Từ những vết thương rất nhỏ như gai đâm, dẫm vào đinh,… có thể dẫn đến nhiễm trùng uốn ván nguy hiểm. Vậy nguyên nhân vết thương bị nhiễm trùng uốn ván là do đâu? Làm thế nào để biết vết thương có bị nhiễm trùng uốn ván hay không? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về nhiễm trùng uốn ván cùng với cách điều trị, phòng tránh bệnh hiệu quả.
☛ Tham khảo trước: Nhiễm trùng vết thương
Mục lục
Nguyên nhân khiến vết thương bị nhiễm trùng uốn ván
Uốn ván có tên khoa học là Tetanus. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) có trong đất, dụng cụ lao động không sạch, đinh han rỉ,… Chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở, vết trầy xước ngoài da. Đặc biệt, ở điều kiện yếm khí, vi khuẩn uốn ván phát triển tạo thành ổ nhiễm trùng gây ra nhiễm trùng uốn ván.
Đặc điểm vi sinh của vi khuẩn uốn ván:
- Là trực khuẩn gram dương, có khả năng di động, tồn tại được trong môi trường kỵ khí.
- Hình bầu dục, không có màu, nha bào có mặt ở khắp nơi như trong đất, phân súc vật, phân người, ở các kim loại đã han gỉ.
- Nha bào uốn ván có sức sống cao, có thể tồn tại nhiều năm trong một số môi trường, không bị tiêu diệt khi đun sôi 20 phút và đặc biệt kháng với nhiều loại thuốc khử khuẩn.
- Song, khi ở dạng các tế bào thực vật, chúng nhạy cảm với nhiều kháng sinh.
Người có nguy cơ cao mắc nhiễm trùng uốn ván
Trường hợp, đối tượng có nguy cơ cao mắc nhiễm trùng uốn ván là:
- Người thường xuyên làm việc ở các trang trại lớn, nông trường chăn nuôi gia súc và gia cầm, trồng trọt không có thói quen đi giày dép thường xuyên, vi khuẩn uốn ván có thể từ đất, phân gia súc tiếp xúc với chân trần.
- Công nhân xây dựng các công trình thường xuyên tiếp xúc với các vật liệu xây dựng và dễ có những vết thương trong quá trình lao động và làm việc.
- Trường hợp uốn ván sau phẫu thuật, nạo phá thai ở các trung tâm không uy tín trong điều kiện không vệ sinh, dụng cụ không đảm bảo vô trùng.
- Tình trạng uốn ván sơ sinh cũng bắt nguồn từ nhiễm trùng do cắt dây rốn ở trẻ sơ sinh không đảm bảo vô khuẩn hoặc sau khi sinh, trẻ không được vệ sinh rốn sạch sẽ dẫn đến bị nhiễm nha bào uốn ván.
Yếu tố nguy cơ:
- Cơ địa: Béo phì, nghiện rượu, có sẵn các bệnh lý nền mạn tính.
- Vết thương ở vị trí gần trung ương thần kinh, có dị vật, có gãy xương, tiêm bắp, sau phá thai, uốn ván rốn,…
☛ Có thể bạn cần: Sơ cứu, chăm sóc vết thương sâu hở miệng tránh nhiễm trùng!
Dấu hiệu cho thấy vết thương đã nhiễm trùng uốn ván
Nhiễm trùng uốn ván tiến triển theo 3 thời kỳ. Với mỗi thời kỳ, bệnh có biểu hiện đặc trưng riêng. Nhờ các dấu hiệu này, bạn có thể nhận biết ra bệnh nhiễm trùng uốn ván.
Thời kỳ ủ bệnh
Sau khi nhiễm ký sinh trùng, thời gian bắt đầu có triệu chứng đầu tiên của bệnh là từ 3 – 21 ngày, 75% người nhiễm là sau 7-10 ngày. Với dấu hiệu đầu tiên là đau ở vùng tổn thương, có hiện tượng co giật ở các thớ cơ, có biểu hiện nhẹ của co cứng ở hàm khi nhai. Thời kỳ ủ bệnh càng ngắn (< 7 ngày) thì bệnh càng nặng.
Thời kỳ khởi phát
Triệu chứng chính và đầu tiên, lúc nào cũng có là cứng hàm. Ban đầu, người bệnh chỉ là khó mở miệng, sau cứng hàm trở nên mạnh hơn, liên tục và không mở ra được.
Ngoài cứng hàm, bệnh nhân dẫn sẽ cảm nhận rõ hơn sự co cứng nhẹ ở gáy, cơ bụng, các cơ gốc chi, các cơ co cứng thường xuyên liên tục như cơ mặt cũng có biểu hiện tăng trương lực cơ. Biểu hiện rõ ràng bệnh nhân khó biểu hiện cảm xúc, cười thường lệch một bên, tư thế ngồi với lưng bị cong ưỡn. Bệnh nhân ăn khó, uống khó, nuốt thức ăn thường có cảm giác vướng và luôn cảm thấy chướng ở bụng dù ăn ít. Ngoài ra, bệnh nhân thường có tâm trạng lo âu, mệt mỏi, mất ngủ, đau nhức toàn thân.
Thông thường, giai đoạn khởi phát chỉ diễn ra từ 1-3 ngày với các tình trạng nhẹ song với các bệnh nhân diễn biến bệnh nặng thì chỉ trong vài giờ.
Thời kỳ toàn phát
Thời điểm bắt đầu của thời kỳ toàn phát là ở cơn co cứng toàn thân đầu tiên. Thời kì có các đặc điểm điển hình ở các vùng cơ trong cơ co cứng toàn thân như:
- Cứng hàm: Trở nên điển hình có thể sờ và nhìn rõ, khít hàm rõ rệt, khả năng nói hạn chế.
- Co cơ mặt: Tạo nụ cười nhăn nhó, “đau khổ”.
- Co cứng cơ ở cơ hoành, ngực: Làm các múi cơ nổi rõ, chuyển động rõ theo nhịp thở kém.
- Co thắt cơ họng và thanh quản: Gây khó nuốt, khó thở, khó nói, đau họng khiến hơi thở nông, ngắn.
- Co cứng cơ ở cổ, cơ gáy: Làm cổ cong lên, cứng.
- Co cứng cơ ở lưng: Gây ưỡn cong lưng lên, đôi khi gặp trường hợp uốn cong giống lưng tôm hoặc uốn cong nghiêng về một bên.
- Co cơ bụng: Khiến cơ bụng rắn, “cứng như gỗ”.
- Co cơ ở các chi: Tay thường ở tư thế gập, co quắp, chân duỗi thẳng và cứng
Trên nền co cứng cơ toàn thân, các cơn co giật liên tục xuất hiện khi có các kích thích như chạm vào cơ thể, tiếng động, ánh sáng chiếu,… hoặc có thể tự phát liên tục. Thông thường, lúc đầu hiện tượng co cứng chỉ diễn ra ở một vài nhóm cơ, sau lan tới toàn thân. Thời gian 1 cơn từ vài giây đến vài phút và một ngày có thể từ vài cơn tới hàng trăm cơn, có khi liên tiếp.
Cơn co giật mạnh, gây đau đớn cho bệnh nhân, làm bệnh nhân lo âu, sợ hãi, trong khi bệnh nhân vẫn tỉnh táo. Bệnh nhân có thể tím tái vã mồ hôi, sốt, có thể gây các biến chứng trong cơn như đứt cơ, gãy xương, co thắt họng thanh quản, gây ngạt và tử vong.
Thời kỳ lui bệnh
Thời kỳ lui bệnh thường báo hiệu khi các cơn co giật toàn thân hay co thắt thanh quản bắt đầu thưa dần, tình trạng cứng hàm giảm bớt, miệng có thể há rộng dần, tình trạng co cứng toàn thân còn kéo dài nhưng mức độ giảm dần; phản xạ nuốt dần trở lại.
Nhiễm trùng uốn ván có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng uốn ván là loại nhiễm trùng nguy hiểm. Đối với trẻ sơ sinh thường khởi phát trong 2 tuần đầu sau khi sinh với các dấu hiệu: trẻ bỏ bú, cứng cơ và các cơn co cứng toàn thân. Nhiễm trùng uốn ván rất dễ dẫn đến tử vong nếu không điều trị hoặc điều trị cũng để lại nhiều biến chứng ở các bệnh nhi.
Đối với người lớn, nhiễm trùng uốn ván cũng nguy hiểm không kém. Các cơn co cứng toàn thân kịch phát có thể khiến người bệnh tím tái, không thể thở được, quằn quại, nếu diễn ra liên tục người bệnh sẽ tử vong vì không đủ khí thở.
Ngoài ra một số các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải:
- Biến chứng tim mạch: suy tim, ngưng tim, trụy mạch. đột quỵ, co thắt mạch, huyết khối,…
- Biến chứng hô hấp: Nhiễm trùng phế quản, phổi, suy hô hấp,…
- Suy thận.
- Biến chứng tiêu hóa: Xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột.
- Rách đứt các cơ xương, gân, xẹp đốt sống.
- Biến chứng thần kinh: Liệt thần kinh sọ, rối loạn tâm thần.
- Sốt cao, hôn mê.
☛ Tham khảo thêm: Vết thương chảy mủ vàng nguy hiểm không? Phải làm sao?
Phương pháp điều trị vết thương nhiễm trùng uốn ván
Cơ chế gây bệnh nhiễm trùng uốn ván: Vi khuẩn tiết ra độc tố hướng thần kinh Tetanospasmin (hay còn gọi là độc tố uốn ván) khi nó bị ly giải. Độc tố từ vết thương tràn vào máu, theo mạch bạch huyết và xâm nhập vào đầu tận cùng của thần kinh ngoại vi. Độc tố tiếp tục lan theo sợi trục và synap thần kinh, cuối cùng là xâm nhập vào thần kinh trung ương gây ra một loạt các biểu hiện lâm sàng điển hình là co giật trên nền co cứng toàn thân.
Dưới đây là các biện pháp điều trị vết thương nhiễm trùng y tế cho bệnh nhân và được thực hiện tại cơ sở y tế:
Diệt trừ vi khuẩn và trung hòa độc tố
Bước đầu tiên xử lý vết thương là mở rộng vết thương, cắt bỏ triệt để tổ chức hoại tử tại vết thương nhằm loại bỏ hoàn toàn nha bào uốn ván.
Tiếp theo, người bệnh được chỉ định sử dụng kháng sinh để tiêu diệt tận gốc tế bào thực vật, cắt đứt nguồn sản sinh ra độc tố. Các thuốc kháng sinh có thể dùng như: penicillin, metronidazol, clindamycin, erythromycin,…
Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định dùng một số các loại kháng sinh để phòng nhiễm trùng do vi khuẩn khác. Thời gian điều trị từ 7 cho đến 10 ngày. Để tránh các trường hợp kháng thuốc trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần chú ý sử dụng đúng, đủ liều lượng mà bác sĩ kê trong đơn.
Tiêm kháng độc tố uốn ván (globulin miễn dịch) trước khi điều trị với tác dụng vô hiệu hóa độc tố lưu hành trong máu, giảm tỷ lệ tử vong.
Ngăn ngừa cơn co cứng cơ
Tại cơ sở y tế, bệnh nhân sẽ được sử dụng các biện pháp sau để ngăn ngừa các cơn co cứng:
- Để người bệnh nơi yên tĩnh, hạn chế ánh sáng, tiếng ồn và tránh kích thích gây co giật.
- Kiểm soát các cơn co cứng bằng các thuốc chống loạn thần như lorazepam, barbiturat, chlorpromazine.
- Sử dụng thuốc ức chế thần kinh cơ khi chỉ định khi dùng thuốc an thần không đủ để kiểm soát co giật, co cứng cơ.
- Kết hợp sử dụng vật lý trị liệu sau mỗi cơn co giật kết hợp thuốc đến đem lại kết quả tốt hơn.
- Mở khí quản với thở máy để điều trị các cơn co cứng không đáp ứng với thuốc hoặc các cơn co cứng đe dọa ngừng thở.
Điều trị hồi sức tích cực và các biện pháp hỗ trợ khác
- Hồi sức hô hấp, đảm bảo thông thoáng đường thở cho bệnh nhân.
- Hút đờm dãi, không ăn uống đường miệng để tránh sặc, nghẽn khí quản, thanh quản, co thắt thanh môn.
- Mở khí quản: hút đờm dãi, bảo vệ đường thở và thông khí nhân tạo với những trường hợp co thắt khí quản mạnh, các trường hợp bệnh nặng được bác sĩ chỉ định.
- Thở máy theo chỉ định.
- Hồi sức tuần hoàn nhằm đảm bảo thể tích tuần hoàn của bệnh nhân bằng truyền dịch, khi có rối loạn thần kinh thực vật gây huyết áp dao động, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc vận mạch và gây mê.
- Bù nước, điện giải chống mất nước cho bệnh nhân; tăng cường dinh dưỡng bằng truyền dịch. Phòng chống chảy máu và loét đường tiêu hóa, suy thận.
- Người bí tiểu cần được thông tiểu sớm.
- Thay đổi tư thế bệnh nhân nhẹ nhàng chống viêm loét và tụ huyết.
- Tất cả bệnh nhân phải được tiêm vacxin sau khi bệnh đã phục hồi.
Cách phòng ngừa nhiễm trùng uốn ván hiệu quả!
Một vết thương nhỏ có thể trở thành nhiễm trùng uốn ván chỉ từ cái chủ quan của người bệnh. Hãy lưu lại những biện pháp phòng ngừa sau đây để vết thương của bạn luôn an toàn!
Tiêm vacxin phòng uốn ván
Để điều trị ở bệnh nhân uốn ván phải tốn một chi phí nhất định, đặc biệt chi phí này sẽ cao hơn khi bệnh nhân phải can thiệp thở máy. Ngoài ra sẽ mất thời gian, tùy theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh có thể từ 2 tuần đến vài tháng điều trị. Chính vì vậy, phòng hơn chống, bạn hãy đến cơ sở y tế để được hướng dẫn tiêm vacxin phòng chống nhiễm khuẩn uốn ván ngay sau khi bị thương
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tất cả mọi người đều cần tiêm phòng uốn ván ngay từ khi còn nhỏ. Liệu trình tiêm cơ bản gồm 3 – 4 mũi phụ thuộc vào khuyến cáo của từng quốc gia và sau đó tiêm nhắc lại mỗi 10 năm.
Vệ sinh vết thương sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn Nacurgo
Vệ sinh, làm sạch vết thương ngay khi bị thương là một trong những bước đặc biệt quan trọng với mục đích là loại bỏ bụ bẩn và vi sinh vật xâm nhập vào tổn thương như trực khuẩn uốn ván hay các vi khuẩn sinh mủ phối hợp.
Dung dịch sát khuẩn Nacurgo là dung dịch rửa và làm sạch vết thương giải pháp hiệu quả, an toàn cho các vết nhiễm trùng, đáp ứng đủ 5 tiêu chí của một dung dịch sát khuẩn chuyên dụng: “SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – NGỪA KHUẨN – KHỬ MÙI”.
☛ Gửi bạn: Hướng dẫn rửa vết thương nhiễm trùng có mủ đúng cách!
Thành phần của Nacurgo gồm dung dịch điện hóa có chứa các ion và chất oxy hóa quan trọng như HClO, HO*, ClO- với khả năng xuyên vào màng bào tương, làm bất hoạt và tiêu diệt vi khuẩn một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, với chiết xuất thiên nhiên như trà xanh, tràm trà, nghệ trắng, lô hội, bạc hà,… sẽ giúp vết thương dịu nhẹ và thúc đẩy sự hồi phục của vết thương.
Bằng cách tưới trực tiếp dung dịch làm sạch Nacurgo lên vết thương ngay sau khi bị thương, Nacurgo sẽ giúp rửa trôi bụi bẩn và tiêu diệt một số chủng vi khuẩn, vi nấm bám tại bề mặt da một cách tối ưu. Bạn có thể kết hợp dùng một miếng băng gạch sạch để tăng hiệu quả làm sạch da.
☛ Tìm hiểu thêm về sản phẩm trong bài: Dung dịch rửa làm sạch da chuyên dụng Nacurgo
Bảo vệ vết thương ngăn ngừa nhiễm trùng bằng Nacurgo màng sinh học
Như chúng ta vừa tìm hiểu ở trên, điều kiện thích hợp để ký sinh trùng uốn ván phát triển là trong môi trường kỵ khí như các vết thương kín. Chính điều này đặt ra yêu cầu quan trọng để phòng tránh nhiễm trùng uốn ván từ bước bảo vệ vết thương là tạo ra một trường vừa thoáng khí mà vẫn đảm bảo an toàn cho vết thương, ngăn ngừa bội nhiễm các loại vi khuẩn khác.
Với công nghệ màng sinh học Polyesteramide – dung dịch xịt Nacurgo được bào chế trên công nghệ tiến bộ, hiện đại, có độ tương thích sinh học cao với cơ thể người, tạo ra môi trường thông thoáng, “dễ thở” cho vết thương song vẫn đảm bảo chống thấm nước, ngăn ngừa vi khuẩn, ký sinh trùng hiệu quả.
Với thiết kế nhỏ gọn, cách dùng đơn giản, bạn chỉ việc ấn nút và xịt một lớp dung dịch mỏng lên vết thương, sau vài giây thì đã một chiếc màng đã cố định bảo vệ vết thương của bạn. Nhờ khả năng tự phân hủy thông minh, bạn chỉ cần phủ lại lần mới sau 4 – 5 tiếng.
Để tìm mua bộ sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “BẤM VÀO ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Từ những kiến thức trên đây, chắc hẳn bạn đã có thể hiểu thêm những kiến thức về nhiễm trùng uốn ván. Nếu còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm, bạn hãy kết nối tới số máy 1800 6626 để được các chuyên gia tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Tài liệu tham khảo:
http://benhnhietdoi.vn/chuyen-de/chi-tiet/uon-van/10
http://benhvientinh.quangtri.gov.vn/vi/news/kien-thuc-y-khoa/benh-uon-van-546.html
Trọng Nghĩa đã bình luận
Ngoài những biểu hiện kể trên thì có những dấu hiệu ban đầu nào khác tại vết thương không?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Bài viết liên quan
Sơ cứu, chăm sóc vết thương sâu hở miệng tránh nhiễm trùng!
Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng vết thương – Tổng hợp
Nhiễm trùng khóe móng tay (chín mé) chớ được chủ quan!
Vết thương mổ bị nhiễm trùng: cách nhận biết và điều trị đúng!
Bị nhiễm trùng vết thương nên ăn gì kiêng gì để mau lành?
Câu hỏi thường gặp