Tất cả các bộ phận trên cơ thể bạn đều có nguy cơ bị bỏng do sự bất cẩn hàng ngày. Trong đó môi là bộ phận không ngoại lệ. Nếu đang bị bỏng môi và tìm kiếm cách chữa trị thì đừng bỏ qua thông tin chia sẻ ở bài viết này nhé.
Mục lục
Thực tế da môi có cấu tạo rất khác so với vùng da khác trên cơ thể. Nó mỏng và nhạy cảm hơn nhiều. Thậm chí sâu bên trong còn có chứa rất nhiều dây thần kinh cảm giác. Chính vì thế, bỏng môi càng nặng sẽ càng nguy hiểm. Lúc này sẽ không còn là vấn đề thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến các chức năng, nhiệm vụ của môi.
Những tác nhân gây bỏng môi
Không ai mong muốn nhưng hiện nay những tai nạn bỏng môi vẫn thường xuyên xảy ra. Không chỉ với người lớn mà tỉ lệ trẻ nhỏ bị bỏng môi cũng ngày một tăng cao. Tác nhân gây bỏng môi ở trẻ em và người lớn cũng có sự khác nhau rõ rệt. Một số tác nhân gây bỏng môi Nacurgo liệt kê dưới đây sẽ chỉ rõ hơn điều đó:
- Đầu tiên là do tác nhân nhiệt nóng tác động vào vùng môi khiến môi bị bỏng rộp. Phải kể đến là: Bỏng đồ ăn quá nóng, bỏng nước nóng, bỏng môi do quá trình chiên dầu bắn vào… Các tác nhân bỏng trong trường hợp này có thể gây ra cho cả người lớn và trẻ em
- Bị bỏng môi do uống nhầm axit: Nguy cơ này ít xảy ra nhưng không phải là không thể. Bởi nước và axit đều không màu, không mùi. Gần đây trong 1 cuộc thi tìm kiếm tài năng Việt Nam got talent. Một thí sinh biểu diễn đã uống nhầm 1 cốc axit trong phần thi tài năng của mình khiến môi bị bỏng nghiêm trọng trước sự chứng kiến của nhiều người. Nguy cơ này cũng có thể xảy ra ở trẻ nhỏ do thiếu hiểu biết và bất cẩn của các bậc phụ huynh.
- Bỏng môi do quá trình làm đẹp tại các thẩm mỹ viện: Một tác nhân khác gây bỏng môi cho chị em phụ nữ đó chính là bị bỏng trong quá trình làm đẹp tại thẩm mỹ viện không đảm bảo, thiếu uy tín. Nếu không được điều trị kịp thời vết bỏng môi có thể bị nhiễm trùng, tiến triển thành hoại tử môi nguy hiểm.
- Bỏng môi do dị ứng mỹ phẩm kém chất lượng: Một số loại mỹ phẩm có chứa các chất không phù hợp khi sử dụng bôi lên môi có thể khiến vùng môi bị bỏng, phồng rộp.
- Bỏng môi, miệng do ăn nhầm các chất tẩy rửa: Tác nhân này thường gây ra cho trẻ nhỏ bởi sự tò mò và khám phá của chúng. Đã có trường hợp trẻ bị bỏng môi, hoại tử môi khi ăn nhầm phải bột tẩy bồn cầu do sự bất cẩn của cha mẹ.
- ….
Bạn có đang bị bỏng môi do các tác nhân phía trên không? Dù là tác nhân nào gây ra thì nó cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày. Vì thế cần cẩn thận hơn đối với các tác nhân này trong đời sống hàng ngày bạn nhé.
☛ Xem thêm: Bỏng dầu ăn bôi gì cho mau lành và không để lại sẹo?
Tác hại không lường khi bạn bị bỏng môi
Một vết bỏng thông thường ở chân tay có thể gây hệ lụy kéo dài đến hàng chục năm. Và khi bị bỏng môi cũng vậy, bạn có thể sẽ phải chịu đựng những hệ lụy không nhỏ đến cuộc sống của mình. Vậy đó là gì?
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt: Dù sau này bỏng ở môi có thể chữa khỏi thì khả năng để lại sẹo cũng rất cao gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt. Nhất là với chị em phụ nữ. Tuy có thể dùng son che đi nhưng chắc chắn phần sẹo bỏng ở môi sẽ có màu đậm hơn các chỗ khác.
- Gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý: Với vết sẹo ở trên môi, bạn rất khó có thể che chắn. Khi đó tâm lý của bạn có thể bị ảnh hưởng không ít. Đó là cảm giác tự ti, tiêu cực.. ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày.
- Nếu bỏng môi mức độ nặng có thể ảnh hưởng đến chức năng của môi: Một số tại nạn có thể khiến môi bị biến dạng, mất cảm giác môi dù đã được điều trị và tạo hình bình thường.
- Hạn chế những cơ hội việc làm của những ngành nghề yêu cầu thẩm mỹ cao. Nếu công việc của bạn không yêu cầu ngoại hình, khuôn mặt thì không vấn đề. Thế nhưng nếu có thì vết sẹo do bị bỏng môi để lại có thể gây bất lợi tương đối lớn đấy….
Mách cách trị bỏng môi an toàn không để lại sẹo
Vậy nếu chẳng may bị bỏng ở môi phải làm thế nào? Nếu đang tìm kiếm câu trả lời bạn hãy tham khảo những thông tin dưới đây nhé:
Đối với bỏng môi do nhiệt độ, bỏng mức độ nhẹ
Bị bỏng môi do tác nhân nhiệt, mức độ nhẹ bạn có thể không cần đến bệnh viện. Có thể sơ cứu và chăm sóc vết bỏng môi tại nhà theo các bước sau đây:
Làm mát vết bỏng môi với nước
Ngay khi bị bỏng do nhiệt bạn cần làm mát vết bỏng bằng cách ngâm môi vào trong nước mát. Điều này giúp làm giảm tổn thương cho vết bỏng ở môi, ngăn không cho nguồn nhiệt gây tổn thương vào mô bên trong. Ngoài ra cách này còn làm sạch vết bỏng giúp giảm đau rát, giảm viêm sưng tại vị trí vết bỏng.
Thời gian ngâm trong nước nên từ 15 đến 20 phút. Không nên ngâm quá lâu vì có thể khiến vết bỏng môi bị hoại tử.
Sử dụng mật ong cho vết bỏng môi
Vết bỏng ở môi rất khác so với bỏng ở các bộ phận khác trên cơ thể. Vùng da môi mềm và nhạy cảm hơn rất nhiều. Nên khi chọn bất kỳ nguyên liệu nào sử dụng cho vết bỏng môi đều cần đảm bảo tính an toàn và dịu nhẹ. Sự dụng mật ong là phương pháp đáp ứng các yêu cầu đó.
Mật ong đóng vai trò như một chất kháng sinh tự nhiên, vừa giúp xoa dịu cảm giác đau rát khi bị bỏng môi mà còn giúp chăm sóc vết bỏng giúp quá trình lành lại được nhanh hơn. Bạn có thể lấy một chiếc tăm bông sạch quệt một lượng mật ong vừa đủ vừa đưa lên vùng môi bị bỏng đã làm sạch. Trong lúc này bạn để mật ong khô lại tự nhiên và không bôi thêm bất cứ thứ gì lên môi nữa.
Cần vệ sinh vết bỏng môi sau mỗi lần bôi tiếp theo. Lưu ý hạn chế đi lại, tiếp xúc bụi bẩn vì sự kết dính của mật ong sẽ khiến bụi bẩn dính vào và gây nhiễm trùng cho môi.
Bôi nha đam chữa bỏng môi
Nha đam hay còn gọi là lô hội là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi làm các chế phẩm trị bỏng. Tuy nhiên tại vết bỏng ở môi Nacurgo khuyên nên sử dụng gel nha đam tươi vì những loại thuốc bôi nếu chẳng may nuốt phải sẽ ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe người bệnh.
Nha đam vừa giúp làm dịu vết bỏng môi vừa chăm sóc vùng môi đúng hướng để nó lành lại nhanh chóng mà không để lại sẹo. Bạn chỉ cần lấy một chút gel nha đam sau đó bôi lên vùng môi bị bỏng. Bạn có thể để lô hội trong ngăn mát tủ lạnh sẽ mang đến hiệu quả cải thiện tốt hơn.
Sử dụng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng) chăm sóc vết bỏng môi
Bước 3: Băng vết bỏng tại môi, tránh tiếp xúc nước, đồ ăn
Sau khi dã rửa sạch và làm mát vết bỏng môi, bạn cần băng vết bỏng môi lại để ngăn chặn tiếp xúc. Bạn biết đấy, môi nằm ở vị trí ngay nơi bạn thu nạp thức ăn hàng ngày, nên không tránh được sư rơi vãi đồ ăn thức uống lên vùng môi bị bỏng. Nếu để đồ ăn mặn, mỡ rơi vào vết bỏng ở môi thậm chí có thể gây ra nhiễm trùng. Nhưng để sử dụng băng bằng gạc cũng không phải là cách hay. Đồ ăn uống vẫn có thể thấm vào băng gạc và tiếp xúc với phần môi bình thường. Thậm chí nếu băng bằng gạc sẽ cực kỳ khó khăn trong việc ăn uống và thay băng gạc hàng ngày.
Giải pháp đưa ra chính là băng vết bỏng ở môi với màng sinh học Polyesteramide. Lớp màng như một lớp da nhân tạo giúp ngăn chặn tiếp xúc của đồ ăn lên bề mặt vết thương đồng thời tạo ra môi trường lý tưởng cho vết bỏng ở môi nhanh chóng lành lại và không để lại sẹo.
Nacurgo – màng sinh học là một giải pháp ưu việt trong chăm sóc bảo vệ vết bỏng trên môi
Tại Việt Nam, lớp màng sinh học này đã có trong sản phẩm Nacurgo dạng xịt tiện dụng với nhiều ưu điểm vượt trội. Chiết xuất siêu phân tử nghệ giúp kháng viêm, chống gốc tự do, hạn chế để lại sẹo, đồng thời tinh chất trà xah giúp sát khuẩn giúp cho vết bỏng môi mau lành hơn.
Bạn có thể tìm mua sản phẩm tại các nhà thuốc trên toàn quốc “TẠI ĐÂY”
Đặt hàng online theo giá niêm yết – GIAO HÀNG TẬN NHÀ: TẠI ĐÂY
Đối với bỏng môi do hóa chất, mỹ phẩm, bỏng nặng nề
Đối với người bệnh bị bỏng môi ở mức độ nặng nề, bỏng hóa chất, mỹ phẩm bạn cần thực hiện ngâm môi vào nước sạch, nước mát để làm loãng hóa chất, giảm bớt tổn thương cho vùng môi. Sau đó cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ sơ cứu và điều trị chuyên khoa. Bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau để hạn chế nguy cơ tổn thương sâu hơn cho vết bỏng ở môi.
Bạn tuyệt đối không tự ý xử lý bỏng môi do hóa chất vì có thể gây ra các phản ứng hóa học khiến vết bỏng môi nặng nề hơn.
Lưu ý khi trị bỏng ở môi
Trong quá trình điều trị bỏng ở môi bạn cần lưu ý một số thông tin cơ bản sau đây:
- Tuyệt đối khi bị bỏng môi không nên ngâm vết bỏng trong nước đá vì sự chênh lệch nhiệt độ có thể khiến các mô môi bị chết đi gây hoại tử. Đây vẫn là sai lầm của không ít người hiện nay.
- Nếu bị sưng môi, môi xuất hiện màu sắc sẫm bạn cần đến gặp ngay bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng vết bỏng trên môi.
- Không bôi kem đánh răng lên môi lúc này vì điều này có thể khiến bạn có nguy cơ bị bỏng kiềm.
- Trong quá trình điều trị cố gắng uống nhiều nước, ăn các thức ăn nguội, nhạt. Tránh ăn đồ nóng, mặn vì nó có thể làm vết bỏng môi thêm trầm trọng, đau đớn.
- Tránh ăn cay, tránh sử dụng rượu bia trong bữa ăn hàng ngày.
- Nếu lựa chọn chữa bỏng môi bằng mật ong cần chú ý lựa chọn mật ong nguyên chất, đảm bảo chất lượng, không pha tạp chất mới có thể đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
- Hạn chế hoạt động miệng. Nếu có việc đi ra ngoài nên đội mũ rộng vành, che chắn cẩn thận, tránh để môi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thơi gian lâu vì điều này có thể làm vết bỏng bị tổn thương sâu hơn.
Giải đáp thắc mắc:
Bạn đã biết mình phải làm gì khi bị bỏng môi chưa? Hi vọng bạn sẽ biết cách sơ cứu và điều trị bỏng môi đúng cách an toàn nếu chẳng may bạn và gia đình gặp phải vấn đề này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác bạn có thể liên hệ đến số hotline: 1800.6626 (miễn cước) để được tư vấn và giải đáp. Chúc các bạn mau khỏe!