Bỏng dầu ăn là một trong những sự cố thường gặp trong chế biến thức ăn đặc biệt đối với các bà nội trợ, các đầu bếp. Khi đó, bạn cần xử lý bỏng dầu ăn như thế nào cho đúng? Hãy cùng tìm hiểu cách sơ cứu, xử lý bỏng dầu ăn qua bài viết dưới đây.
☛ Tham khảo trước: Quy trình sơ cứu xử lý bỏng đúng cách!
Mục lục
Khi nào cần thực hiện sơ cứu bỏng dầu ăn?
Gặp phải tình trạng dầu nóng gây bỏng, bạn cần ngay lập tức sơ cứu vết thương để tránh dầu nóng có thể lan rộng, lan sâu, đồng thời tránh nhiễm trùng vết thương và giảm đau tạm thời cho vết bỏng. Ngoài ra, việc sơ cứu ngay tại thời điểm đó sẽ giúp ích rất lớn cho quá trình điều trị. Theo các chuyên gia, việc sơ cứu nên được bắt đầu trong vòng 30 phút sau khi bỏng dầu ăn. Để thời gian lâu hơn, việc sơ cứu không đạt được hiệu quả cao nữa.
Để có cách sơ cứu và điều trị đúng được chúng ta cần biết vết bỏng của chúng ta ở mức độ nào.
Dưới đây là 2 trường hợp bỏng dầu ăn thường gặp:
Trường hợp bỏng nhẹ: Là mức độ bỏng xảy ra ở tầng hạ bì hoặc chỉ trên bề mặt da (bỏng độ 1 và bỏng độ 2), gây ửng đỏ và sưng nóng. Có thể có hoặc không xuất hiện các nốt phồng, bọng nước. Sau khoảng vài ngày đến 1 – 2 tuần, vết thương sẽ lành tuy nhiên nó có thể để lại sẹo.
Trường hợp bỏng nặng: Vết bỏng sâu và rộng (bỏng độ 3 trở lên). Cảm giác đau đớn, chảy nhiều dịch có thể lẫn máu. Bề mặt vết thương thường có màu sẫm, đen.
4 bước sơ cứu ngay khi bị bỏng dầu ăn!
Bước 1: Loại bỏ tác nhân gây bỏng
Nhanh chóng tháo bỏ quần áo, trang sức bị thấm dầu nóng ra khỏi cơ thể để tránh dầu nóng tác động xấu hơn vào vết thương và lan ra các khu vực khác.
Bước 2: Làm mát vùng da bỏng bằng nước sạch
Ngay lập tức xả nước sạch trực tiếp vào khu vực da bỏng. Việc làm mát này để làm giảm nhiệt độ bề mặt của da và giúp giảm độ sâu của vết bỏng. Thời điểm tốt nhất là sau 30 phút kể từ lúc bị bỏng. Nếu để càng lâu thì hiệu quả làm mát càng thấp.
Bạn chỉ nên sử dụng nước mát thông thường như nước máy, nước giếng, nhiệt độ tốt nhất khoảng 16 – 20oC. Không sử dụng nước ngọt, nước có ga hay nước đá để làm mát vết bỏng.
Xả nước liên tục trong vòng 15 – 20 phút. Nếu thời tiết lạnh có thể giảm thời gian xả nước cho phù hợp. Bên cạnh đó luôn chú ý giữ ấm các vùng còn lại trên người bệnh nhân. Xả nước ở mức độ vừa phải, tránh làm vỡ các phỏng nước. Sau bước ngâm rửa vết bỏng bằng nước mát, hãy để vết bỏng khô ráo.
Bước 3: Rửa vết bỏng bằng dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh)
Bước tiếp theo là làm sạch vùng da tổn thương bằng dung dịch Nacurgo. Đây là dung dịch rửa da hư tổn chuyên dụng, đáp ứng đủ bộ 5 yếu tố “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”.
Với thành phần thiên nhiên, được chiết xuất từ các thảo dược nổi tiếng như tinh chất trà xanh, lá trầu, bạc hà, tràm trà, dung dịch làm sạch vết thương Nacurgo không chỉ có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm hiệu quả mà còn tạo ra mùi thơm dịu nhẹ, khử mùi tốt cho vết thương. Ngoài ra, Nacurgo còn chứa tinh chất nghệ trắng có tác dụng khôi phục hạn chế sẹo và thâm nám tự nhiên và tinh chất chiết xuất từ cây lô hội giúp vết thương dịu nhẹ; đồng thời cân bằng độ ẩm cho vùng da bỏng.
Đặc biệt, đây còn là dung dịch nước điện hóa chứa các chất ion và chất oxy quan trọng giúp loại bỏ dịch nhầy và làm sạch vết thương tốt hơn.
Cách sử dụng dung dịch rửa Nacurgo thì vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần tưới dung dịch Nacurgo lên vùng da bị tổn thương giúp làm sạch chất nhầy, tế bào chết, rửa trôi bụi bẩn. Với vùng da mụn thì dùng bông thấm dung dịch Nacurgo lau sạch nhẹ nhàng, không nên tưới trực tiếp lên da mặt. Và nên sử dụng để rửa vết bỏng 1 lần/ ngày.
☛ Tham khảo chi tiết hơn tại: Dung dịch rửa làm sạch vùng da hư tổn Nacurgo
Bước 4: Băng vết bỏng dầu ăn bằng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng)
Để nâng cao hiệu quả điều trị bỏng dầu ăn bạn nên sử dụng kết hợp màng sinh học Nacurgo với dung dịch làm sạch da tổn thương Nacurgo. Màng sinh học Nacurgo là phương pháp bảo vệ vết thương kết hợp tái tạo phục hồi, hiện đại và tiện dụng.
Màng sinh học Polyesteramide (PEA) có khả năng tương thích sinh học cao với các tổ chức của cơ thể như máu, da, mô, xương khớp. Nó có khả năng tạo lớp màng mỏng bao phủ toàn bộ vết bỏng giúp chống thấm nước, chống viêm và ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân có hại từ bên ngoài. Màng sinh học PEA còn tạo một môi trường có độ ẩm hợp lý, thông thoáng, kích thích tái tạo da phục hồi da tối ưu hơn so với băng gạc y tế thông thường.
Với thiết kế dạng xịt, dung dịch Nacurgo mang đến sự thuận tiện khi sử dụng. Bạn chỉ cần ấn nút, xịt dung dịch lên bề mặt vết thương. Dung dịch sẽ khô sau vài giây tạo thành lớp màng mỏng bao phủ tổn thương da. Lớp màng này có khả năng tự phân hủy sinh học nên sau 4 – 5 tiếng, bạn chỉ cần xịt lớp màng mới đè lên lớp màng cũ.
Dung dịch bảo vệ Nacurgo được ứng dụng công nghệ tiên tiến Novaskin, là một giải pháp ưu việt hai trong một, vừa có tác dụng bảo vệ da, vừa thúc đẩy quá trình tái tạo da và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, là công thức làm nhanh mờ sẹo từ 3 – 5 lần so với các phương pháp bảo vệ truyền thống.
Để tìm mua sản phẩm Nacurgo chai xanh rửa và Nacurgo xịt màng sinh học ở các hiệu thuốc trên cả nước XEM TẠI ĐÂY
Hoặc mua hàng online để được giao hàng tại nhà bằng cách BẤM VÀO ĐÂY
Lưu ý khi xử lý bỏng dầu ăn phải nắm rõ!
Không chọc vỡ bọng nước
Có thể ở miệng vết bỏng của bạn sẽ xuất hiện các bọng nước. Đây là các bọng chứa dịch viêm của vết thương. Tránh làm vỡ các bọng nước này vì chúng sẽ làm mức độ tổn thương tăng thêm và nguy cơ nhiễm trùng cao hơn nhiều.
❓ Vậy, nếu chẳng may trong quá trình sơ cứu làm vỡ các nốt phồng rộp thì bạn cần làm gì?
Bước 1: Trước hết, bạn vẫn cần sát khuẩn khu vực vết thương và khu vực có các bọng nước bị vỡ bằng dung dịch NaCl 0.9%.
Bước 2: Bôi thuốc mỡ kháng sinh giúp tránh tình trạng bội nhiễm. Bạn nên hỏi bác sĩ về các thuốc có thể bôi lên vùng da bỏng để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
Bước 3: Sử dụng dung dịch xịt bảo vệ Nacurgo để tối ưu quá trình bảo vệ và tái tạo vết thương.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Vết bỏng phồng nước bị vỡ xử lý thế nào?
Không chườm đá lạnh lên vết bỏng
Để làm mát vết bỏng nhanh chóng, mọi người thường nghĩ rằng nên đắp nước lạnh, chườm đá lên vết thương? Tuy nhiên, đây chính là một sai lầm mà rất nhiều người mắc phải.
Lý do thứ nhất, theo các chuyên gia cho biế,t tinh thể đá sẽ làm đông cứng các tế bào, gây tình trạng hoại tử ướt, vết thương của bệnh nhân sẽ nặng thêm, nguy hiểm và khó xử lý hơn.
Thứ hai, việc chườm đá lạnh lên vết thương sẽ dẫn đến hiện tượng co mạch, tụ máu, xung huyết. Đặc biệt có thể dẫn đến tình trạng bỏng lạnh. Việc phân biệt vết bỏng lạnh với vết bỏng dầu cũ rất khó và xử lý song song hai vết bỏng gặp khó khăn.
Thứ ba, việc chườm lạnh đá trong một thời gian dài có thể làm hạ thân nhiệt của bệnh nhân, rất nguy hiểm nếu bệnh nhân là trẻ nhỏ.
Không bôi kem đánh răng lên vết bỏng
Dân gian truyền tai nhau về việc xử lý bỏng bằng kem đánh răng. Điều này có hợp khoa học hay không?
Khi sử dụng kem đánh răng, mọi người thường cảm thấy sự the mát do các chất được đưa vào kem đánh răng để tạo cảm giác mát lạnh, sảng khoái. Song, sử dụng kem đánh răng bôi lên vết bỏng với mục đích làm dịu vết thương nhanh chóng lại là một sai lầm! Vì trong kem đánh răng có chứa một lượng kiềm. Việc vết bỏng dầu nóng được điều trị bởi kiềm sẽ gây ra nhiều các biến chứng nguy hiểm như bỏng kiềm, đau rát và có thể hoại tử vùng da đó.
☛ Tham khảo thêm tại: Bị bỏng bôi kem đánh răng – Sai lầm tai hại của nhiều người
Không bôi lòng đỏ trứng, nước mắm
Theo chuyên gia cho biết đối với lòng đỏ trứng và nước mắm khi sử dụng lên vết bỏng không có tác dụng điều trị. Chẳng những vậy vết thương có nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng rất cao.
Đặc biệt trong nước mắm có lượng muối cao làm tăng tính thấm của vết thương, dễ dẫn đến hoại tử.
Từ những kiến thức trên đây, chắc hẳn bạn đã có thể hiểu thêm về cách sơ cứu, xử lý bỏng dầu ăn. Nếu còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm, bạn hãy nhấc máy gọi ngay đến tổng đài của chúng tôi thông qua số hotline 1800.6626 để được các chuyên gia tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Tài liệu tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-burns/basics/art-20056649
https://www.visitcompletecare.com/cooking-oil-burn-treatment/
https://www.ucihealth.org/blog/2018/05/treating-burns