Vết thương hở ở mắt cá chân có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Ngoài các yếu tố ngoại cảnh tác động như té ngã, vật nhọn… thì nó còn có thể xuất hiện do một số nguyên nhân từ bệnh lý bên trong. Để biết rõ hơn về đặc điểm, nguyên nhân gây bệnh cùng với cách xử lý đúng cách. Mời bạn xem thông tin bài viết dưới đây!
☛ Tham khảo trước: Xử lý vết thương hở ở đầu gối đúng cách mau lành!
Mục lục
Nguyên nhân gây vết thương hở mắt cá chân
Vết thương hở mắt cá chân không chỉ gây ra do té ngã mà nó được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nữa. Cụ thể:
Nguyên nhân bệnh lý bên trong
Bệnh lý ảnh hưởng và trực tiếp gây ra vết loét, vết thương mắt cá chân là bệnh tiểu đường. Nguyên nhân được giải thích là do nồng độ đường trong máu tăng cao gây tổn thương nghiêm trọng đến mạch máu và các dây thần kinh. Điều này khiến những vết tì đè mắt cá chân xuống sàn, mặt đất cũng dễ trở thành vết thương hở, vết loét.
Theo các chuyên gia thì có 2 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến vết thương hở, vết loét ở mắt cá chân:
- Thần kinh ngoại biên bị tổn thương: Nồng độ đường trong máu cao trong thời gian dài làm các dây thần kinh tổn thương. Hệ quả là làm vùng chân, mắt cá chân bị mất cảm giác. Chính điều này dẫn đến vết thương bị tổn thương mà người bệnh không cảm thấy đau. Khi phát hiện nó đã là những vết loét, vết thương hở nghiêm trọng.
- Mạch máu ngoại vi bị tổn thương: Đường huyết tăng còn khiến các mạch máu ngoại vi xa tim như mạch máu ở tay, ở chân bị xơ cứng và thu hẹp gây ra thiếu máu và oxy đến khu vực mắt cá chân. Mô da sẽ chết dần và gây ra những vết thương hở, vết loét ở chân.
Nguyên nhân do tác nhân bên ngoài
Một số nguyên nhân bên ngoài gây ra vết thương hở mắt cá chân là:
- Do bị ngã, bị trầy
- Do vật sắc nhọn đâm vào như đinh, gai hoặc mảnh chai…
- Do áp lực tì đè
- Do vật nuôi cắn, cào: Nguyên nhân hy hữu nhưng hoàn toàn có thể xảy ra. Một số vật nuôi có thể gây ra vấn đề là chó, mèo…
Đặc điểm của vết thương ở mắt cá chân
Bạn có thể nhận biết vết thương ở mắt cá chân thông qua những đặc điểm sau đây:
- Vị trí mắt cá chân bị sưng tấy.
- Xảy ra chảy máu ít hay nhiều tùy vào mức độ tổn thương.
- Màu da khu vực tổn thương thay đổi.
- Vết thương có thể có mùi hơi tanh khó chịu.
- Huyết tương chảy ra sau chảy máu ban đầu…
☛ Gửi bạn: Vết thương ở chân bị phù – Nguyên nhân và cách xử lý
Các đặc điểm của vết thương mắt cá chân cũng giống như tổn thương thông thường trên da. Những đặc điểm này sẽ thể hiện rõ ràng hơn cả khi nó có dấu hiệu nhiễm trùng. Cụ thể:
- Cơ thể sốt trên 38 độ C
- Tổn thương lan rộng ở miệng và ăn sâu vào bên trong gân và xương.
- Dịch mủ chảy nhiều, mủ có thể là màu vàng, màu xanh hoặc màu nâu đậm.
- Mùi hôi rất khó chịu.
- Xung quanh vết thương tấy đỏ, tại mép thì xuất hiện kết vảy đen.
☛ Gửi bạn thông tin: Cảnh báo nguy hiểm nếu vết thương bị nhiễm trùng
Vết thương hở ở mắt cá chân nguy hiểm thế nào?
Cũng giống như vết thương hở ở các vị trí khác, nếu không được chăm sóc điều trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng như:
Vết thương bị nhiễm trùng
Mắt cá chân là vùng gần như chỉ có phần da, gân và xương, nên khi bị rách phần da bên ngoài cũng có thể tính là một vết thương nặng. Nếu không được xử lý đúng cách vết thương có thể bị nhiễm trùng, tạo ra các ổ loét lan ra các vùng xung quanh.
Đó là đối với những tổn thương thông thường, còn đối với người bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao sẽ ức chế khả năng diệt khuẩn của các bạch cầu, nên vết thương dễ bị nhiễm trùng và cũng lâu lành hơn người bệnh bình thường.
☛ Tham khảo thêm: Thủ phạm khiến cho vết thương hở lâu lành
Áp xe vết thương
Vết thương hở mắt cá chân cũng có nguy cơ hình thành các ổ chứa mủ kem theo phản ứng viêm sưng đau đớn – gọi là hiện tượng áp xe vết thương.
Hiện tượng áp xe vết thương sẽ xảy ra ở người tiểu đường nhiều hơn người bệnh thông thường. Để điều trị bắt buộc phải loại bỏ mô nhiễm trùng bao gồm mủ, dịch, máu và các mô tế bào cơ, xương đã chết.
Hoại tử vết thương
Hoại tử là nguy cơ tiếp theo người bệnh phải đối mặt. Các mô da, mô mềm sẽ chết dần đi do không được cung cấp máu và oxy, máu. Tại miệng vết thương mắt cá chân có thể xuất hiện vảy đen, mùi tại vết thương nặng và hôi hơn, kèm theo đó người bệnh sẽ có các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và đau nhức toàn bộ cơ thể
Mất chức năng hoạt động linh hoạt của chân
Nếu như vết thương hở mắt cá chân đã có biến chứng, ăn sâu vào xương và làm tổn thương hoàn toàn phần cơ liên kết với xương thì bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất chức năng hoạt động. Khi đó việc tự đi lại cũng trở nên khó khăn. Nếu nhiễm trùng nặng bác sĩ có thể phải tháo khớp cụt phần chi để bảo toàn tính mạng và các khu vực xung quanh.
Trường hợp vết thương có thể phục hồi thì sau đó cũng để lại di chứng khá nặng nề. Hoạt động di chuyển cũng không còn được linh hoạt, thậm chí còn có thể bị “bước cao bước thấp” ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sau này.
Hướng dẫn xử lý vết thương hở mắt cá chân đúng cách
Bước 1: Cầm máu cho vết thương
Việc đầu tiên bạn cần làm là cầm máu cho vết thương mắt cá chân. Tổn thương nằm ở vị trí bên dưới nên máu dễ bị dồn xuống và chảy ra nhiều. Nếu không cầm máu kịp thời có thể gây mất lượng máu lớn ảnh hưởng đến cơ thể. Để cầm máu cho vết thương bạn sử dụng 1 khăn sạch đặt lên vết thương và ấn chặt cho đến khi tổn thương không còn chảy máu.
Nếu vết thương chảy máu quá nhiều, có thể sử dụng tay để bịt vào vết thương, lưu ý nên rửa tay sạch trước khi thực hiện hành động này. Đồng thời, để thao tác cầm máu hiệu quả bạn cần dâng chân lên trên tạo dòng ngược lại với chiều màu chảy. Cách này giúp việc cầm máu nhanh hơn.
Bước 2: Rửa sạch tay, khử trùng cho dụng cụ y tế
Sau khi cầm máu, bạn cần rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn và làm sạch dụng cụ y tế bằng cách luộc trong nước sôi 20 phút hoăc ngâm trong dung dịch sát khuẩn. Bước này sẽ giúp ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn từ tay, dụng cụ y tế vào vết thương gây nhiễm trùng.
Bước 3: Loại bỏ dị vật, làm sạch, sát khuẩn dịu nhẹ
Tiếp theo, bạn cần loại bỏ dị vật ra khỏi vết thương trước khi đi vào bước làm sạch và sát khuẩn. Dị vật có thể là bùn cát, vật nhọn đâm vào vết thương.
Sau loại bỏ dị vật, việc tiếp theo là rửa sạch và sát trùng cho vết thương. Thông thường một số người chỉ sử dụng nước muối cho bước rửa vết thương này. Tuy nhiên đây là một sai lầm. Nước muối sinh lý có tác dụng rửa trôi bụi bẩn, dịch nhầy nhưng lại không loại bỏ được yếu tố vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Điều bạn cần ưu tiên lựa chọn một loại dung dịch sát khuẩn tốt để loại bỏ, ngăn ngừa vi khuẩn tại vết thương mắt cá chân. Giải pháp là sử dụng dung dịch rửa sạch da hư tổn Nacurgo chuyên biệt với 5 tác động chính:“NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”. Dung dịch còn có công dụng vô hiệu hóa lớp màng Biofilm của vi khuẩn nên dễ dàng loại bỏ dịch nhầy, tế bào chết, ổ vi khuẩn tại vị trí tổn thương.
Sử dụng khá đơn giản với vết thương mắt cá chân, bạn chỉ cần tưới trực tiếp dung dịch lên vết thương, sau đó sử dụng bông tẩm lau nhẹ nhàng để loại bỏ dịch nhầy. Rửa vết thương bằng dung dịch với tần suất 1 lần/ngày.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
Bước 4: Bảo vệ tổn thương bằng dung dịch tạo màng sinh học Nacurgo
Dù đã sát trùng và làm sạch nhưng vết thương mắt cá chân vẫn có nguy cơ nhiễm trùng lại nếu không được bảo vệ khỏi những tác nhân vi khuẩn khói bụi bên ngoài. Vì thế, để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ nhiễm trùng và thúc đẩy vết thương mau lành hơn, bạn cần chú ý đến bước bảo vệ cho vết thương mắt cá chân sau khi đã sơ cứu, làm sạch.
Sử dụng dung dịch xịt tạo màng công nghệ Nacurgo được ứng dụng công nghệ màng Polyesteramide có công dụng như hàng rào bảo vệ, ngăn chặn tác nhân vi khuẩn, khói, bụi. Đồng thời ngăn chặn thấm nước, không gây hầm bí nên nhờ đó tăng khả năng phục hồi vết thương.
Tinh chất siêu phân tử nghệ nano curcumin và tinh chất trà xanh giúp kháng khuẩn, ngăn chặn hình thành các phản ứng viêm. Tinh chất trong dung dịch thấm sâu vào vết thương, thúc đẩy quá trình tái tạo mô tế bào mới, giúp vết thương mau lành hơn gấp 3 đến 5 lần.
Nếu vết thương mắt cá chân mức độ nhẹ bạn chỉ cần xịt trực tiếp dung dịch bao phủ vết thương là đã có lớp bảo vệ 4 đến 5 tiếng mà không cần sử dụng thêm gạc vải. Nếu tổn thương nặng nề, bạn xịt dung dịch lên vùng vết thương sau đó sử dụng băng gạc quấn lại và đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý chuyên sâu.
Chú ý thêm lớp xịt mới sau khoảng 4 đến 5 tiếng sử dụng để hiệu quả bảo vệ vết thương mắt cá chân là tối đa.
Bộ sản phẩm thực sự là giải pháp hữu dụng, tiện lợi và hiệu quả cho bạn. Có thể mua sản phẩm tại các điểm bán chi tiết trên toàn quốc TẠI ĐÂY”
Để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY hoặc liên hệ qua Hotline: 1800 6626.
Lưu ý khi chăm sóc vết thương ở mắt cá chân
Để quá trình chăm sóc vết thương mắt cá chân đạt hiệu quả cao bạn nên lưu ý một số điểm sau đây:
- Trong quá trình chăm sóc vết thương cần hạn chế tối đa việc đi lại, vận động mạnh, tránh làm tổn thương thêm cho vết thương.
- Không tự ý bôi bất kỳ loại thuốc kháng sinh hay thuốc dân gian lên vết thương khi chưa được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
- Hãy nhớ thực hiện rửa vết thương và khu vực lân cận mỗi ngày.
- Trong lúc tắm cố gắng không để nước rơi vào vết thương, quá trình tắm không nên sử dụng xà bông.
- Theo dõi sự lành lại của vết thương, nếu nhận thấy điều gì bất thường đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử trí.
Trên đây là những thông tin Nacurgo gửi đến bạn. Hy vọng nó sẽ giúp ích để bạn chăm sóc đúng cách cho vết thương hở ở mắt cá chân của mình. Nếu cần thêm bất kỳ thông tin nào khác, mời bạn gọi điện về tổng đài miễn cước 1800 6626 để nhận tư vấn từ những chuyên gia giàu kinh nghiệm.
Tham khảo:
https://wellcare.vn/y-hoc-thuong-thuc/loet-mat-ca-chan