Bỏng dạ là một bệnh truyền nhiễm xảy ra phổ biến ở nhóm đối tượng trẻ nhỏ. Cũng vì sự phổ biến mà có không ít bậc phụ huynh có tâm lý chủ quan với bệnh, để lại hậu quả đáng tiếc. Bài viết hôm nay sẽ gửi đến thông tin cần thiết, để cha mẹ hiểu hơn về bệnh lý, từ đó có biện pháp bảo vệ con đúng cách, kịp thời nếu chẳng may trẻ bị bỏng dạ.
Mục lục
Bỏng dạ là bệnh gì?
Bỏng dạ (thủy đậu, phỏng rạ) là một bệnh truyền nhiễm do vi rút Varicella zoster gây ra đối tượng bị bệnh nhiều nhất là trẻ nhỏ. Một đứa trẻ bình thường chưa tiêm vắc xin có nguy cơ bị bỏng dạ khi chúng tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với người bệnh.
Bỏng dạ ở trẻ tương đối phổ biến nhưng lại là một bệnh có khả năng miễn nhiễm cao. Nếu trẻ đã từng bị bỏng dạ 1 lần sẽ không bị lại nữa. Theo thống kê cũng ghi nhận 1 số trường hợp đặc biệt có thể tái nhiễm nhưng tỷ lệ tái nhiễm là cực nhỏ. Bỏng dạ cũng là bệnh miễn nhiễm cao với những trẻ đã từng tiêm vắc xin đầy đủ liều. Có tới 90% trẻ được tiêm vắc xin miễn nhiễm với bỏng dạ sau này. Đây là con số khá cao với một bệnh truyền nhiễm cấp tính.
Trẻ nào dễ bị bỏng dạ?
Bỏng dạ sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao hơn cho các đối tượng trẻ sau đây:
- Đối tượng trẻ sơ sinh từ 6 tháng trở lên.
- Trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 7 tuổi chưa tiêm phòng bỏng dạ.
- Trẻ dễ dàng bị lây nhiễm bỏng dạ khi bản thân có khả năng miễn dịch thấp.
- Trẻ mắc một số bệnh lý nền như viêm nhiễm đường hô hấp, ung thư…
- Trẻ đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch Corticosteroid ở liều lượng cao.
Những đứa trẻ nằm trong các đối tượng kể trên được các bác sĩ khuyến cáo nên thận trọng với bỏng dạ, hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân. Bởi virus có khả năng lây rất nhanh cho chúng và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, thậm chí là cả tính mạng.
Dấu hiệu bị bỏng dạ ở trẻ nhỏ dễ nhận biết!
Bỏng dạ ở trẻ em cũng có giai đoạn ủ bệnh khá lâu khi có tiếp xúc với mầm bệnh. Trong giai đoạn này gần như không có biểu hiện hay triệu chứng gì. Hết thời gian ủ bệnh trẻ sẽ bắt đầu có biểu hiện mệt mỏi, có xuất hiện sốt cao và sưng hạch. Khoảng từ 5 đến 7 ngày tiếp theo bắt đầu có hiện tượng phát ban.
Ban đầu bỏng dạ chỉ là đốm ban đỏ, sau đó sẽ chuyển thành mụn có dịch, nước bên trong. Mụn nước có thể mọc trên bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể như trên ngực, lưng, bụng, mặt. Thậm chí có những đốm mụn còn xuất hiện ở trong tai, miệng, mụn ở mắt và bộ phận sinh dục. Các vết mụn sẽ gây cho trẻ cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Mật độ mụn cũng khá cao, có thể lên từng đợt hoặc lên một cách đồng loạt. Thời gian các mụn bỏng dạ đóng vảy và khô lại mất khoảng 1 đến vài tuần.
Trong thời gian mắc bệnh trẻ sẽ có biểu hiện chán ăn, quấy khóc, khó chịu. Tình trạng này sẽ giảm dần khi các vết mụn nước khô lại và đỡ ngứa hơn. Mụn nước bỏng dạ ở trẻ nhỏ thường không để lại sẹo nếu được chăm sóc tốt.
Nhìn chung các triệu chứng bỏng dạ ở trẻ nhẹ hơn so với người lớn. Tuy nhiên, sức đề kháng của trẻ và khả năng hấp thụ chưa cao nên bỏng dạ ở trẻ có thời gian lành lại lâu hơn ở người trưởng thành.
Các biến chứng khi trẻ bị bỏng dạ
Có nhiều ý kiến cho rằng đốm mụn bỏng dạ ở trẻ có thể bị nhiễm trùng. Thực tế nguy cơ nhiễm trùng mụn cũng không cao, nhưng theo một vài thống kê thực tế, điều này vẫn có thể xảy ra. Đó là trong trường hợp trẻ bóc mụn đã đóng vảy khô dẫn đến chảy máu. Khi đó, không chỉ sẹo thâm mà mụn còn có nguy cơ nhiễm trùng nguy hiểm.
Biến chứng, rủi ro tiếp theo mà bỏng dạ gây ra cho bé đó chính là sẹo lõm. Vấn đề này rất được nhiều các mẹ quan tâm vì sẹo lõm không chỉ theo các bé trong hiện tại, mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và cuộc sống của bé sau này. Nhất là khi sẹo thâm nằm ở vị trí trên mặt, có thể dễ dàng nhìn thấy.
Nguy hiểm hơn cả, bỏng dạ ở trẻ còn gây ra một số vấn đề về hô hấp, viêm phổi cấp. Trẻ sẽ có biểu hiện trẻ sẽ khó thở dữ dội, co kéo lồng ngực và các cơ liên sườn, cơ thể tím tái toàn thân do thiếu oxy. Điều này có thể đe dọa đến tính mạng của bé.
Ngoài ra, một số trẻ bị bỏng dạ còn gặp phải một số biến chứng viêm não, viêm màng não, thường hình thành sau 1 tuần nổi mụn nước, kèm theo triệu chứng sốt cao, co giật, hôn mê,… Biến chứng này có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Thăm khám và điều trị bỏng dạ ở trẻ như thế nào?
Nếu trẻ bị bỏng dạ việc đầu tiên mẹ phải xác định mức độ, diện tích của các đốm mụn. Nếu cơ thể trẻ chỉ bị một vài đốm mụn cha mẹ có thể tham khảo bác sĩ loại thuốc bôi và điều trị cho trẻ tại nhà mà không cần đến viện.
Nhưng nếu bỏng dạ ở trẻ mức độ nặng nề, trẻ cần được khám và điều trị tại bệnh viện. Bởi khi đó, trẻ không chỉ cần 1 loại thuốc bôi bôi đặc trị mà còn cần kết hợp thuốc uống và bổ sung dinh dưỡng cần thiết.
Một số loại thuốc điều trị bỏng dạ không thể sử dụng cho trẻ sơ sinh. Mẹ cần đưa trẻ đến khám và điều trị tại bệnh viện. Nếu tự điều trị mà sai cách thì hậu quả để lại là rất khôn lường.
Còn với các bé ngoài phạm vi kể trên, có sức đề kháng khỏe mạnh, bạn chỉ cần theo dõi mức độ bỏng dạ phát triển trên người bé sau đó tham khảo từ chuyên gia, bác sĩ một số loại thuốc và có thể tự điều trị cho con tại nhà.
Mách mẹ cách điều trị bỏng dạ tại nhà cho trẻ
Vệ sinh vết bỏng dạ
Bước đầu tiên mẹ có thể chăm sóc bé là giữ vệ sinh vết bỏng dạ luôn sạch sẽ để hạn chế nguy cơ lây lan rộng trên cơ thể và nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra. Có thể sử dụng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý lau hàng ngày. Các vết mụn bỏng dạ đã vỡ có thể sử dụng dung dịch rửa vùng da tổn thương của Nacurgo (Chai màu xanh) để loại bỏ dịch nhầy, tế bào chết.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
Tiếp theo mẹ có thể bôi một số loại thuốc theo đơn kê của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng bừa bãi. Quá trình bôi thuốc cũng cần tuân thủ phác đồ điều trị. Không nên bôi hôm có hôm không mà cần bôi đều đặn cho đến khi bỏng dạ được chữa khỏi hoàn toàn.
Băng vết mụn bỏng dạ hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn
Bỏng dạ không biến chứng sẽ không để lại sẹo thâm. Thế nhưng các đốm mụn chẳng may bị vỡ sớm, chảy máu sẹo thâm vẫn có thể hình thành. Băng mụn bỏng dạ sẽ hạn chế nguy cơ này đồng thời cũng là giúp đốm mụn mau lành lại.
Dung dịch xịt tạo màng sinh học của Nacurgo sẽ giúp tạo ra một lớp màng bảo vệ mụn bỏng dạ tránh vỡ và nếu đã bị vỡ thì nó sẽ ngăn vi khuẩn không thể tiếp xúc qua vết mụn hở. Ngoài ra trong dung dịch còn chứa tinh chất nghệ Nano Curcumin và tinh chất trà xanh giúp sát khuẩn nhẹ nhàng, giúp đốm mụn chóng lành mà không tương tác với thuốc, không làm mất đi hiệu quả của thuốc.
Để tìm mua sản phẩm Nacurgo ở các hiệu thuốc trên toàn quốc có thể XEM TẠI ĐÂY
Để đặt hàng online giao tại nhà với giá niêm yết BẤM VÀO ĐÂY
Theo dõi sự lành lại
Nếu trẻ có biểu hiện bất thường như đốm mụn mãi không khô miệng, kèm theo sốt, ho, khó thở, tức ngực. Cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để điều trị biến chứng kịp thời.
Phương pháp khác
Trong dân gian còn có lưu truyền một phương pháp khác giúp chữa bỏng dạ rất hiệu quả đó là sử dụng lá đun nước và tắm cho trẻ. Tuy nhiên cách này mang lại hiệu quả khá chậm và có thể gây ra một số kích ứng cho trẻ có làn da non nớt, nhạy cảm. Vì vậy, nếu có sử dụng lá để tắm cũng cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ ứng với từng mức độ bệnh trẻ gặp phải.
➤ Tham khảo thêm: Tổng hợp những loại lá tắm chữa bệnh bỏng dạ
Chú ý kết hợp dinh dưỡng, bỏng dạ mau lành hơn
Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng quyết định vết bỏng dạ mau hay chậm lành. Mức độ cải thiện bệnh bỏng dạ ở trẻ có thể kém đi nếu mẹ cho trẻ ăn những thực phẩm không phù hợp và cũng có thể nhanh khỏi, hạn chế tổn thương nếu sử dụng thực phẩm cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.
Một số thực phẩm mẹ nên cho trẻ ăn: trái cây giàu vitamin C, chất chống oxy hóa, các loại rau xanh có tính mát như rau cải bắp, rau bina, bông cải xanh, dưa chuột, một số thực phẩm giàu kẽm, canxi để tăng cường miễn dịch, tránh nhiễm trùng mụn ở trẻ nhỏ.
Nên hạn chế những đồ ăn cay nóng, kiêng thịt gà, đồ nếp, hạn chế những thực phẩm từ bơ, phô mai vì nó có thể khiến da tiết nhiều dầu hơn khiến đốm mụn phát triển nhanh hơn…
Phòng ngừa bỏng dạ cho con trẻ
- Hạn chế cho con trẻ tiếp xúc với những người mang mầm bệnh, những người đang có biểu hiện sốt không rõ nguyên nhân vì nếu là sốt virus thì nguy cơ lây lan cho bé cũng là rất cao.
- Tiêm phòng vắc xin là cách phòng ngừa hữu hiệu cho bệnh lây nhiễm cấp tính này. Có đến 90% trẻ tương tác tốt với vắc xin, không bị bỏng dạ trong suốt thời gian về sau, 10% còn lại có thể vẫn mắc bệnh lại nhưng mức độ rất nhẹ, không đáng kể.
- Nên chuẩn bị đồ dùng cá nhân riêng biệt để tránh bị lây nhiễm bệnh cho trẻ trong phạm vi gia đình.
- Kiêng không để cho những người xung quanh thơm trẻ. Hành động này tưởng chừng là thể hiện tình yêu thương nhưng với hệ miễn dịch non nớt nó lại tiềm ẩn lây nhiễm các bệnh lây qua đường hô hấp, trong đó có bỏng dạ.
- Vệ sinh mũi, họng một cách thường xuyên bằng nước muối sinh lý, rửa tay cho bé bằng xà phòng, sát khuẩn bằng cồn nếu cần thiết.
- Nếu cho bé tiếp xúc ở nơi công cộng. Cần đeo khẩu trang để hạn chế lây lan bỏng dạ từ những bệnh nhân trong cộng đồng. Đây cũng là biện pháp để hạn chế và phòng ngừa các bệnh lý về hô hấp.
Lưu ý quá trình chăm sóc điều trị bỏng dạ cho trẻ
Một số lưu ý cả mẹ và bé cần biết trong quá trình chăm sóc và chữa bỏng dạ cho trẻ:
- Hạn chế việc trẻ gãi vào các đốm mụn gây vỡ, có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng.
- Nên cắt móng tay cho trẻ và cả cho người chăm sóc trẻ.
- Khi tắm cho trẻ, hãy tắm ở nơi khuất gió, sử dụng nước ấm, không quá nóng và không quá lạnh.
- Sử dụng thiết bị bảo hộ và giặt sạch ngay sau đó để ngăn chặn lây nhiễm cho cộng đồng.
- Luôn giữ nhiệt độ phòng ở mức mát để giảm ngứa, ngăn tiết mồ hôi.
- Chấn an tâm lý trẻ để bé không sợ hãi và quấy khóc khi bị bệnh.
Hy vọng những thông tin Nacurgo chia sẻ, các mẹ sẽ hiểu hơn về bỏng dạ ở trẻ và các cách chăm sóc và xử lý đúng cách. Ngoài ra, các mẹ có thể gọi điện đến tổng đài 1800.6626 miễn cước giờ hành chính để được tư vấn thêm thông tin về bỏng dạ ở trẻ nhé.
Nguồn tham khảo
https://www.nhs.uk/conditions/chickenpox/
https://www.healthychildren.org/English/health-issues/vaccine-preventable-diseases/Pages/Varicella-ChickenPox.aspx#:~:text=Most%20children%20with%20chickenpox%20have,surrounded%20by%20a%20reddened%20area.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chickenpox/symptoms-causes/syc-20351282