương có mủ như:
- Nhiễm trùng vết thương do vệ sinh, chăm sóc không tốt, khiến vi khuẩn, nấm xâm nhập gây nhiễm trùng, mưng mủ hoặc bụi bẩn hoặc dị vật còn sót lại trong vết thương sau sơ cứu.
- Cơ địa mẫn cảm: Dị ứng với dụng cụ y tế, dung dịch sát khuẩn, hoặc băng gạc có thể gây chảy mủ (hiếm gặp)
- Hệ miễn dịch kém: Người suy giảm miễn dịch (HIV, bệnh gan, tim, phổi) dễ bị nhiễm trùng và vết thương lâu lành.
- Phản ứng miễn dịch: Cơ thể tăng bạch cầu trung tính để tiêu diệt vi khuẩn, nấm. Các bạch cầu và mô nhiễm trùng chết hình thành dịch mủ.

Tại sao phải sát trùng vết thương có mủ?
Việc sát trùng vết thương có mủ rất quan trọng, nó không chỉ giúp sát khuẩn vết thương hạn chế nguy cơ biến chứng mà còn giúp:
- Kiểm soát được nồng độ vi khuẩn tại vết thương, duy trì tải lượng luôn ở mức thấp nhất, không thể gây hại cho vết thương.
- Ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài vào vết thương
- Loại bỏ được các dịch mủ, tế bào mô chế cùng vi khuẩn gây nhiễm trùng vết thương.
- Cung cấp cho cơ thể độ ẩm nhất định để vết thương mau chóng lành lại.

Nếu vết thương có mủ nếu không được xử lý kịp thời, sát trùng đúng cách có thể gây ra không ít biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như:
- Viêm nhiễm lan rộng: Nhiễm trùng lan từ vết thương đến các mô xung quanh và cơ quan khác.
- Sốc nhiễm trùng: Gây giảm áp lực máu, suy tuần hoàn, tổn thương phổi, tim, gan, thận, não; có thể dẫn đến suy đa tạng và tử vong nếu không điều trị kịp thời.
- Viêm khớp nhiễm trùng: Vi khuẩn xâm nhập vào khớp gây sưng, đau, giảm vận động, có thể dẫn đến thoái hóa khớp hoặc viêm xương.
- Viêm gân nhiễm trùng: Nhiễm trùng lan vào gân, gây đau, sưng, mất chức năng và nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
- Viêm xương nhiễm trùng: Nhiễm trùng lan sâu vào xương, gây đau, sưng và ảnh hưởng chức năng nâng đỡ của xương.
Có thể thấy nếu vết thương có mủ không xử lý kịp thời, đúng cách có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, sát trùng vết thương đối với vết thương thông thường đã là việc quan trọng, sát trùng vết thương có mủ quan trọng hơn nhiều lần. Nó vừa giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng tiến triển thành hoại tử, vừa giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nếu vết thương tiến triển thành hoại tử, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chuyên môn xử lý an toàn, hiệu quả. Tham khảo: Nhận biết dấu hiệu hoại tử sớm!
Hướng dẫn sát trùng vết thương có mủ đúng cách!
Dưới đây là quy trình sát trùng đúng cách cho vết thương có mủ mà Nacurgo đã tổng hợp để giúp hạn chế biến chứng và thúc đẩy nhanh quá trình lành vết thương:
Bước 1: Sát trùng tay và dụng cụ y tế
Trước khi tiến hành sát trùng vết thương có mủ bước đầu tiên, bắt buộc bạn phải làm là sát trùng tay và dụng cụ y tế thật sạch trước khi xử lý vết thương:
- Rửa tay sạch sẽ: Dùng xà phòng và nước ấm để loại bỏ vi khuẩn. Sau đó, sát khuẩn tay bằng dung dịch như cồn 70 độ hoặc Povidine 5%.
- Sát khuẩn găng tay y tế (nếu sử dụng): Đảm bảo cả mặt ngoài của găng tay đều được sát khuẩn kỹ.

Tiếp theo, cần chuẩn bị các dụng cụ y tế cần thiết cho quá trình sát trùng vết thương có mủ ở bước tiếp theo như băng gạc vô khuẩn, bông gòn, dung dịch sát khuẩn, dụng cụ y tế để loại bỏ mủ và mô hư tổn. Hãy nhớ tất cả các dụng cụ y tế đều phải sát trùng theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng cho vết thương.
Bước 2: Loại bỏ mủ ra khỏi vết thương

Dịch mủ chứa bạch cầu chết, vi khuẩn, và tế bào bị hư tổn. Loại bỏ mủ giúp giảm tác nhân gây nhiễm trùng, ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng và ăn sâu vào các mô khác.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị dụng cụ: Sử dụng băng gạc y tế và nước muối sinh lý (có thể dùng nước muối ấm để tăng hiệu quả).
- Làm mềm mủ: Thấm đều nước muối vào gạc và đắp nhẹ lên vết thương để làm mềm dịch mủ.
- Loại bỏ mủ: Lau nhẹ nhàng vết thương và khu vực xung quanh, tiếp tục thao tác cho đến khi loại bỏ hoàn toàn dịch mủ.
Nếu vết thương có mủ đang bị sưng viêm, áp xe không được dùng vật nhọn để chọc thủng mà nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ, chuyên gia xử lý chuyên khoa.
Bước 3: Rửa vết thương bằng dung dịch Nacurgo (Chai xanh)
Sau khi loại bỏ mủ, việc rửa sạch vết thương giúp loại bỏ vi khuẩn, giữ vết thương sạch khuẩn và hỗ trợ quá trình phục hồi. Dung dịch Nacurgo xanh rửa, sát khuẩn vết thương là một trong những dung dịch chuyên dụng giúp sát khuẩn, làm sạch vết thương, loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng giúp cho vết thương luôn sạch khuẩn, thúc đẩy quá trình lành lại nhanh hơn.
Đây là dung dịch đáp ứng nghiêm ngặt các tiêu chí: “Ngừa khuẩn – Sạch nhầy – An toàn – Mát dịu – Khử mùi”. Các tiêu chí mà không phải dung dịch sát khuẩn nào trên thị trường có thể đáp ứng được.
Bạn có thể sát khuẩn vết thương có mủ, nhiễm trùng như sau:
- Tưới trực tiếp dung dịch Nacurgo xanh lên vết thương trừ vùng mặt. Tưới rửa vết thương theo một đường thẳng, từ đỉnh đến đáy, từ trong ra đến ngoài
- Sử dụng băng gạc tiệt trùng thấm phần dung dịch sau đó lau nhẹ theo hướng xoay tròn từ trung tâm ra ngoài. Nên chọn miêng băng gạc đủ mềm để không gây thêm tổn thương cho vết thương. Có thể lặp lại bước này nhiều lần để hiệu quả sát khuẩn là tốt nhất.
- Rửa cho đến khi vết thương đảm bảo sạch và hết dịch là được.
Lưu ý: Bạn chỉ nên sử dụng dung dịch rửa vết thương 1 lần/ngày. Khi vết thương đã lên da non có thể ngưng sản phẩm và chuyển qua sử dụng nước muối sinh lý để không ảnh hưởng đến quá trình tạo da mới.
Bước 4: Bôi thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn
Vết thương có mù thường đi kèm với nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy, nếu vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng cần kết hợp thuốc uống, thuốc bôi theo chỉ dẫn của bác sĩ để gia tăng hiệu quả điều trị. Việc uống thuốc kết hợp hay bôi bất kỳ loại thuốc cần dựa trên đơn kê chỉ định của bác sĩ. Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh để hạn chế những rủi ro không đáng có trong quá trình điều trị.
Bước 5: Sử dụng Nacurgo xịt tạo màng sinh học
Vết thương có mủ dù được làm sạch, sát trùng đúng cách nhưng bản chất là một vết thương hở nên vẫn có nguy có bị nhiễm trùng thứ phát nếu bỏ qua bước bảo vệ vết thương. Thay vì sử dụng băng gạc thông thường có thể gây bí bách vết thương, bất tiện trong quá trình quấn và thay băng, bạn có thể sử dụng phương pháp tiện lợi hiệu quả hơn đó là sử dụng băng vết thương với màng sinh học Nacurgo.

Lớp màng sinh học Polyesteramide được tạo ra sau khi xịt dung dịch bao phủ 3 đến 5 phút. Lớp màng có thể bao phủ toàn bộ vết thương nhưng vẫn tạo được sự thông thoáng cần thiết. Đồng thời, lớp màng còn có khả năng ngăn chặn thấm nước và thoát hơi nước, thành phần Nano Curcumin và tinh chất trà xanh giúp kích thích tạo mô mới, tế bào mang lại hiệu quả ngừa khuẩn, chống viêm và ngừa sẹo gấp 3 đến 5 lần bình thường
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC hoặc liên hệ qua Hotline: 1800 6626.
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Lưu ý khi sát trùng vết thương có mủ
Một số điểm bạn cần lưu ý trong quá trình sát trùng vết thương có mủ:
- Tránh sử dụng nước oxy già: Có thể giúp loại bỏ dị vật và tế bào chết nhưng có thể làm ăn mòn và ảnh hưởng đến tế bào mới tái tạo.
- Không dùng cồn 70 độ hoặc cồn iod: Những dung dịch này có thể gây xót và làm tổn thương vết thương.
- Thăm khám bác sĩ nếu vết thương sâu: Sau khi sát trùng, nếu vết thương sâu, bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra và kết hợp điều trị bằng thuốc uống, thuốc bôi, hoặc tiêm phòng uốn ván.
- Không bôi nguyên liệu thiên nhiên lên vết thương: Để tránh biến chứng, tuyệt đối không bôi nguyên liệu thiên nhiên lên vết thương, chỉ nên rửa và sát trùng tại nhà.
- Uống nhiều nước: Uống đủ nước giúp thải độc và cung cấp độ ẩm tự nhiên cho vết thương, hỗ trợ quá trình lành.
- Ăn uống và vận động nhẹ nhàng: Cung cấp đủ dinh dưỡng và thực hiện các bài tập nhẹ nhàng giúp vết thương hồi phục nhanh chóng hơn.
Tham khảo: Bị nhiễm trùng vết thương ăn gì kiêng gì để mau lành?
Trên đây là những thông tin về cách sát trùng vết thương có mủ đúng cách hạn chế biến chứng. Hy vọng nó hữu ích cho tình trạng vết thương của bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn liên hệ tổng đài 1800 6626 để chúng tôi có thể tư vấn trực tiếp cho bạn. Chúc cho vết thương có mủ của bạn mau chóng lành lại!