Bạn đang lo lắng vì vết thương hở có mủ và dịch chảy ra nhiều hơn? Bạn đừng lo lắng bởi trong bài viết dưới đây Nacurgo sẽ gửi đến bạn những thông tin cần thiết để bạn có thể xử trí nó đúng cách, ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra.
Mục lục
Vết thương hở có mủ có phải bị nhiễm trùng?
Để có thể kết luận vết thương hở có mủ có phải bị nhiễm trùng hay không bạn cần hiểu rõ về quá trình chuyển biến của vết thương thông thường. Từ đó có thể nhận biết được sự bình thường hay bất thường khi vết thương xuất hiện dịch mủ trong quá trình chăm sóc.
Quá trình chuyển biến vết thương thông thường
Cơ thể con người sẽ có cơ thể tự làm lành khi bị tổn thương. Tuy là cơ chế tự làm lành nhưng nó được đánh giá là một trình tự phức tạp. Đầu tiên là quá trình hình thành viêm, tiếp đó là các sợi collagen bắt đầu sinh trưởng và tăng lên nhanh chóng bên trong giúp cho vết thương hở nhanh khép miệng (quá trình tăng sinh). Cuối cùng là quá trình lành lại hay còn gọi là tạo sẹo để cấu trúc lại vùng tổn thương.
Quá trình chuyển biến của vết thương diễn ra bình thường khi vết thương được chăm sóc tốt, kiểm soát được nồng độ vi khuẩn. Nhưng nếu chăm sóc không tốt chắc chắn chu trình tự làm lành phía trên sẽ bị rối loạn gây ra nhiễm trùng, sưng đau nguy hiểm, thậm chí là hoại tử vết thương ảnh hưởng đến các bộ phận chức năng cơ thể
Vết thương hở mưng mủ – Biểu hiện của nhiễm trùng
Trong tiến trình lành lại của vết thương không hề có sự có mặt của mủ hoặc dịch chảy ra. Chính vì thế, có thể khẳng định hiện tượng vết thương hở có mủ là một bất thường trong quá trình tự chữa lành tổn thương. Theo các bác sĩ khoa ngoại vết thương hở có mủ là một cảnh báo tình trạng vùng da tổn thương đang bị nhiễm trùng và có chuyển biến xấu đi.
Ngoài dịch mủ chảy ra bạn còn gặp thêm các triệu chứng sau nếu vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng:
- Tại vị trí vết thương có xuất hiện sưng đau: Đây là biểu hiện rất dễ nhận biết của nhiễm trùng. Viêm sưng ngày một to, thời gian sưng đau lên đến 4 đến 6 ngày. Miệng vết thương hở lan rộng hơn.
- Dịch, mủ chảy ra tại vết thương: Nếu như sưng đau dễ dàng bị nhầm với viêm trong quá trình tự lành lại thì dịch, mủ lại là dấu hiệu cảnh bảo rõ ràng khi vết thương bị nhiễm trùng. Dịch chảy ra có màu, có mùi hôi tanh tương đối khó chịu. Thường dấu hiệu này sẽ xuất hiện sau 4 đến 5 ngày.
- Đau đớn tăng dần: Thông thường đau đớn sẽ dần thuyên giảm nếu vết thương tiến triển tốt, nhưng khi có dấu hiệu nhiễm trùng, cơn đau sẽ tăng dần theo thời gian. Kèm với đó, bạn có thể gặp một số triệu chứng của sốt. Đa số nếu nhiễm trùng nặng sẽ kèm theo triệu chứng sốt cao và mệt mỏi…
☛ Tham khảo chi tiết: Dấu hiệu nhiễm trùng vết thương
Nguyên nhân khiến cho vết thương bị nhiễm trùng, mưng mủ
Nacurgo gửi đến bạn một số nguyên nhân khiến vi khuẩn gia tăng tại vết thương gây ra nhiễm trùng:
- Do vết thương hở không được xử lý, sơ cứu đúng cách ngay từ đầu. Một trong số đó là không được loại bỏ hết dị vật trong bước sơ cứu ban đầu.
- Do lưu thông máu tại vị trí vết thương kém nên các mô, tế bào không được nuôi dưỡng sẽ chết đi, hình thành lên vi khuẩn gây nhiễm trùng.
- Do người bệnh chủ quan với vết thương nhỏ, không nghĩ nó có thể bị nhiễm trùng nên thơ ơ trong khâu chăm sóc. Theo các chuyên gia, vết thương nhỏ nhưng sâu, nguy cơ nhiễm trùng vẫn xảy ra bình thường.
- Trong quá trình chăm sóc, bôi nhầm những nguyên liệu phản khoa học, chưa được kiểm chứng lên vết thương (một số loại lá giã nát)… Đây là nguyên nhân khiến cho vết thương gia tăng nồng độ vi khuẩn gây ra nhiễm trùng nguy hiểm.
- Do ăn thực phẩm không phù hợp như đồ nếp, da gà…
- Do bản chất của vết thương nặng nề, các mô, tế bào bên trong bị dập, nát nên tổn thương không thể phục hồi. Phần mô chết đi khiến vết thương bị nhiễm trùng nguy hiểm…
☛ Có thể bạn quan tâm: Nhiễm trùng vết thương có nguy hiểm không?
Hướng dẫn xử lý vết thương có mủ đúng cách
Vết thương có mủ là biểu hiện dễ thấy của nhiễm trùng. Người bệnh có thể lựa chọn phương án xử lý vết thương khác nhau tùy vào mức độ mưng mủ. Nếu vết thương có dịch mủ chảy ít, miệng chưa mở to, không kèm mùi hôi, bạn có thể lựa chọn xử lý đúng cách tại nhà nhờ tư vấn từ bác sĩ mà không cần đến bệnh viện.
Tuy nhiên, nếu vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng nặng, cơn đau kéo dài, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và xử lý.
Sau đây là các bước chăm sóc vết thương có mủ tại nhà:
Bước 1: Rửa sạch tay và dụng cụ y tế
Việc rửa tay và dụng cụ y tế sẽ giúp hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn chéo từ tay vào vết thương. Bạn cần rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn, hoặc bằng cồn sát khuẩn. Đối với dụng cụ y tế, rửa sạch, luộc trong nước sôi khoảng 15 đến 20 phút hoặc ngâm trong cồn iod để khử sạch vi khuẩn tồn tại trong dụng cụ.
Dù xử lý vết thương có mủ tại nhà bạn cũng cần tuân thủ thực hiện bước này để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng vết thương nhé.
Bước 2: Loại bỏ dịch mủ ra khỏi vết thương
Tiếp theo bạn cần rửa sạch đi phần dịch nhầy, mủ ra khỏi vết thương. Đây cũng là cách loại bỏ mầm mống vi khuẩn gây nhiễm trùng đang phát triển.
Nhiều ý kiến chỉ bạn sử dụng nước muối sinh lý để lau đi dịch mủ chảy ra. Thực tế với vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng, sử dụng nước muối sinh lý là chưa đủ. Bởi nó chỉ giúp rửa trôi, làm sạch phần nào tế bào chết, bụi bẩn, dịch nhầy nhưng lại không giải quyết được vấn đề vi khuẩn đang tồn tại và gây mưng mủ, nhiễm trùng. Việc bạn cần là loại bỏ dịch mủ, vi khuẩn ra khỏi vết thương bằng 1 dung dịch rửa vết thương chuyên dụng.
Nacugro dung dịch rửa làm sạch vết thương (chai xanh) là lựa chọn tối ưu để làm sạch vết thương. Sản phẩm đáp ứng đủ 5 tiêu chí: “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”. Bạn sử dụng 1 lần/ ngày như bước chăm sóc, kiểm soát vi khuẩn, phục hồi cho vết thương có mủ.
Có thể tưới trực tiếp dung dịch lên vết thương (trừ vết thương trên mặt), kết hợp bông tẩm lau nhẹ nhàng để làm tăng hiệu quả làm sạch mủ, dịch nhầy. Với bước rửa vết thương bằng dung dịch Nacurgo bạn cần sử dụng hàng ngày, không chỉ cho vết thương bị nhiễm trùng, có mủ mà còn cho cả vết thương hở thông thường.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Bước 3: Bôi thuốc theo chỉ định (nếu có)
Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số thuốc bôi lên vết thương. Khi sử dụng, bạn chỉ nên bôi lượng vừa đủ, không bôi quá dày có thể gây hầm bí, cũng không bôi quá mỏng để thuốc bôi đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
Bước 4: Bảo vệ vết thương bằng dung dịch xịt tạo màng sinh học Nacurgo
Bạn cần bảo vệ để ngăn chặn tác động của vi khuẩn, khói bụi và môi trường ngoài vào vết thương. Bởi dù đã được làm sạch nhưng nếu không có bước này vi khuẩn vẫn xâm nhập và gây hại cho vết thương. Nguy cơ nhiễm trùng thứ phát cũng rất cao.
Thay vì sử dụng băng gạc băng cho vết thương có thể làm giảm lưu thông máu, gây hầm bì, đau đớn mỗi lần thay băng bạn chỉ cần sử dụng dung dịch xịt Nacurgo với ứng dụng công nghệ màng sinh học Polyesteramide. Đây là bước bảo vệ vết thương tiện lợi, an toàn và cực kỳ hiệu quả được sử dụng phổ biến để bảo vệ, chăm sóc vết thương ở các nước phát triển.
Lớp màng sinh học sau khi được xịt bao phủ tổn thương sẽ nhanh chóng khô lại, ngăn chặn tiếp xúc vết thương với môi trường bên ngoài. Lớp màng không gây hầm bí, không thấm nước, có công dụng bảo vệ lên đến 3 đến 5 tiếng. Sau khoảng thời gian này, bạn chỉ cần xịt bao phủ thêm 1 lớp mới để có 3 đến 5 tiếng bảo vệ tiếp theo.
Lớp màng sinh học có trong sản phẩm Nacurgo còn chứa các tinh chất siêu phân tử nghệ Nano Curcumin, tinh chất trà xanh Pháp phân bố đều và giải phóng từ từ, thẩm thấu sâu vào vết thương, giúp tái tạo tế bào mới. Đồng thời cũng tạo ra môi trường lý tưởng, lành tính giúp cho vết thương mau lành lại hơn.
Theo nghiên cứu thì hiệu quả làm lành vết thương của nó cao hơn từ 3 đến 5 lần so với những người sử dụng các phương pháp truyền thống, thông thường.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Bước 5: Theo dõi sự lành lại
Trong quá trình chăm sóc vết thương có mủ tại nhà, bạn cần thực hiện các bước chăm sóc đều đặn và theo dõi sự lành lại của nó. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên vết thương như sưng đau dữ dội, dịch mủ chảy ra nhiều hơn cần thăm khám và điều trị tránh biến chứng nguy hiểm.
☛ Đối với vết thương trên mặt vui lòng tham khảo bài viết: Bí quyết chăm sóc vết thương hở trên mặt không để sẹo!
Sử dụng thuốc uống theo chỉ định bác sĩ
Đối với các vết thương có dịch nhầy, mủ chảy ra nhiều, bạn cần sử dụng thêm thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa biến chứng.
Sử dụng thuốc kháng sinh bắt buộc tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng, không tự ý sử dụng; không ngưng thuốc giữa chừng để hạn chế nguy cơ nhờn thuốc và không mang lại hiệu quả phục hồi vết thương.
☛ Tham khảo thêm: Thuốc kháng sinh trị nhiễm trùng vết thương
Dinh dưỡng phù hợp hạn chế mưng mủ, vết thương mau lành
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình lành lại của vết thương. Vết thương có thể bị mưng mủ, đau đớn khi bạn ăn những thực phẩm không phù hợp. Xin được gửi đến những thực phẩm nên và không nên ăn khi vết thương bị mưng mủ cho quá trình lành lại nhanh chóng.
Thực phẩm nên sử dụng
- Thực phẩm chứa Protein lành tính như thịt lợn, giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết để phục hồi vết thương.
- Thực phẩm giàu vitamin và chất xơ có trong các loại rau xanh như bí đao, rau ngót, rau cải… các loại hoa quả như bưởi, cam, dưa hấu… giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, tốt cho sự lành lại của vết thương
- Mướp đắng: Thúc đẩy liền da và có tác dụng thanh lọc cơ thể.
- Nghệ: Bổ sung một chút nghệ vào bữa ăn cũng giúp cho vết thương tái tạo da nhanh hơn.
Các thực phẩm nên hạn chế:
- Các đồ ăn cay nóng như ớt, gừng tiêu. Bởi theo nghiên cứu thực phẩm này sẽ làm chậm hóa quá trình làm lành. Khi tiêu thụ còn gây cảm giác nóng , khó chịu.
- Các đồ ăn chế biến từ đồ nếp bởi nó khiến vết thương sưng, viêm, mưng mủ.
- Rau muống dù được chế biến theo bất kỳ cách nào đều gây ra sẹo xấu.
- Hải sản tanh vì chúng khiến cơ thể và vị trí vết thương dễ bị dị ứng.
- Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá bởi nó làm quá trình lưu thông máu đến vết thương bị ảnh hưởng, từ đó vết thương cũng chậm lành hơn.
☛ Tham khảo thêm: 5 điều cần làm khi vết thương bị nhiễm trùng!
Trên đây là những thông tin bạn cần để chăm sóc vết thương có mủ đúng cách. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào bạn gọi điện về tổng đài miễn cước 18006626 để được tư vấn từ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Cảm ơn, chúc vết thương của bạn chóng hồi phục!