Trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể gặp phải các vết thương bị phồng nước trên bàn chân, lòng bàn tay hoặc ở bất cứ đâu trên cơ thể do các nguyên nhân khác nhau. Vết phồng mang lại cảm giác đau rát và có thể cản trở một số công việc hàng ngày như đi lại, cầm nắm đồ vật. Để tìm hiểu về nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Nguyên nhân vết thương nổi bọng nước?
Vết phồng nước hình thành ở lớp biểu bì của da do lớp da ngoài cùng tách khỏi các mô bên dưới tạo khoảng trống chứa chất lỏng có thể bao gồm máu, mủ, huyết thanh. Những bọng nước này có kích thước và hình dạng khác nhau do các nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc thành từng đám. Mục đích của chúng để bảo vệ, hạn chế tổn thương thêm các mô nằm sâu bên trong.
Một số nguyên nhân gây nên vết phồng nước có thể kể đến như sau:
Cọ xát nhiều, liên tục
Là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến các vết thương nổi mụn nước. Đi bộ hoặc đứng trong vài giờ mỗi ngày gây áp lực lên gót chân, lòng bàn chân và ngón chân dẫn đến nguy cơ bị phồng rộp ở chân càng cao. Đôi khi do đôi giày của bạn quá chật hoặc quá lỏng có thể cọ xát vào da dẫn đến vết phồng trên sau bàn chân. Khi làm việc bạn ma sát với dụng cụ trong thời gian dài, liên tục cũng dẫn đến xuất hiện vết phồng ở lòng bàn tay hoặc các ngón tay.
Không khí nhiều độ ẩm hoặc mồ hôi cũng có thể gây ra những mụn nước li ti hình thành trên da khi mồ hôi làm tắc nghẽn lỗ chân lông ở bàn chân. Tình trạng này hay gặp vào mùa hè nhất là các vận động viên.
Do bị bỏng
Khi bị bỏng cấp độ 2 trên da sẽ xuất hiện các nốt phỏng hay còn gọi là mụn nước ngay lập tức. Bỏng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau từ bỏng nhiệt, bỏng nước sôi, dầu ăn, bô xe máy… đến cả bỏng do kiến ba khoang. Phồng nước xuất hiện do bỏng làm nóng rát da và lớp mô dưới da khi đó da có phản ứng tăng tiết dịch để làm mát cấp tốc. Nốt phỏng xuất hiện như một lớp chất lỏng ngăn cách lớp nhiệt bên ngoài với mô bên trong nhằm giảm thiểu tổn thương sâu bên trong.
Bọng nước không chỉ là một cơ chế bảo vệ tức thời mà còn có tác dụng bảo vệ lâu dài sau khi bị bỏng. Khi lớp da bên ngoài đã bị chết hoàn toàn do nhiệt không còn chức năng bảo vệ, lớp da dưới cùng còn non chưa đủ khả năng chống lại các tác nhân bất lợi từ môi trường. Nốt phỏng như một tấm chắn bảo vệ tránh sự xâm nhập của các tác nhân độc hại như vi khuẩn, virus,… để lớp da non có thời gian phát triển.
☛ Tham khảo chi tiết trong bài: Vết bỏng phồng rộp nước- Chữa đúng kẻo nhiễm trùng!
Một số nguyên nhân khác
- Bệnh thủy đậu, zona: Phát ban hình thành các mụn nước nhỏ và cuối cùng đóng vảy.
- Herpes: Các nốt mụn rộp được gây ra bởi herpes simplex virus tạo thành từng đám mụn nước xuất hiện các vị trí trên cơ thể. Đây là một bệnh nhiễm trùng thường gặp, nốt mụn nước nhanh hết nhưng cũng rất dễ tái phát khi không được điều trị khắc phục sớm để loại bỏ các vi nấm và vi khuẩn triệt để.
- Viêm da dị ứng: Phồng rộp có thể xảy ra cùng với một số triệu chứng da khác như nứt nẻ, đóng vảy, bong tróc da và kèm thêm cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
- Viêm da tiếp xúc: Da đôi khi có thể bị phồng rộp, nổi mụn nước vì tiếp xúc với một số hóa chất như mỹ phẩm, xà phòng, côn trùng cắn,…
- Bệnh tổ đỉa: Một tình trạng viêm da đặc trưng bởi sự xuất hiện của nhiều mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân.
Nên làm gì khi vết thương nổi bọng nước?
Với các vết phồng rộp nhỏ thường không có gì đáng lo ngại. Hầu hết các vết thương được xử lý đúng cách sẽ tự lành trong vòng một hoặc hai tuần. Tuy nhiên nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, hãy liên hệ với bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Bạn có thể xử trí vết thương bị phồng nước bằng một số cách sau:
Luôn giữ cho vết phồng nước sạch sẽ thoáng khí
Sự thông thoáng giúp vết thương được “thở”. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương diễn ra nhanh hơn.
Nếu vết phồng rộp không quá đau và gây bất tiện, hãy cố gắng không làm vỡ nó. Lớp da ngoài cùng đóng vai trò hàng rào tự nhiên chống lại vi khuẩn và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bạn có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn phù hợp để làm sạch vết thương. Sau đó băng vết thương bằng những loại băng thông thoáng giúp vết thương mau lành hơn.
Đắp gạc lạnh để vết thương nhanh lành
Vùng da tổn thương vốn dĩ đã nhạy cảm, lại tích tụ dịch mủ, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đặc biệt vào mùa hè thời tiết nóng làm cho cơ thể dễ ra nhiều mồ hôi. Điều đó đã tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.
Vì thế, bạn có thể sử dụng gạc lạnh đắp lên vết thương để giúp giảm sưng tấy, giảm ngứa và nên thay băng gạc thường xuyên ngày 2 lần để vết thương nhanh lành. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng đá bọc trong khăn sạch để chườm nhẹ nhàng lên những vùng da bị tổn thương giúp giảm đau trong trường hợp không có gạc lạnh.
Cách xử lý vết thương bị rỉ nước như thế nào?
Da bị phồng rộp, nổi mụn nước có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị sớm nên người bệnh không được chủ quan. Tuy nhiên, nếu vết phồng rộp lớn và rất đau, có thể cần phải dẫn lưu dịch vết phồng rộp để giảm bớt sự khó chịu. Hoặc trong sinh hoạt, vết phồng có thể bị vỡ và chảy dịch, rỉ nước ra ngoài. Dưới đây là cách xử lí vết thương trong trường hợp này:
Bước 1: Rửa sạch bằng dung dịch sát khuẩn Nacurgo
Rửa sạch vết thương luôn là bước quan trọng nhất trong quá trình điều trị. Chúng vừa giúp duy trì vết thương ở tình trạng sạch khuẩn đồng thời hỗ trợ quá trình liền vết thương nhanh chóng. Một trong số các dịch sát khuẩn được ưa chuộng hiện nay trong việc chăm sóc, xử lý vết thương ngoài da đó là dung dịch sát khuẩn Nacurgo (chai xanh) đáp ứng đủ 5 yếu tố “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”. Sản phẩm này làm cho việc làm sạch da trở nên dễ dàng hơn.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ TÌM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Với thành phần dung dịch nước điện hóa chứa các ion và chất oxy hóa quan trọng như HCLO, HO*, CLO- có khả năng xuyên bào gây bất hoạt sự tổng hợp protein, lipid và ADR giúp tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng. Ngoài ra có khả tiêu diệt màng Biofilm do vi khuẩn hình thành giúp nâng cao hiệu lực kháng khuẩn.
Ngoài ra, Nacurgo còn chứa các thành phần khác có nguồn gốc thiên nhiên như chiết xuất trà xanh, lá trầu không, tinh dầu bạc hà và tràm trà giúp nâng cao hiệu quả chống viêm, kháng khuẩn nhanh, tiêu diệt vi khuẩn tức thời, giảm khả năng xâm nhập sâu và gây viêm nhiễm của tác nhân gây bệnh, rút ngắn thời gian cần để hồi phục vết thương. Chiết xuất từ lô hội và nghệ trắng giúp cần bằng độ ẩm, làm dịu không gây cảm giác đau xót khi sử dụng, thúc đẩy quá trình tái tạo tự nhiên và hạn chế để lại thâm sẹo.
Cách sử dụng sản phẩm:
- Với các vết thương phồng rộp bị vỡ, bạn tưới trực tiếp dung dịch Nacurgo lên vết thương hoặc có thể kết hợp gạc sạch để loại bỏ chất nhầy, tế bào chết, bụi bẩn trên da. Lưu ý tránh chà xát mạnh gây tổn thương lớp mô bên dưới.
- Nên sử dụng 1 lần/ ngày để đảm bảo vết thương luôn sạch sẽ.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Hoặc đặt hàng online theo giá niêm yết: TẠI ĐÂY
Bước 2: Băng vết thương bằng dung dịch xịt Nacurgo
Với băng gạc thông thường có thể chạm vào vết phồng nước mới vỡ gây cảm giác đau xót hoặc gây bí tắc khiến vết thương không khô được, kéo dài thời gian hồi phục. Để khắc phục nhược điểm đó, bạn có thể sử dụng băng vết thương dạng xịt Nacurgo. Đây là dung dịch có tác dụng bảo vệ vết thương có thể thay thế băng gạc thông thường.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ TÌM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Với thành phần màng sinh học tự phân hủy Polyesteramide (PEA) được coi như một thành tựu của y học có vai trò như hàng rào vật lý ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh và ngăn thấm nước. Ngoài ra, PEA còn đẩy nhanh quá trình tái tạo da và niêm mạc từ đó giúp vết thương nhanh lành hơn gấp nhiều lần.
Bên cạnh đó, trong sản phẩm còn chứa tinh nghệ Nano là dạng bào chế công nghệ cao từ tinh chất Curcumin từ củ nghệ có hiệu quả gấp 40 lần so với nghệ thường. Với tác dụng từ nghệ được biết đến từ lâu như chống viêm, kháng khuẩn giúp nhanh chóng hồi phục vết thương, tái tạo da một cách tự nhiên và ngăn ngừa thâm sẹo để lại.
Tinh chất trà xanh Camellia Sinensis extract chứa các hợp chất từ trà như catechin, polyphenol, flavonoid,… được biết đến với các tác dụng sát khuẩn nhẹ, chống oxy hóa và tiêu diệt các gốc tự do, thúc đẩy tao hat và hình thành mô mới tại vết thương.
Bạn nên sử dụng sản phẩm ngay sau khi bị thương và duy trì đều đặn đến khi vết thương lành hẳn. Sau khi vệ sinh da sạch sẽ bằng dung dịch Nacurgo (chai xanh), bạn chờ cho vết thương khô tự nhiên rồi xịt Nacurgo màng sinh học trực tiếp lên vết thương sao cho sau khi khô, dung dịch tạo thành lớp màng mỏng bao phủ toàn bộ bề mặt da thương tổn. Lớp màng có khả năng tự phân hủy sinh học nên sau mỗi 4-5 tiếng, bạn chỉ cần xịt lớp màng mới đè lên lớp màng cũ là được.
Để tìm mua bộ sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “BẤM VÀO ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Những điều không nên làm khi vết thương bị phồng rộp
Không tự ý chọc vỡ nốt phồng rộp
Như đã nêu ở phần trên, nốt phồng ở đây đóng vai trò bảo vệ lớp mô tế bào nằm sâu dưới lớp da khỏi sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh và giúp lớp da non có thời gian phát triển bình thường. Vì thế, tuyệt đối không chọc vỡ nốt phồng làm vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng vết thương.
Không dùng dung dịch sát khuẩn mạnh lên vết thương
Mặt khác, những loại sát khuẩn này làm tổn thương mô hạt, cản trở quá trình lành thương tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, đây là những loại dung dịch sát khuẩn cần tránh dùng cho vết thương bị phồng rộp ngoài da.
Không chườm đá trực tiếp lên vết phồng rộp nước do bỏng
Chườm đá lạnh lên vết phồng nước cũng là một sai lầm mà nhiều người thường mắc phải. Việc này rất nguy hiểm có thể khiến vùng da bị bỏng lạnh khi tiếp xúc trực tiếp đột ngột với đá lạnh ngoài ra còn khiến khiến cho nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột, các cấu trúc tế bào da dễ bị đứt gãy, vết thương trở nên nặng nề và khó lành hơn.
Không đắp lá thuốc không rõ nguồn gốc lên vết thương
Từ xưa đến nay, việc sử dụng sử dụng những bài thuốc dân gian trong cuộc sống hàng ngày không phải điều xa lạ gì. Rất nhiều trường hợp khi bị thương, người bệnh đắp các loại lá thuốc không rõ nguồn gốc tác dụng lên vết thương. Điều này là vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt là khi bạn chưa xác định chắc chắn nguyên nhân gây nên mụn nước trên vết thương.
Vì vậy tuyệt đối không đắp thuốc bằng các lá cây hay bôi dầu nóng, rượu thuốc vì sẽ làm nóng vùng tổn thương, gây chảy máu, dẫn tới nguy cơ teo cứng khớp, viêm khớp, hình thành áp xe gây hoại thư sinh hơi, dẫn đến hoại tử, nặng hơn là suy đa tạng dẫn tới tử vong.
Từ những nội dung trên đây chúng tôi hi vọng có thể đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích giúp việc phát hiện và điều trị vết phồng mụn nước được tốt hơn. Nếu còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm, bạn hãy nhấc máy gọi ngay đến tổng đài của chúng tôi thông qua số điện thoại 1800.6626 để được các chuyên gia tư vấn giải đáp!
Tài liệu tham khảo:
https://suckhoedoisong.vn/cach-xu-ly-dung-khi-bi-phong-nuoc-tren-da-n85008.html
https://www.healthline.com/health/how-to-get-rid-of-a-blister
https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/understanding-blister-symptoms
Phan Quỳnh Như đã bình luận
Vết thương sau mổ nội soi có dùng được k ạ?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Bài viết liên quan
Bỏng bô xe máy bị phồng rộp – Bí kíp xóa tan nỗi lo về sẹo!
Bỏng nước sôi phồng da – Xử lý đúng cách không để lại sẹo!
[UPDATE] Top 10 thuốc trị bỏng hiệu quả từ chuyên gia!
Review các loại thuốc mỡ trị bỏng trên thị trường!
Chuyên gia hướng dẫn: Cách chăm sóc vết mổ sau sinh nhanh lành và hạn chế sẹo xấu
Câu hỏi thường gặp