Theo một số nghiên cứu, có tới hơn 50% chấn thương lao động là vết thương ở bàn tay. Việc chấn thương ở bàn tay không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn tác động xấu đến chính sức khỏe của người bệnh. Hãy bỏ túi những thông tin dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Mục lục
Đặc điểm chung của vết thương ở bàn tay
Vết thương bàn tay thường rất phức tạp bởi bàn tay có cấu trúc tinh vi, chứa đựng nhiều cơ quan tổ chức như dây thần kinh, gân, cơ, mạch máu,… Ngoài ra, đặc điểm của bàn tay là không có các cơ lớn che phủ và rất ít các tổ chức đệm để ngăn cách giữa các bộ phận liền kề nhau như gân, bao gân, bao hoạt dịch và xương khớp. Chính vì thế, dù chỉ là một tổn thương nhỏ nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng bàn tay.
Đa số trường hợp gặp phải vết thương ở bàn tay thường là trong khi đang làm việc. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc sơ ý gây ra các vết thương nhỏ như trầy xước, vết cắt, vết đứt,… hoặc nặng hơn là các vết thương do tai nạn lao động như rách vùng da lớn, tổn thương da, tổn thương gân, tổn thương thần kinh,…
- Tổn thương da: Da bị rách, tình trạng khuyết hổng da, lóc da, bầm tím dập da,…
- Tổn thương gân: Cử động đau đớn hoặc mất phản xạ co duỗi tương ứng.
- Tổn thương mạch máu: Vị trí vết thương ở lòng bàn tay dễ gây nguy cơ tổn thương cung động mạch gan tay nông. Vết thương ở gan tay gây ảnh hưởng đến cung động mạch gan tay sâu. Tổn thương mạch máu có thể dẫn đến phù nề hoặc các đầu ngón tay nhợt nhạt, lép xẹp, có thể là mất cảm giác đau.
- Tổn thương thần kinh: Nếu vết thương nằm ở vị trí gan tay và cổ tay, nguy cơ đứt dây thần kinh giữa và trụ. Khi đó, các ngón trỏ, giữa và áp út đan vào nhau như tay khỉ, ngón cái không thể cử động. Nếu tổn thương dây thần kinh trụ thì sẽ khiến cho bệnh nhân không thể khép được ngón tay, đốt 1 ngón áp út và ngón út ở tư thế duỗi, đốt 2, 3 ở tư thế gấp.
- Mất cảm giác bàn tay: Bệnh nhân có thể mất cảm giác đau, nóng lạnh khi chạm tay vào các vật thử (kim châm, cốc nước nóng, nước đá). Nặng hơn, bệnh nhân khó có thể nhận biết được tính chất đồ vật (tròn, nhẵn, xù xì,…) khi chạm vào chúng.
- Tổn thương xương, khớp: Biểu hiện dạng tổn thương này bằng biến dạng bàn tay, đau đớn, mất hay giảm cơ năng,… Vị trí thường dễ bị tổn thương xương khớp là các mu tay, ngón tay.
Vết thương bàn tay có nguy hiểm không?
Đối với các vết thương nhẹ ngoài da, tổn thương nông nếu được điều trị đúng phương pháp và kịp thời sẽ mang lại kết quả điều trị khả quan và gần như không để lại biến chứng. Đối với các vết thương tổn thương sâu, rộng, ảnh hưởng đến thần kinh, mạch máu, gân, xương,… bệnh nhân cần được điều trị chuyên khoa để tránh biến chứng liệt chi hay mất chức năng bàn tay.
Bên cạnh đó, bàn tay là nơi thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn, chất độc hại ngoài môi trường. Nếu không có biện pháp chăm sóc vết thương hợp lý, vi khuẩn từ ngoài môi trường dễ dàng xâm nhập vào vết thương gây viêm tấy, nhiễm trùng. Nguy hiểm hơn, nhiễm trùng bàn tay có thể gây ra biến chứng hoại tử bàn tay, nhiễm trùng máu có nguy cơ tử vong cao.
- Sốc: Là một trong những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân có vết thương bàn tay rộng, dập nát nhiều do tai nạn lao động, gây mất máu nhiều, đau đớn khiến bệnh nhân luôn có tâm lý sợ hãi.
- Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn: Là tình trạng vết thương đau nhiều, sưng đỏ và nóng, mưng mủ. Bệnh nhân có thể mệt mỏi, chán ăn và có nhiều trường hợp sốt cao kéo dài nếu không điều trị sớm có thể dẫn tới hôn mê.
- Mất chức năng bàn tay: Do sự tổn thương không hồi phục các dây thần kinh, cơ, gân, xương ở bàn tay hoặc do cứng dính khớp dẫn đến mất khả năng vận động, mất cảm giác bàn tay.
- Hoại tử bàn tay: Xảy ra khi tế bào ở bàn tay tổn thương nghiêm trọng dẫn tới mất chức năng hoạt động. Hoại tử khiến bệnh nhân sốt cao, đau đớn nhiều, mệt mỏi, hôn mê và thường cần phải cắt bỏ bộ phận đó để tránh lây lan sang các tế bào lành khác.
- Nhiễm trùng máu: Là tình trạng bệnh rất nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng con người do có sự hiện diện của vi trùng gây hại trong máu. Biến chứng nặng có thể dẫn đến suy đa tạng và tử vong.
Tham khảo thêm: Nhiễm trùng ở bàn tay, ngón tay
Hướng dẫn xử lý vết thương ở bàn tay
Đối với các vết thương nhẹ ngoài da
Bước 1: Cầm máu
Khi có vết thương, lượng máu sẽ mất nhiều, có thể ảnh hưởng đến các chức năng cử động và cảm giác của ngón tay do không được cung cấp đủ máu. Ngoài ra, việc chảy máu nhiều còn làm tổn thương các vùng mô, gân bên cạnh, nếu xử trí cầm máu không tốt sẽ để lại những di chứng nặng nề.
Vì vậy, việc đầu tiên cần làm càng sớm càng tốt đó là cầm máu. Hãy đặt một nắm gạc vào lòng bàn tay bị thương và để bệnh nhân nắm bàn tay lại rồi băng ở phía ngoài để bất động tất cả các ngón tay. Nếu vết thương còn tiếp tục chảy máu thì để bệnh nhân giơ tay cao rồi băng ép lại. Nếu vẫn còn chảy thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
Bước 2: Rửa vết thương bằng dung dịch Nacurgo (chai xanh)
Để hạn chế vi khuẩn xâm nhập qua vết thương gây nhiễm trùng thì việc sát khuẩn vết thương là rất cần thiết. Loại bỏ các vi khuẩn, vi sinh vật có hại khu vực tổn thương bàn tay và khu vực xung quanh để ngăn ngừa nhiễm trùng tối ưu nhất.
Dung dịch sát khuẩn Nacurgo là dung dịch làm sạch chuyên dụng cho các vết thương, vùng da tổn thương, hầu hết có thành phần từ thảo mộc thiên nhiên nên tương đối nhẹ dịu và lành tính nên được nhiều người tin dùng.
Cách sử dụng: Sau khi cầm máu, bạn hãy tưới trực tiếp dung dịch sát khuẩn Nacurgo lên bàn tay tổn thương để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và tế bào chết. Nên kết hợp cùng gạc để tăng hiệu quả sát khuẩn.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Bước 3: Bảo vệ vết thương bằng xịt Nacurgo (chai vàng)
Song song với quá trình sát khuẩn để loại trừ vi sinh vật có hại cho vết thương thì bước bảo vệ có vai trò quan trọng không kém. Bước bảo vệ vết thương giúp không chỉ đảm bảo sự an toàn của vết thương trước các tác nhân gây hại.
Dung dịch xịt bảo vệ vết thương Nacurgo là một giải pháp tối ưu giúp bảo vệ vết thương bàn tay. Màng sinh học có khả năng tương thích tốt với cơ thể người, có vai trò như một lớp hàng rào ngăn cản vi khuẩn, chống thấm nước phù hợp với vết thương ở bàn tay.
Cách dùng Nacurgo xịt bảo vệ:
- Ấn nhẹ van xịt vài lần dung dịch trên bề mặt vết thương, sau thời gian ngắn lớp dung dịch này sẽ khô lại tạo thành màng mỏng trên da.
- Nhờ có khả năng tự phân hủy thông minh của màng sinh học, sau 4 – 5 tiếng, bạn chỉ cần xịt lại một lớp mới là hoàn tất quá trình bảo vệ vết thương.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Đối với các vết thương sâu, tổn thương gân xương
Ngay sau khi bị thương, bạn cần cầm máu cho bệnh nhân bằng cách để bệnh nhân giơ cao tay, dùng băng ép chặt lại, cố định tay nẹp, tránh tổn thương gãy xương. Sau đó di chuyển bệnh nhân đến ngay trung tâm y tế để được xử lý kịp thời.
Nếu bệnh nhân bị đứt lìa ngón tay hay bàn tay, bạn cần bọc ngón tay/ bàn tay bị đứt lìa vào gạc vô khuẩn, để trong túi nilon kín và bảo quản trong phích nước đá.
Chăm sóc vết thương nhẹ ở bàn tay nhanh lành, không để sẹo!
Những vết thương lớn, tổn thương vào sâu bên trong, bàn tay dập nát, mất chi thì bạn cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn điều trị của các bác sĩ. Còn với các vết thương nhẹ, ngoài da, bạn có thể tự chăm sóc tại nhà theo các cách dưới đây.
Bộ đôi Nacurgo thúc đẩy hồi phục vết thương và ngừa sẹo
Bộ đôi Nacurgo chính là giải pháp ưu việt trong chăm sóc vết thương bàn tay. Sử dụng bộ đôi Nacurgo sẽ đảm bảo cho vết thương của bạn luôn được sạch sẽ và được bảo vệ tối ưu hạn chế nhiễm trùng.
Một điểm vô cùng tiện dụng khác của sản phẩm, đặc biệt hữu dụng với bệnh nhân có vết thương ở bàn tay, đó là sản phẩm được bào chế dưới dạng xịt tiện dụng. Không quá khó khăn để bệnh nhân có thể dùng một tay để tự chăm sóc vết thương của mình.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Hãy duy trì sử dụng kết hợp bộ đôi dung dịch làm sạch vết thương Nacurgo và dung dịch xịt bảo vệ Nacurgo hàng ngày để giúp vết thương nhanh lành và hạn chế tối đa nguy cơ để lại sẹo!
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những phương pháp trực tiếp cải thiện khả năng phục hồi của vết thương.
Khi có vết thương hở, bệnh nhân cần bổ sung protein trong thịt lợn, các loại đậu đỗ, sữa,… để tăng nguyên liệu cho việc tái tạo da. Sử dụng các thực phẩm bổ sung sắt, B12 giúp tăng tạo máu nuôi dưỡng vùng tổn thương. Ngoài ra, các vitamin và nguyên tố vi lượng như vitamin C, E, A, Selen, Kẽm có nhiều trong rau củ quả tươi, sữa, nấm, các loại hạt có tác dụng chống oxy hóa, tăng sinh tế bào để thúc đẩy làm lành vết thương.
Bệnh nhân cũng cần chú ý tránh các loại thực phẩm như rau muống, thịt bò, các thực phẩm cay nóng, thịt gà, đồ nếp,… vì chúng làm tăng khả năng để lại sẹo, mưng mủ, kéo dài thời gian điều trị. Các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê,… làm chậm quá trình hồi phục vết thương vì vậy bạn cũng nên tránh sử dụng.
☛ Tham khảo chi tiết hơn: Người bị thương nên ăn gì kiêng gì?
Vận động phù hợp
Bàn tay khi có vết thương cần được “nghỉ ngơi”, do vậy bạn nên hạn chế tối đa việc tác động hay việc cầm nắm ở tay để vết thương liền nhanh, chống phù nề, sưng tấy.
Tuy nhiên, các ngón tay nếu không bị thương tổn thì cần phải được duy trì vận động thường xuyên và nhẹ nhàng để giúp cho tuần hoàn tại chỗ được lưu thông tốt, thúc đẩy vết thương nhanh lành.
Lưu ý khi chăm sóc vết thương ở bàn tay
Giữ cho vết thương bàn tay luôn sạch sẽ: Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng giúp vết thương nhanh lành. Khi có vết thương ở bàn tay, bạn nên hạn chế tiếp xúc với bề mặt nhiều bụi bẩn hay môi trường có nguy cơ ô nhiễm cao.
Để vết thương thông thoáng: Tạo sự thông thoáng cho vết thương là yếu tố thúc đẩy quá trình lưu thông máu giúp vết thương nhanh hồi phục. Đối với các vết thương nhẹ bạn không nên lạm dụng băng gạc hoặc băng quá chặt.
Không đắp các loại lá thuốc: Đắp các loại thuốc cổ truyền không rõ nguồn gốc là một trong những nguyên nhân có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng hoại tử. Tốt nhất bạn không nên đắp bất kỳ loại lá thuốc nào nếu chưa được cho phép của bác sĩ.
Theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng: Trong quá trình chăm sóc vết thương ở bàn tay, bạn nên thường xuyên theo dõi tiến triển của vết thương. Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn hãy đến gặp ngay bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
Trên đây là những thông tin hữu cho bạn để chăm sóc vết thương bàn tay mau lành, hiệu quả. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan, đừng ngần ngại mà hãy gọi ngay đến tổng đài 1800.6626 để được tư vấn, giải đáp kịp thời!
Tài liệu tham khảo:
https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet/chan-thuong-chinh-hinh/xu-tri-vet-thuong-ban-tay
https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet/chan-thuong-chinh-hinh/vet-thuong-ban-tay