Gần đây có nhiều thông tin cho rằng bị bỏng dạ tắm lá sẽ giúp những đốm mụn nước nhanh khỏi hơn. Thông tin này có đúng không? Nếu có thì nên tắm loại lá gì? Xác thực cùng Nacurgo qua những thông tin dưới đây.
☛ Tham khảo trước: Nốt thuỷ đậu mới mọc – Cách nhận biết và xử lý!
Mục lục
Bỏng dạ có nên tắm hay không?
Theo quan niệm của cha ông từ xa xưa thì khi bị bỏng dạ cần phải kiêng tuyệt đối với nước, không được tắm rửa trong suốt thời gian lên mụn. Rất nhiều người áp dụng điều này và nhận ra đây là quan niệm sai lầm trong quá trình chăm sóc người bệnh bỏng dạ. Với y học hiện đại ngày nay, việc vệ sinh sạch sẽ các vết mụn thủy đậu rất quan trọng. Bởi nguy cơ nhiễm trùng vết mụn là rất cao nhất là khi mụn bỏng dạ bị vỡ.
Ngoài ra, các bác sĩ còn cảnh báo rằng thủy đậu là một bệnh lý do virus gây ra những vết mụn nước. Kiêng tắm vô tình có thể khiến mụn bị bội nhiễm thêm vi khuẩn, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình lành lại.
☛ Có thể bạn thắc mắc: Bỏng dạ, thủy đậu là một bệnh hay 2 bệnh khác nhau?
Người bệnh bỏng dạ nên tắm thế nào?
Nhận biết được tầm quan trọng của việc vệ sinh các đốm mụn nên việc tắm rửa khi bị bỏng dạ đã được người bệnh chú tâm hơn. Tuy nhiên, việc tắm rửa cho người bệnh cần có những lưu ý sau đây:
- Nên tắm trong thời gian từ 5 đến 10 phút. Không tắm quá lâu sau khoảng thời gian này, bởi lớp da trên cơ thể nếu ngâm nước quá lâu có thể bị mủn và dễ vỡ hơn.
- Nếu bạn tắm bồn, cần vệ sinh bồn trước và sau khi tắm.
- Thao tác tắm rửa nhẹ nhàng. Không chà sát mạnh, gãi để tránh làm vỡ mụn bỏng dạ.
- Nhiệt độ tắm nước ấm vừa đủ, không quá nóng và cũng không quá lạnh.
- Sau khi tắm nên sử dụng khăn mềm, thấm khô nước.
- Không dùng các loại xà phòng có chất tẩy mạnh vi nó có thể làm tình trạng bỏng dạ thêm nghiêm trọng. Thay vào đó nên sử dụng xà phòng dịu nhẹ hoặc nước muối loãng.
- Nên cắt móng tay trước khi tắm để không làm vỡ mụn thủy đậu.
- Trong trường hợp tắm cho con trẻ, phụ huynh cần trang bị găng tay hoặc khẩu trang nếu nằm trong đối tượng có nguy cơ lây nhiễm.
- Thủy đậu nên tắm bằng một số loại lá được nghiên cứu và mang lại hiệu quả thực tế cho số đông bệnh nhân.
☛ Gửi bạn: Bệnh thủy đậu có lây không?
Bỏng dạ tắm lá gì sẽ nhanh khỏi?
Các chuyên gia cho biết, bạn có thể tắm bằng nước đun sôi sau đó để ấm hoặc một số loại nước lá để các đốm mụn bỏng dạ nhanh khỏi, hạn chế lây lan sang các khu vực khác. Dưới đây là một số loại lá có thể sử dụng làm nước tắm khi bị bỏng dạ. Đây cũng là giải pháp được các chuyên gia, y bác sĩ khuyên dùng.
Bỏng dạ tắm lá kinh giới
Theo kinh nghiệm từ dân gian truyền lại, lá kinh giới là một loại lá lành tính, có tác dụng làm mát da, giải độc và thanh lọc cơ thể cùng một số tác dụng tốt cho làn da. Chính vì thế nó đã trở thành nguyên liệu để đun nước tắm cho người bệnh bị thủy đậu (bỏng dạ). Lá kinh giới sẽ giúp các vết mụn bỏng dạ giảm bớt triệu chứng ngứa, vết mụn cũng nhanh chóng khô lại hơn. Cách làm nước lá kinh giới tắm tương đối đơn giản như sau:
- Lá kinh giới chuẩn bị khoảng 50 gam. Nếu không có kinh giới tươi có thể sử dụng lá khô với trọng lượng thấp hơn.
- Rửa sạch lá kinh giới nhiều lần với nước sau đó cho vào nồi và đun sôi với 1,5 lít nước
- Chờ lá kinh giới nguội khoảng 50 độ C sau đó pha thêm với nước sạch và tắm. Lưu ý không nên tắm với nước quá nóng vì có thể ảnh hưởng đến các đốm mụn. Và với trẻ nhỏ ở nhiệt độ 50 độ C nếu tiếp xúc lâu cũng có thể gây bỏng cho bé.
- Sử dụng mỗi ngày trong quá trình bị bỏng dạ để giảm ngứa, giảm lây lan sang các khu vực khác và vết bỏng dạ sẽ nhanh chóng kết vẩy
Tắm lá chè xanh trị thủy đậu
Câu trả lời cho thắc mắc: Bị bỏng dạ tắm lá gì? không thể không nhắc đến lá chè xanh. Đây là một nguyên liệu sẵn có, được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Không chỉ ứng dụng cao trong thực phẩm chế biến, lá trà xanh còn được sử dụng để kiểm soát triệu chứng của bỏng dạ hiệu quả. Nó như một kháng sinh tự nhiên giúp chữa lành vết thương ở các đốm mụn, kháng khuẩn, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn nên hạn chế phần nào nguy cơ nhiễm trùng đốm mụn nguy hiểm.
Bạn có thể chuẩn bị nước lá chè tắm khi bị thủy đậu như sau:
- Dùng một nắm lá chè khoảng 50 đến 100 gam rửa sạch với nước, sau đó vò sạch rồi cho vào nồi
- Cho thêm một chút muối hạt và khoảng 2 lít nước vào đun sôi
- Lọc nước loại bỏ phần bã chè. Pha thêm nước lọc để đảm bảo nhiệt độ ấm thích hợp cho việc tắm.
- Nếu sử dụng nước chè xanh để tắm, nên sử dụng từ 2 đến 3 lần/tuần. Kiên trì dùng trong quá trình bị bỏng dạ.
Tắm lá sầu đâu
Lá sầu đâu hay còn gọi là lá xoan Ấn Độ (lá Neem) được sử dụng rộng rãi làm thuốc trị các bệnh ngoài da ở cả người lớn và trẻ em. Với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn tuyệt vời, nên bài thuốc được ứng dụng để tắm hiệu quả cho bệnh nhân bị bỏng dạ.
Thực hiện nước lá tắm này rất đơn giản:
- Chuẩn bị khoảng 300 gam lá sầu đâu rửa sạnh với nước sau đó đun cùng 1 lít nước.
- Đun sôi nước khoảng 30 phút thì tắt bếp, loại bỏ phần lá và lọc lấy phần nước.
- Pha với nước sạch để nhiệt độ ấm vừa phải là có thể tắm.
- Sử dụng hàng ngày trong suốt quá trình bị bỏng dạ để giảm ngứa, thúc đẩy làm lành các đốm mụn.
Bị thủy đậu tắm lá tre
Lá tre được biết đến trong Đông Y là một thảo dược lành tính, vị ngọt thanh, có tác dụng tốt cho 2 tâm phế và kinh. Lá tre được sử dụng nhiều trong Y học phương Đông để phòng giúp thanh nhiệt, lợi tiểu… Ngoài ra Y học hiện đại ngày nay còn tìm thấy một số hoạt chất trong lá tre tốt cho điều trị các vết mụn viêm do thủy đậu (bỏng dạ) gây ra.
Không chỉ dùng để sắc thuốc uống. Lá tre còn có thể đun thành nước để tắm với cách làm đơn giản như sau:
- Sử dụng một nắm lá tre, rửa thật sạch sau đó vò nát rồi cho vào nồi.
- Thêm khoảng 1 đến 2 lít nước và đun sôi khoảng 10 đến 15 phút.
- Sau đó lọc lấy phần nước lá tre rồi pha thêm nước là có thể tắm.
- Bài thuốc có thể làm giảm ngứa, làm lành tổn thương ở các vết mụn đồng thời cũng giúp kháng khuẩn kháng viêm một cách nhẹ nhàng.
- Sử dụng hàng ngày trong quá trình bị bỏng dạ để cảm nhận hiệu quả cải thiện rõ rệt.
Tắm lá mướp đắng
Mướp đắng được minh chứng có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người như: giải độc, thanh nhiệt cơ thể, là thành phần làm đẹp da tự nhiên. Gần đây mướp đắng còn được nghiên cứu mang đến hiệu quả tương đối tốt trong việc giảm ngứa, giảm các đốm mụn bỏng dạ, giúp các đốm mụn mau lành hơn.
Tác dụng của mướp đắng cải thiện bệnh thủy đậu rõ rệt nhất khi được nấu lên làm nước tắm. Và kết quả được nâng cao hơn nữa khi kết hợp cùng lá kinh giới.
Cách nấu nước lá tắm đơn giản như sau:
- Lấy 1 nắm lá mướp đắng và 1 nắm lá kinh giới rửa sạch với nước để ráo nước
- Đem hỗn hợp 2 lá giã nát. Thêm 1 bát nước rồi lọc bỏ bã
- Pha phần nước cốt đã lọc bên trên với nước ấm và một chút muối ăn để tắm trong quá trình bị bỏng dạ.
- Sử dụng hỗn hợp kiên trì trong khoảng thời gian bị bệnh
Lưu ý khi chữa bỏng dạ bằng lá tắm
Nacurgo gửi bạn một số lưu ý cần thiết trong quá trình tắm nước lá cho người bị bỏng dạ (thủy đậu)
- Không phải loại lá nào cũng phù hợp với người bệnh, có nước lá tắm rất tốt với người này nhưng lại là tác nhân gây kích ứng da với người khác. Nếu lựa chọn phương án tắm lá bạn cần thử trước trên một vùng da trước khi tắm lên toàn bộ cơ thể.
- Nếu quá trình tắm thấy xuất hiện triệu chứng bất thường như nổi thêm mẩn đỏ, ngứa ngáy, phát ban, cần ngừng ngay việc tắm lá và đến bệnh viện gần nhất để được tư vấn cách xử lý kịp thời.
- Người bệnh cần hiểu các loại lá sẽ có tác dụng lâu hơn so với việc bôi thuốc nhưng kèm với đó là sự an toàn, lành tính. Vậy khi chọn bất kỳ loại lá gì tắm bỏng dạ nên kiên trì sử dụng.
- Nên chọn các loại lá có nguồn gốc tự nhiên rõ ràng, không nhiễm thuốc trừ sâu, không nhiễm hóa chất từ môi trường để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
- Khi bị bệnh cần thăm khám từ bác sĩ, nếu tắm nước lá cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ tránh tương tác với thuốc bôi chỉ định.
- Quần áo người bệnh có thể ngâm vào nước lá, sau đó giặt sạch và phơi trời nắng để tiêu diệt vi khuẩn, virus từ đốm mụn. Nên sử dụng chậu giặt riêng.
- Tăng cường bổ sung dinh dưỡng thiết yếu và phù hợp cho vết bỏng dạ mau lành hơn.
- Hạn chế đi ra ngoài, tiếp xúc với bạn bè, người thân trong quá trình bị bệnh.
☛ Mời xem thêm thông tin: Bị bỏng dạ bôi thuốc gì?
Nhanh khỏi bỏng dạ với bộ đôi Nacurgo
Sản phẩm Nacurgo tạo màng sinh học và dung dịch xịt rửa da hư tổn
Bỏng dạ không có biến chứng hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà. Để cải thiện nhanh tình trạng bỏng dạ, ngăn sẹo hình thành người bệnh cần chăm sóc và điều trị tại nhà đúng cách. Đây là quy trình chăm sóc vết bỏng dạ với bộ đôi Nacurgo giúp đẩy nhanh quá trình lành bệnh, ngừa sẹo xấu:
- Bước 1: Làm sạch đốm mụn bằng dung dịch rửa sạch da hư tổn Nacurgo giúp làm sạch dịch, vết nhầy, tế bào chết và bụi bẩn nơi đây.
- Bước 2: Bôi thuốc theo tư vấn và chỉ dẫn từ bác sĩ.
- Bước 3: Băng những đốm mụn bằng dung dịch tạo màng sinh học Nacurgo để hạn chế dịch tiết có thể lây lan đến các bộ phận khác trên cơ thể. Lớp màng tạo ra đóng vai trò như một lớp da nhân tạo, ngăn không cho vi khuẩn, khói bụi xâm nhập gây nhiễm trùng. Đồng thời, tinh chất SIÊU PHÂN TỬ NGHỆ và TRÀ XANH có trong màng sinh học giúp sát khuẩn nhẹ, không tương tác với thuốc nên tạo môi trường giúp vết bỏng dạ lành lại nhanh chóng.
- Bước 4: Theo dõi đốm mụn thủy đậu, Nếu có dấu hiệu bất thường, nhiễm trùng cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Như vậy Nacurgo đã gửi đến bạn những thông tin cần thiết giải đáp cho thắc mắc: “Bỏng dạ tắm lá gì?” của đông đảo người bệnh. Tuy nhiên giải pháp này chữa thủy đậu hiệu quả hay không cũng phụ thuộc vào từng đối tượng và cơ địa của mỗi người khi sử dụng. Tất nhiên, đây vẫn là giải pháp tốt hơn nhiều so với quan niệm kiêng nước trong dân gian.