Hiện nay, bệnh lý về tuyến giáp khá phổ biến và ngày càng gia tăng. Phẫu thuật tuyến giáp là phương pháp điều trị hiệu quả thường được lựa chọn tiến hành. Sau mổ, bệnh nhân có thể gặp tình trạng vết mổ bị sưng tấy. Sưng có thể là triệu chứng bình thường hoặc là dấu hiệu cảnh báo rằng vết mổ của bạn đã bị viêm nhiễm. Để hiểu thêm về tình trạng này cũng như nguyên nhân và cách xử lý đúng, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Nguyên nhân vết mổ tuyến giáp bị sưng là do đâu?
Do phản ứng viêm của cơ thể
Với bất kì một vết thương hở hay vết mổ sau phẫu thuật nào, quá trình tự chữa lành tổn thương của cơ thể đều xảy ra 4 giai đoạn là cầm máu, viêm, tăng sinh và tái tạo. Trong 4 giai đoạn này, giai đoạn viêm là đáng chú ý nhất. Bởi vì sưng là một biểu hiện đặc trưng của phản ứng viêm.
Viêm là phản ứng tự nhiên khi có tổn thương tế bào và xảy ra ngay sau khi vết thương được hình thành. Cơ thể kích hoạt giải phóng cục bộ các chất trung gian hóa học và bạch cầu đến vùng tổn thương. Khi đó, lưu lượng máu đến khu vực này tăng lên, bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn và cả tế bào. Giai đoạn thường gây ra các dấu hiệu cổ điển như sưng, nóng, đỏ, đau. Các biểu hiện này là bình thường và sẽ biến mất sau 2 – 3 ngày.
Như vậy, nếu vết mổ tuyến giáp bị sưng trong vài ngày đầu sau mổ thì bạn không cần quá lo lắng. Điều này chứng tỏ hệ miễn dịch của cơ thể đang hoạt động tốt để tiêu diệt vi khuẩn và kích thích làm lành vết mổ.
☛ Tham khảo thêm: Vết mổ tuyến giáp bao lâu thì lành?
Do vết mổ bị nhiễm trùng
Trường hợp vết mổ sưng tấy kéo dài từ 5 – 6 ngày thì bạn nên thận trọng. Đây có thể là dấu hiệu vết thương của bạn đã bị nhiễm trùng. Nguyên nhân vết mổ bị nhiễm trùng là do vi sinh vật từ ngoài môi trường như vi khuẩn, virus, nấm,… xâm nhập vào cơ thể gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi như:
- Chăm sóc không đúng: Việc chăm sóc và vệ sinh sau mổ không đúng cách tạo thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Sau một thời gian có biểu hiện mưng mủ dẫn đến nhiễm trùng và và sưng tấy nhiều hơn.
- Chế độ dinh dưỡng, vận động không hợp lý: Bệnh nhân không bổ sung đủ dưỡng chất hoặc sử dụng các thực phẩm làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Các thói quen xấu, vận động nặng sau phẫu thuật cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
- Cơ địa bệnh nhân: Người bệnh có tiền sử tiểu đường, béo phì, tuổi cao, dùng corticoid trong thời gian dài,… là những đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm nên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
☛ Tham khảo chi tiết hơn: Vết mổ bị nhiễm trùng
Vết mổ tuyến giáp bị sưng có nguy hiểm không?
Như đã đề cập ở phần trên, nếu vết mổ chỉ bị sưng trong vài ngày đầu thì bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng tấy kéo dài thì vết mổ có khả năng cao đã bị nhiễm trùng. Lúc này, bạn cần xem xét các dấu hiệu bất thường khác để xác định chắc chắn và tìm cách xử lý kịp thời.
Các dấu hiệu có thể gặp khi vết mổ bị nhiễm trùng có thể kể đến như:
Sưng đỏ tại vết mổ: Cũng giống như sưng, biểu hiện đỏ xung quanh vết thương là bình thường sau mổ. Tuy nhiên, nếu chúng vẫn tồn tại hơn một tuần sau phẫu thuật hoặc chuyển biến nặng hơn thì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn.
Sốt: Sốt là một trong những triệu chứng đặc trưng của cả nhiễm trùng do virus và vi khuẩn. Nếu sốt cao trên 38 độ, kéo dài hơn 1 – 2 ngày, kèm theo cơ thể mệt mỏi, chán ăn, cảm giác ớn lạnh,… thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy vết thương của bạn đã bị nhiễm trùng.
Chảy dịch mủ có mùi hôi: Đây là một dấu hiệu điển hình khẳng định vết mổ đã bị nhiễm trùng. Dịch mủ từ vết mổ thường có màu vàng đục hoặc xanh lá cây, đôi khi có mùi hôi. Khi đó, bạn cần được kiểm tra càng nhanh càng tốt.
Cảm giác đau tăng: Các cơn đau sau mổ sẽ phải có xu hướng giảm dần theo thời gian. Nếu vết thương tiếp tục đau mà không có nguyên rõ ràng hoặc mức độ đau tăng lên đáng kể, khả năng cao vết mổ bị viêm nhiễm.
Các biến chứng của vết thương bị nhiễm trùng có thể xảy ra là:
- Nhiễm trùng lan rộng gọi là viêm mô tế bào. Vùng da xung quanh có thể bị đỏ, sưng tấy và đau. Vi khuẩn có thể lan đến các mô sâu hơn bên dưới da.
- Nhiễm trùng lây lan qua máu được gọi là nhiễm trùng huyết xảy ra khi vi khuẩn từ vết mổ xâm nhập vào máu và có nguy cơ gây tử vong cao.
Chăm sóc vết mổ tuyến giáp bị sưng, ngừa nhiễm trùng!
Vệ sinh vết mổ bằng dung dịch rửa Nacurgo
Vệ sinh vùng da bị tổn thương là bước quan trọng nhất giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng vết mổ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Chỉ loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết là chưa đủ, Nacurgo là dung dịch làm sạch vùng da bị tổn thương chuyên dụng đáp ứng 5 tiêu chí “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”.
Nacurgo có cơ chế kháng khuẩn thông qua hoạt động của dung dịch điện hóa (gồm icon và các gốc tự do) có tính oxy hóa mạnh, giúp tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng, loại bỏ lớp màng nhầy vi khuẩn, an toàn cho da và khử mùi hôi hiệu quả. Thêm vào đó, các thành phần có nguồn gốc tự nhiên khác trong dung dịch mang lại tác dụng thúc đẩy tổn thương phục hồi nhanh, hạn chế để lại sẹo.
Người bệnh nên duy trì sử dụng sản phẩm 1 lần mỗi ngày để đảm bảo vết mổ luôn sạch sẽ. Bạn có thể tưới trực tiếp sản phẩm hoặc dùng kèm băng gạc sạch lau nhẹ nhàng, nhằm loại bỏ bụi bẩn, chất nhầy dễ dàng hơn. Trường hợp vết mổ chảy nhiều dịch mủ thì bạn có thể tăng số lần rửa trong ngày.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua hàng online giao tận nhà hãy điền đầy đủ thông tin vào FROM ĐẶT HÀNG
Bảo vệ và phục hồi vết mổ bằng màng sinh học Nacurgo
Để đảm bảo vết mổ luôn được sạch sẽ, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng thì bạn cần bảo vệ vết mổ thật cẩn thận. Đối với vết mổ ở cổ, việc băng bó bằng băng gạc truyền thống đôi khi đem lại nhiều khó khăn. Chính vì vậy, màng sinh học Nacurgo ra đời mang đến giải pháp hoàn toàn mới trong chăm sóc, bảo vệ vết thương nói chung và vết mổ tuyến giáp nói riêng.
Bên cạnh đó, Nacurgo còn chứa tinh chất nghệ siêu phân tử Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis giúp hỗ trợ kháng viêm, diệt khuẩn, làm dịu vết mổ và hạn chế để lại sẹo sau hồi phục.
Cách sử dụng Nacurgo rất đơn giản. Bạn xịt trực tiếp dung dịch lên vết mổ sau khi đã vệ sinh sạch sẽ. Vì màng sinh học có khả năng tự phân hủy, nên sau 4 – 5 tiếng bạn chỉ cần xịt lớp dung dịch mới đè lên để đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu. Việc sử dụng Nacurgo mang lại sự thuận tiện, tiết kiệm thời gian và không gây đau đớn cho người sử dụng.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua bộ sản phẩm Nacurgo online TẠI ĐÂY
Chế độ dinh dưỡng sau mổ tuyến giáp
Chế độ ăn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chữa lành vết thương của cơ thể. Vì vậy, sau khi phẫu thuật tuyến giáp, người bệnh cần được chăm sóc kỹ lưỡng với chế độ dinh dưỡng đầy đủ để nhanh chóng hồi phục.
✔️ Các loại thực phẩm người bệnh nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày:
- Thức ăn dạng lỏng như súp, cháo, khoai lang, đu đủ, sữa chua,… là những thực phẩm mềm tốt cho tiêu hóa đồng thời không khiến tuyến giáp phải hoạt động nhiều trong khi ăn.
- Bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho hệ miễn dịch, giảm viêm, tiêu sưng. Một số thực phẩm giàu vitamin C như dâu tây, cà chua, ớt chuông, nước cam,…
- Bổ sung các chất chống oxy hóa sẽ giúp vết mổ lành nhanh, ngăn ngừa sẹo. Bạn có thể dùng thực phẩm như các loại rau xanh, hạnh nhân,…
- Các loại rau giàu vitamin K và vitamin A như rau chân vịt, rau ngót,… tốt cho điều trị và thúc đẩy hồi phục vết thương sau mổ tuyến giáp.
- Các nguyên tố vi lượng và khoáng chất hỗ trợ chức năng tuyến giáp. Đặc biệt là kẽm, sắt,… sẽ rất có lợi cho sức khỏe sau mổ. Bạn có thể cung cấp dưỡng chất này cho cơ thể từ rau củ tươi, gan, nấm,…
- Thực phẩm giàu protein (đạm) là những thành phần dinh dưỡng không thể thiếu giúp vết mổ mau lành. Đạm có nhiều trong thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu,…
- Ngũ cốc gồm các loại hạt giàu dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt là bệnh nhân sau mổ tuyến giáp, ngũ cốc là nguồn kẽm, magie, vitamin E và B giúp phục hồi và nâng cao chức năng tuyến giáp.
❌ Bệnh nhân sau mổ cũng nên tránh ăn một số thực phẩm sau:
- Thực phẩm dầu mỡ, chế biến sẵn hay đồ ăn nhanh chứa nhiều chất béo no vì sẽ làm vết mổ lâu lành.
- Muối i-ốt không tốt đối với bệnh nhân phẫu thuật tuyến giáp vì làm tăng nguy cơ bị tăng kích cỡ tuyến giáp gây nguy hiểm đến sức khỏe.
- Sữa và các thực phẩm từ sữa không được khuyến khích cho người bệnh sau phẫu thuật. Do chất béo cùng hàm lượng đường trong sữa cao gây ảnh hưởng đến khả năng phục hồi và hoạt động của tuyến giáp.
- Nội tạng động vật chứa nhiều acid folic khiến quá trình hồi phục của tuyến giáp bị gián đoạn và chậm lại.
- Các thực phẩm như hải sản, thịt gà, đồ nếp,… có thể gây kích ứng và mưng mủ làm vết mổ chậm liền.
- Một số thực phẩm có thể để lại sẹo sau hồi phục như thịt bò, rau muống,…
- Các chất kích thích có trong bia, rượu, cà phê, nước có gas,… vì chúng ảnh hưởng không tốt tới vết mổ.
☛ Chi tiết hơn trong bài: Người mới mổ nên ăn gì kiêng gì?
Vận động hợp lý sau mổ tuyến giáp
Với bệnh nhân sau mổ tuyến giáp, việc hạn chế cử động vùng cổ trong vòng 1 – 3 tuần sau mổ là điều cần thiết. Đồng thời, bạn cũng không nên tập các bài tập vận động mạnh liên quan đến vai, cổ cũng như mang vác vật nặng. Mọi tác động đều có thể gây trầy xước, rách miệng vết mổ, hay nhiễm trùng khiến vết thương chậm lành hoặc tạo thành sẹo co kéo, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
Thay vào đó, bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, không thức khuya, ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng kéo dài. Sau khoảng 2 tuần, khi vết mổ đã liền miệng, người bệnh có thể thực hiện các bài tập cổ nhẹ nhàng giúp thúc đẩy lưu thông máu, hạn chế tình trạng cứng cổ, đồng thời thúc đẩy vết mổ nhanh lành hơn.
Lưu ý khi chăm sóc vết mổ tuyến giáp bị sưng
- Bệnh nhân cần ngưng việc hút thuốc lá. Các chất có hại trong thuốc lá có thể làm chậm quá trình hồi phục, không chỉ đối với vết mổ tuyến giáp mà còn các vết mổ ngoại khoa khác nói chung.
- Nếu vết mổ sưng nhẹ, bạn có thể dùng khăn sạch bọc đá chườm lên để giảm sưng và đau. Lưu ý, bạn tuyệt đối không dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên vết mổ.
- Khi tắm, bạn cần hạn chế nước và xà phòng dính vào vết mổ.
- Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để giảm cảm giác đau và cứng cổ sau phẫu thuật. Tuyệt đối không được tự ý đắp các loại thuốc lá không rõ nguồn gốc, tác dụng lên vùng da tổn thương vì rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan về vết mổ tuyến giáp bị sưng. Hi vọng bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý đúng khi gặp tình trạng này. Nếu còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm, bạn hãy nhấc máy gọi ngay đến tổng đài của chúng tôi qua tổng đài 1800.6626 để được các chuyên gia tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Tài liệu tham khảo
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/cham-soc-vet-seo-sau-mo-tuyen-giap
https://www.umms.org/ummc/health-services/surgery/endocrine-surgery/conditions/thyroid-gland/after