Vết thương hở là những tổn thương bên ngoài khiến cho các mô da bị rách. Để vết thương nhanh lành, ngoài việc biết cách chăm sóc thì một chế độ ăn hợp lí cũng rất quan trọng. Rất nhiều trường hợp vì không biết kiêng cữ hợp lý mà dẫn đến tình trạng vết thương lâu lành, mưng mủ, để lại sẹo lồi xấu xí. Vậy người có vết thương hở cần kiêng những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Quá trình lành thường diễn ra như thế nào?
Chúng ta đều biết rằng cơ thể con người là hệ thống các một cấu tạo đặc biệt. Khi xuất hiện một vết thương hở ngoài ra, cơ thể sẽ dinh ra cơ chế tự chữa lành vết thương để bảo vệ bản thân trước những tác động từ bên ngoài môi trường. Hầu hết các vết thương hở dù lớn hay bé muốn liền thương đều phải trải qua 4 giai đoạn dưới đây:
- Giai đoạn cầm máu: Khi bạn có vết thương hở kèm theo tình trạng chảy máu, việc cầm máu cần được ưu tiên thực hiện. Lúc này cơ thể sẽ phản ứng cầm máu bằng cách co mạch máu lại. Sau 1-2 phút, máu khô lại tạo thành một lớp vảy dày cứng, bảo vệ miệng vết thương.
- Giai đoạn sưng viêm: Đây là tình trạng huyết tương tiết ra nhằm ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn. Lúc này vết thương sẽ có triệu chứng sưng đỏ, sờ vào sẽ có cảm giác nóng.
- Giai đoạn tăng sinh: Hồng cầu tạo ra collagen để liên kết các tế bào da cũ với tế bào da mới khiến vết thương bắt đầu liên miệng. Giai đoạn này được gọi là tăng sinh tế bào.
- Giai đoạn tái tạo: Giai đoạn này dễ hình thành sẹo nếu cơ thể vẫn được cung cấp collagen dẫn đến sẹo lồi hoặc sẹo phì đại.
Thông thường những vết thương nhỏ sẽ lành sau 5-7 ngày, những vết thương nghiêm trọng hơn như bị thương do tai nạn hoặc vết mổ phẫu thuật thì cần 1-3 tháng thậm chí cả năm mới phục hồi. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp dù là vết thương nhỏ nhưng phải mất vài tuần mới có thể lành lại. Như vậy, vết thương hở lành nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:
- Phương pháp chăm sóc: Vết thương hở dù lớn hay nhỏ nhưng khi không biết cách chăm sóc sẽ rất dễ dẫn đến nhiễm trùng.
- Mức độ nghiêm trọng của vết thương: Mức độ nghiêm trọng của vết thương hở được đánh giá dựa trên độ sâu, máu chảy nhiều hay ít, có bầm dập nhiều không. Vết thương càng nghiêm trọng thì càng lâu lành.
- Chế độ ăn uống: Ăn các thực phẩm nóng, dễ kích ứng, dễ mưng mủ sẽ làm cho tình trạng vết thương tệ hơn.
- Bệnh lý nền: Người có bệnh lý nên như tiểu đường hoặc đang thực hiện trị liệu ung thư thì cơ địa lành lương sẽ chậm hơn so với người bình thường.
- Tuổi tác: Người cao tuổi thường mất thời gian để lành thương chậm hơn so với người trẻ tuổi.
☛ Tham khảo trước: Cách chăm sóc vết thương hở giúp mau lành!
2. Bị vết thương hở cần kiêng ăn gì?
Vai trò quan trọng của chế độ ăn tới quá trình lành thương
Dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành thương đã liệt lên trên, có thể thấy rằng mức độ tổn thương, bệnh lý nền, tuổi tác – là các yếu tố không thay đổi được, phương pháp chăm sóc cần đến sự can thiệp của y tế thì chỉ có chế độ ăn uống là yếu tố mà bạn hoàn toàn có thể can thiệp và thay đổi được.
Vết thương hở sẽ nhanh lành nếu như bạn có một chế độ ăn phòng phú với nhiều chất dinh dưỡng tốt cho quá trình liền da như protein, sắt, kẽm, vitamin và khoáng chất. Ngược lại, khi bạn ăn nhiều các thực phẩm dễ kích ứng, đồ ăn cay nóng khiến mức độ tổn thương nghiêm trọng hơn, vết thương lâu lành thậm chí còn để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
Như vậy, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ phục hồi của da. Đặc biệt nếu không kiêng kem cẩn thận, bạn có thể phải chịu những biến chứng nghiêm trọng.
Kiêng ăn gì khi bị vết thương hở?
Rất nhiều trường hợp vết thương nhỏ, nhưng chỉ vì do ăn trứng, đồ nếp, thịt bò, rau muống,… lại khiến cho tình trạng tổn thương nghiêm trọng hơn, vết thương bị sưng, mưng mủ, sau khi lành thì để lại sẹo xấu xí. Những thực phẩm cần kiêng khi có vết thương hở hầu hết là những món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình hàng ngày, do đó bạn cần hết sức cẩn thận.
Dưới đây là những thông tin cụ thể 7 thực phẩm cần kiêng khi có vết thương hở
Rau muống
Rau muống là một loại rau phổ biến, giá thành rẻ và chế biến được thành nhiều món ăn khác nhau. Đối với người bình thường, loại rau này có tính mát, các tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu. Tuy nhiên đối với người có vết thương hở thì rau muống lại được xếp đầu tiên trong danh sách những thực phẩm cần kiêng. Người có vết thương hở khi ăn rau muống sẽ dễ hình thành sẹo lồi. Điều này xảy ra do ăn rau muống trong thời gian dài sẽ sản sinh ra collagen quá mức, khiến cho vùng da bị tổn thương được lấp đầy một cách nhanh chóng, dẫn đến hình thành sẹo lồi.
Thịt bò
Thịt bò được biết đến là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm, tốt cho máu, ngoài ra còn giúp tăng cường cơ bắp hiệu quả. Tuy là thực phẩm bổ dưỡng, nhưng đối với người có vết thương hở, thịt bò lại được xếp vào nhóm thực phẩm cần kiêng bởi chúng có khả năng để lại sẹo thâm sau khi vết thương đã lành. Điều này xảy ra trong giai đoạn lên gia non, việc ăn thịt bò làm cho vết thương bị sẫm màu. Do đó, khi đang bị thương bạn cần kiêng ăn thịt bò và cả nhưng món làm từ bò như chả bò, giò bò,…
Thịt gà
Thực tế đã có rất nhiều trường hợp ghi nhận tình trạng vết thương hở chuyển biến xấu hơn khi người bệnh ăn thịt gà. Cụ thể, theo đông y, thịt gà có tính nóng và nhiều độc vị, do đó khi ăn vào sẽ tác động đến các tế bào da gây nên hiện tượng sưng tấy, nóng đỏ, ngứa ngáy ở vùng da bị thương, thậm chí còn xuất hiện ở mủ khiến vết thương lâu lành. Tình trạng này kéo dài có thể gây viêm nhiễm vết thương, nếu không được chăm sóc đúng cách, nguy cơ để lại sẹo là rất cao. Do đó, người có vết thương hở cần cần kiêng ăn thịt gà.
☛ Đọc chi tiết trong bài viết: Vết thương hở có ăn được thịt gà không?
Gạo nếp
Gạo nếp là nguyên liệu được dùng để chế biến nhiều món ăn quen thuộc với người Việt Nam. Song đồ nếp có tình nóng, do đó khi bạn ăn đồ nếp ở giai đoạn viêm của vết thương hở sẽ xuất hiện tình trạng sưng tấy, mưng mủ, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Những vết thương này bước sang giai đoạn tái tạo sẽ để lại sẹo lồi xấu xí.
Hải sản
Hải sản là nhóm thực phẩm tanh lại chứa hàm lượng protein lạ. Do đó, với người có vết thương khi ăn vào dễ gây dị ứng, ngứa ngáy khó chịu cho vết thương khiến vết thương lâu lành, dễ để lại sẹo. Thông thường hải sản là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, có lợi cho cơ thể, nhưng đối với người có vết thương hở, chúng sẽ được xếp vào nhóm thực phẩm cần hạn chế.
Trứng
Trái với thịt bò sẽ khiến vết thương bị sẹo thâm thì lòng trắng trứng sẽ khiến cho vùng da bị thương sau khi liền sẽ trắng hơn, không đều màu với những vùng da khác, gây ra những vết loang lổ khác màu. Tình trạng này thường xảy ra vào giai đoạn vết thương đang lên da non và được dân gian hay gọi là lang beng. Do đó, tốt nhất người có vết thương cần loại bỏ trứng ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày.
Thịt chó
Thịt chó là một món ăn dân gian của người Việt. Thịt chó chứa nhiều đạm, thế nên những người khỏe mạnh ăn thịt chó sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngược lại, đối với người đang có vết thương hở trên da, món ăn từ thịt chó lại không hề tốt chút nào. Vì theo đông y, thịt chó có tính nóng, khi da đang trong quá tình tái tạo mà ăn thịt chó sẽ rất dễ để lại sẹo rồi. Sẹo lồi do thịt chó để lại thường sần sùi và cứng hơn so với các loại sẹo khác, vì vậy mà chữa trị cũng khó khăn hơn.
☛ Tham khảo thêm: Ăn gì giúp vết thương hở mau lành?
3. Bị vết thương hở cần kiêng làm những gì?
Ngoài sự chăm sóc từ bên trong bằng việc kiêng ăn những thực phẩm không tốt cho vết thương hở thì chăm sóc bên ngoài da cũng rất quan trọng. Kết hợp được hai điều này giúp bạn rút ngắn thời gian điều trị, vết thương hở từ đó lành nhanh hơn.
Chăm sóc ngoài da cho vết thương hở cần kiêng một số tác động lên vùng da bị tổn thương như:
- Không nên vận động quá mạnh có thể gây rách miệng vết thương. Điều này khiến cho vết thương nặng và lâu lành hơn.
- Khi tắm cần che chắn vết thương cẩn thận, tránh để vết thương bị ngấm nước. Theo các nghiên cứu, trong môi trường nước mang nhiều vi khuẩn, vết thương sẽ dễ bị nhiễm khuẩn rất cao nếu bị ngâm trong nước quá lâu, điều này khiến tình trạng tổn thương ngày càng nghiêm trọng.
- Không tự ý dùng tay chưa được vệ sinh sạch sẽ để đụng vào vết thương hở, vi khuẩn từ tay có thể xâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng.
- Khi vết thương bắt đầu đóng vảy, lúc này cảm giác ngứa ngáy sẽ khiến người bệnh có xu hướng cạy bóc vảy. Tốt nhất không nên bóc lớp vảy này để tránh dẫn đến vết thương chảy máu, lâu lành và để lại sẹo thâm hoặc sẹo lồi.
- Không tự ý rắc thuốc bột hoặc đắp thuốc lá khi không rõ nguồn gốc lên vết thương hở, điều này có thể gây viêm, nhiễm trùng dẫn đến các biến chứng khó lường, khiến cho vết thương nặng và khó kiểm soát hơn.
4. Vết thương hở cần kiêng cữ trong bao lâu?
Trên thực tế, việc loại bỏ những thực phẩm kể trên ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày của người có vết thương hở gây ra không ít bất tiện. Một số người không được ăn những món yêu thích vì chúng nằm trong danh sách thực phẩm cần kiêng ăn, hay việc hạn chế các món ăn khiến số lượng thực phẩm ít đi cũng gây ra khó khăn đối với việc xây dựng thực đơn hàng ngày. Chính vì thế, rất nhiều người thắc mắc cần ăn kiêng trong bao lâu?
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết thương và cơ địa của từng người mà thời gian ăn kiêng sẽ khác nhau. Đối với người có vết thương nhẹ, thông thường thời gian ăn kiêng sẽ kéo dài từ 5-7 ngày – đây là khoảng thời gian đủ để cấu trúc các mô tổn thương được tái tạo. Sự tái tạo này bạn hoàn toàn có thể nhận biết bằng mắt thường thông qua các dấu hiệu như: miệng vết thương khép lại, da liền và khô ráo, lên da non,…
Đối với những vết thương nghiêm trọng hơn, tình trạng tổn thương sâu, máu chảy nhiều, nguy cơ nhiễm trùng cao, người bệnh cần can thiệp ngay các biện pháp y tế, điều này đồng nghĩa với thời gian kiêng kem và quá trình lành lương cũng diễn ra lâu hơn.
Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cần kiêng vận động mạnh để tránh làm rách vết thương khiến vết thương chảy máu. Tốt nhất đối với những hoạt động mạnh, tiêu tốn nhiều sức lực như tập gym, chạy bộ, bơi lội hay các công việc khuân vác nặng nhọc,… người bệnh cần kiêng cho đến khi vết thương liền miệng và khỏi hoàn toàn, hạn chế nguy cơ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
5. Chăm sóc vết thương hở toàn diện với bộ đôi Nacurgo
Rửa làm sạch vết thương với Nacurgo chai xanh
Việc vệ sinh vết thương là điều đầu tiên trong quá trình sơ cứu chăm sóc vết thương hở, giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Thông thường mọi người sẽ lựa chọn nước muối sinh lý để rửa vết thương, tuy nhiên dung dịch này chỉ có tác dụng loại bỏ bụi bẩn, không thể loại bỏ màng Biofilm của vi khuẩn nên không có tác dụng diệt khuẩn. Do đó sử dụng nước muối là không đủ. Thay vào đó, bạn nên ưu tiên lựa chọn các dung dịch rửa vết thương có thể làm sạch tốt hơn.
Dung dịch rửa vết Nacurgo chai xanh có thể loại bỏ màng Biofilm của vi khuẩn trên bề mặt vết thương nhờ trong thành phần có chứa dung dịch điện hóa là các ion và chất oxy hóa quan trọng như HClO, HO, Clo. Từ đó loại bỏ được màng nhầy, làm sạch vết thương hiệu quả.
Ngoài ra, các thành phần khác trong dung dịch như: chiết xuất trà xanh, lô hội, tràm trà, tinh nghệ trắng có tính sát khuẩn nhẹ nhưng không gây xót da, ngược lại còn cung cấp độ ẩm khiến da mát dịu, khử mùi hôi tại các ổ viêm nhiễm.
Nacurgo chai xanh là dung dịch rửa vết thương chuyên biệt với 5 tác động “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI” giúp việc chăm sóc vùng da tổn thương trở nên dễ dàng hơn.
☛ Tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm trong bài: Dung dịch rửa làm sạch vùng da tổn thương Nacurgo
Băng vết thương bằng xịt Nacurgo
Sau khi được làm sạch và sát khuẩn, vết thương vẫn cần được băng bó để ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài môi trường. Nacurgo băng vết thương dạng xịt với ưu điểm vượt trội khi ứng dụng thành công công nghệ màng sinh học Polyesteramide vào sản phẩm. Màng Polyesteramide có tác dụng như một hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước, bảo vệ vết thương hở.
Sử dụng xịt Nacurgo vẫn phủ được vết thương nhưng lại không gây bí bách, ngược lại còn tạo không gian thoáng đãng, giúp vết thương mau lành. Ngoài ra, màng sinh học Polyesteramide có khả năng tự phân hủy, người bệnh chỉ cần xịt thêm một lớp mới lên vết thương sau 4-5 tiếng, tự động vùng da bị thương sẽ được bảo vệ thêm một lớp màng. Điều này xóa bỏ hoàn toàn những đau đớn mỗi khi thay băng gạc truyền thống.
Như vậy, xịt bảo vệ vết thương Nacurgo là một biện pháp thay thế hoàn hảo cho bước băng vết thương bằng băng gạc truyền thống.
Để tìm mua bộ sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “BẤM VÀO ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”