Tay chân miệng là bệnh khá phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi, biểu hiện bởi tình trạng sốt, đau họng, nổi bọng nước chủ yếu ở tay, chân, miệng. Nếu chăm sóc và sử dụng dược phẩm sai cách, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp… Trong bài viết này, chúng tôi cung cấp những thông tin khoa học, chuẩn xác nhất về cách điều trị tay chân miệng tại nhà, những dược phẩm nên sử dụng giúp trẻ mau bình phục, tránh biến chứng.
Trước khi tìm hiểu cách chăm sóc và sử dụng thuốc đúng đắn, chúng ta cần biết người bệnh chân tay miệng trải qua những giai đoạn nào.
Các giai đoạn của bệnh tay chân miệng
Giai đoạn khởi phát của bệnh thường kéo dài 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ 37,5 đến 38 độ C, đi ngoài phân lỏng hoặc nát 1 đến 3 lần trong ngày. Trẻ thường quấy khóc, khó ngủ, bỏ ăn.
Tiếp theo là giai đoạn toàn phát kéo dài 3-10 ngày với biểu hiện phát ban ở những vị trí đặc hiệu:
- Loét miệng: tại niêm mạc miệng, lợi, lưỡi xuất hiện các chấm đỏ sau đó hình thành các phỏng nước đường kính 2 – 3 mm, khi phỏng nước vỡ để lại các vết loét trợt. Ngoài ra có thể thấy các ban dát đỏ ở quanh miệng, môi.
- Phát ban dạng phỏng nước trên da: Hay gặp ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Kích thước khoảng 2 – 10 mm. Một số trường hợp có ban cả ở tay, chân và đầu gối, mông.
Đa số trẻ sẽ bình phục hoàn toàn sau 7 – 10 ngày nếu được chăm sóc phù hợp và không có biến chứng. Nếu trẻ bị chân tay miệng có một trong các biểu hiện như sốt cao từ 39 độ, da tái, chân tay lạnh, nôn nhiều, thở nhanh, khó thở, mệt lả, co giật, loạng choạng, hôn mê… cần đi bệnh viện ngay.
Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ em
- Cách ly & Kiểm soát tình trạng sốt của trẻ
Khi trẻ mắc Tay Chân Miệng, gia đình nên cho trẻ cách ly ở nhà trong 10-14 ngày đầu của bệnh. Nơi ở của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng, có ánh nắng mặt trời.
Nếu trẻ có sốt từ 38,5 độ C trở lên cần hạ sốt cho trẻ với paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống), có thể lặp lại mỗi 4- 6 giờ khi sốt lại, nhưng không được uống quá 4 lần/ ngày. Trẻ đang bú mẹ tiếp tục cho bú mẹ, còn trẻ lớn hơn có thể uống dung dịch Oresol theo nhu cầu để đảm bảo cân bằng nước và điện giải (Oresol cần được pha đúng liều lượng in trên bao bì).
- Chăm sóc da & Vệ sinh cơ thể đúng cách
Với các vết loét trong vùng miệng họng:
Vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% hoặc pha nước ấm với muối (1 muỗng 5g muối pha với 240ml nước ấm). Với trẻ lớn có thể ngậm nuốt: cho trẻ tự xúc miệng, còn với trẻ nhỏ thì dùng tay quấn gạc mềm vệ sinh răng, góc má, lưỡi nhẹ nhàng tránh làm tổn thương niêm mac miệng của trẻ.
Bôi Glycerin Borat vào vết loét miệng 3 lần/ ngày, trước khi ăn 30p đến 1 giờ. Đây là gel có tác dụng sát khuẩn và giảm đau giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn, có thành phần chính là Natri Tetraborat và Glycerin rất an toàn cho trẻ.
Với các vết ban loét trên cơ thể:
Sử dụng bộ sản phẩm Nacurgo xanh (dung dịch rửa làm sạch da hư tổn) và Nacurgo màng sinh học (màng sinh học bảo vệ tái tạo da tổn thương). Nacurgo là thương hiệu chăm sóc vết thương trên da hiệu quả, có tác dụng giúp các vết ban, vết phỏng nước nhanh lành, không để lại thâm sẹo, tái tạo da trở về trạng thái khỏe mạnh ban đầu. Cách sử dụng như sau:
Bước 1: Thấm dung dịch Nacurgo xanh vào gạc sạch để vệ sinh nhẹ nhàng toàn bộ vùng da bị ban đỏ, phỏng nước cho trẻ. Nacurgo xanh đáp ứng toàn bộ các tiêu chí của một sản phẩm làm sạch tổn thương da lý tưởng, đó là: Hiệu quả, không gây xót gây độc tế bào, làm mát dịu tổn thương, an toàn cho cả da trẻ em, tạo điều kiện để tổn thương nhanh lành và hạn chế sẹo. Với việc đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt trên, Nacurgo xanh là dung dịch làm sạch da hiệu quả cho trẻ em khi bị chân tay miệng.
Trẻ bị chân tay miệng không cần kiêng tắm, mà vẫn nên tắm nhanh mỗi ngày với nước ấm và xà bông/ sữa tắm sát khuẩn trong phòng kín. Tuy nhiên, ngay cả khi không thể tắm, thì việc lau sạch ngoài da trẻ với Nacurgo xanh 1-2 lần mỗi ngày cũng giúp đảm bảo sự sạch sẽ, dễ chịu, giảm ngứa ngáy cho người bệnh. Tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thuốc lá nào để tắm, đắp lên tổn thương da của trẻ, không sử dụng các sản phẩm được truyền miệng không rõ nguồn gốc và chất lượng.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Bước 2: Dùng tăm bông thấm dung dịch Nacurgo màng sinh học chấm vào các vết phỏng nước to sắp vỡ hoặc các vết phỏng nước đã vỡ, trợt loét. Sau vài giây khô đi, lớp màng sinh học màu vàng hình thành, được ví như một màng da nhân tạo có tác dụng 2 chiều: Một mặt bảo vệ các nốt tổn thương hở này, ngăn vi khuẩn và nước xâm nhập từ bên ngoài, mặt khác thúc đẩy tái tạo mao mạch và tế bào từ bên trong. Nhờ đó các tổn thương trợt loét, vết phỏng nước đã vỡ do chân tay miệng ở trẻ sẽ đặc biệt nhanh lành và không thể lây lan. Nacurgo màng sinh học cũng chứa đồng thời tinh nghệ siêu phân tử Nano curcumin giúp tổn thương trợt loét do chân tay miệng không để lại các nốt thâm sẹo xấu trên da trẻ.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Nếu trẻ còn bú: tiếp tục cho ăn sữa mẹ (vắt sữa đổ thìa khi trẻ đau miệng không bú được).
Trẻ lớn: cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như súp, cháo. Nên cho trẻ ăn làm nhiều bữa nhỏ.
Không nên cho trẻ ăn đồ cay, nóng, cứng.
- Một số dấu hiệu trở nặng, cha mẹ cần lưu ý:
Sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 0C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
Giật mình: đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ chú ý quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, quấy khóc cả đêm không ngủ (Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp).
Một số dấu hiệu khác: khó thở, nôn nhiều, nôn khan, khó nuốt, yếu chân tay, đi loạng choạng…
Các bác sĩ khuyến cáo: Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được xác định mức độ bệnh, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, không nên tìm hiểu trên mạng rồi tự ý dùng thuốc, có thể khiến bệnh của trẻ nặng thêm.
Xem địa chỉ nhà thuốc bán bộ sản phẩm Nacurgo BẤM VÀO ĐÂY
Mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
Mua bộ sản phẩm Nacurgo trên Shopee BẤM VÀO ĐÂY
90% các mẹ sử dụng bộ sản phẩm Nacurgo cho tình trạng tay chân miệng của con đều cho phản hồi rất tốt
Bộ sản phẩm Nacurgo đã có mặt trên thị trường gần 10 năm nay và được bán ở hầu hết các hiệu thuốc uy tín trên toàn quốc. Vì vậy, đã có hàng nghìn mẹ sử dụng Nacurgo cho tình trạng tay chân miệng của con, hầu hết đều cho phản hồi cực kì tốt. Dưới đây là phản hồi của mẹ Nguyễn Thúy Hằng (32 tuổi, ở Hà Nội, sđt 0904846606).
Chị Hằng có bé gái 2 tuổi. Bé bị tay chân miệng do đi học lây các bạn ở lớp mẫu giáo. Sau khi có các triệu chứng sốt, mệt, quấy khóc khoảng 1 ngày, bé xuất hiện các nốt bọng nước ở khoang miệng, tay, chân.
Bên cạnh việc sử dụng hạ sốt cho bé, dùng nước muối sinh lý để vệ sinh khoang miệng cho bé, được tư vấn của bác sĩ, chị Hằng đã sử dụng sản phẩm Nacurgo màng sinh học để chăm sóc các nốt ban đỏ và bọng nước cho con. Chỉ sau 3-4 hôm, các nốt ban đỏ đã lặn hết, các nốt bọng nước cũng khô se, chỉ còn các vết thâm mờ mờ. Bé Thỏ cũng không còn quấy khóc, ngứa gãi mà chơi rất ngoan
Chị Hằng chia sẻ “Thật sự hiệu quả của Nacurgo ngoài sự mong đợi của mình. Mặc dù đây là bé thứ 3 của nhà mình, nhưng là lần đầu tiên con bị tay chân miệng nên mình cũng khá lo lắng. May có Nacurgo, mẹ con mình đã vượt qua tay chân miệng hết sức nhẹ nhàng. Cảm ơn Nacurgo rất nhiều!”
BẤM VÀO ĐÂY” Để tìm mua sản phẩm Nacurgo mà chị Hằng sử dụng
Chế độ ăn uống cho trẻ bị chân tay miệng như thế nào?
Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng ăn uống rất khó khăn nên thức ăn cho trẻ cần tuân thủ theo nguyên tắc:
Lỏng: có nghĩa là cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm để trẻ bớt đau đớn khi ăn và dễ tiêu hoá.
Lạt: cho trẻ ăn nhạt, không nên ăn mặn hoặc chua sẽ làm trẻ bị đau rát
Lạnh: nên cho trẻ ăn lạnh để trẻ dễ ăn và không gây kích ứng các vết loét trong miệng.
Phòng bệnh chân tay miệng như thế nào cho hiệu quả?
Rửa tay sạch sẽ cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch. Không để trẻ ngậm tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng. Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, sàn nhà bằng xà phòng, dung dịch Cloramin B 2%. Cho trẻ ăn chín, uống chín, không ăn chung thìa bát với nhau.
Người chăm trẻ phải rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.
Trẻ mắc bệnh phải nghỉ học và không tiếp xúc với trẻ khác ít nhất 7 ngày.
Khi phát hiện trẻ bị nổi ban, bọng nước trên da cần sử dụng ngay bộ sản phẩm Nacurgo và tuân thủ 2 bước: Nacurgo xanh để lau rửa sạch toàn bộ vùng da bị chân tay miệng, còn Nacurgo màng sinh học để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ hoặc sắp vỡ, các vết loét trợt trên cơ thể. Có như vậy mới tránh các tổn thương này nhiễm trùng và lây lan.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn nắm được các thông tin và cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng. Bên cạnh chăm sóc đúng cách, bố mẹ cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bé và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện các biến chứng bất thường.
Để tìm mua sản phẩm Nacurgo, vui lòng xem Địa chỉ nhà thuốc có bán TẠI ĐÂY