Nacurgo – website sản phẩm chính thức https://nacurgo.vn Bộ sản phẩm Nacurgo với 3 sản phẩm giúp làm sạch, bảo vệ phục hồi da Tue, 23 Apr 2024 07:25:04 +0000 vi hourly 1 Vết mổ đẻ bị hở nguy hiểm không? Làm sao cho nhanh khỏi? https://nacurgo.vn/vet-mo-de-bi-ho-7445/ https://nacurgo.vn/vet-mo-de-bi-ho-7445/#respond Tue, 17 Oct 2023 06:31:24 +0000 https://nacurgo.vn/?p=7445 Với những bà mẹ hiện đại ngày nay, sinh mổ đang dần trở nên phổ biến, nhưng cùng với đó là rất nhiều rủi ro, nguy cơ có thể xảy ra sau sinh. Điển hình là tình trạng vết mổ đẻ bị hở miệng hay bị rách khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Vậy vết mổ đẻ bị hở có nguy hiểm không? Phải làm sao cho nhanh khỏi? Để hiểu rõ hơn và có cách xử trí phù hợp nhất khi gặp tình trạng này, các mẹ hãy theo dõi viết sau đây.

☛ Tìm hiểu trước: Hướng dẫn chăm sóc vết mổ đúng cách!

Nguyên nhân khiến vết mổ đẻ bị hở?

Sinh mổ hay mổ lấy thai là một thủ thuật y khoa để đưa em bé ra ngoài thông qua đường rạch ở bụng và tử cung của người mẹ. Vì một số lý do khiến sản phụ không thể sinh thường, mổ đẻ là sự lựa chọn ưu tiên với mong muốn hạn chế tối đa biến chứng sau sinh. Trên thực tế, việc vết mổ sau sinh bị rách hay bị hở là khá phổ biến. Bởi trong quá trình sinh nở, tác động của dao kéo và sự chèn ép của đầu em bé khi được đưa ra ngoài ảnh hưởng rất lớn tới vết mổ.

Nguyên nhân khiến vết mổ đẻ bị hở? 1
Hình ảnh vết mổ sau sinh bị hở

Những nguyên nhân khiến vết mổ đẻ bị hở, bị rách có thể bắt nguồn từ:

  • Quá trình chăm sóc vùng vết mổ đẻ chưa đúng cách, không đảm bảo vệ sinh, khiến vết mổ rất khó lành.
  • Sử dụng thuốc hay các dung dịch rửa vết thương không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thói quen sinh hoạt của sản phụ chưa hợp lý như đi lại và vận động mạnh, thường ngồi lệch hẳn một bên, bế con sai tư thế,… khiến chỉ khâu lỏng lẻo, tác động làm tổn thương vết mổ.
  • Để vết mổ tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, hóa chất độc hại dẫn đến nhiễm trùng.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học khiến vết mổ bị sưng đỏ, đau, tấy.

Dấu hiệu nào cho thấy vết mổ đẻ bị hở miệng?

Quá trình sinh nở và hồi phục sau sinh luôn tiềm ẩn rủi ro nhất định, một trong số đó là vết mổ bị hở, rách. Đặc biệt, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ rất dễ xuất biến chứng khó lường.

Dấu hiệu nào cho thấy vết mổ đẻ bị hở miệng? 1
Những dấu hiệu thường gặp khi vết mổ dẻ bị hở

Trong thời gian chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà, nếu vết mổ đẻ xuất hiện một trong những dấu hiệu sau, bạn nên đưa sản phụ đến bệnh viện hay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có hướng xử lý, điều trị kịp thời.

  • Vết mổ đẻ bị hở, rỉ máu, xuất hiện mưng mủ và dễ dàng có thể nhìn được phần thịt bên trong. ☛ Tham khảo thêm: Vết mổ bị mưng mủ cần xử lý như thế nào?
  • Kèm theo đó, vết mổ bị sưng tấy, cảm giác nóng, bỏng, có tụ máu hoặc tụ dịch tại chỗ.
  • Trường hợp vết mổ đẻ bị đau dữ dội, có kèm theo dịch chảy ra từ vết mổ, sốt cao trên 38oC thì có thể vết mổ đã bị nhiễm trùng, cần đến ngay các cơ sở y tế được can thiệp càng sớm càng tốt.

☛ Thông tin cần biết: Thời gian lành lại của vết mổ sau phẫu thuật

Vết mổ sau sinh bị hở có nguy hiểm không?

Vết mổ bị rách, bị hở sẽ mất rất nhiều thời gian để hồi phục và nguy cơ xảy ra biến chứng ngày một tăng. Vết mổ hở dễ gây biến chứng cực kỳ nguy hiểm với sự an toàn và sức khỏe của mẹ.

Vết mổ hở đồng nghĩa với việc bộc lộ bề mặt da và lớp niêm mạc dưới, da mất đi hàng rào bảo vệ. Lớp màng bảo vệ này mất đi tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, bụi bẩn, mầm bệnh từ môi trường dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở. Do vậy, nếu không được chăm sóc và xử lý kịp thời, nhiễm trùng và hoại tử xuất hiện rất nhanh và ngày càng khó kiểm soát.

Vết mổ sau sinh bị hở có nguy hiểm không? 1
Vết mổ đẻ bị hở có nguy cơ nhiễm trùng rất cao
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của nhiễm trùng vết mổ là nhiễm khuẩn huyết với tỷ lệ tử vong cao. Không những vậy, ngay cả khi đã được điều trị, tình trạng này còn để lại rất nhiều di chứng nặng nề. Vì vậy, các bà mẹ cần chú ý theo dõi để xử lý vết mổ đẻ bị hở càng nhanh càng tốt, tránh để lại hậu quả đáng tiếc về sau.

☛ Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu vết mổ bị nhiễm trùng và điều trị đúng!

Chăm sóc vết mổ sau sinh sao cho tốt luôn là nỗi lo chung của rất nhiều mẹ bầu. Bởi những nguy cơ, rủi ro với sức khỏe của mẹ và bé là điều có thể nhận thấy rõ. Nếu biết cách chăm sóc đúng cách cùng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, vết mổ của sản phụ sẽ sớm ổn định và hồi phục sau một thời gian ngắn.

Nên làm gì khi vết mổ đẻ bị hở?

Nếu phát hiện vết mổ đẻ bị hở miệng và có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường kèm theo, gia đình cần đưa sản phụ quay trở lại bệnh viện ngay lập tức để được xử lý kịp thời, tránh các biến chứng khó lường. Trường hợp vết mổ bị hở nhẹ và không có biểu hiện bất thường kèm theo, bạn có thể tham khảo các bước chăm sóc vết mổ dưới đây.

Bước 1: Luôn rửa tay sạch trước khi chạm vào vết mổ

Khi vết mổ sau sinh còn chưa lành thì việc đảm bảo yếu tố vệ sinh là điều kiện được ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, hãy luôn rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn trước khi có ý định chạm vào vết thương.

Bước 2: Sát khuẩn vết mổ bằng dung dịch Nacurgo

Vết mổ được loại bỏ dịch nhầy, làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn tạo điều kiện vết mổ nhanh chóng hồi phục, tái tạo da tự nhiên và hạn chế hình thành sẹo.

Dung dịch làm sạch vùng da tổn thương Nacurgo (chai xanh) là sự kết hợp của dung dịch điện hóa và thành phần chiết xuất từ thiên nhiên như trà xanh, trầu không, tràm trà,… không những có tác dụng chống viêm, giảm đau, ngăn ngừa vi khuẩn hiệu quả mà còn lành tính đối với vùng da nhạy cảm như vết mổ sau sinh. Đặc biệt, tinh chất nghệ trắng trong dung dịch Nacurgo, được chứng minh hiệu quả ngăn ngừa thâm, sẹo để lại.

Bước 2: Sát khuẩn vết mổ bằng dung dịch Nacurgo 1
Dung dịch Nacurgo chai xanh với 5 tác động ưu việt giúp ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Để sử dụng dung dịch rửa và sát khuẩn vết mổ sau sinh Nacurgo hiệu quả nhất, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Tưới dung dịch rửa Nacurgo lên vùng vết mổ bị hở hoặc thấm dung dịch lên gạc sạch và lau nhẹ để loại bỏ dịch nhầy, tế bào chết và rửa trôi bụi bẩn.
  • Nên rửa tối thiểu là 1 ngày/lần và có thể tăng lên nếu vết mổ chảy nhiều dịch mủ.

Với 5 ưu điểm tuyệt vời: ​​”NGỪA KHUẨN – AN TOÀN – MÁT DỊU – SẠCH NHẦY – KHỬ MÙI”, dung dịch làm sạch vết thương Nacurgo là sự lựa chọn thông minh, sáng suốt dành cho mẹ.

BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN

Bước 2: Sát khuẩn vết mổ bằng dung dịch Nacurgo 2

Bước 3: Bảo vệ vết mổ bằng màng sinh học Nacurgo

Để đảm bảo không làm vết mổ bị nhiễm khuẩn mà vẫn tạo sự thông thoáng giúp vết mổ nhanh lành, bạn có thể sử dụng dung dịch tạo màng sinh học Nacurgo (chai vàng).

Bước 3: Bảo vệ vết mổ bằng màng sinh học Nacurgo 1
Màng sinh học Nacurgo vừa bảo vệ vừa phục hồi vết thương sau sinh mổ nhanh lành, hạn chế sẹo!
Điểm ưu việt của Nacurgo là công nghệ màng sinh học Polyesteramide bảo vệ vết thương khỏi tác nhân từ bên ngoài như vi khuẩn, bụi bẩn, nhưng vẫn đảm bảo thoáng khí, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới, giúp vết mổ mau liền lại. Qua đó, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, ngăn thấm nước, giúp vết mổ mau liền. Thêm vào đó, sự kết hợp cùng tinh nghệ Nano Curcumin và tinh chất trà xanh giúp chống viêm hiệu quả, thúc đẩy quá trình lành vết thương và hạn chế sẹo thâm xuất hiện.

Cách sử dụng: Bạn chỉ cần ấn nhẹ van xịt từ 2 – 3 lần cho đến khi dung dịch bao phủ toàn bộ vết mổ. Chỉ sau chưa đến 1 phút, dung dịch khô dần, tạo thành lớp màng bao phủ. Lớp màng sinh học sẽ tự phân hủy sau khoảng 4 đến 5 tiếng, khi đó, bạn chỉ cần xịt lớp tương tự đè lên lớp cũ. Cách sử dụng đơn giản, không tạo cảm giác bết dính, không cần nhiều thao tác như các phương pháp truyền thống mà vẫn mang lại hiệu quả cao.

Ban đọc có thể tìm mua sản phẩm Nacurgo tại các nhà thuốc trên toàn quốc bằng cách “BẤM VÀO ĐÂY”

Bước 3: Bảo vệ vết mổ bằng màng sinh học Nacurgo 2

Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt mua online giao hàng tận nhà “TẠI ĐÂY”

Bước 4: Theo dõi tiến triển của vết mổ

Sau khi vết mổ đã được làm sạch và bảo vệ đúng cách, bạn cũng cần chú ý theo dõi tiến triển quá trình lành thương. Khi có dấu hiệu vết mổ đã bị nhiễm trùng (sưng tấy, nóng đỏ, mưng mủ kèm sốt cao,…) thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp và điều trị kịp thời.

Đồng thời, sản phụ cũng cần chú ý cho bản thân được nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể mau chóng hồi phục.

☛ Tham khảo thêm: Vệ sinh vết mổ đẻ tại nhà bằng gì?

Lưu ý khi vết mổ đẻ bị hở miệng

Để tránh tình trạng vết mổ đẻ sau sinh bị hở xuất hiện biến chứng nhiễm trùng, bạn cần tuyệt đối lưu ý những vấn đề sau đây.

Lưu ý khi vết mổ đẻ bị hở miệng 1
Hạn chế chạm vào vết mổ khi không cần thiết

Hạn chế chạm vào vết mổ: Trong thời gian chăm sóc vết mổ tại nhà, chị em không nên sờ tay vào vết mổ và tuyệt đối không gãi ngay cả khi ngứa. Khi vết mổ bắt đầu lành lại, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu là khó tránh. Tuy nhiên, dù thế nào mẹ cũng tuyệt đối không gãi hay va chạm, cọ xát mạnh lên vết mổ vì sẽ khiến vết mổ bị rách, lâu lành hơn.

Không tắm quá lâu: Mẹ có thể tắm rửa bình thường với nước ấm và dung dịch thích hợp. Nhưng cần hạn chế việc tắm quá lâu hay ngâm mình trong nước. Sau khi tắm xong, bạn phải dùng khăn sạch thấm khô nhẹ nhàng xung quanh vết mổ.

Tránh làm ướt vết mổ: Vết mổ bị ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm,… gây hại có thể dễ dàng xâm nhập vào vết mổ. Vì vậy, bạn cần giữ cho vết mổ sau sinh luôn được sạch sẽ và khô thoáng. Không để cho vết mổ bị ẩm ướt trong thời gian dài.

Không đắp “lá thuốc” không rõ nguồn gốc: Tuyệt đối không tự ý thoa hay rắc các loại thuốc kháng sinh, hoặc đắp lá trầu, lá thuốc,… lên vết mổ đẻ. Có rất ít bằng chứng chứng minh hiệu quả trị liệu của các phương pháp này và nguyên liệu cũng không đảm bảo làm tăng nguy cơ bội nhiễm và khiến quá trình trị thương kéo dài rất nhiều. Các mẹ chỉ nên sử dụng các thuốc khi được chỉ định của bác sĩ.

Vận động hợp lý: Hạn chế vận động mạnh như chạy, nhảy, bê vác đồ nặng, lao động nặng,… Tuy nhiên, cũng không vì thế mà mẹ chỉ nằm tại chỗ. Các sản phụ vẫn hoàn toàn có thể vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đi lại trong nhà, làm việc nhẹ,… để tránh ảnh hưởng vết mổ và giảm nguy cơ dính ruột.

Lưu ý khi vết mổ đẻ bị hở miệng 2
Các động tác vận động nhẹ nhàng giúp vết mổ nhanh lành, ngăn ngừa biến chứng dính ruột

Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Hãy tăng cường rau xanh và các loại hoa quả tươi trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn. Đồng thời bổ sung đa dạng các thực phẩm giàu protein, vitamin và canxi giúp vết mổ mau lành và tạo nguồn sữa dồi dào cho bé. Bên cạnh đó, mẹ nên kiêng ăn các thực phẩm như rau muống, thịt gà, thịt bò, hải sản, gạo nếp,… vì có thể mưng mủ và làm xuất hiện sẹo lồi sau hồi phục. Ngoài ra, hạn chế sử dụng các đồ uống có gas, chất kích thích như rượu, bia,… vì sẽ khiến vết mổ lâu lành. (☛ Chi tiết hơn đọc tại bài viết: Người mới mổ nên ăn gì kiêng gì?)

Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Cơ thể được bổ sung đủ nước sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông máu mang chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng và thúc đẩy tái tạo tế bào, mô mới tại vết thương sau sinh, giúp vết mổ mau liền miệng. Vì vậy, các mẹ nên uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.

Mang thai và làm mẹ luôn là trải nghiệm hạnh phúc, khó quên và tuyệt vời đối với mỗi người phụ nữ. Hy vọng qua bài vết trên, các mẹ có thể chủ động xử lý, chăm sóc và theo dõi đúng cách tình trạng vết mổ đẻ sau sinh bị hở. Nếu cần tư vấn thêm, các mẹ có thể gọi đến số điện thoại 1800.6626 để được hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Tài liệu tham khảo:

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhung-dau-hieu-bat-thuong-o-vet-mo-de/

https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/nhung-dau-hieu-bat-thuong-o-vet-mo-de-1995

]]>
https://nacurgo.vn/vet-mo-de-bi-ho-7445/feed/ 0
Bí quyết giúp mẹ bỉm phục hồi vết mổ đẻ dọc nhanh chóng! https://nacurgo.vn/vet-mo-de-doc-11115/ https://nacurgo.vn/vet-mo-de-doc-11115/#respond Tue, 16 May 2023 03:26:49 +0000 https://nacurgo.vn/?p=11115 Bạn đang gặp khó khăn trong việc chăm sóc vết mổ đẻ dọc sau khi sinh? Bài viết này nacurgo.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu cách chăm sóc vết mổ đẻ dọc để nhanh lành và tránh những biến chứng không mong muốn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ chia sẻ những thông tin cơ bản về vết mổ đẻ dọc, sự khác biệt giữa vết mổ đẻ dọc và ngang để bạn hiểu rõ hơn về quy trình sinh con của mình. Hãy cùng tham khảo để có một quá trình phục hồi sau sinh tốt nhất!

1. Chỉ định mổ đẻ dọc khi nào?

Thông thường, thai phụ sẽ được bác sĩ khuyến khích đẻ thường qua ngã âm đạo vì nó đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, đồng thời tốc độ phục hồi sau sinh cũng nhanh chóng.

Tuy vậy, không phải ai cũng có thể đẻ thường. Khi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé không đảm bảo yêu cầu để sinh thường hay mẹ hoặc thai đang phải đối mặt với các vấn đề khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định mổ.

Mổ đẻ có thể được bác sĩ chỉ định ngay từ đầu khi mẹ còn đang trong quá trình mang thai, song cũng có trường hợp khác, chỉ định mổ được đưa ra khi sản phụ chuyển dạ.

1. Chỉ định mổ đẻ dọc khi nào? 1
Mổ đẻ có thể được bác sĩ chỉ định tùy vào từng trường hợp đặc biệt của sản phụ và thai nhi

Cụ thể, phần lớn mổ đẻ hiện nay sẽ mổ ngang. Song, ở một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ trực tiếp tiến hành sẽ quyết định mổ dọc để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Các trường hợp được chỉ định mổ dọc gồm:

  • Vị trí thai bất thường: Ngôi thai ngược (đầu ở trên) hoặc thai nằm ngang.
  • Tình trạng khẩn cấp: Mẹ bị vỡ tử cung, thai ngoài tử cung hoặc quá trình sinh mất nhiều máu.
  • Tiền sử mổ dọc: Mẹ đã trải qua một lần mổ dọc trước đó.
  • Sản phụ gặp 1 số vấn đề cần mở rộng vết mổ.

☛ Tham khảo thêm: Vết mổ đẻ bao lâu thì lành?

2. Vết mổ đẻ dọc khác gì vết mổ đẻ ngang?

Bản chất của sinh mổ chính là một phương pháp phẫu thuật nhằm lấy nhau thai và màng ối ra khỏi bụng thông qua việc tạo một vết cắt trên bụng và tử cung người mẹ.

Sinh mổ có hai phương pháp là mổ ngang và mổ dọc. Bạn có thể dễ dàng phân biệt 2 vết mổ này ngay từ hình thức của chúng. Cụ thể:

  • Vết mổ đẻ dọc: Bác sĩ cắt dọc trên bụng của mẹ để đưa thai ra ngoài. Đường mổ được xác định từ vị trí dưới rốn đến xương mu, đó chính là đường trắng chạy dọc trên bụng. Chiều dài của vết mổ khoảng 10-20cm, tùy thuộc vào kích thước của thai nhi và cơ thể người mẹ.
  • Trong khi đó, với vết mổ đẻ ngang: Bác sĩ sẽ tạo một đường cắt ngang ở bụng dưới, vị trí chính xác là nằm trên xương chậu, ngay ở viền quần trong. Khác với để mổ dọc, vết để mổ ngang chỉ dài từ 10-12 cm, không vượt mức 14cm.
  • Ngoài ra, một điểm khác biệt nữa giữa hai phương pháp này cách thức mổ. Nếu như vết mổ dọc chỉ cần thực hiện 1 đường mổ dọc qua tất cả các lớp thì ở người có vết mổ đẻ ngang, ban đầu bác sĩ sẽ mổ chiều ngang ở lớp mỡ rồi mổ dọc ở phần cơ, đến vùng tử cung lại chuyển mổ ngang.
2. Vết mổ đẻ dọc khác gì vết mổ đẻ ngang? 1
Vết mổ đẻ dọc và vết mổ đẻ ngang

3. Lợi ích của vết mổ đẻ dọc

Thay vì việc cứ so sánh vết mổ đẻ ngang với vết mổ đẻ dọc xem vết mổ nào an toàn hơn thì người có vết mổ đẻ dọc nên tập trung vào những lợi ích mà vết mổ này đem lại như:

  • Thực hiện nhanh chóng: Mổ đẻ dọc thường nhanh hơn mổ nang vì bác sĩ chỉ cần mổ thẳng một đường vào điểm cần thiết trên bụng và tử cung của mẹ, chứ không cần mở nhiều lớp theo chiều khác nhau như mổ ngang.
  • Mất ít thời gian: Chính vì thao tác mổ dọc nhanh, nên kéo theo đó là thời gian mổ xung được rút ngắn xuống.
  • Mất ít máu hơn: Ở mổ dọc, bác mổ trên vị trí nhỏ, do đó, kích thước vết mổ cũng nhờ hơn và ít gây tổn thương cho các mạch máu. Vì vây mà mổ đẻ dọc giúp giảm thiểu lượng máu mất đi trong quá trình sinh so với mổ ngang.
  • Có thể mở rộng vết mổ khi cần: Trong trường hợp sản phụ gặp vấn đề cần mở rộng vết mổ thì mổ dọc hoàn toàn có thể thực hiện được giúp bác sĩ tiếp cận vị trí cần thiết, cung cấp sự linh hoạt và tiện lợi.

4. Rủi ro và hạn chế của mổ đẻ dọc

Mặc dù phương pháp đẻ mổ dọc đã được chứng minh là an toàn và có nhiều lợi ích cho mẹ và em bé, nhưng vẫn tồn tại một số rủi ro và hạn chế nhất định:

  • Nguy cơ rách vỡ tử cung: Khi phẫu thuật cắt vết dọc trên tử cung, rủi ro bị rách vỡ tử cung cao hơn so với vết mổ ngang. Tuy nhiên, nguy cơ này cũng hiếm khi xảy ra.
  • Đau sau phẫu thuật: Vết mổ dọc có thể gây đau sau phẫu thuật trong thời gian dài hơn so với vết mổ ngang. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc và nuôi dưỡng em bé trong thời gian sớm sau sinh.
  • Phục hồi lâu hơn: Việc phục hồi sau vết mổ dọc lâu hơn so với vết mổ ngang. Mẹ cần đảm bảo được sự an toàn và thoải mái trong quá trình phục hồi để có thể chăm sóc và nuôi dưỡng con trẻ tốt hơn.
  • Không đẹp về thẩm mỹ: Đường mổ đẻ dọc dễ dàng bị nhìn thấy vì chúng không giấu được dưới cạp quần như mổ ngang. Vì vậy mà nhược điểm của vết mổ dọc là không đẹp về mặt thẩm mỹ và có thể dễ dàng để lại sẹo. Việc để lại sẹo gây ra nhiều phiền toái, đặc biệt là khi sẹo trở nên thô, sần hoặc thậm chí là viêm nhiễm. (☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Vết mổ đẻ bị lồi và ngứa khắc phục thế nào?)
  • Khó khăn trong việc tiến hành các phương pháp phòng ngừa đau sau sinh: Vết mổ dọc làm cho việc tiến hành các phương pháp phòng ngừa đau sau sinh như sử dụng băng vệ sinh lạnh hay băng bó vùng kín trở nên khó khăn hơn.
4. Rủi ro và hạn chế của mổ đẻ dọc 1
Vết mổ đẻ dọc không đẹp về thẩm mỹ, dễ dàng để lại sẹo lồi

5. Các bước chăm sóc vết mổ đẻ dọc nhanh lành.

Những ngày đầu sau sinh, mẹ bỉm sẽ được giữ lại tại bệnh viện và được các nhân viên y tế vệ sinh vết mổ hàng ngày. Sau khi được xuất viện về nhà, mẹ cần tiếp tục chăm sóc vết mổ. Đặc biệt khi vết mổ dọc đau đớn hơn, nguy cơ để lại sẹo cũng cao hơn thì quá trình chăm sóc càng phải kỹ càng.

Dưới đây là các bước chăm sóc vết mổ đẻ dọc giúp chúng nhanh lành, phòng ngừa hiệu quả nguy cơ nhiễm trùng vết mổ mà mẹ bỉm có thể tham khảo:

Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ

Vì các thao tác chăm sóc, vệ sinh vết mổ đều được thực hiện trực tiếp bằng tay nên mẹ bỉm cần rửa sạch tay với xà phòng và dung dung dịch sát khuẩn. Đeo thêm găng tăng y tế để gia tăng mức độ bảo vệ vết mổ.

Bước 2: Thay băng vết mổ

Vết mổ đẻ dọc cần được thay băng ít nhất 1 lần/ngày để đảm bảo vết mổ luôn được sạch sẽ. Băng gạc dùng để băng vết mổ thường có xu hướng dính vào miệng vết thương, nếu không biết cách thay bằng có thể khiến vết mổ bị đau, thậm chí là rách chỉ, chảy máu.

Cách làm đơn giản để thay băng vết mổ đó là tẩm ướt băng cũ bằng dung dịch sát khuẩn vết thương Nacurgo chai xanh Sau đó, để một lúc cho băng mềm ra và đỡ dính rồi nhẹ nhàng bóc bỏ băng cũ đi.

Bước 3: Rửa vết mổ với dung dịch sát khuẩn Nacurgo chai xanh

5. Các bước chăm sóc vết mổ đẻ dọc nhanh lành. 1
Nacurgo (chai xanh) mang đến hiệu quả vượt trội trong làm sạch da

Ở bước rửa vết mổ, thông thường mọi người sẽ lựa chọn nước muối sinh lý để rửa vết thương. Song với vết thương là vết mổ đẻ dọc thì nước muối sinh lý không đủ mạnh để có thể rửa sạch được mọi bụi bẩn, tạp chất, vi khuẩn.

Vết mổ đẻ dọc lúc này rất nhạy cảm bởi chúng chưa lành hẳn, thêm đặc tính lâu lành thì nguy cơ nhiễm trùng nếu không được chăm sóc đúng cách càng tăng cao. Vì vậy, đối với dung dịch sát khuẩn vết mổ, mẹ bỉm cần ưu tiên lựa chọn một sản phẩm vừa có tính sát khuẩn tốt nhưng vẫn đảm bảo lành tính cho da.

Dung dịch rửa làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh) với 5 tác động chuyên biệt NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI chính là giải pháp lý tưởng cho mẹ bỉm lúc này.

BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN GẦN BẠN NHẤT

Nacurgo chai xanh giúp tiêu diệt vết khuẩn, loại bỏ màng nhầy nhanh chóng nhờ vào thành phần chứa các chất oxy hóa quan trọng như HClO, HO, ClO. Ngoài ra, chiết xuất từ thiên nhiên như trà xanh, lô hội, tràm trà giúp sát khuẩn nhẹ mà không gây xót da, ngược lại còn cung cấp độ ẩm làm dịu vết mổ.

Cách sử dụng Nacurgo xanh để vệ sinh vết mổ đẻ dọc vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần dùng gạc thấm ướt dung dịch rồi lau sạch vết mổ. Lưu ý nên lau theo chiều dọc của vết mổ để loại bỏ tốt nhất các dịch còn đọng lại.

☛ Tham khảo thêm: Nên vệ sinh vết mổ bằng gì?

Bước 4: Che phủ vết mổ bằng xịt màng sinh học Nacurgo

Sau khi rửa sạch, mẹ bỉm cần tiếp tục che phủ vết mổ để tránh sự tấn công từ những vi khuẩn ngoài môi trường. Nhắc đến che phủ, hầu hết chúng ta lại nghĩ đến các loại bằng gạc truyền thông, nhưng cách này lại gây bí bách cho vết mổ.

Do đó, thay vì sử dụng băng gạc thông thường, mẹ bỉm có thể lựa chọn xịt màng sinh học Nacurgo – là “sản phẩm anh em” với dung dịch sát khuẩn Nacurgo chai xanh.

Nacurgo màng sinh học giúp điều trị hiệu quả các tổn thương da phức tạp
Nacurgo bảo vệ và phục hồi giúp vết mổ đẻ dọc nhanh lành gấp 3 – 5 lần!

Xịt màng sinh học Nacurgo có thể bao phủ toàn bộ bề mặt vết mổ của mẹ chỉ với 1-2 lần nhấn vòi xịt. Sau khi xịt vài giây, dung dịch khô lại sẽ tạo thành một lớp màng bảo vệ vết mổ khỏi những tác nhân gây hại, không thấm nước và giúp vết mổ thông thoáng. Điều này giúp giảm thiểu sẹo xấu và bảo vệ da khỏi bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa Polyesteramide có khả năng đóng vai trò như một màng phân phối thuốc hữu hiệu, giúp các thành phần trong sản phẩm được phân bố đều khắp vết mổ. Tinh nghệ Nano Curcumin và Tinh chất trà xanh trong sản phẩm giúp tối đa khả năng chống viêm, kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình lành thương và giảm thiểu sẹo.

Tất cả các cơ chế mà xịt Nacurgo đem lại khiến cho vết mổ đẻ dọc nhanh lành gấp 3-5 lần so với thông thường.

BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN GẦN BẠN NHẤT

5. Các bước chăm sóc vết mổ đẻ dọc nhanh lành. 3

Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY

Nhờ có lớp màng sinh học Nacurgo, vết mổ đẻ dọc luôn được thông thoáng mà không cần lo lắng về vi khuẩn hay bụi bẩn xâm nhập. Do đó, mẹ bỉm có thể kết thúc các bước chăm sóc tại đây hoặc chỉ cần băng lại chỉ với một lớp gạc mỏng để tránh va chạm.

6. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc vết mổ đẻ dọc

Ngoài việc nắm được các bước chăm sóc vết mổ đẻ dọc, mẹ bỉm cũng cần lưu ý một vài điều trong quá trình chăm sóc giúp vết mổ được hồi phục thuận lợi nhất:

  • Hạn chế để vết mổ dính nước.
  • Tránh vận động mạnh.
  • Không gãi, sờ hay tác động trực tiếp vào miệng vết mổ.
  • Mặc quần áp rộng rãi, thoải mái.
  • Mẹ bỉm cần nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để vết mổ nhanh hồi phục. (Chi tiết: Người mới mổ nên ăn gì kiêng ăn gì để nhanh hồi phục?)
  • Tránh xa nhóm món ăn dễ khiến vết mổ mưng mủ hay để lại sẹo lồi như rau muống, thịt bò, hải sản,…
  • Thường xuyên quan sát vết mổ, nếu có bất cứ dấu hiệu khác thường hãy báo ngay cho bác sĩ.
6. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc vết mổ đẻ dọc 1
Chế độ ăn hợp lý giúp vết mổ để nhanh lành, sức khỏe của sản phụ cũng nhanh hồi phục

Kết luận: Nhìn chung, vết mổ đẻ dọc là phương pháp thông dụng trong các ca sinh mổ. Nó có ưu điểm nhưng kèm theo đó cũng nhiều nhược điểm. Vết mổ này hoàn toàn có thể nhanh lành nếu chúng được chăm sóc đúng cách và kiêng kem hợp lý. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800 6626 để được giải đáp cụ thể.

]]>
https://nacurgo.vn/vet-mo-de-doc-11115/feed/ 0
Vết mổ đẻ bị nhiễm trùng, phù nề điều trị như thế nào? https://nacurgo.vn/vet-mo-de-bi-nhiem-trung-phu-ne-8026/ https://nacurgo.vn/vet-mo-de-bi-nhiem-trung-phu-ne-8026/#comments Mon, 16 Aug 2021 01:49:03 +0000 https://nacurgo.vn/?p=8026 Hiện nay, phương pháp sinh mổ đã dần trở nên phổ biến hơn đối với chị em phụ nữ. Sau sinh, vết mổ đẻ bị nhiễm trùng phù nề là biến chứng có thể xảy ra khiến chị em vô cùng lo lắng. Vậy, có những dấu hiệu nào để nhận biết vết mổ đẻ bị nhiễm trùng phù nề? Phương pháp chăm sóc điều trị như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Nguyên nhân khiến vết mổ đẻ bị nhiễm trùng, phù nề

Với tỷ lệ sinh mổ ngày càng phổ biến, nhiễm trùng vết mổ sau sinh là một trong số những tai biến sản khoa nguy hiểm và thường gặp nhất hiện nay.

Nguyên nhân khiến vết mổ đẻ bị nhiễm trùng, phù nề 1
Sinh mổ là một cuộc phẫu thuật đi kèm với nhiều rủi ro, bao gồm cả nhiễm trùng vết mổ

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên cũng rất đa dạng. Nhiễm trùng vết mổ sau sinh thường do vi khuẩn tại vị trí vết khâu gây ra. Các loại vi khuẩn thông thường, có thể kể đến như E.coli, liên cầu, tụ cầu,… đều có thể gây nhiễm trùng vết mổ.

Các loại vi khuẩn này luôn tồn tại trong môi trường và khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ xâm nhập vào cơ thể. Ví dụ như phòng mổ không đảm bảo vô khuẩn, vết mổ tiếp xúc với tay và dụng cụ chưa được diệt khuẩn, yếu tố cơ địa và cách chăm sóc chưa hợp lý,…

☛ Thông tin tham khảo: Vết mổ đẻ lần 2 bao lâu thì hết đau, lành lại?

Dấu hiệu nào cho thấy vết mổ đẻ bị nhiễm trùng phù nề?

Khi xuất hiện một hoặc một vài dấu hiệu sau đây, rất có thể vết mổ của bạn đã bị nhiễm trùng.

  • Sốt: Sản phụ có biểu hiện sốt cao trên 38 độ và không rõ nguyên nhân.
  • Sưng, đau: Vùng xung quanh vết mổ bắt đầu có cảm giác đau, sưng to, phù nề, đỏ tấy.
  • Phù nề: Không chỉ xảy ra ở xung quanh vết mổ, mà còn có thể xuất hiện phù nề ở chân.
  • Nóng ran vết mổ: Sau mổ hầu hết vết mổ sẽ có cảm giác nóng và đỏ ửng, tuy nhiên nếu tình trạng này không thuyên giảm sau 1 vài ngày mà mức độ nóng ran nghiêm tọng hơn thì có lẽ bạn đã bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh
  • Xuất hiện dịch, mủ: Tại vị trí vết mổ có tụ dịch, mưng mủ. Khi bị nhiễm trùng, dịch mủ thường có màu từ vàng đậm đến xanh lá, đôi khi có mùi khó chịu. ☛ Tham khảo: Vết mổ bị mưng mủ xử lý thế nào?
  • Vết mổ đẻ bị hở: Miệng vết mổ bị hở, chỉ khâu có dấu hiệu sắp bung.
  • Các triệu chứng giống cảm cúm bao gồm: kiệt sức, đau đớn, các triệu chứng sẽ dần nghiêm trọng hơn như cúm hoặc thấy cơ thể ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ thể, nhức đầu chắc hẳn bạn đang bị nhiễm trùng vết rạch
Dấu hiệu nào cho thấy vết mổ đẻ bị nhiễm trùng phù nề? 1
Dấu hiệu thường gặp khi vết mổ đẻ bị nhiễm trùng

Sản phụ nên chú ý theo dõi tình trạng vết mổ sau sinh để kịp thời phát hiện dấu hiệu của nhiễm trùng. Ở mỗi sản phụ, các biểu hiện có thể khác nhau và tùy theo mức độ nhiễm trùng nhẹ hay nặng mà từ ít triệu chứng khó nhận biết đến tình trạng khó chịu cực kỳ đau đớn.

☛ Tham khảo thêm: Nhiễm trùng vết mổ

Vết mổ đẻ bị nhiễm trùng có nguy hiểm không?

Vết mổ đẻ bị nhiễm trùng sau sinh thực sự là vấn đề đáng lo ngại. Nếu không được quan tâm, phát hiện và điều trị đúng mức, bệnh nhân có thể phải đối mặt với nhiều hậu quả khôn lường.

Mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng vết mổ sau sinh phụ thuộc vào chủng loại vi khuẩn, sức đề kháng của cơ thể sản phụ và thời gian chăm sóc điều trị sớm hay muộn. Nhiễm trùng kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vết mổ đẻ bị nhiễm trùng có nguy hiểm không? 1
Vết mổ nhiễm trùng, phù nề sau sinh có thể gây nguy cơ tử vong cao

Biến chứng nguy hiểm nhất là nhiễm khuẩn huyết, xuất hiện sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua miệng vết mổ và đi thẳng vào máu. Nhiễm trùng máu vừa nguy hiểm với nguy cơ tử vong cao, vừa rất khó điều trị và để lại di chứng nặng nề cho người bệnh.

Vì vậy, bạn cần được xử lý vết mổ đẻ bị nhiễm trùng, phù nề càng sớm càng tốt để tránh hậu quả về sau. Chăm sóc và điều trị đúng cách là biện pháp an toàn, tối ưu và hiệu quả nhất để bảo vệ mẹ và bé lâu bền.

Điều trị vết mổ đẻ bị nhiễm trùng, phù nề như thế nào?

Nếu những dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ chuyển biến nặng hơn, sản phụ nên tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Tại đây, sản phụ sẽ được tiến hành làm xét nghiệm để tìm ra tác nhân gây nhiễm trùng. Tuỳ từng mức độ và tình trạng tổn thương, các bác sĩ sẽ đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn. Hầu hết vết mổ đẻ bị nhiễm trùng cần điều trị bằng kháng sinh. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc giảm đau và chống viêm nếu cần. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý dùng thuốc tại nhà nếu chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Điều trị vết mổ đẻ bị nhiễm trùng, phù nề như thế nào? 1
Thông báo ngay cho bác sĩ khi nhận thấy vết mổ sau sinh có dấu hiệu bất thường

Nếu tình trạng vết mổ nhiễm trùng nặng hơn, bệnh nhân có thể cần tiến hành phẫu thuật, dẫn lưu để loại bỏ hoàn toàn dịch mủ ra khỏi cơ thể.

Nếu vết mổ nhiễm trùng nhẹ hoặc tình trạng phù nề mới xuất hiện và chưa đi kèm các dấu hiệu nhiễm trùng nguy hiểm thì sản phụ có thể tự chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn dưới đây.

Chăm sóc vết mổ đẻ bị nhiễm trùng, phù nề như thế nào?

Vệ sinh vết mổ hàng ngày với dung dịch sát khuẩn Nacurgo

Vệ sinh làm sạch vết mổ sau sinh là bước chăm sóc đầu tiên và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Đặc biệt là với vết mổ đã bị nhiễm trùng, phù nề và đang phải chịu sự tấn công ồ ạt của vi khuẩn. Việc làm sạch vết mổ mỗi ngày chính là biện pháp giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng vết mổ, đồng thời hạn chế bội nhiễm vi khuẩn trong trường hợp vết mổ đã bị nhiễm trùng.

Chính vì thế, dung dịch sát khuẩn cần đảm bảo các tiêu chí là khả năng tiêu diệt khuẩn mạnh mẽ, dịu nhẹ với da và không gây ra nguy hiểm đối với sức khỏe sản phụ. Với công nghệ tiên tiến và thành phần thiên nhiên thân thiện với làn da, dung dịch sát khuẩn Nacurgo đáp ứng đầy đủ những tiêu chí trên.

Vệ sinh vết mổ hàng ngày với dung dịch sát khuẩn Nacurgo 1
Làm sạch vết mổ nhiễm trùng, phù nề mỗi ngày bằng dung dịch sát khuẩn Nacurgo

Nacurgo có ưu điểm vượt trội nhờ khả năng diệt khuẩn và làm sạch hiệu quả. Dung dịch Nacurgo đảm bảo vết thương sạch sẽ, khô thoáng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển mà không hề gây đau đớn, xót hay làm tổn thương tế bào. Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp khử mùi và hỗ trợ thúc đẩy làm lành vết mổ nhanh hơn.

Cách sử dụng dung dịch Nacurgo vô cùng đơn giản như sau:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi tiến hành rửa vết thương.
  • Đổ dung dịch trực tiếp lên vết mổ hoặc dùng bông/gạc sạch thấm đều để lau, rửa vết thương mỗi ngày. Lưu ý, bạn nên lau nhẹ nhàng, cẩn thận để tăng hiệu quả làm sạch và tránh làm tổn thương vết mổ.
  • Sau khi đã đảm bảo vết thương được làm sạch, hãy để khô vết mổ một cách tự nhiên.

BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC

Hoặc để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY

Bảo vệ và thúc đẩy hồi phục bằng màng sinh học Nacurgo

Để giúp bảo vệ vết mổ của bạn một cách tối ưu, bước tiếp theo sau khi vệ sinh làm sạch chính là che chắn, bảo vệ vết mổ ngừa nhiễm trùng. Với công nghệ tạo màng sinh học hiện đại, dung dịch màng sinh học bảo vệ và tái tạo da Nacurgo là giải pháp tuyệt vời trong việc chăm sóc vết mổ đẻ bị nhiễm trùng.

Bảo vệ và thúc đẩy hồi phục bằng màng sinh học Nacurgo 1
Dung dịch tạo màng sinh học Nacurgo tăng cường bảo vệ và hỗ trợ vết mổ nhanh phục hồi
Sản phẩm là sự kết hợp từ 3 thành phần gồm màng sinh học Polyesteramide, tinh chất trà xanh và tinh nghệ siêu phân tử giúp bảo vệ vết thương toàn diện trước sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, nấm,… từ môi trường. Bên cạnh đó, dung dịch Nacurgo còn có tác dụng chống viêm, ngừa khuẩn, thúc đẩy tái tạo tổn thương, giúp vết mổ nhanh lành và hạn chế hình thành sẹo gấp 3 – 5 lần thông thường!

Thiết kế sản phẩm Nacurgo dưới dạng lọ xịt thông minh, gọn nhẹ, giúp việc chăm sóc vết thương trở nên đơn giản, tiện lợi hơn rất nhiều. Cách sử dụng dung dịch Nacurgo như sau:

  • Bạn chỉ cần xịt dung dịch Nacurgo trực tiếp lên toàn bộ vùng tổn thương đã được làm sạch trước đó
  • Sau chưa đầy 1 phút, dung dịch khô và để lại lớp màng sinh học bao phủ, bảo vệ ưu việt.

Điểm đặc điểm của dung dịch bảo vệ vết thương Nacurgo là hình thành lớp màng có khả năng tự phân huỷ sau 4 – 5 tiếng. Vì vậy, bạn có thể xịt Nacurgo đều đặn hàng ngày lên vết thương, lớp màng sau xịt đè lên lớp trước là hoàn tất quá trình bảo vệ.

Để tìm mua bộ sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “BẤM VÀO ĐÂY”

Bảo vệ và thúc đẩy hồi phục bằng màng sinh học Nacurgo 2

Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”

Bấm vào đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp

☛ Tham khảo thêm: Nên vệ sinh vết mổ đẻ bằng gì tại nhà?

Chế độ dinh dưỡng khi vết mổ đẻ bị nhiễm trùng

Với chị em sau sinh mổ, bên cạnh việc chăm sóc kỹ lưỡng vết mổ bằng bộ đôi sản phẩm chuyên dụng Nacurgo, lựa chọn thực phẩm trong thực đơn hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh và thúc đẩy quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.

Chế độ dinh dưỡng khi vết mổ đẻ bị nhiễm trùng 1
Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố thúc đẩy vết mổ nhanh hồi phục

✔ Thực phẩm sản phụ sau mổ nên ăn:

  • Thực phẩm giàu năng lượng (carbonhydrate) như gạo, lúa mì, ngô, khoai,… giúp bổ sung năng lượng cho người bệnh, tăng cường miễn dịch và thể trạng giúp vết mổ nhanh lành hơn.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin (vitamin B, vitamin C, vitamin K), khoáng chất và yếu tố vi lượng giúp tăng tạo máu thúc đẩy vết mổ nhanh lành.
  • Bổ sung nhiều thức ăn có chứa protein (đạm) như cá, sữa, trứng,… giúp hỗ trợ liền sẹo nhanh hơn.
  • Hoa quả và rau củ tươi cung cấp nhiều vitamin và chất xơ, cần được ưu tiên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày.
  • Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu, làm vết mổ hồi phục nhanh hơn.

❌ Thực phẩm sản phụ sau mổ nên kiêng:

  • Tránh tuyệt đối thực phẩm bị dị ứng trước khi sinh.
  • Hạn chế ăn rau muống, đồ nếp, thịt bò, thịt gà,… để tránh làm vết thương mưng mủ, gây sẹo lồi, sẹo thâm mất thẩm mỹ.
  • Không nên sử dụng đồ uống có cồn: như rượu, bia,… trong thời kỳ sau sinh.
  • Tránh ăn hải sản vì có nguy cơ gây kích ứng vết mổ, gây ngứa ngáy khó chịu.

☛ Chi tiết hơn đọc tại bài viết: Người mới mổ nên ăn gì kiêng gì?

Lưu ý khi chăm sóc vết mổ đẻ bị nhiễm trùng, phù nề

Một vài lưu ý dành cho bạn để giúp quá trình chăm sóc vết mổ đẻ bị nhiễm trùng, phù nề sau sinh hiệu quả hơn:

Lưu ý khi chăm sóc vết mổ đẻ bị nhiễm trùng, phù nề 1
Chườm ấm giảm phù nề giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn
  • Hạn chế chạm vào vết mổ: Bạn không nên tự đụng chạm, sờ nắn vào vết mổ đẻ nếu không thực sự cần thiết.
  • Chườm ấm để giảm đau: Bạn có thể dùng khăn ấm đặt nhẹ nhàng lên vùng vết mổ để xoa dịu cảm giác đau, nhức. Nhiệt độ cao có tác dụng tăng tuần hoàn máu tới và giúp vết mổ đẻ nhanh lành hơn.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ khi tiếp xúc với vết mổ: Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn trước và sau khi chăm sóc vết mổ bị nhiễm trùng.
  • Tuân thủ chỉ dẫn của cán bộ y tế: Cần đảm bảo tuân thủ theo đúng chỉ định từ y bác sĩ, dược sĩ. Không nên tự ý bôi bất kỳ loại kem dưỡng, thuốc hay lá thuốc lên vết thương nếu chưa được sự cho phép của cán bộ y tế.
  • Giữ cho vết mổ được thông thoáng, khô ráo: Không nên bịt kín vết mổ, nên để vết mổ được khô thoáng sẽ giúp quá trình làm lành vết mổ nhanh hơn.
  • Hạn chế ngâm mình quá lâu trong nước: Môi trường quá ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi nảy nở. Sau khi tắm, bạn nên dùng khăn khô và sạch để thấm khô toàn thân.
  • Vận động hợp lý: Sản phụ sau mổ có thể thực hiện các bài tập, đi bộ nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng hay hoạt động mạnh làm tổn thương vết mổ.

Quá trình sau sinh mổ rất dễ xuất hiện nhiễm trùng và phù nề vết mổ, gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của mẹ, trong đó có biến chứng nặng đe doạ tính mạng. Hy vọng những thông tin trên đã cung cấp cho chị em thêm những kiến thức hữu ích để phát hiện sớm, đồng thời biết cách chăm sóc đúng, điều trị kịp thời tình trạng vết mổ bị nhiễm trùng và phù nề sau sinh.

Tài liệu tham khảo:

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/dieu-tri-nhiem-trung-vet-mo-sau-sinh/

https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/nhung-dau-hieu-bat-thuong-o-vet-mo-de-1995

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324505

]]>
https://nacurgo.vn/vet-mo-de-bi-nhiem-trung-phu-ne-8026/feed/ 4
Vết mổ đẻ có mủ nguy hiểm không? Xử lý sao cho đúng? https://nacurgo.vn/vet-mo-de-co-mu-7318/ https://nacurgo.vn/vet-mo-de-co-mu-7318/#respond Wed, 21 Jul 2021 06:28:38 +0000 https://nacurgo.vn/?p=7318 Hiện nay, việc lựa chọn phương pháp mổ lấy thai đã trở nên rất phổ biến đối với chị em phụ nữ. Sau khi phẫu thuật, việc chăm sóc vết mổ đẻ là một vấn đề cần được chú trọng. Vết mổ sẽ nhanh hồi phục nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trong trường hợp vết mổ đẻ bị mưng mủ thì phải làm thế nào? Liệu nó có nguy hiểm không? Câu trả lời sẽ có ở bài viết dưới đây.

Vết mổ đẻ có mủ là do đâu?

Trong quá trình chăm sóc vết thương sau sinh mổ, nếu có sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh từ da, môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể đến vị trí vết mổ, hệ thống miễn dịch bắt đầu cố gắng chống lại nó. Khi đó, cơ thể nhanh chóng huy động các tế bào đại thực bào và bạch cầu trung tính đến khu vực này để tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa lây lan sang các mô lành. Vi khuẩn bị tiêu diệt và các tế bào bạch cầu chết sau một thời gian, cùng với một số mô bị thương, chất cặn bã tích tụ trở thành mủ.

Một số nguyên nhân khiến vi khuẩn xâm nhập vào vết thương là do:

  • Vết mổ không được khâu đúng quy trình, đúng cách gây nên các ổ tụ máu tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển mạnh.
  • Vết mổ không được vệ sinh đúng, không thay băng gạc thường xuyên khiến vi khuẩn xâm nhập gây mưng mủ.
  • Do người mẹ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, lông động vật, mẹ vận động mạnh khiến vết mổ nhiễm trùng.
Vết mổ đẻ có mủ là do đâu? 1
Chăm sóc không hợp lý là một trong số các nguyên nhân gây mưng mủ vết mổ đẻ

Một số yếu tố nguy cơ khiến vết mổ sau sinh bị mưng mủ:

  • Béo phì, mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, lao, ung thư, các bệnh bạch cầu,…
  • Nước ối bị nhiễm trùng trong quá trình chuyển dạ hoặc viêm màng đệm.
  • Dùng corticoid thời gian dài.
  • Đã từng sinh mổ ở lần sinh trước.

Vết mổ đẻ có mủ nguy hiểm không?

Vết mổ đẻ có mủ là một dấu hiệu đặc trưng cho ta biết vết mổ đã bị nhiễm trùng. Nếu không có phương hướng xử lý đúng cách, vết mổ sẽ gặp những biến chứng nhiễm trùng nguy hiểm. Lúc này, bạn có thể xuất hiện những biểu hiện sau:

  • Vết mổ sưng lan rộng kèm cảm giác đau nhức, nóng ran dữ dội tại vết mổ.
  • Tăng tiết dịch, mủ đặc có màu vàng, xanh, có mùi hôi khó chịu, lớp dịch tạo thành trên hốc vết mổ cũ.
  • Chảy máu kèm các cục máu đông, vết mổ bị toác ra.
  • Chân của mẹ sưng đau, bụng dưới và ngực có cảm giác căng tức khó chịu.
  • Sốt cao khó hạ, đau nhức, ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu.
Vết mổ đẻ có mủ nguy hiểm không? 1
Vết mổ đẻ có mủ là một dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng

Vết mổ nhiễm trùng nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng cực kỳ nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ như:

  • Viêm nội mạc tử cung là biến chứng có thể gặp phải sau mổ lấy thai, nếu không điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính.
  • Tình trạng nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết và có nguy cơ gây tử vong cao.

☛ Tham khảo chi tiết hơn: Vết mổ bị nhiễm trùng là gì?

Những điều không nên làm khi vết mổ bị mưng mủ

Tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định

Đối với những trường hợp nhiễm trùng sâu hơn hoặc những vết thương không lành, bạn có thể cần dùng thuốc kháng sinh toàn thân nhằm ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh nhắm vào vi khuẩn tụ cầu và liên cầu. Tại bệnh viện, nhiễm trùng vết mổ thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Nếu đang điều trị ngoại trú, bạn sẽ được tiêm hoặc kê đơn thuốc kháng sinh để uống tại nhà.

Lưu ý, kháng sinh là loại thuốc không được tự ý dùng khi chưa có chỉ định cụ thể của bác sĩ. Nếu tự ý dùng có thể dẫn đến tình trạng dị ứng thuốc rất nguy hiểm và hiện tượng kháng kháng sinh.

Tự ý chọc tháo mủ

Tự ý chọc tháo mủ 1
Tuyệt đối không tự ý chọc tháo mủ tại nhà!

Nếu mủ xuất hiện tại vị trí vết mổ sau sinh, bạn tuyệt đối không tự ý chọc tháo mủ. Bởi nếu chọc tháo mủ không đúng cách, thì sẽ đẩy một phần mủ vào sâu trong da tạo ra một vết thương hở mới. Thêm vào đó, lượng dịch tích tụ tại vết mủ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn khác xâm nhập. Điều này có thể dẫn đến một bệnh nhiễm trùng khác nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, dụng cụ ở nhà thường không đảm bảo vô khuẩn nên rất dễ gây bội nhiễm vết mổ.

Vết mổ đẻ có mủ phải làm sao?

Nếu vết mổ bị mưng mủ kèm các dấu hiệu nhiễm trùng khác đã nêu ở trên, bạn cần phải quay trở lại bệnh viện ngay. Bác sĩ sẽ dùng dùng kim chọc ổ áp-xe để dẫn lưu mủ ra khỏi vết thương. Dịch mủ sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để xác định vi khuẩn nào có mặt. Sau khi đã làm xét nghiệm dịch mủ tìm ra nguyên nhân gây nhiễm trùng, bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn điều trị và kê một số loại thuốc kháng sinh phù hợp. Hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ để vết thương nhanh lành hơn.

Trong trường hợp không may vết mổ bị chảy dịch mủ tại nhà, bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây để xử lý sơ bộ vết mổ, phòng tránh tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn.

Bước 1: Làm sạch, sát khuẩn vết mổ

Đây là điều tiên quyết khi chăm sóc bất cứ một vết thương hay vết mổ nào. Khi vệ sinh vết mổ, bạn có thể sử dụng nước ấm để rửa vết mổ. Tuy nhiên, nước chỉ có tác dụng rửa bụi bẩn, không loại bỏ được các vi khuẩn, tế bào chết bám dính trên da. Hiện nay, dung dịch rửa vết thương Nacurgo (chai xanh) được biết đến với tác dụng sát khuẩn hiệu quả với đầy đủ 5 tiêu chí ‘‘NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – KHỬ MÙI – MÁT DỊU’’ thích hợp với trường hợp vết mổ đẻ bị mưng mủ.

Bước 1: Làm sạch, sát khuẩn vết mổ 1
Dung dịch sát khuẩn Nacurgo hiệu quả, an toàn, thích hợp chăm sóc vết mổ đẻ bị mưng mủ

Cách thực hiện: Sử dụng băng gạc sạch thấm dung dịch sát khuẩn Nacurgo, sau đó lau sạch dịch mủ, vi khuẩn và các mô hoại tử.

Lưu ý: Vết mổ bị nhiễm trùng rất nhạy cảm, bạn không nên sử dụng cồn y tế, nước oxy già hay cồn iod vì rất dễ gây kích ứng và ảnh hưởng đến quá trình tái tạo mô hạt, lâu lành vết thương.

BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC

Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY

Bước 2: Bôi thuốc theo chỉ định bác sĩ nếu có

Bước 3: Bảo vệ vết mổ

Sau khi làm sạch, bạn có thể sử dụng dung dịch tạo màng sinh học Nacurgo (chai vàng) để bảo vệ, ngăn ngừa vi khuẩn bên ngoài xâm nhập gây tình trạng bội nhiễm vết mổ. Sản phẩm Nacurgo với thành phần màng sinh học Polyesteramide có tác dụng rất trong việc bảo vệ vết mổ, vai trò như một hàng rào ngăn thấm nước, thúc đẩy quá trình tái tạo mô, tế bào mới giúp vết mổ mau lành.

Bước 3: Bảo vệ vết mổ 1
Bảo vệ vết mổ, ngăn ngừa bội nhiễm với màng sinh học Nacurgo

Cách sử dụng: Bạn chỉ cần xịt một lớp dung dịch lên vết mổ, dung dịch sau khi khô sẽ tạo lớp màng mỏng che phủ kín khu vực này. Lớp màng thông thoáng giúp máu tại đây lưu thông tốt, khô thoáng không tạo cảm giác khó chịu. Sau 4 – 5 tiếng màng sinh học tự phân hủy, do đó bạn chỉ cần xịt lớp mới đè lên.

Lưu ý: Để đảm bảo cho vết mổ đẻ có mủ được xử lý đúng và an toàn, sau khi đã thực hiện các bước nói trên, sản phụ vẫn nên đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh hậu quả khó lường.

BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC

Bước 3: Bảo vệ vết mổ 2

Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY

Một số biện pháp phòng ngừa vết mổ đẻ bị mưng mủ

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh cũng rất cần được chú trọng. Một chế độ hợp lý sẽ giúp sức khỏe của mẹ nhanh hồi phục và vết mổ nhanh lành hơn. Đồng thời tránh các thực phẩm có nguy cơ gây mưng mủ và để lại sẹo mất thẩm mỹ sau hồi phục.

Những thực phẩm mẹ sau sinh nên ăn:

  • Bổ sung đạm từ thịt nạc, cá,… để cung cấp đủ dưỡng chất cho sức khỏe người mẹ. Đạm cũng là một chất cần thiết cho quá trình tái tạo mô mới giúp vết mổ nhanh lành.
  • Phụ nữ sau sinh nên ăn nhiều các loại rau xanh như rau ngót, rau khoai, mồng tơi, rong biển,… Đồng thời bổ sung thêm chất xơ giúp tiêu hóa tốt, ngăn táo bón và lợi sữa cho mẹ.
  • Hoa quả chứa nhiều các loại vitamin cần thiết như A, C, E trong các loại quả như bưởi, ổi, đu đủ, cà rốt, chuối, dâu tây,… Vitamin A và E tốt đối với hình thành mô mới, tăng tạo collagen trên da. Vitamin C tăng đề kháng cho cơ thể, chống lại các tác nhân vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Bổ sung thêm chất béo, omega 3, DHA giúp con thông minh và sáng mắt. Các nguyên tố vi lượng cũng cần bổ sung đầy đủ như canxi, kẽm,… giúp cơ thể khỏe mạnh.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, nước ép hoa quả, sữa tươi, sữa hạt đều rất tốt.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý 1
Dinh dưỡng hợp lý giúp vết mổ mau lành, hạn chế mưng mủ, nhiễm trùng

Thực phẩm mẹ sau sinh không nên ăn:

  • Thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ đặc biệt là mỡ động vật, đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh,… ảnh hưởng không tốt đến dinh dưỡng của mẹ sau sinh. Nên thay bằng các loại dầu hạt và tiêu thụ một lượng vừa đủ.
  • Đồ ăn quá ngọt, nhiều đường trong bánh kẹo. Hạn chế đường vì dễ khiến vết mổ khó liền và gây ra các biến chứng khác.
  • Thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, đồ tanh sống có nguy cơ gây kích ứng tại vết mổ khiến vết mổ lâu liền.
  • Đồ nếp và thịt gà có thể khiến tình trạng mưng mủ tại vết mổ trở nên nặng hơn.
  • Rau muống hay thịt bò có thể tạo sẹo lồi, sẹo thâm khi vết mổ hồi phục.
  • Thực phẩm lên men cũng nên được tránh trong thực đơn hàng ngày của phụ nữ sau sinh.

☛ Tham khảo chi tiết trong bài: Người mới mổ nên ăn gì kiêng gì?

Chế độ vận động tránh mưng mủ vết mổ

Phụ nữ sau sinh mổ cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý đảm bảo vết mổ hồi phục một cách tốt nhất. Tuy vậy, vận động nhẹ nhàng cũng là điều rất cần thiết cho sức khỏe giúp vết mổ tránh mưng mủ. Sản phụ nên đi lại nhẹ nhàng trong nhà sau khoảng 3 – 4 ngày sau mổ.

Bên cạnh đó, người mẹ sau sinh mổ nên nằm nghiêng một bên, đồng thời kê gối sau lưng sẽ giúp giảm đau lưng và giúp sản dịch thoát ra ngoài nhanh hơn. Sau khoảng 6 tuần, mẹ có thể tập thêm những bài tập thể dục, yoga nhẹ nhàng kết hợp cùng đi bộ để giúp lấy lại vóc dáng, giảm cân, da săn chắc, tuần hoàn máu được lưu thông, cải thiện sức khỏe và tinh thần cho mẹ.

Chế độ vận động tránh mưng mủ vết mổ 1
Đi bộ sau sinh giúp mẹ cải thiện vóc dáng, thúc đẩy quá trình hồi phục vết mổ

Sau khi vết mổ hoàn toàn hồi phục khoảng 4 tháng, mẹ mới nên bắt đầu tập thể dục bình thường. Thời gian tập mỗi lần ngắn và chỉ nên tập những động tác vừa phải tránh kéo căng cơ bụng.

Một số biện pháp khác

  • Chăm sóc vết thương đúng cách sau phẫu thuật và thông báo cho bác sĩ ngay lập tức trong trường hợp có mưng mủ nặng.
  • Thường xuyên vệ sinh vết thương và thay băng theo lời khuyên của bác sĩ.
  • Mặc quần áo rộng rãi ở vùng vết mổ và không bôi bất kỳ loại kem dưỡng da nào khi vết mổ chưa liền miệng.
  • Chọn các cách bế trẻ khác nhau trong khi cho con bú để tránh tạo áp lực lên vết thương.
  • Không chạm tay vào vết mổ khi không cần thiết.
  • Dùng kháng sinh dự phòng trước và sau phẫu thuật theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.

Mong rằng những thông tin trên đây sẽ mang đến cho bạn kiến thức bổ ích về cách chăm sóc vết mổ sau sinh khi xuất hiện tình trạng mưng mủ. Nếu còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm, bạn hãy nhấc máy gọi ngay đến tổng đài của chúng tôi thông qua số điện thoại 1800.6626 để được các chuyên gia tư vấn giải đáp kịp thời!

Tài liệu tham khảo:

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhung-dau-hieu-bat-thuong-o-vet-mo-de/

https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/nhung-dau-hieu-bat-thuong-o-vet-mo-de-1995

https://medlatec.vn/tin-tuc/nhung-luu-y-khi-xu-tri-vet-thuong-chay-mu-s195-n20179

]]>
https://nacurgo.vn/vet-mo-de-co-mu-7318/feed/ 0