Khi bạn có vết thương hở, chúng ta thường bắt gặp tình trạng nước vàng chảy ra từ vị trí bị thương. Điều này khiến nhiều người lo lắng không biết nước vàng chảy ra từ vết thương này là gì, có nguy hiểm không và cần làm gì để xử lý tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về loại dịch tiết này và cách điều trị.
Mục lục
1. Vì sao vết thương hở chảy nước huyết tương vàng?

Nước vàng trong chảy ra từ vết thương hở chính là huyết tương – đây là dịch tiết sinh lý bình thường của cơ thể con người. Thậm chí loại dịch này còn có tác dụng làm mát, ẩm và che chắn, bảo vệ cho vết thương. Như vậy đây không phải là một loại dịch liên quan đến nhiễm trùng, do đó, bạn cũng không cần quá lo lắng khi nó xảy ra.
Đối với vết thương hở chảy dịch vàng, bạn chỉ cần băng bó vết thương cẩn thận bằng băng gạc thông thường để tránh tình trạng các mô mềm ở dưới da sẽ bị lộ ra ngoài. Bởi khi các mô mềm dưới da lộ ra ngoài, tiếp xúc trực tiếp với môi trường các yếu tố khác sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Thông thường, dịch vàng sẽ xuất hiện sau khoảng 3-7 ngày khi vết thương xảy ra. Nếu bạn biết xử lý đúng cách, vết thương sẽ lành lại chỉ sau 7-10 ngày. Trường hợp vết thương bị nhiễm trùng (phù nề, chảy mủ dịch, sốt và đau đớn nhiều ở vị trí bị thương), người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Nhận biết dịch huyết tương chảy ra từ vết thương hở
Mặc dù dịch vàng là huyết tương – đây là bình thường. Trường hợp này mang lại hữu ích trong quá trình chữa lành tự nhiên. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp dịch vàng ở vết thương hở là bất thường. Vì vậy người bệnh cần phân biệt được các loại dịch vàng để có biện pháp xử lý kịp thời.
Có hai trường dịch vàng chảy ra từ vết thương hở bao gồm:
Trường hợp dịch huyết tương có màu vàng trong suốt
Trường hợp vết thương hở bị chảy nước vàng nhưng nước này có màu trong suốt, đôi khi kèm thêm một chút dịch và máu. Đây là một hiện tượng sinh lí bình thường cơ thể giải thích cho việc huyết tương tiết ra nhằm bảo vệ vết thương. Thông thường với những vết thương sâu, chảy nhiều máu thì sẽ gặp trường hợp này.
Sau một thời gian, dịch vàng trong suốt này sẽ khô lại, chúng không còn xuất hiện nữa và đóng thành vảy. Lúc này, viền vết thương bắt đầu xuất hiện một lớp da mới, mỏng, đỏ kèm theo trạng thái ngứa ngáy. Đây là dấu hiệu của lên da non báo hiệu vết thương sắp lành.
Như vậy, nước dịch vàng có màu trong suốt chảy ra từ vết thương hở không nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần đảm bảo vệ sinh vết thương mỗi ngày để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời cũng giúp vết thương mau lành hơn.
Trường hợp màu vàng đục không phải là huyết tương
Trường hợp vết thương chảy dịch vàng, nhưng dịch này không hải huyết tương, chúng có màu vàng đục, kết cấu đặc như mủ kèm theo mùi hôi khó chịu và các cơn đau tăng dần. Đây là dấu hiệu cho thấy vết thương của bạn đã nhiễm trùng. Lúc này bạn cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Nếu cứ để tình trạng nhiễm trùng kéo dài, vết thương có thể bị hoại tử kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
➤ Tìm hiểu chi tiết hơn: Nhiễm trùng vết thương hở!
3. Nguyên nhân khiến vết thương bị chảy nước vàng!
Ở kết cấu bình thường, bề mặt da được bảo bọc bởi một lớp màng acid. Chúng được tiết ra từ tuyến bã nhờn có tác dụng bảo vệ làn da khỏi sự tấn công từ các yếu tố bên ngoài môi trường đồng thời duy trì môi trường axit trên da có độ pH dao động từ 4,5 – 5,5. Đây là môi trường lý tưởng cho hệ sinh vật tốt trên da phát triển.
Thực tế trên da chúng ta luôn có một hệ sinh vật sinh sống mà bình thường chúng không hề gây ra tác động gì đến làn da. Tuy nhiên khi cơ thể xuất hiện 1 vết thương hở, bất cứ sinh vật nào cư trú trên da cũng đều trở thành nguyên nhân gây nhiễm trùng vết thương, đồng thời các tác nhân từ bên ngoài cũng xâm nhập vào.
Tùy vào vị trí và mức độ nặng nhẹ của vết thương mà tình trạng chảy nước vàng ở vết thương hở nhiều hay ít. Các nguyên nhân khiến vết thương hở chảy nước vàng bao gồm:
- Tụ cầu vàng Staphylococcus là chủng vi khuẩn thường gây tình trạng dịch vàng chảy ra từ vết thương hở.
- Sử dụng thuốc sai cách: Người bệnh sử dụng thuốc chữa vết thương hở nhưng chưa được sự đồng ý của bác sĩ hoặc dùng sai cách dẫn đến phản tác dụng.
- Máu lưu thông kém cũng là nguyên nhân khiến vết thương lâu lành và chảy dịch vàng. Điều này thường xảy ra ở người bị tiểu đường và tim mạch. Khi máu không lưu thông đồng nghĩa với tế bào hồng cầu không thể di chuyển đến vị trí bị tổn thương khiến vết thương khó lành hơn, tình trạng chảy dịch vàng cũng kéo dài.
- Chế độ ăn uống cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tình trạng chảy dịch vàng ở vết thương hở. Khi bạn có một chế độ ăn không lành mạnh với nhiều đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, sử dụng đồ uống gây nghiện như rượu bia,… có thể khiến vết thương sưng tấy, mưng mủ, thậm chí là nhiễm trùng.
- Chăm sóc vết thương sai cách dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, điều này cũng khiến vết thương bị chảy dịch vàng.
4. Vết thương hở chảy dịch vàng có nguy hiểm không?
Vẫn có một số trường hợp chủ quan, khi vết thương chỉ tiết huyết tương thì không vệ sinh sạch sẽ để xảy ra nhiễm trùng. Lúc này vết thương bắt đầu có mủ, đau đớn thường xuyên xảy ra. Nếu cứ để tình trạng này diễn biến, không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm mô tế bào: Biến chứng này thường gặp ở các vết thương sâu ảnh hưởng đến tận các mô tế bào dưới da khiến vết thương bị sưng, đỏ, đau đớn nhiều. Ngoài ra, bạn cũng gặp các triệu chứng như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi.
- Nhiễm trùng huyết: Khi cơ thể bị thương, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu thông qua vị trí xảy ra vết thương hở. Đây là một chiến chứng nghiêm trọng có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh với nguy cơ tử vong cao.
- Viêm tủy xương: Tình trạng vết thương hở bị chảy dịch vàng kéo dài sẽ gây nhiễm trùng xương (Viêm tủy xương) do vi khuẩn xâm nhập. Điều này xảy ra do máu lưu thông kém trong xương, dẫn đến chết xương. Viêm tủy xương còn kéo theo nhiều hệ lụy khác như nhiễm trùng khớp, ức chế tăng trưởng xương khớp hoặc ung thư da.
- Hoại tử: Vi khuẩn Aeromonas Hydrophila có thể xâm nhập vào vết thương hở gây nhiễm trùng. Chúng làm tổn thương nặng nề đến các tế bào cơ và da, dẫn đến hoại tử nhanh chóng. Người bệnh sẽ phải chịu đựng những cơn đau đớn kéo dài.
Như vậy, từ một vết thương hở, bị chảy dịch vàng lâu ngày không được chữa trị sẽ dẫn đến nhiễm trùng và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, chăm sóc ngay từ đầu để bảo vệ vết thương bởi những hậu quả nghiêm trọng cần được thực hiện càng sớm càng tốt.
☛ Thông tin tham khảo: Vết mổ đẻ bị nhiễm trùng, phù nề điều trị như thế nào?
5. Cần làm gì khi vết thương hở bị chảy dịch vàng?
Như đã nói ở trên, vết thương chảy dịch vàng nếu để quá lâu sẽ dẫn đến nhiễm trùng và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. vì vậy, ngay từ đầu khi tình trạng này mới bắt đầu, người bệnh cần có biện pháp xử lý kịp thời.
Vậy cần làm gì khi vết thương hở bị chảy dịch? Để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các bước dưới đây.
Bước 1: Rửa sạch vết thương

Việc vết thương hở bị che phủ bởi dịch nước vàng hoặc các mô hoại tử đều gây khó khăn cho quá trình xử lý vết thương. Vì vậy việc đầu tiên cần làm là loại bỏ các mảng bám ch phủ miệng vết thương như mô hoại tử, tế bào chết, dịch tiết, mủ vàng. Điều này giúp các bước sau hấp thụ hiệu quả hơn.
Trường hợp chỉ là loại bỏ dịch vàng, bạn có thể dùng băng gạc đã được thấm ướt nước muối sinh lí để lu chùi nhẹ nhàng miệng vết thương. Tuy nhiên nếu vết thương xuất hiện mủ vàng hoặc vảy da chết, bạn cần phải dùng đến một chiếc nhíp đã được khử trùng giúp mới có thể loại bỏ được chúng.
Bước 2: Sát khuẩn vết thương đúng cách
Sau khi loại bỏ các mô hoại tử, cần làm sạch vết loét bằng dung dịch sát khuẩn. Bước sát khuẩn này là bước quan trọng nhất đối với vết thương hở, đặc biệt là vết thương hở có tình trạng chảy dịch vàng. Bước này nó có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, và giảm khả năng nhiễm trùng.
Dung dịch sát khuẩn cần lưu ý một số tiêu chí như:
- Sát khuẩn mạnh, hiệu quả nhanh
- Có tác dụng tiêu diệt nhiều được nhiều mầm bệnh khác nhau.
- Không gây xót khi sử dụng.
- Thúc đẩy vết loét nhanh lành.
- Không gây tác dụng phụ.
Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh) là sản phẩm hiếm hoi trên thị trường có khả năng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên. Với thành phần kháng khuẩn tự nhiên kết hợp với dung dịch điện hóa đã được chứng minh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nhanh, mạnh, an toàn, và khả năng khử mùi hôi tốt dung dịch rửa vết thương Nacurgo là lựa chọn phù hợp nhất với nhất vết thương hở chảy huyết tương vàng.
➤ Đọc thêm: Cách lựa chọn thuốc sát khuẩn sát trùng cho vết thương
Bước 3: Băng vết thương bằng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng)
Dù đã sát khuẩn, xong bạn sẽ vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng nếu vết thương không được băng bó lại. Điều này khiến vết thương trở nên nghiêm trọng hơn, vết thương rất khó để lành lại. Vì vậy, để vết thương có thời gian phục hồi mà không bị đe dọa bởi các yếu tố tiềm ẩn bên ngoài, bạn cần băng bó vết thương.
Đối với vết thương hở bị chảy dịch vàng, thay vì băng vết thương bằng các loại băng gạc truyền thống thì sự lựa chọn đến từ dung dịch xịt bảo vệ vết thương Nacurgo là hợp lý nhất.
Với ứng dụng công nghệ màng sinh học Polyesteramide, xịt Nacurgo đóng vai trò như hàng rào bảo vệ vết thương khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, ngăn thấm nước. Đặc biệt hơn nữa, màng sinh học Polyesteramide có khả năng tự phân hủy, bạn chỉ cần xịt dung dịch tạo lớp màng mới lên bề mặt vết thương sau 4-5 tiếng. Tất cả những điều này khiến cho Nacurgo trở thành sản phẩm ưu việt trong việc điều trị vết thương khi mà vẫn che phủ được vết thương hở mà không gây hầm bí, ngược lại còn đem đến sự thông thoáng, tăng khả năng phục hồi của vết thương.
Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các thành phần như tinh nghệ Nano và tinh chất trà xanh có tác dụng sát khuẩn nhẹ, chống viêm, chống oxy hóa, hạn chế sẹo và ngăn ngừa những vết thâm sẹo để lại.
Để tìm điểm bán Nacurgo trên toàn quốc xem “TẠI ĐÂY“
Hoặc để đặt hàng online giao tận nhà với giá niêm yết “BẤM VÀO ĐÂY“
Bước 4: Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Để vết thương bị chảy nước vàng nhanh lành, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý với nhiều dưỡng chất thiết yếu. Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, protein, kẽm,… Bên cạnh đó, cần loại bỏ thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ hay các chất kích thích gây hại cho vết thương.
➤ Đọc thêm: Vết thương hở nên ăn gì, kiêng gì?
Bước 5: Sử dụng thuốc kháng viêm – kháng sinh
Song song với việc xử lý vết thương bên ngoài, việc kết hợp sử dụng thêm các loại thuốc chống viêm, kháng sinh sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao hơn. Tuy nhiên tất cả các loại thuốc này đều cần được kê đơn và hướng dẫn bởi bác sĩ có chuyên môn. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ kê đơn dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc bôi.
Bước 6. Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng
Trong quá trình chăm sóc, bạn cần thường xuyên theo dõi tình trạng vết thương xem chúng có sưng viêm hay nhiễm trùng không.
Các dấu hiệu báo hiệu tình trạng nhiễm trùng vết thương hở bao gồm:
- Vết thương đau đớn, kèm sưng to và đỏ. Tình trạng đau đớn không giảm đi mặc dù đã sử dụng biện pháp giảm đau
- Xuất hiện mủ xanh vàng có mùi hôi tanh
- Miệng vết thương lan rộng, sưng đỏ cả các vùng quanh
- Người bệnh mệt mỏi, kèm theo sốt cao, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
Nguồn tham khảo:
https://dakhoabienhoa.vn/vet-thuong-bi-chay-nuoc-vang.
https://bantinsuckhoe24h.org/vet-thuong-bi-chay-nuoc-vang-phai-lam-sao