Bỏng là một trong những tai nạn bất thường có thể xảy đến hàng ngày với bạn. Vậy chẳng may bị bỏng phải làm sao?
Nếu mức độ nhẹ bạn có thể chữa bỏng tại nhà nhưng nếu vết bỏng nặng, diện rộng nguy hiểm bạn phải sử dụng kết hợp thuốc uống, thuốc bôi để cải thiện làm lành nó. Không phải mọi loại thuốc chữa bỏng trên thị trường đều tốt. Nếu sử dụng không đúng thuốc sai cách bạn có thể làm mức độ bỏng thêm nặng hơn, kéo dài thời gian phục hồi. Bài viết hôm nay Nacurgo sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi: “Bị bỏng bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?” – Những giải đáp đến từ chuyên gia.
Mục lục
Các mức độ tổn thương khi bị bỏng
Bị bỏng thường gây cho bạn cảm giác đau, rát rất khó chịu. Vì đều có cảm giác đau đớn nên đôi khi bạn thường lầm tưởng vết bỏng nào cũng giống nhau và đều có thể chăm sóc cùng 1 cách. Nhưng đây là quan niệm sai lầm. Bỏng cũng có nhiều cấp độ, mỗi cấp độ sẽ có những biểu hiện khác nhau, từ đó cách sơ cứu và điều tri cũng không hề giống nhau. Cụ thể:
- Bỏng cấp độ 1: Da bị đỏ, sưng nhẹ và không bị phồng rộp hay xuất hiện biến chứng nguy hiểm, ít có nguy cơ để lại sẹo trên da.
- Bỏng cấp độ 2: Da có dấu hiệu phồng rộp, đau đớn, xuất hiện các bọc nước tuy nhiên các phần mô, tế bào bên trong không bị tổn thương.
- Bỏng cấp độ 3: Không chỉ lớp da bị tổn thương mà vết bỏng đã gây tổn thương sâu bên trong, tác động đến các dây thần kinh làm tê liệt chúng. Vùng da bị bỏng có màu trắng, đen hoặc xám.
- Bỏng cấp độ 4: Đây là mức độ bỏng nguy hiểm nhất mà bỏng gây ra. Biểu hiện là những tổn thương ăn sâu vào mô, tế bào, thậm chí là tổn thương vào cả gân, xương, đường kính vết bỏng lớn, khả năng phục hồi thấp…
Nếu bỏng ở cấp độ 1 bạn chỉ cần sơ cứu đúng cách tại nhà là có thể được cải thiện. Nhưng các mức độ nặng hơn thì vết bỏng cần được điều trị kết hợp với thuốc uống, thuốc bôi. Nhất là bỏng mức độ 3 và 4 bạn cần đến bệnh viên chuyên khoa để điều trị, không tự ý sử dụng các phương pháp chữa bỏng dân gian vì đây đều là những phương pháp chưa được kiểm chứng có thể gây tổn thương nặng nề hơn cho vết bỏng của bạn.
☛ Chi tiết hơn trong bài viết: Tổng quan về BỎNG
Một số nguyên nhân gây bỏng thường gặp
Theo ngôn ngữ chuyên ngành, bỏng gây ra các tổn thương về da như: Viêm cấp tính da, bỏng biểu bì, bỏng trung bì. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bỏng, nhưng một số nguyên nhân nêu dưới đây thường gặp nhất, chiếm tỉ lệ % cao hơn hẳn:
- Nguyên nhân bỏng do nhiệt (bỏng nóng và bỏng lạnh) là thường gặp nhất, theo thống kê thì nó chiếm đến 84 đến 93%
- Bỏng nhiệt khô do cơ thể tiếp xúc với tác nhân lửa cháy, lửa điện, những thanh kim loại nóng hồng, những mối hàn, bỏng bô xe máy…
- Bỏng nhiệt ướt xảy ra thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày do tác tác nhân như nước sôi, bỏng dầu mỡ, thức ăn nóng sôi, hơi nước nồi áp suất và đun nấu thông thương…
- Bỏng do các tác nhân khác như: Bỏng axit, bỏng dòng điện, bỏng do bức xạ…
Nếu hậu quả gây ra viêm cấp tính da tương đương vết bỏng mức độ 1, da sẽ khô đỏ, đau rát nhưng sẽ nhanh chóng khỏi sau 2 đến 3 ngày. Trường hợp này vết bỏng thường ít để lại sẹo thâm vì lớp da bị viêm sẽ lột bỏ và đều màu theo thời gian.
Bỏng biểu bì ứng với cấp 2. Triệu chứng vết bỏng là chứa các bọng dịch màu vàng nhạt, thời gian chữa lành khoảng 8 đến 12 ngày nếu điều trị tốt.
Bỏng trung bì gây tổn thương đến phần mô, tế bào, tuy nhiên giai đoạn đầu rất khó chẩn đoán. Nguyên nhân gây bỏng trung bì thường là những tác nhân lửa dữ dội kèm theo những tổn thương cơ học. Hoặc là những vết bỏng do hóa chất, ăn mòn vào mô, tế bào, gân và xương…Trường hợp này điều trị phức tap hơn, rất dễ gây hoại tử vết thương nếu không được chăm sóc và xử lý đúng cách. Thời gian trung bình để cải thiện vết bỏng khoảng 1 tháng đến 2 tháng hoặc có thể hơn tùy vào cách chăm sóc vết bỏng.
Bị bỏng bôi thuốc gì để điều trị?
Các bác sĩ chuyên khoa bỏng cho biết: Các loại thuốc bôi bỏng ngoài da bày bán trên thị trường hiện nay sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho những tổn thương bỏng ở mức độ 1. Nếu vết bỏng của bạn ở mức độ nặng, từ mức 2 đến mức nghiêm trọng hơn thì bạn cần có sự can thiệp, xử lý chuyên khoa bỏng. Vì lúc này vết bỏng có nguy cơ nhiễm trùng tương tự như vết thương hở, lan rộng, sâu đến cả lớp dưới da. Tự chăm sóc vết bỏng chỉ nên sử dụng cho vết bỏng tổn thương mức độ 1 (mức viêm da cấp tính).
Theo Bác sĩ Nguyễn Võ Hinh, sau khi xử lý sơ cứu vết bỏng, tùy vào mức độ ảnh hưởng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng các loại thuốc sau đây để chữa bỏng:
Nhóm thuốc giảm đau
Đây là loại thuốc được sử dụng khi bệnh nhân có cảm nhận đau rát không thể chịu được. Nhóm thuốc giảm đau thường dùng cơ bản như: Paracetamol hoặc một số loại thuốc kháng viêm giảm đau không chứa steroid như: Diclofenac, ibuprofen…
Thuốc sát trùng
Được sử dụng để sát trùng vết bỏng, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây nhiễm trùng vết bỏng nguy hiểm. Các loại thuốc sát trùng được sử dụng là povidone-iodine, hlorhexidine, cetrimide…Có thể thoa trực tiếp lên da hoặc sử dụng nồng độ loãng hơn theo tư vấn của bác sĩ.
Nhóm thuốc kháng sinh
Các thuốc kháng sinh được sử dụng để chủ động ngừa nhiễm trùng cho vết bỏng, giúp cho vết thương lành lại nhanh hơn. Bác sĩ sẽ là người chủ động chỉ định sử dụng các loại kháng sinh phù hợp cho từng mức độ bỏng. Thông thường lựa chọn sẽ là những loại thuốc dùng trực tiếp ngoài vết bỏng, dạng kem, dạng mỡ, dạng xịt có thành phần của polymycine, sulfadiazine bạc, neomycine…. Và một số loại thuốc uống.
Tuy nhiên cũng giống như các loại thuốc kháng sinh khác, thuốc kháng sinh trị bỏng cũng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như dị ứng da, tiêu chảy, buồn nôn… Vì thế khi sử dụng thuốc kháng sinh cần được theo dõi nghiêm ngặt để kịp thời xử lý những tác dụng không mong muốn.
Thuốc tái tạo da, tái tạo vết bỏng
Thuốc tái tạo da mới được sử dụng sau khi vết bỏng đã khô lại, không có dấu hiệu nhiễm trùng, hoại tử. Nó giúp cho vết bỏng thúc đẩy quá trình tái tạo lớp da mới và tránh để lại sẹo thâm gây mất thẩm mỹ. Một số loại thuốc có thể sử dụng cho mục đích này đó chính là thuốc mỡ rau má, madecassol, biafine, chitosan, hebermin….
Ngoài ra bạn cũng nên kết hợp ăn uống những thực phẩm phù hợp để nâng cao khả năng tái tạo và làm mờ sẹo trên vùng da bị bỏng.
Các nhóm thuốc từ dược liệu giúp vết bỏng nhẹ mau lành hơn
Các nhóm thuốc từ thảo dược sẽ có tác dụng tốt nhất tới vết bỏng nhẹ, chỉ tổn thương mức độ 1 (viêm da cấp tính). Thuốc từ dược liệu sử dụng cho vết bỏng cần được kiểm chứng cẩn thận, bởi không phải loại nào cũng mang đến tác dụng tích cực trong điều trị. Nacurgo.vn gửi đến một số loại dược liệu được sử dụng điều chế các loại thuốc bôi bỏng hiện nay:
- Nhóm thuốc từ thảo dược: Phải kể đến là nghệ, nha đam, trà xanh, mù u… Trong đó nghệ giúp nhanh chóng tái tạo lớp da mới, ngăn ngừa vết bỏng hình thành sẹo thâm, lô hội giúp làm mát, làm se phần da bị tổn thương, cấp ẩm để vết bỏng không bị khô, tạo môi trường lý tưởng để vết bỏng lành lại. Trà xanh giúp làm dịu vết bỏng nhanh chóng
- Một số thuốc thuốc từ: Dầu gan cá, các loại vitamin A, E, C, Oxyd kẽm…
☛ Xem thêm: Thực hư việc chữa bỏng bô xe máy bằng nha đam!
Băng vết bỏng bằng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng) thúc đẩy vết thương mau lành 3-5 lần
Không phải là một loại thuốc nhưng hiện nay màng sinh học Nacurgo được ứng dụng để chăm sóc vết thương khá phổ biến ở nước ta. Lớp màng sinh học Polyesteramide trong sản phẩm Nacurgo giúp khắc phục những đau đớn do quá trình thay băng gạc dính vào vết thương gây ra. Đồng thời nó như một lớp da nhân tạo giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, khói bụi môi trường qua vết bỏng, hạn chế tối đa nhiễm trùng, hoại tử vết bỏng. Ngoài ra lớp màng còn ngăn chặn sự mất hơi nước, tạo môi trường lý tưởng để vết bỏng mau lành hơn.
Tinh chất siêu phân tử nghệ Nano Curcumin giúp tái tạo tế bào da mới, ngăn chặn sự hình thành của sẹo thâm đồng thời cũng có luôn tác dụng chống viêm hiệu quả. Tinh chất trà xanh Camellia sinensis giúp kháng khuẩn, kháng viêm tốt và giúp làm dịu vết bỏng tốt hơn. Đặc biệt tất cả công dụng nói trên chỉ cần thực hiện bằng một bước xịt, vết bỏng sẽ được chăm sóc và bảo vệ khoảng từ 4 đến 5 giờ sau đó sẽ tự phân hủy sinh học mà không gây hại cho môi trường. Sau thời gian này bạn có thể xịt thêm 1 lớp màng thay thế để vết bỏng có thêm 4 đến 5 giờ chăm sóc và bảo vệ. Thật đơn giản và tiện lợi đúng không?
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO CHÍNH HÃNG TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Trên đây là những lời khuyên của chuyên gia để bạn sử dụng thuốc bôi bỏng đúng cách và đúng với mức độ bỏng của mình. Để biết thêm thông tin chi tiết mời bạn liên hệ đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6626 để được tư vấn rõ hơn về sản phẩm Nacurgo trong việc ứng dụng để chăm sóc vết bỏng nhé. Chúc vết bỏng của bạn mau chóng được phục hồi.