Bỏng dầu ăn là tai nạn thường gặp trong quá trình nấu nướng. Vậy, bị bỏng dầu ăn có để lại sẹo không? Đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi vô tình gặp phải tình trạng này. Hãy cùng Nacurgo tìm ra lời giải đáp và giúp bạn có thêm kiến thức trong chăm sóc, xử lý bỏng dầu ăn hạn chế tối đa sẹo để lại sau phục hồi.
☛ Tham khảo trước: Quy trình sơ cứu xử lý bỏng đúng cách!
Mục lục
Bị bỏng dầu ăn có để lại sẹo không?
Bỏng dầu ăn là một trong những sự cố thường gặp trong chế biến thực phẩm đặc biệt với các bà nội trợ, các đầu bếp. Bỏng dầu ăn gây nên tổn thương da với các mức độ khác nhau. Khi da lành lại, sự tăng sinh Collagen lấp đầy tổn thương có thể làm cho da dày lên và biến đổi màu sắc, gây nên các loại sẹo như: sẹo lồi, sẹo thâm sau khi hồi phục.
Sẹo do bỏng dầu ăn, dù ở mức độ nhẹ hay nặng, đều có khả năng để lại tổn thương lâu dài, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, bỏng mức độ 3 – khi dầu sôi gây tổn thương sâu vào lớp da dưới – tuy hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng, gần như chắc chắn sẽ để lại sẹo vĩnh viễn..
Bỏng mức độ 1: Đây là mức độ bỏng nhẹ nhất, biểu hiện điển hình giống như da cháy nắng: ửng đỏ, đau và rát nhẹ. Ở mức độ này thường lành ngay sau 2 – 3 ngày mà không để lại sẹo xấu.
Bỏng mức độ 2: Là mức độ bỏng xảy ra ở tầng hạ bì. Da nóng đỏ, có cảm giác đau rát, bên cạnh đó xuất hiện các nốt phồng, bọng nước. Sau khoảng vài ngày đến 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, bỏng độ 2 có nguy cơ nhiễm trùng rất cao, nếu không xử lý đúng cách, vết bỏng sẽ để lại sẹo mất thẩm mỹ.
Bỏng mức độ 3: Đây là mức dầu ăn sôi làm tổn thương sâu tới các tổ chức dưới da, vùng da bỏng căng cứng, đen hoặc trắng nhợt. Cảm giác đau đớn rõ ràng, chảy nhiều dịch có thể lẫn máu. Đối với bỏng dầu ăn, mức độ bỏng này tương đối hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng và hầu như để lại sẹo sau khi hồi phục.
Bỏng dầu ăn thường xảy ra nhiều nhất ở tay, vị trí tiếp xúc gần nhất với bếp nấu. Tham khảo để biết: Khi bị bỏng tay nên làm gì ngay
Hướng dẫn sơ cứu bỏng dầu ăn đúng cách, ngăn ngừa sẹo!
Bước 1: Cách ly nạn nhân khỏi tác nhân gây bỏng
Ngay sau khi bị bỏng, cần đưa nạn nhân tránh xa khỏi nơi nấu ăn và các vật dụng chứa dầu nóng. Trong trường hợp quần áo che chắn vết bỏng, hãy cởi bỏ quần áo, giày, tất,… bởi quần áo có tác dụng giữ nhiệt có thể khiến vết bỏng nặng hơn.
Nếu quần áo dính chặt vào vết bỏng, có thể dùng kéo cắt hoặc ngâm trong nước mát rồi nhẹ nhàng gỡ bỏ chúng. Tránh co kéo quá mạnh khiến bệnh nhân đau đớn và vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bước 2: Làm mát vết bỏng bằng nước sạch
Sau khi đưa nạn nhân ra xa tác nhân gây bỏng, ngay lập tức xả nước sạch trực tiếp vào khu vực da bỏng hoặc ngâm vết bỏng trong nước mát càng sớm càng tốt và tốt nhất là trong 30 phút đầu tiên sau bỏng. Việc làm mát này giúp giảm nhiệt độ bề mặt của da, giảm độ sâu của vết bỏng, đồng thời rửa trôi bụi bẩn bám xung quanh vết bỏng.
Để vết bỏng mau lành, không để lại sẹo thì bạn chỉ nên ngâm hoặc dội nước sạch ở nhiệt độ từ 16 đến 20 độ C và tiến hành làm mát vết bỏng từ 15 – 20 phút.
Bước 3: Vệ sinh vết bỏng
Với các vết bỏng nhẹ do dầu ăn chỉ gây đau rát đỏ da thì làm mát bằng nước sạch là ổn không cần phải dùng thêm các dung dịch rửa vết thương hay nước muối sinh lý.
Với các vết bỏng tạo thành vết thương hở trên da, người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý giúp rửa trôi bụi bẩn bám xung quanh vết bỏng. Để hiệu quả hơn hãy sử dụng Nacurgo dung dịch rửa chai xanh chuyên dụng, tưới lên vết bỏng trước khi băng bó vết thương.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO XANH TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Bước 4: Bảo vệ vết bỏng bằng màng sinh học Nacurgo
Sau khi đã làm sạch vết bỏng, việc băng bó đóng vai trò quan trọng để đảm bảo vết bỏng luôn được sạch sẽ, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại. Băng vết thương dạng xịt Nacurgo chính là kết quả của công nghệ y học hiện đại, mang đến sự thuận tiện trong chăm sóc xử lý tổn thương ngoài da vượt trội so với băng gạc y tế truyền thống.
Màng sinh học Polyesteramide (PEA) có khả năng tương thích cao với các tổ chức của cơ thể giúp ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân có hại. Điểm hiện đại và ưu việt hơn các phương pháp truyền thống của màng sinh học PEA là tạo được một môi trường có độ ẩm hợp lý, thông thoáng kết thúc đẩy quá trình tái tạo vết thương.
☞ Tìm hiểu chi tiết về sản phẩm qua bài: Nacurgo màng sinh học là gì có tốt không?
Cách sử dụng: Với thiết kế dạng xịt thông minh, dung dịch Nacurgo mang đến sự thuận tiện khi sử dụng. Bạn chỉ cần ấn nút, xịt dung dịch lên bề mặt vết thương. Sau vài giây, dung dịch sẽ khô tạo thành lớp màng mỏng bao phủ tổn thương da. Lớp màng này có khả năng tự phân hủy sinh học sau 4 – 5 tiếng và bạn chỉ cần xịt lớp màng mới đè lên lớp màng cũ là hoàn tất quá trình bảo vệ.
Nên duy trì thói quen sử dụng màng sinh học Nacurgo hàng ngày cho tới khi vết bỏng lành hẳn để giúp bảo vệ tổn thương một cách tối ưu nhất!
Bạn có thể tìm mua bộ đôi Nacurgo chăm sóc vết thương tại các nhà thuốc trên toàn quốc “BẤM VÀO ĐÂY”
Hoặc đặt mua online giao hàng tận nhà “TẠI ĐÂY”
Những điều không nên làm để hạn chế sẹo bỏng dầu ăn
Chườm đá
Để làm mát vết bỏng đang sưng nóng một cách nhanh chóng, mọi người thường nghĩ rằng nên đắp nước lạnh, chườm đá lên vết bỏng. Điều này hoàn toàn không khoa học! Tuyệt đối không được sử dụng đá để chườm trực tiếp lên vết bỏng của bệnh nhân. Việc ngâm nước đá không những không làm giảm tình trạng vết bỏng mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác và làm tăng nguy cơ để lại sẹo.
Theo các chuyên gia cho biết, khi chườm đá tinh thể đá lạnh sẽ làm đông cứng các tế bào, gây tình trạng hoại tử ướt, dẫn đến tình trạng phải cắt bỏ vùng da bỏng. Bên cạnh đó, việc chườm đá lạnh lên vết bỏng sẽ dẫn đến hiện tượng co mạch, tụ máu, xung huyết. Ngoài ra, vùng da xung quanh còn có nguy cơ bị bỏng lạnh, khiến việc xử lý vết bỏng lạnh với vết bỏng dầu cũ trở nên khó khăn hơn.
Đắp nghệ tươi khi vết bỏng còn ướt
Nhiều người tin rằng khi bị bỏng thì nên bôi nghệ càng sớm càng tốt để vết bỏng không để lại sẹo sau khi hồi phục. Tuy nhiên, quan niệm đó không chính xác. Theo Viện Bỏng Quốc gia, tỷ lệ dị ứng do nghệ tươi khá cao do trong nghệ tươi có nhiều chất gây kích ứng. Bôi nghệ tươi vào vết bỏng quá sớm có thể gây nhiễm trùng, vùng da chuyển sang màu thâm thay vì làm lành và mờ sẹo.
Theo các chuyên gia da liễu, thời điểm tốt nhất để dùng nghệ là lúc vết bỏng đang lên da non để giúp kích thích tái tạo da mới và đồng thời giữ an toàn cho vết bỏng. Chính vì thế, bạn đừng nên tự ý bôi nghệ tươi khi vết bỏng còn ướt để hạn chế sẹo thâm.
Chọc vỡ phồng rộp
Một trong những đặc trưng của vết bỏng mức độ 2 là xuất hiện các nốt phồng rộp. Các bọng nước thường chứa dịch viêm của vết bỏng. Bạn cần tránh làm vỡ các bọng nước này vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập. Nếu vết bỏng bị nhiễm trùng thì sẹo rất dễ hình thành sau hồi phục.
Vậy, nếu chẳng may làm vỡ các vết phồng rộp thì bạn cần làm gì?
Bước 1: Trước hết, bạn cần sát khuẩn khu vực vết thương và khu vực có các bọng nước bị vỡ bằng dung dịch sát khuẩn Nacurgo (chai xanh) bằng cách tưới trực tiếp dung dịch lên vết bỏng. Có thể kết hợp với băng gạc sạch để lau hết dịch viêm và da hoại tử.
Bước 2: Sử dụng dung dịch xịt màng sinh học Nacurgo để tối ưu quá trình bảo vệ vết bỏng. Xịt dung dịch trực tiếp lên bề mặt vùng da tổn thương. Dung dịch sẽ nhanh chóng khô lại tạo thành một lớp màng ngăn cản vi khuẩn và các chất độc hại từ môi trường xâm nhập vào cơ thể qua vết bỏng.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN BỘ SẢN PHẨM NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Bôi nước tương, nước mắm lên vết bỏng
Chưa có bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào công nhận rằng nước tương và nước mắm có tác dụng trong điều trị vết bỏng. Chẳng những vậy, vết bỏng của bạn còn có nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng rất cao do trong nước mắm, nước tương có hàm lượng muối cao, làm tăng tính thấm của vết thương, dễ dẫn đến hoại tử ở vết thương và để lại sẹo xấu xí sau khi hồi phục.
Bôi kem đánh răng lên vùng da bị bỏng
Dân gian truyền tai nhau về việc xử lý vết bỏng bằng kem đánh răng, tuy nhiên chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh hiệu quả của kem đánh răng trên vết bỏng. Không những thế, đã có trường hợp phải nhập viện vì nhiễm trùng vết bỏng do bôi kem đánh răng.
Nguyên nhân dẫn tới sai lầm này là do khi sử dụng kem đánh răng, mọi người thường cảm thấy mát lạnh và nghĩ rằng nó sẽ giúp làm dịu vết bỏng nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu bôi kem đánh răng ngay khi bị bỏng thì các hoạt chất kiềm trong kem đánh răng sẽ gây ra nhiều các biến chứng nguy hiểm như bỏng kiềm, đau rát và tăng nguy cơ để lại sẹo sau khi lành.
☛ Chi tiết hơn: Sai lầm khi dùng kem đánh răng trị bỏng!
Đắp lá thuốc không rõ nguồn gốc
Đã rất nhiều ca nhập viện khẩn cấp do nhiễm trùng bởi nguyên nhân đắp lá thuốc không rõ nguồn gốc lên vùng da bỏng dầu ăn. Những chất độc trong lá thuốc như trữ lượng thuốc bảo vệ thực vật, các vi khuẩn tồn tại trên lá gây nên tình trạng nhiễm trùng và nguy cơ để lại sẹo rất cao. Chính vì vậy, tuyệt đối không đắp “lá thuốc” không rõ nguồn gốc lên vết bỏng khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Cách xử lý sẹo do bỏng dầu ăn mới hình thành
Bỏng dầu ăn được xếp vào loại bỏng nhẹ. Thông thường, sẹo do bỏng dầu ăn để lại phần lớn là sẹo thâm, sẹo lồi mức độ nhẹ không quá phức tạp. Vì vậy, ngay khi vết bỏng lên da non, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để vết sẹo nhanh biến mất.
✔️ Lô hội: Bạn chọn lá lô hội tươi, dày thịt, rồi cắt bỏ vỏ và thu lấy phần gel trong suốt bên trong. Bôi trực tiếp gel lô hội lên vùng da sẹo, giữ yên 10 – 15 phút sau đó rửa sạch lại với nước. Thực hiện cách này đều đặn hàng ngày giúp làm giảm thâm sẹo, trả lại cho bạn làn da mịn màng, trắng sáng.
✔️ Mật ong: Chứa nhiều enzyme tự nhiên giúp thúc đẩy quá trình tái tạo mô mới, đồng thời giảm thâm sẹo hiệu quả. Bôi mật ong lên vết bỏng khoảng 3 – 4 lần/ tuần đến khi đạt hiệu quả như mong muốn.
✔️ Nghệ: Như đã đề cập ở trên, mặc dù không đắp nghệ tươi lên vết bỏng còn ướt, tuy nhiên trong trường hợp vết bỏng đã lên da non thì nghệ tươi lại giúp làm đều màu da, xóa mờ sẹo thâm hiệu quả. Bạn có thể dùng nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ trộn với mật ong để tăng hiệu quả trị sẹo.
✔️ Dầu dừa: Có tác dụng xóa mờ sẹo lồi, đồng thời giúp làm sáng da. Bôi dầu dừa lên vết bỏng, đồng thời kết hợp massage nhẹ nhàng trong khoảng 5 – 10 phút, rồi rửa sạch lại với nước. Bạn có thể thực hiện theo cách này đều đặn hàng ngày cho đến khi vết sẹo mờ hẳn.
✔️ Vitamin E: Có hiệu quả tốt trong việc xóa mờ vết thâm, làm đều màu da và kích thích quá trình hồi phục tự nhiên của cơ thể. Thoa đều vitamin E lên vết sẹo bỏng trong vòng 5 – 10 phút rồi rửa lại với nước sạch. Thực hiện 3 – 4 lần mỗi tuần đến khi vết sẹo lành hẳn.
Từ những kiến thức trên đây, chắc hẳn bạn đã có thể hiểu thêm những kiến thức để giúp vết bỏng nhanh chóng phục hồi mà không để lại sẹo. Nếu còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm, bạn hãy gọi ngay đến tổng đài của chúng tôi thông qua số hotline 1800.6626 để được các chuyên gia tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/burn-scars
https://suckhoedoisong.vn/8-cach-xu-tri-bong-de-ngan-ngua-seo-n183105.html