Bất cứ khi nào trên da của bạn có vết thương hở – dù là di tai nạn hay do phẫu thuật, cơ thể của bạn cũng sẽ hoạt động để phục hồi vết thương. Khi da đã lành, sẹo có thể hình thành, vì đây là một phần tự nhiên của quá trình chữa lành. Vậy là thế nào để vết thương hở mau lành mà không để lại sẹo là trăn trở của rất nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề này.
☛ Tham khảo trước: Vết thương hở: nguyên nhân và cách xử lý nhanh nhất!
Mục lục
1. Quá trình làm liền vết thương hở của cơ thể
Cơ thể đặc biệt là làn da của chúng ta hoạt động rất kì diệu. Bất cứ khi nào trên da xuất hiện vết thương hở, quá trình tự nhiên của da là tạo hàng loạt phản ứng sinh học phức tạp diễn ra hay còn gọi là quá trình tương tác giữa các tế bào nhằm tái tạo biểu bì và mô da từ đó vết thương sẽ dần dần được phục hồi.
Quá trình liền vết thương hở của cơ thể trải qua 4 giai đoạn cơ bản:
Giai đoạn 1: Cầm máu
Khi bạn bị thương gây rách ra chảy máu, cơ thể phản ứng co mạch máu lại để hạn chế mất máu. Các tế bào tiểu được đưa đến vị trí vị thương, chúng liên kết với nhau để bịt kín vết thương, tạo thành vảy ngăn chặn sự chảy máu. Đồng thời các yếu tố đông máu khác hoạt động hình thành nên cục máu đông, làm giảm mất máu.
Đối với những vết thương quá lớp với mức độ tổn thương sâu khiến máu chảy quá nhiều, có thể không hịp hình thành các cục máu đông để ngăn chặn sự mất máu. Do đó, để cầm máu người ta thường cần đến sự hỗ trợ từ các tác động bên ngoài như bông băng, gạc cuốn.
Giai đoạn 2: Viêm
Sau khi vết thương hở ngừng chảy máu sẽ diễn ra giai đoạn sưng viêm. Tình trạng này xảy ra do các tế bào bạch cầu tập trung tại vết thương, đây chính là các chất kháng thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, nấm,…
Vết thương hở ở giai đoạn viêm sẽ có các triệu chứng sưng đỏ, sờ vào sẽ có cảm giác hơi nóng. Miệng vết thương tiết ra dịch vàng trong, sau đó sẽ khô lại, đóng thành vảy giúp vết thương được bảo vệ tốt, thúc đẩy quá trình liền da.
Giai đoạn 3: Tăng sinh
Ở giai đoạn này, các tế bào da ở lớp trung bì của vết thương (hay còn gọi là nguyên bào sợi) sẽ tăng sinh để sản xuất collagen. Collagen là mô liên kết có tác dụng kéo miệng vết thương liền lại với nhau, giúp vết thương nhanh lành. Đồng thời, các mao mạch máu mới cũng được hình thành tại ổ tổn thương để cung cấp dinh dưỡng đi nuôi vết thương. Từ đó, vết thương sẽ được chữa lành.
Trong giai đoạn tăng sinh, nếu collagen sản xuất quá nhiều sẽ gây sẹo lồi hoặc sẹo phì đại. Ngược lại collagen sản xuất không đủ sẽ dẫn đến tình trạng sẹo lõm. Vì vậy, bạn sẽ thường cảm thấy ngứa ở vết thương.
Giai đoạn 4: Tái tạo
Giai đoạn này diễn ra khi vết thương đã liền da, về mặt vết thương đã lành lại. Tuy nhiên ở bên dưới vết thương, cơ thể vẫn liên tục cung cấp collagen và quá trình này kéo dài rất lâu. Như vậy, giai đoạn tái tạo này quyết định kích thước và tình trạng sẹo của bạn: sẹo lồi, sẹo phì đại thi thừa collagen, sẹo lõm khi thiếu collagen.
☛ Gửi bạn: Trị vết thương hở ngoài da mau lành không để sẹo
2. Các yếu tố làm chậm quá trình lành vết thương
Việc nhận biết được những tác nhân gây cản trở quá trình làm lành vết thương sẽ giúp bạn ngăn chặn tối đa những tác động xấu đó, nhờ vậy vết thương nhanh lành hơn và giảm nguy cơ hình thành sẹo.
Điều đầu phải kể đến là phương pháp xử lý vết thương: Khi bạn có một vết thương hở xuất hiện trên da nhưng lại không được sát trùng, hay sát trùng sau cách sẽ khiến vết thương bọ nhiễm trùng, bội nhiễm,… kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Cứ như vậy sẽ kéo dài thời gian làm lành và dễ để lại sẹo. Như vậy, cách xử lý ban đầu đúng và kịp thời là một yếu tố rất quan trọng góp phần giúp vết thương nhanh lành, tránh được tình trạng nhiễm trùng.
- Mức độ nghiêm trọng của vết thương hở: Trên thực tế, vết thương càng nghiêm trọng thì thời gian liền da diễn ra càng lâu, nguy cơ nhiễm trùng càng cao và sẹo để lại càng lớn. Để đánh giá mức độ nghiêm trọng của 1 vết thương hở, người ta dựa vào mức độ nông sâu, chảy máu nhiều hay ít, vết thương nhỏ hay lớn, có bầm dập nhiều không.
- Chế độ ăn uống: Một chế độ ăn không đầy đủ dinh dưỡng khiến cơ thế thiếu hụt đạm, vitamin, kẽm,… Đây đều là những chất thiết yếu trong quá trình làm lành vết thương. Tuy nhiên bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống bằng việc bổ sung các chất dinh dưỡng trên để tác động tích cực lên quá trình liền vết thương của người bệnh.
- Người có bệnh lý nền như đái tháo đường hoặc đang thực hiện hóa trị liệu ung thư sẽ chậm lành thương hơn người bình thường.
- Tuổi tác: Người cao tuổi thường có quá trình liền thương chậm hơn so với người trẻ tuổi. Như vậy, tuổi tác cũng ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương và nó được xem là yếu tố không thay đổi được.
☛ Tham khảo chi tiết: Thủ phạm khiến vết thương hở lâu lành!
3. Vết thương hở làm gì cho mau lành?
Để vết thương hở mau lành và hạn chế để lại sẹo, ngay từ đầu bệnh nhân được xử lý và chăm sóc vết thương đúng cách. Bệnh nhân có thể tham khảo và thực hiện theo 5 bước chăm sóc khi có vết thương hở dưới đây:
Bước 1: Rửa tay sạch sẽ trước khi tác động lên vết thương hở
Trước khi xử lý các vết thương hở, đặc biệt là những vết thương lớn hở sâu cần chú ý rửa sạch tay bởi tay dùng để trực tiếp xử lý vết thương nên việc giữ cho đôi bàn tay sạch khuẩn là rất quan trọng. Đây là nguyên tắc tuyệt đối cần tuân theo để đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng.
Thực hiện rửa sạch tay với xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn. Ngoài ra, trong quá trình xử lý thương, bạn nên sử dụng gang tay y tế để hạn chế việc tay tiếp xúc trực tiếp với vết thương, máu hay dịch cơ thể của bệnh nhân.
Bước 2: Cầm máu vết thương
Đối với vết thương hở sâu sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu. Bạn cần xử lý vấn đề này bằng cách sử dụng băng gạc đắp lên vết thương, sau đó dùng lực ấn của tay ép vào vết thương để cầm máu.
Một số trường hợp vết thương nghiêm trọng khiến máu chảy quá nhiều mà bạn không có sẵn băng gạc y tế để cầm máu thì có thể sử dụng trực tiếp tay hoặc quần áo để cầm máu.
Một mẹo giúp bạn làm chậm quá trình chảy máu bằng cách kê chân lên cao so với tim. Phương pháp này giúp làm giảm áp lực máu tới vết thương, từ đó cũng hạn chế được phần này hiện tượng chảy máu.
Bước 3: Làm sạch vết thương, loại bỏ các mô hoại tử
Vết thương được làm sạch thì các bước xử lý tiếp sau sẽ được phát huy tác dụng, từ đó vết thương cũng được nhanh phục hồi. Vì vậy, ban đầu bạn nên dùng nước muối sinh lí để vệ sinh sạch vết thương bằng cách sử dụng thấm ướt băng gạc, sau đó lau nhẹ nhàng trên bề mặt vết thương.
Trường hợp vết thương xuất hiện các mô hoại tử, dịch mủ, vảy kết hay các dị vật khác như sợi vải quần áo, sợi lông từ băng gạc,… Tất cả chúng không chỉ làm cản trở thuốc sát trùng ngấm và phát huy tác dụng mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Lúc này, người bệnh cần đến sự hỗ trợ của các thiết bị y tế chuyên dụng. Một chiếc nhíp đã được khử dụng sạch sẽ sẽ giúp bạ loại bỉ được các mô hoại tử cứng đầu, từ đó đẩy nhanh tiến độ liền da.
☛ Tham khảo: Hướng dẫn rửa vết thương hở đúng cách tại nhà!
Bước 4: Sát khuẩn vết thương hở
Dù là vết thương hở to hay nhỏ thì cũng đều cần sát khuẩn. Sát khuẩn là bước quan trọng nhất trong khâu xử lý vết thương giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình phục hồi.
Bạn có thể lựa chọn dung dịch sát khuẩn thay vì các loại thuốc bôi bởi dạng dung dịch thường phổ biến hơn và chúng cũng thấm nhanh hơn, phát huy tác dụng tốt hơn. Các tiêu chí lựa chọn dung dịch sát khuẩn bao gồm:
- Diệt khuẩn mạnh
- Tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn
- Không gây đau xót, rát da khi sử dụng
- Không làm tổn thương lớp tế bào mô liên kết xung quanh
- Thúc đẩy vết thương nhanh lành
- Không gây tác dụng phụ
Bước 5: Băng vết thương hở
Dù đã sát khuẩn, xong bạn sẽ vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng nếu vết thương không được băng bó lại. Điều này khiến vết thương trở nên nghiêm trọng hơn, vết thương rất khó để lành lại. Vì vậy, để vết thương có thời gian phục hồi mà không bị đe dọa bởi các yếu tố tiềm ẩn bên ngoài, bạn cần băng bó vết thương.
Thông thường, nhắc đến băng bó vết thương, hầu hết mọi người sẽ nghĩ đến băng gạc truyền thống. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp vết thương hở bị nhiễm trùng trở lại hoặc lâu lành hơn do băng bó gây hầm bí, đặc biệt là những ngày hè.
Do đó, đối với những vết thương hở nông, không còn chảy máu thì nên sử dụng Nacurgo thay thế cho lớp băng gạc thông thường.
Đối với vết thương sâu chảy nhiều máu, người bệnh có thể sử dụng dung dịch xịt Nacurgo trước để kích thích vết thương mau lành, sau đó băng thêm một lớp gạc bên ngoài để vết thương được bảo vệ chắc chắn, hạn chế tuyệt đối nguy cơ hiếm trùng lại.
Lưu ý, nếu sử dụng băng gạc thì không nên băng quá chặt vì nó có thể làm cản trở quá trình lưu thông máu, khiến vết thương chậm lành. Nếu xuất hiện tình trạng máu rỉ thấm ra băng, bạn có thể quấn thêm một lớp mới thay vì tháo ra băng lại từ đầu.
Việc thay băng cần thực hiện hàng ngày, một số trường hợp băng bị bẩn hoặc ướt cần thay băng ngay tránh tình trạng nhiễm bẩn vết thương. Trong những ngày đầu sau khi bị thương, mỗi lần thay băng đều cần rửa sạch và sát khuẩn vết thương sạch sẽ để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Bước 6: Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng
Trong quá trình chăm sóc, bạn cần thường xuyên theo dõi tình trạng vết thương xem chúng có sưng viêm hay nhiễm trùng không.
Các dấu hiệu báo hiệu tình trạng nhiễm trùng vết thương hở bao gồm:
- Vết thương đau đớn, kèm sưng đỏ.
- Xuất hiện mủ xanh vàng có mùi hôi.
- Sốt cao kèm đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
- Vết thương rất lâu lành.
Nếu xuất hiện một trong các dấu hiệu dưới đây tức là vết thương đã bị nhiễm tùng, lúc này người bệnh cần báo ngay lại cho bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
☛ Tham khảo thêm bài viết: Nhiễm trùng vết thương hở – dấu hiệu và cách xử lý đúng!
4. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc vết thương hở
Để các vết thương hở nhanh lành và không để lại sẹo, trong quá trình chăm sóc cần chú ý những điều sau đây.
- Sử dụng các dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ
- Luôn giữ cho vết thương được sạch sẽ, thông thoáng
- Nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh
- Không bóc vảy khi vết thương đang lành
- Sử dụng kèm thuốc liền sẹo theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Chế độ ăn uống hợp lý: Quá trình liền vết thương rất cần các chất dinh dưỡng nhủ chất đạm, kẽm, các loại vitamin. Chúng có nhiều trong cá, trứng, sữa, đậu nành, các loại rau xanh và trái cây như bông cải, cam, bưởi, quýt,… bên cạnh đó cần hạn chế ăn thịt bò, rau muống, thịt gà, đồ nếp vì chúng sẽ khiến vết thương hở bị kích ứng gây mưng mủ, lâu lành, hình thành sẹo thâm xấu xí.
5. Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng) giúp vết thương hở mau lành
Nacurgo là sản phẩm đầu tiên trên thị trường Việt Nam ứng dụng thành công công nghệ màng sinh học Polyesteramide trong việc bảo vệ da tổn thương. Màng sinh học Polyesteramide siêu thoáng được ví như một lớp da nhân tạo giúp che phủ vết thương hở mà không gây hầm bí, ngược lại còn đem đến sự thông thoáng giúp vết thương được “thở”.
Đặc biệt, màng sinh học Polyesteramide có khả năng tự phân hủy, người bệnh chỉ cần xịt dung dịch tạo lớp màng mới lên bề mặt vết thương sau 4-5 tiếng. Từ đó, người bệnh hoàn toàn có thể xóa tan nỗi lo lắng về vấn đề đau đớn hay mất thời gian trong việc thay băng gạc truyền thống.
Tất cả những yếu tố trên giúp Nacurgo trở thành giải pháp ưu việt có thể thay thế hoàn toàn cho băng gạc truyền thống. Chưa kể đến, trong thành phần của Nacurgo còn chứa tinh nghệ Nano và tinh chất trà xanh có tác dụng sát khuẩn nhẹ, chống viêm, chống oxy hóa không chỉ thúc đẩy quá trình làm lành vết thương nhanh hơn 3-5 lần so với bình thường mà còn hạn chế để lại thâm sẹo.
Để tìm mua Nacurgo bạn có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “TẠI ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích, giúp bạn hiểu được cần làm gì để vết thương hở nhanh lành, không để lại sẹo. Từ đó, có các biện pháp chăm sóc hợp lý.
Nguồn: Nacurgo.vn