Trong cuộc sống với rất nhiều các hoạt động hằng ngày, việc gặp phải những vết thương ngoài da là điều khó tránh khỏi. Một số trường hợp vết thương hở không chảy máu dễ chủ quan, lơ là không chăm sóc đúng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây, Nacurgo sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về vết thương hở không chảy máu và cách chăm sóc đúng cách.
Mục lục
Tại sao vết thương hở không chảy máu?
Vết thương hở là một chấn thương mà mô bên ngoài cơ thể (da) bị rách. Nguyên nhân gây ra vết thương hở thường là ngã trầy xước da, vết cắt, vết đứt tay, do vật sắc nhọn cứa phải,… Vết thương hở nặng có thể gây chảy máu rất nhiều, khi đó bạn cần tới cơ sở y tế để được cầm máu và xử lý kịp thời. Ngược lại, trong một số trường hợp, vết thương rách da nhưng không chảy máu.
Vậy, tại sao vết thương hở không chảy máu? Điều này có thể được lý giải bởi một số nguyên nhân sau:
- Vết cắt nhỏ, trầy xước không làm hoặc làm vỡ ít mạch máu, gây ảnh hưởng không đáng kể đối với các mô xung quanh dẫn đến giảm tiết ra các kích thích tố (histamin) làm giảm chảy máu.
- Sự lưu thông máu của cơ thể kém. Điều này có thể do bạn bị bệnh tiểu đường, lớn tuổi, bị mất nước, hoặc bẩm sinh cơ thể có khả năng tuần hoàn kém.
- Vết thương không ảnh hưởng đến các mạch máu lớn. Các mao mạch nhỏ dễ bị co lại (nhất là khi bị lạnh hoặc do các nguyên nhân khác), gây ứ tắc máu, do đó có thể không bị chảy máu rõ rệt trong vài phút đầu tiên sau khi cắt.
- Nếu vết thương gần nhiều tĩnh mạch hoặc động mạch thì nó sẽ chảy rất nhiều máu, còn nếu vị trí cắt nằm trong một nhóm cơ thì máu chảy ra có thể rất ít, mô cơ nở ra và cầm máu nhanh chóng.
- Vết cắt không đủ sâu để chảy máu. Vết sưng do cơ thể phản ứng khi lớp da bên ngoài mất đi và làm vùng bị thương sưng lên, hoặc có thể là phản ứng dị ứng với kim loại hoặc các dị vật gây nên vết thương.
- Khi bị thương, cơ thể ngay lập tức kích hoạt phản ứng cầm máu. Các tiểu cầu hoạt động như một “chất keo” tạo thành xung quanh vết cắt để ngăn máu chảy ra khỏi vết thương.
Vết thương hở không chảy máu có nguy hiểm không?
Đối với những vết thương không chảy máu sẽ dẫn đến tâm lý chủ quan, lơ là không chăm sóc vết thương. Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng vết thương. Các tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm,… gây bệnh có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở nếu bạn chăm sóc không đúng cách.
Nhiễm trùng vết thương kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể. Hoạt hóa hàng loạt phản ứng gây tình trạng viêm và tổn thương mô, cũng như làm chậm quá trình lành vết thương. Đối với tình trạng nhiễm trùng nặng nếu không được điều trị, có thể trở nên trầm trọng hơn và cần đến sự can thiệp của y tế. Một số những biến chứng nguy hiểm của nhiễm trùng vết thương có thể kể đến như:
Biến chứng tại chỗ: Vết thương chậm lành, viêm mô tế bào (nhiễm trùng do vi khuẩn ở các lớp da hoặc lớp dưới da), viêm tủy xương (nhiễm trùng do vi khuẩn ở xương hoặc tủy xương). Thậm chí, tác nhân gây bệnh có khả năng hình thành áp xe cũng như làm vết thương lan rộng thêm gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng tâm lý của người bệnh.
Các biến chứng toàn thân: Nhiễm trùng huyết (sự hiện diện của vi khuẩn trong máu có thể dẫn đến tình trạng viêm toàn thân) có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.
Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở không chảy máu đúng cách!
Các vết thương không chảy máu hầu hết là các vết thương nhẹ. Khi đó, bạn hoàn toàn có thể tự chăm sóc tại nhà theo các bước sau đây:
Làm sạch vết thương bằng dung dịch sát khuẩn Nacurgo
Dung dịch sát khuẩn Nacurgo (chai xanh) hiện đang được sử dụng khá là phổ biến hiện nay trong việc rửa và làm sạch vết thương hở. Dung dịch này đáp ứng đủ 5 tiêu chí của một dung dịch sát khuẩn lý tưởng “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI” mang đến tác dụng làm sạch hiệu quả và dễ dàng hơn.
Cách sử dụng:
- Tưới trực tiếp dung dịch lên vết thương hoặc dùng kết hợp với khăn, băng gạc nhằm loại bỏ bụi bẩn, dị vật và tế bào chết còn dính trên miệng vết thương.
- Đối với các vết thương ở mặt, tuyệt đối không đổ trực tiếp mà dùng khăn thấm dung dịch sát khuẩn lau sạch nhẹ nhàng.
- Nên sử dụng 1 lần/ngày.
Chỉ với thao tác đơn giản như vậy, dung dịch Nacurgo giúp loại bỏ sạch sẽ dịch nhầy, rửa sạch bề mặt vết thương và mang lại tác dụng diệt khuẩn, khử mùi hiệu quả.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Bảo vệ và phục hồi vết thương bằng màng sinh học Nacurgo
Sau bước làm sạch và sát khuẩn vết thương, tiếp theo là khâu bảo vệ vết thương khỏi các tác động từ bên ngoài môi trường. Đối với vết thương hở không chảy máu, sử dụng màng sinh học Nacurgo (chai vàng) để bảo vệ vết thương ngăn ngừa nhiễm trùng là rất phù hợp.
Cách sử dụng sản phẩm khá đơn giản. Bạn xịt một lớp dung dịch bao phủ bề mặt vết thương, sau đó dung dịch khô lại nhanh chóng tạo lớp màng mỏng bảo vệ. Vì màng sinh học có khả năng tự phân hủy nên sau 4 – 5 tiếng, bạn chỉ cần xịt lại một lớp tương tự đè lên trên lớp màng cũ, cực kỳ tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho người sử dụng.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Lưu ý khi chăm sóc vết thương hở không chảy máu
Không đắp các loại thuốc dân gian không rõ nguồn gốc: Hầu như chưa có đủ bằng chứng khoa học chứng minh tác dụng của thuốc dân gian trong điều trị vết thương hở. Thêm nữa, các loại lá thuốc không rõ nguồn gốc có thể gây nên các biến chứng nghiêm trọng khác như hoại tử, nhiễm khuẩn huyết dẫn tới tử vong.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Luôn đảm bảo cung cấp các nhóm chất cần thiết như protein (thịt, cá, sữa,…) và các loại vitamin khoáng chất trong rau củ quả tươi. Ngược lại, tránh ăn những thực phẩm như rau muống, thịt gà, hải sản,… vì có thể gây kích ứng da hay để lại sẹo mất thẩm mỹ sau hồi phục.
☛Tham khảo chi tiết hơn trong bài: Bị vết thương hở nên ăn gì kiêng gì?
Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Mỗi ngày uống đủ 2 – 2,5 lít nước. Điều này giúp thúc đẩy lưu thông máu mang oxy và chất dinh dưỡng đến vị trí tổn thương, khiến quá trình chữa lành vết thương diễn ra nhanh hơn.
Với những nội dung được nêu lên trong bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích về nguyên nhân vết thương không chảy máu và cách chăm sóc hiệu quả. Trong quá trình chăm sóc, bạn cần đặc biệt lưu ý đến các dấu hiệu bất thường để có xử lý điều trị đúng cách, tránh biến chứng khó lường.
Tài liệu tham khảo:
https://www.quora.com/Why-dont-some-long-very-deep-cuts-bleed
https://sealskinwrap.com/blog/wound-care-at-home/
http://benhvien115.com.vn/kien-thuc-y-khoa-/vet-thuong-mach-mau/2017070601578403