Với những bà mẹ hiện đại ngày nay, sinh mổ đang dần trở nên phổ biến, nhưng cùng với đó là rất nhiều rủi ro, nguy cơ có thể xảy ra sau sinh. Điển hình là tình trạng vết mổ đẻ bị hở miệng hay bị rách khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Vậy vết mổ đẻ bị hở có nguy hiểm không? Phải làm sao cho nhanh khỏi? Để hiểu rõ hơn và có cách xử trí phù hợp nhất khi gặp tình trạng này, các mẹ hãy theo dõi viết sau đây.
☛ Tìm hiểu trước: Hướng dẫn chăm sóc vết mổ đúng cách!
Mục lục
Nguyên nhân khiến vết mổ đẻ bị hở?
Sinh mổ hay mổ lấy thai là một thủ thuật y khoa để đưa em bé ra ngoài thông qua đường rạch ở bụng và tử cung của người mẹ. Vì một số lý do khiến sản phụ không thể sinh thường, mổ đẻ là sự lựa chọn ưu tiên với mong muốn hạn chế tối đa biến chứng sau sinh. Trên thực tế, việc vết mổ sau sinh bị rách hay bị hở là khá phổ biến. Bởi trong quá trình sinh nở, tác động của dao kéo và sự chèn ép của đầu em bé khi được đưa ra ngoài ảnh hưởng rất lớn tới vết mổ.
Những nguyên nhân khiến vết mổ đẻ bị hở, bị rách có thể bắt nguồn từ:
- Quá trình chăm sóc vùng vết mổ đẻ chưa đúng cách, không đảm bảo vệ sinh, khiến vết mổ rất khó lành.
- Sử dụng thuốc hay các dung dịch rửa vết thương không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
- Thói quen sinh hoạt của sản phụ chưa hợp lý như đi lại và vận động mạnh, thường ngồi lệch hẳn một bên, bế con sai tư thế,… khiến chỉ khâu lỏng lẻo, tác động làm tổn thương vết mổ.
- Để vết mổ tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, hóa chất độc hại dẫn đến nhiễm trùng.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học khiến vết mổ bị sưng đỏ, đau, tấy.
Dấu hiệu nào cho thấy vết mổ đẻ bị hở miệng?
Quá trình sinh nở và hồi phục sau sinh luôn tiềm ẩn rủi ro nhất định, một trong số đó là vết mổ bị hở, rách. Đặc biệt, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ rất dễ xuất biến chứng khó lường.
Trong thời gian chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà, nếu vết mổ đẻ xuất hiện một trong những dấu hiệu sau, bạn nên đưa sản phụ đến bệnh viện hay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có hướng xử lý, điều trị kịp thời.
- Vết mổ đẻ bị hở, rỉ máu, xuất hiện mưng mủ và dễ dàng có thể nhìn được phần thịt bên trong. ☛ Tham khảo thêm: Vết mổ bị mưng mủ cần xử lý như thế nào?
- Kèm theo đó, vết mổ bị sưng tấy, cảm giác nóng, bỏng, có tụ máu hoặc tụ dịch tại chỗ.
- Trường hợp vết mổ đẻ bị đau dữ dội, có kèm theo dịch chảy ra từ vết mổ, sốt cao trên 38oC thì có thể vết mổ đã bị nhiễm trùng, cần đến ngay các cơ sở y tế được can thiệp càng sớm càng tốt.
☛ Thông tin cần biết: Thời gian lành lại của vết mổ sau phẫu thuật
Vết mổ sau sinh bị hở có nguy hiểm không?
Vết mổ bị rách, bị hở sẽ mất rất nhiều thời gian để hồi phục và nguy cơ xảy ra biến chứng ngày một tăng. Vết mổ hở dễ gây biến chứng cực kỳ nguy hiểm với sự an toàn và sức khỏe của mẹ.
Vết mổ hở đồng nghĩa với việc bộc lộ bề mặt da và lớp niêm mạc dưới, da mất đi hàng rào bảo vệ. Lớp màng bảo vệ này mất đi tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, bụi bẩn, mầm bệnh từ môi trường dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở. Do vậy, nếu không được chăm sóc và xử lý kịp thời, nhiễm trùng và hoại tử xuất hiện rất nhanh và ngày càng khó kiểm soát.
☛ Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu vết mổ bị nhiễm trùng và điều trị đúng!
Chăm sóc vết mổ sau sinh sao cho tốt luôn là nỗi lo chung của rất nhiều mẹ bầu. Bởi những nguy cơ, rủi ro với sức khỏe của mẹ và bé là điều có thể nhận thấy rõ. Nếu biết cách chăm sóc đúng cách cùng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, vết mổ của sản phụ sẽ sớm ổn định và hồi phục sau một thời gian ngắn.
Nên làm gì khi vết mổ đẻ bị hở?
Nếu phát hiện vết mổ đẻ bị hở miệng và có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường kèm theo, gia đình cần đưa sản phụ quay trở lại bệnh viện ngay lập tức để được xử lý kịp thời, tránh các biến chứng khó lường. Trường hợp vết mổ bị hở nhẹ và không có biểu hiện bất thường kèm theo, bạn có thể tham khảo các bước chăm sóc vết mổ dưới đây.
Bước 1: Luôn rửa tay sạch trước khi chạm vào vết mổ
Khi vết mổ sau sinh còn chưa lành thì việc đảm bảo yếu tố vệ sinh là điều kiện được ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, hãy luôn rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn trước khi có ý định chạm vào vết thương.
Bước 2: Sát khuẩn vết mổ bằng dung dịch Nacurgo
Vết mổ được loại bỏ dịch nhầy, làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn tạo điều kiện vết mổ nhanh chóng hồi phục, tái tạo da tự nhiên và hạn chế hình thành sẹo.
Dung dịch làm sạch vùng da tổn thương Nacurgo (chai xanh) là sự kết hợp của dung dịch điện hóa và thành phần chiết xuất từ thiên nhiên như trà xanh, trầu không, tràm trà,… không những có tác dụng chống viêm, giảm đau, ngăn ngừa vi khuẩn hiệu quả mà còn lành tính đối với vùng da nhạy cảm như vết mổ sau sinh. Đặc biệt, tinh chất nghệ trắng trong dung dịch Nacurgo, được chứng minh hiệu quả ngăn ngừa thâm, sẹo để lại.
Để sử dụng dung dịch rửa và sát khuẩn vết mổ sau sinh Nacurgo hiệu quả nhất, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Tưới dung dịch rửa Nacurgo lên vùng vết mổ bị hở hoặc thấm dung dịch lên gạc sạch và lau nhẹ để loại bỏ dịch nhầy, tế bào chết và rửa trôi bụi bẩn.
- Nên rửa tối thiểu là 1 ngày/lần và có thể tăng lên nếu vết mổ chảy nhiều dịch mủ.
Với 5 ưu điểm tuyệt vời: ”NGỪA KHUẨN – AN TOÀN – MÁT DỊU – SẠCH NHẦY – KHỬ MÙI”, dung dịch làm sạch vết thương Nacurgo là sự lựa chọn thông minh, sáng suốt dành cho mẹ.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Bước 3: Bảo vệ vết mổ bằng màng sinh học Nacurgo
Để đảm bảo không làm vết mổ bị nhiễm khuẩn mà vẫn tạo sự thông thoáng giúp vết mổ nhanh lành, bạn có thể sử dụng dung dịch tạo màng sinh học Nacurgo (chai vàng).
Cách sử dụng: Bạn chỉ cần ấn nhẹ van xịt từ 2 – 3 lần cho đến khi dung dịch bao phủ toàn bộ vết mổ. Chỉ sau chưa đến 1 phút, dung dịch khô dần, tạo thành lớp màng bao phủ. Lớp màng sinh học sẽ tự phân hủy sau khoảng 4 đến 5 tiếng, khi đó, bạn chỉ cần xịt lớp tương tự đè lên lớp cũ. Cách sử dụng đơn giản, không tạo cảm giác bết dính, không cần nhiều thao tác như các phương pháp truyền thống mà vẫn mang lại hiệu quả cao.
Ban đọc có thể tìm mua sản phẩm Nacurgo tại các nhà thuốc trên toàn quốc bằng cách “BẤM VÀO ĐÂY”
Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt mua online giao hàng tận nhà “TẠI ĐÂY”
Bước 4: Theo dõi tiến triển của vết mổ
Sau khi vết mổ đã được làm sạch và bảo vệ đúng cách, bạn cũng cần chú ý theo dõi tiến triển quá trình lành thương. Khi có dấu hiệu vết mổ đã bị nhiễm trùng (sưng tấy, nóng đỏ, mưng mủ kèm sốt cao,…) thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp và điều trị kịp thời.
Đồng thời, sản phụ cũng cần chú ý cho bản thân được nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể mau chóng hồi phục.
☛ Tham khảo thêm: Vệ sinh vết mổ đẻ tại nhà bằng gì?
Lưu ý khi vết mổ đẻ bị hở miệng
Để tránh tình trạng vết mổ đẻ sau sinh bị hở xuất hiện biến chứng nhiễm trùng, bạn cần tuyệt đối lưu ý những vấn đề sau đây.
Hạn chế chạm vào vết mổ: Trong thời gian chăm sóc vết mổ tại nhà, chị em không nên sờ tay vào vết mổ và tuyệt đối không gãi ngay cả khi ngứa. Khi vết mổ bắt đầu lành lại, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu là khó tránh. Tuy nhiên, dù thế nào mẹ cũng tuyệt đối không gãi hay va chạm, cọ xát mạnh lên vết mổ vì sẽ khiến vết mổ bị rách, lâu lành hơn.
Không tắm quá lâu: Mẹ có thể tắm rửa bình thường với nước ấm và dung dịch thích hợp. Nhưng cần hạn chế việc tắm quá lâu hay ngâm mình trong nước. Sau khi tắm xong, bạn phải dùng khăn sạch thấm khô nhẹ nhàng xung quanh vết mổ.
Tránh làm ướt vết mổ: Vết mổ bị ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm,… gây hại có thể dễ dàng xâm nhập vào vết mổ. Vì vậy, bạn cần giữ cho vết mổ sau sinh luôn được sạch sẽ và khô thoáng. Không để cho vết mổ bị ẩm ướt trong thời gian dài.
Không đắp “lá thuốc” không rõ nguồn gốc: Tuyệt đối không tự ý thoa hay rắc các loại thuốc kháng sinh, hoặc đắp lá trầu, lá thuốc,… lên vết mổ đẻ. Có rất ít bằng chứng chứng minh hiệu quả trị liệu của các phương pháp này và nguyên liệu cũng không đảm bảo làm tăng nguy cơ bội nhiễm và khiến quá trình trị thương kéo dài rất nhiều. Các mẹ chỉ nên sử dụng các thuốc khi được chỉ định của bác sĩ.
Vận động hợp lý: Hạn chế vận động mạnh như chạy, nhảy, bê vác đồ nặng, lao động nặng,… Tuy nhiên, cũng không vì thế mà mẹ chỉ nằm tại chỗ. Các sản phụ vẫn hoàn toàn có thể vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đi lại trong nhà, làm việc nhẹ,… để tránh ảnh hưởng vết mổ và giảm nguy cơ dính ruột.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Hãy tăng cường rau xanh và các loại hoa quả tươi trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn. Đồng thời bổ sung đa dạng các thực phẩm giàu protein, vitamin và canxi giúp vết mổ mau lành và tạo nguồn sữa dồi dào cho bé. Bên cạnh đó, mẹ nên kiêng ăn các thực phẩm như rau muống, thịt gà, thịt bò, hải sản, gạo nếp,… vì có thể mưng mủ và làm xuất hiện sẹo lồi sau hồi phục. Ngoài ra, hạn chế sử dụng các đồ uống có gas, chất kích thích như rượu, bia,… vì sẽ khiến vết mổ lâu lành. (☛ Chi tiết hơn đọc tại bài viết: Người mới mổ nên ăn gì kiêng gì?)
Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Cơ thể được bổ sung đủ nước sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông máu mang chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng và thúc đẩy tái tạo tế bào, mô mới tại vết thương sau sinh, giúp vết mổ mau liền miệng. Vì vậy, các mẹ nên uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
Mang thai và làm mẹ luôn là trải nghiệm hạnh phúc, khó quên và tuyệt vời đối với mỗi người phụ nữ. Hy vọng qua bài vết trên, các mẹ có thể chủ động xử lý, chăm sóc và theo dõi đúng cách tình trạng vết mổ đẻ sau sinh bị hở. Nếu cần tư vấn thêm, các mẹ có thể gọi đến số điện thoại 1800.6626 để được hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Tài liệu tham khảo:
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhung-dau-hieu-bat-thuong-o-vet-mo-de/
https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/nhung-dau-hieu-bat-thuong-o-vet-mo-de-1995