Nacurgo – website sản phẩm chính thức https://nacurgo.vn Bộ sản phẩm Nacurgo với 3 sản phẩm giúp làm sạch, bảo vệ phục hồi da Mon, 21 Oct 2024 08:18:04 +0000 vi hourly 1 Nhiễm khuẩn da mô mềm là gì, chẩn đoán và điều trị! https://nacurgo.vn/nhiem-khuan-da-mo-mem-5595/ https://nacurgo.vn/nhiem-khuan-da-mo-mem-5595/#comments Fri, 14 Jun 2024 03:41:35 +0000 https://nacurgo.vn/?p=5595 Bạn tưởng rằng vi khuẩn chỉ có thể tấn công bề mặt da khi có vết thương hở, tuy nhiên trên thực tế chúng có thể xâm nhập vào cả các mô mềm bên dưới da gây viêm cấp tính. Tình trạng này được gọi là nhiễm khuẩn da mô mềm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị nhiễm khuẩn da mô mềm qua bài viết dưới đây.

1. Nhiễm khuẩn da mô mềm là gì?

1. Nhiễm khuẩn da mô mềm là gì? 1
Hình ảnh nhiễm khuẩn da, mô mềm

Trong y học, mô mềm bao gồm các cơ xương, mô mỡ, hệ mạch máu và thần kinh ngoại biên, chúng có tác dụng liên kết, hỗ trợ bao bọc các cơ quan và cấu trúc trong cơ thể. Da và các mô mềm dưới da giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài môi trường. Thông thường trên bề mặt da chúng ta luôn có một hệ sinh vật ký sinh. Chúng sẽ hoàn toàn vô hại cho đến khi bạn vô tình có một vết thương hở. Lúc này đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn ký sinh trên da như liên cầu, tụ cầu,…  tấn công vào bên dưới da và các mô mềm gây viêm nhiễm cấp tính. Tình trạng này được gọi tắt là nhiễm khuẩn da mô mềm.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh mà nhiễm khuẩn da mô mềm sẽ có những biểu hiện khác nhau. Xong hầu hết phần lớn bệnh nhân sẽ cảm thấy đau rát và nóng đỏ ở vùng da bị tổn thương. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể lây lan nhanh chóng. Trong tổng số các ca bệnh nhân bị nhiễm khuẩn da và mô mềm có đến 29% trường hợp cần nhập viện để điều trị.

☛  Bài viết liên quan: Nhiễm trùng vết thương: tất tần tật những điều cần biết!

2. Phân loại nhiễm khuẩn da và mô mềm

Nhiễm trùng da và mô mềm có nhiều loại khác nhau căn cứ vào vị trí, mức độ nguy hiểm cửu vết nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, dựa theo Hiệp hội bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ (IDSA), nhiễm khuẩn da và mô mềm sẽ được phân thành 5 loại cụ thể là:

  • Nhiễm khuẩn liên quan đến suy giảm chức năng hệ thống miễn dịch và phẫu thuật
  • Nhiễm khuẩn liên quan đến vết đốt côn trùng hoặc vết cắn của động vật
  • Nhiễm khuẩn đơn giản: Điển hình là viêm mô tế bào, viêm quầng, chốc,…
  • Nhiễm khuẩn ở bề mặt da
  • Nhiễm khuẩn hoại tử

3. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn da mô mềm

3. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn da mô mềm 1
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn da mô mềm là do các loại vi khuẩn tấn công

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn da mô mềm là do các loại vi khuẩn tấn công. Cụ thể, tùy vào các loại tổn thương ở các cấu trúc da và mô mềm mà vi khuẩn gây bệnh sẽ khác nhau như:

Thượng bì: là lớp nằm ngoài cùng trong ba lớp cấu tạo nên da ( biểu bì,trung bì, hạ bì), có tác dụng như một hàng rào bảo vệ ngăn ngừa nhiễm trùng các mầm bệnh từ bên ngoài môi trường. Thông thường các bệnh nhiễm khuẩn như thủy đậu hay sởi rất dễ xảy ra ở lớp thượng bì. Bệnh gây ra bởi virus Measles và virus Varicella zoster.

Lớp keratin: hay lớp sừng là loại protein có cấu trúc dạng sợi. Lớp keratin là thành phần cấu tạo chính của móng tay và tóc. Vì là lớp sừng nên lớp keratin rất dễ bị nhiễm nấm do vi nhóm vi khuẩn Epidermophyton, Microsporum và Trichophyton gây ra.

Biểu bì: là lớp ngoài cùng của da. Mặc dù có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn xong chúng vẫn bị tấn công bởi vi khuẩn Staphylococus aureus để gây ra loại nhiễm khuẩn điển hình là chốc lở và loét.

Hạ bì: nằm giữa biểu bì và mô dưới da. Hạ bì bao gồm các collagen liên kết với nhau giúp làn da được khỏe mạnh. Do đó, ta thường thấy loại nhiễm khuẩn như viêm quầng xảy ra ở lớp hạ bì do vi khuẩn Strep pyogenes tấn công.

Tuyến bã: là các tuyến ngoại tiết siêu nhỏ trong da tiết ra một chất nhờn hoặc sáp. Ở tuổi dậy thì khi tuyến bã hoạt động mạnh kết hợp với vi khuẩn Propionibacterium acnes sẽ rất dế hình thành mụn trứng trứng cá, mụn viêm trên da mặt – vùng da tiết nhiều bã nhờn.

Nang lông: có tác dụng điều chỉnh sự phát triển của lông. Cũng giống như tuyến bã, tuyến nang lông rất dễ bị bít tắc hoặc do vi khuẩn Staphylococus aureus tấn công gây nên tình trạng mụn nhọt hoặc viêm nang lông.

Mô mỡ dưới da:  có thể ở trong nội tạng, cơ bắp, tủy xương. Các mô mỡ này có thể bị tấn công bởi liên câu tan huyết nhóm β (vi khuẩn trong máu) gây ra viêm mô tế bào.

Lớp cơ : Ở lớp cơ có thể xảy ra như viêm cơ hay hoại tử cơ. Tình trạng nhiễm khuẩn này gây ra bởi nhóm vi khuẩn S.aureus và C.perfringens

3. Điều kiện thuận lợi gây nhiễm khuẩn da mô mềm

Không phải tự nhiên da hay mô mềm trong cơ thể đang khỏe mạnh lại bị vi khuẩn tấn công. Tình trạng nhiễm khuẩn da mô mềm chỉ xảy ra khi vi khuẩn gặp một số điều kiện thuận lợi nhất định để tấn công như:

Vết thương hở trên da

3. Điều kiện thuận lợi gây nhiễm khuẩn da mô mềm 1
Vết thương hở điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào da và các mô mềm dưới da gây nhiễm khuẩn.

 

Khi trên da có các vết thương hở do phẫu thuật (vết mổ, kim tiêm,…); những vết do động vật cắt, côn trùng đốt; chấn thương gây dập, nứt mô mềm dưới da hay vết rách, đâm xuyên gây ra bởi các vật sắc nhọn như dao, kéo,…  Các trường hợp này đều tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào da và các mô mềm dưới da gây nhiễm khuẩn.

Sức đề kháng yếu

Sức đề kháng yếu khiến cơ địa dễ bị nhiễm khuẩn chính là điều kiện thuận lợi là phát sinh nhiễm khuẩn da, mô mềm.

Những đối tượng thường có sức đề kháng yếu bao gồm:

  • Bệnh nhân bị HIV
  • Mắc bệnh tự miễn
  • Bệnh đái tháo đường
  • Ung thư
  • Người có thể trạng suy kiệt
  • Người già
  • Điều trị kéo dài với thuốc ức chế miễn dịch…

Tổn thương da

Một số tình trạng da làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn da và mô mềm như: Viêm da cơ địa, hăm da, nấm, loét tì đè, viêm tắc tĩnh mạch, viêm tắc bạch huyết,…

4. Triệu chứng nhiễm khuẩn da, mô mềm

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm khuẩn thì cho ra các  triệu chứng khác nhau. Dưới đây là 2 nhóm triệu chứng giúp bạn có thể nhận biết nhiễm khuẩn da mô mềm một cách dễ dàng.

Triệu chứng tại chỗ

Đối với tổn thương nhẹ

  • Phù nề và nóng nhẹ ở khu vực bị tổn thương.
  • Xuất hiện các cơn ngứa rát khó chịu.
  • Xuất hiện các mảng hồng ban trên da.
  • Trên các mảng hồng ban có thể nổi mụn mủ, mụn nhọt hay mụn bọng nước nhỏ.
  • Mụn nước sau khi vỡ sẽ đóng thành vảy rồi bong tróc

Đối với tổn thương nặng và sâu

Với những vết thương hở nặng và sâu không được chăm sóc cẩn thận có thể gây ra viêm mô tế bào, thậm chí là hoại tử. Đây là những tình trạng nhiễm khuẩn nghiêm trọng, kèm theo đó là những biểu hiện như:

  • Ranh giới giữa vùng da bị bị tổn thương với vùng da lành rất khó để phân biệt.
  • Vùng da bị tổn thương có biểu hiện sưng đỏ, sờ vào sẽ thấy nóng, kèm theo đó là cảm giác đau.
  • Nổi mụn nước. Mụn nước có thể nổi riêng lẻ hoặc mọc thành cụm có diện tích rộng
  • Khi mụn nước vỡ, tổn thương cơ thể sâu và nghiêm trọng hơn, ngoài ra tình trạng nhiễm khuẩn cũng có xu hướng lan rộng khi mụn nước vỡ
  • Có thể xuất hiện tình trạng rối loạn chức năng tại khu vực bị ảnh hưởng, điều này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm khuẩn.
Triệu chứng tại chỗ 1
Vùng da bị tổn thương có biểu hiện nóng, đỏ, sưng nề, nổi mụn nước, xuất huyết và kèm theo cảm giác đau

Triệu chứng toàn thân

Một số triệu chứng toàn thân có thể khiến bạn dễ dàng nhầm lẫn với một số bệnh khác. Do đó, bạn cần lưu ý khi có những biểu hiện như

  • Sốt cao, thân nhiệt có thể tăng trên 40 độ, đôi khi thấp hơn 35 độ
  • Hạ huyết áp
  • Tim đập nhanh.
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, dễ nổi nóng, thường xuyên cáu gắt.
  • Nhiễm khuẩn da, mô mềm gây ra những cơn đau, chúng có thể tiến triển thành xơ hóa cơ, viêm cơ hoại tử nếu như không được chữa trị kịp thời. Lúc này các cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn nhiều lần.
  • Nhiễm khuẩn từ 1 vết thương nhỏ có thể hình thành vết loét và lây sang nhiều vùng da khác.
  • Nếu diễn biến xấu hơn, hoại tử lớp hạ bì dạng bullae có thể xảy ra. Trong thời gian đầu, dưới da xuất hiện chất lỏng trong suốt, sau đó kèm theo máu.
  • Trường hợp nhiễm khuẩn nặng và muộn, da có thể mất cảm giác khiến cho người bệnh bị tê da, xấu hơn là có các biểu hiện thở nhanh, huyết áp tụt, mạch nhanh – đây là những dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc.
  • Tình trạng nhiễm độc nặng sẽ còn diễn biến nặng với các hội chứng như: suy hô hấp, trụy tim mạch, sốc.

5. Nhiễm khuẩn da mô mềm có nguy hiểm không?

Nhiễm khuẩn da mô mềm được đánh giá là nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Tốt nhất, người bệnh cần được thăm khám và điều trị y tế càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng nguy hiểm, làm tăng khả năng thành công khi chữa trị.

Ban đầu, khi tình trạng nhiễm khuẩn mới bắt đầu, người bệnh có thể kiểm soát tốt bằng thuốc hoặc những biện pháp chăm sóc ngoài da khác. Tuy nhiên, nếu không sớm kiểm soát, bệnh có thể chuyển từ nhiễm khuẩn dạng nhẹ thành nhiễm khuẩn dạng nặng, kèm theo những biến chứng đe dọa đến tính mạng của người bệnh như:

  • Viêm mô tế bào
  • Hoại tử
  • Nhiễm trùng huyết
  • Nhiễm độc toàn thân triệu chứng từ nhẹ đến nặng

6. Chẩn đoán nhiễm khuẩn da mô mềm

Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm một vài kiểm tra, xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng bệnh. Bởi chỉ dựa trên triệu chứng thì rất khó để xác định người bệnh có phải bị nhiễm khuẩn hay không do triệu chứng của bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.

Dưới đây là một số biện pháp giúp chẩn đoán nhiễm khuẩn da mô mềm

Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ sẽ hỏi về tiểu sử các bệnh ngoài da, chấn thương của người bệnh, sau đó sẽ kiểm tra các triệu chứng:

  • Kiểm tra triệu chứng và những tổn thương ngoài da, xác định kích thước và dạng của tổn thương, từ đó tìm ra vi khuẩn gây bệnh.
  • Kiểm tra các biểu hiện đau, sưng và viêm ở vùng da bị tổn thương
  • Theo dõi và đo thân nhiệt thường xuyên
  • Kiểm tra nhịp tim, mạch đập và huyết áp của bệnh nhân
  • Kiểm tra triệu chứng toàn thân, dấu hiệu nhiễm độc toàn thân và cả các hội chứng nhiễm độc nặng

Chẩn đoán cận lâm sàng

Chẩn đoán cận lâm sàng 1
Xét nghiệm máu chẩn đoán tình trạng nhiễm khuẩn da, mô mềm

Một số biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng hay được bác sĩ yêu cầu thực hiện như:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu dùng để kiểm tra tốc độ lắng máu, số lượng bạch cầu. Từ đó xác định tình trạng và loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn da và mô mềm.
  • Siêu âm: Phương pháp siêu âm cho ra kết quả hình ảnh giúp kiểm tra tình trạng viêm và ổ áp xe ( nếu có). Đồng thời, từ hình ảnh bác sĩ cũng xác định được số lượng và kích thước ổ áp xe ở cơ, mô mềm và tổ chức dưới da.
  • Cấy máu định danh vi khuẩn: Phương pháp chẩn đoán này thường được chỉ định cho những bệnh nhân có nghi ngờ hoặc đã xác định được tình trạng nhiễm khuẩn để tìm kiếm vi khuẩn gây bệnh.
  • Vi trùng học: Lấy mẫu bệnh phẩm (mủ hoặc dịch tiết và máu từ vết thương) sau đó nuôi cấy và thực hiện kháng sinh đồ để tìm kiếm vi khuẩn và hướng điều trị.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc CT-scanner: Hai phương pháp chẩn đoán này có kết quả là hình ảnh chi tiết về tổ chức dưới da, cơ và xương, giúp bác sĩ kiểm tra và xác định ổ áp xe (nếu có). Từ đó, bác sĩ sẽ phân biệt tình trạng nhiễm khuẩn mô mềm thông thường với tình trạng hoại tử cơ do vi khuẩn kỵ khí và viêm tủy xương.

7. Điều trị nhiễm khuẩn da mô mềm như thế nào?

Tùy vào tình trạng nhiễm khuẩn cũng như sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp. Tất cả những phương pháp mà bác sĩ đưa ra đều đáp ứng nguyên tắc điều trị là loại bỏ tình trạng nhiễm khuẩn bằng kháng sinh và chăm sóc vết thương, sau đó phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn tái phát.

Dưới đây liệt kê các phương pháp điều trị nhiễm khuẩn da mô mềm thường được sử dụng là:

Sử dụng thuốc kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh 1
Vì vết thương đã bị nhiễm khuẩn nên thuốc kháng sinh được xem như 1 phương pháp điều trị chính

Vì vết thương đã bị nhiễm khuẩn nên việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị được xem như 1 phương pháp điều trị chính. Tùy vào mức độ tổn thương của da và mô mềm mà bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng thuốc kháng sinh theo mức độ  I, II, III, IV dưới dạng đường uống hoặc đường tiêm.

Một số loại thuốc kháng sinh thường được các bác sĩ khuyên dùng bao gồm:

  • Augmentin
  • Erythromycin
  • Clindamycin
  • Cephalexin
  • Dicloxacillin
  • Cloxacillin

Tất cả các loại thuốc kháng sinh đều cần được sự đồng ý và chỉ dẫn của bác sĩ mới được phép sử dụng. Sau 48-72 giờ sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ theo dõi phản ứng của cơ thể để điều chỉnh loại kháng sinh và liều dùng phù hợp cho người bệnh.

☛ Đọc thêm: Tổng hợp thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng vết thương

Sử dụng thuốc giảm đau

Nhiễm khuẩn luôn kèm theo các cơn đau đớn, khó chịu. Do đó, sử dụng thuốc giảm đau để kiểm soát cơn đau cũng được coi là một biện pháp điều trị hữu dụng.

Thuốc giảm đau gồm 3 nhóm chính:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Hia loại giảm đau không cần kê đơn được sử dụng nhiều nhất cho những cơn đau từ nhẹ đến trung bình là Paracetamol hoặc Tramadol.
  • Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid: Khi thuốc giảm đau thông thường không có tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giảm đau kèm theo cả tính kháng viêm nhưng không chứa steroid. Thông thường loại thuốc này sẽ phù hợp với những bệnh nhân có mức độ đau trung bình.
  • Thuốc giảm đau gây nghiện: Với những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, thuốc giảm đau gây nghiện được bác sĩ yêu cầu, tuy nhiên chúng chỉ được dùng ngắn hạn trong một thời gian nhất định.

Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau, người bệnh cần phải chú ý đến việc chăm sóc vết thương trên bề mặt và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Điều này giúp bạn hạn chế được nguy cơ nhiễm khuẩn lan rộng và ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Thực hiện chăm sóc tại nhà người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Vệ sinh vết thương sạch sẽ tránh tình trạng lây nhiễm
  • Cần loại bỏ dịch mủ nếu có để tránh nhiễm trùng vết thương
  • Uống đủ nước và các chất điện giải để giúp da chắc khỏe hơn
  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết vừa giúp nâng cao sức đề kháng, vừa giúp vết thương mau lành.

8. Hướng dẫn các bước chăm sóc vết thương tránh nhiễm khuẩn

Khi vết thương mới hình thành, nếu bạn biết cách xử lý vết thương đúng cách, tình trạng nhiễm khuẩn sẽ không bao giờ xảy ra. Để làm được điều này, bạn cần nắm rõ được thứ tự thực hiện các bước xử lý vết thương dưới đây:

Bước 1: Vệ sinh da, loại bỏ các mô hoại tử

Bước 1: Vệ sinh da, loại bỏ các mô hoại tử 1
Dung dịch rửa làm sạch vết thương Nacurgo chai xanh hiệu quả!

Việc vệ sinh vùng da bị tổn thương là điều đầu tiên cần làm để tránh tình trạng nhiễm khuẩn da mô mềm. Với những tổn thương da bình thường, bạn có thể dùng nước muối sinh lí để rửa vùng da bị thương. Tuy nhiên đối với những vết thương hở lớn, nghiêm trọng thì vệ sinh bằng nước muối là chưa đủ. Bạn nên ưu tiên các loại dung dịch rửa vết thương có công dụng làm sạch tốt hơn.

Lựa chọn dung dịch rửa vết thương Nacurgo chuyên biệt với 5 tác động ““NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”. Nacurgo chai xanh có tác dụng loại bỏ màng Biofilm của vi khuẩn, từ đó giúp loại bỏ dịch nhầy, làm sạch bề mặt vết thương tốt. Do vậy, so với nước muối sinh lí, dung dịch rửa vết thương Nacurgo mang lại hiệu quả tốt hơn.

Đối với những vết thương có xuất hiện tình trạng mủ vàng, trước khi dùng Nacurgo để rửa, người bệnh có thể dụng nhíp đã được khử trùng để loại bỏ chúng. Từ đó, dung dịch sẽ thấm vào vùng da bị tổn thương và phát huy tác dụng làm sạch một cách hiệu quả.

BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN

Để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY

Bước 2: Xịt Nacurgo để băng bó vùng da tổn thương

Thông thường nhắc đến băng bó, mọi người hầu hết sẽ nhớ ngay đến những băng gạc truyền thống. Tuy nhiên, cách này có thể gây ra một vài rắc rối vì băng bông có thể gây hầm bí, chính điều này có thể dẫn tới nhiễm khuẩn và khiến tình trạng này trở nên nặng hơn. Hiểu được điều này, Công ty cổ phần Công nghệ Newtech Pharm đã cho ra đời sản phẩm Nacurgo băng vết thương dạng xịt.

Bước 2: Xịt Nacurgo để băng bó vùng da tổn thương 1
Màng sinh học bảo vệ da tổn thương, kích thích phục hồi và làm mờ sẹo

Nacurgo với ưu điểm vượt trội khi ứng dụng thành công công nghệ màng sinh học Polyesteramide vào sản phẩm. Màng Polyesteramide có tác dụng như một hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước, bảo vệ da.

Công nghệ màng sinh học Polyesteramide siêu thoáng – là một biện pháp thay thế hoàn hảo cho băng gạc truyền thống khi nó vừa giúp bảo vệ da nhưng lại không gây bí bách. Ngược lại vẫn được thông thoáng, từ đó làm tăng khả năng phục hồi và tránh nguy cơ nhiễm khuẩn da mô mềm.

Sử dụng xịt bảo vệ Nacurgo còn hạn chế đau đớn khi người bệnh phải thay băng gạc, bởi màng sinh học Nacurgo có khả năng tự phân hủy sau 4-5 tiếng. Lúc này, người bệnh chỉ cần xịt một lớp mới lên da, tự động vùng da bị thương sẽ được bảo vệ thêm một lớp màng, đem lại cảm giác an toàn cho người bệnh.

Ngoài ra, trong thành phần của Nacurgo còn chứa tinh nghệ nano Cucurmin và tinh chất trà xanh có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, kích thích sự tăng sinh của tế báo, giúp vết thương mau lành.

Để tìm mua bộ sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “BẤM VÀO ĐÂY”

Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”

9. Theo dõi quá trình điều trị nhiễm khuẩn da mô mềm

Trong thời gian điều trị rất có thể xảy ra một số tình trạng không mong muốn. Do đó, việc quan sát, theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân là rất quan trọng. Một số lưu ý bạn cần nắm được trong quá trình điều trị như:

  • Theo dõi các triệu chứng (bao gồm cả triệu chứng tại chỗ và toàn thân), nhìn vào đó để đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn, khả năng phục hồi để bác sĩ kê thuốc phù hợp.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc, nếu có bất kỳ biểu hiện nào bất thường hãy báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời.
  • Nếu triệu chứng được kiểm soát, tình trạng cơ thể đáp ứng tốt với thuốc trong vòng từ 10-14 ngày, bạn cũng có thể báo lại với bác sĩ để có thể chuyển sang thuốc có liều nhẹ hơn. Điều này giúp đảm bảo sức khỏe không bị ảnh hưởng, đồng thời cũng tránh tình trạng lờn thuốc.
  • Trong thời gian dùng thuốc phải thường xuyên kiểm tra chức năng của thận, gan theo định kỳ mà bác sĩ yêu cầu để đảm bảo chúng không bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ của thuốc.
  • Thời gian điều trị bệnh có thể kéo dài hoặc ngắn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm khuẩn.

Kết luận

Như vậy, nhiễm khuẩn da mô mềm là tình trạng không thể xem thường. Khi có bất kỳ biểu hiện khác thường, người bệnh cần lưu ý báo lại ngay cho bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hầu hết, nhiễm khuẩn da mô mềm đều đáp ứng tốt với thuốc kháng sinh và các biện pháp chăm sóc. Tuy nhiên nếu chủ quan, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm, thẩm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Ngăn chặn ngay điều này bằng cách chăm sóc vết thương ngày từ khi chúng mới hình thành bằng bộ đôi sản phẩm Nacurgo.

Mọi thắc mắc xin liên hệ qua 1800 6626 để được tư vấn miễn phí.

]]>
https://nacurgo.vn/nhiem-khuan-da-mo-mem-5595/feed/ 2
Cách sát trùng vết thương có mủ đúng cách không thể bỏ qua! https://nacurgo.vn/cach-sat-trung-vet-thuong-co-mu-12541/ https://nacurgo.vn/cach-sat-trung-vet-thuong-co-mu-12541/#respond Thu, 25 Jan 2024 10:55:14 +0000 https://nacurgo.vn/?p=12541 Nếu không được chăm sóc đúng cách, vết thương có thể xuất hiện mủ, nhiễm trùng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Việc bạn cần làm là xử lý, sát trùng vết thương có mủ đúng cách để hạn chế điều đó.

Bài viết hôm nay, Nacurgo sẽ cung cấp cho bạn thông tin cần thiết để xử lý vết thương cùng hướng dẫn chi tiết cách sát trùng hiệu quả và an toàn. Bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Cách sát trùng vết thương có mủ đúng cách

Nhận diện vết thương có mủ

Không khó để nhận diện một vết thương có mủ, thường chỉ thông qua quan sát bên ngoài bạn có thể dễ dàng thấy được. Vết thương có mủ thường xuất hiện dưới dạng một khu vực da bị sưng, đỏ, viêm, thậm chí có cả cảm giác đau đớn. Dịch mủ xuất hiện ở vết thương có thể là màu trắng, vàng hoặc xám tùy vào tình trạng vết thương có chứa các tế bào bạch cầu, tế bào, mô chết và các vi khuẩn . Ngoài dịch mủ xuất hiện tại vết thương, bạn cũng có thể gặp những triệu chứng thực thể kèm theo như:

  • Xuất hiện sưng tấy, đỏ nóng và đau đớn tại vết thương
  • Xuất hiện dịch mủ màu trắng, vàng, xám tại vùng da tổn thương
  • Vết thương xuất hiện mùi hôi khó chịu tại khu vực tổn thương
  • Cảm giác đau tức, ngứa rát khó chịu…
  • Có thể xuất hiện sốt nếu vết thương có mủ tiến triển nhiễm trùng.

Tham khảo: 5 dấu hiệu bị nhiễm trùng vết thương không thể bỏ qua!

Nguyên nhân khiến vết thương có mủ

Có nhiều nguyên nhân khiến vết thương chảy mủ phải kể đến:

Do nhiễm trùng vết thương: Khi cơ thể xuất hiện vết thương hở nếu chăm sóc và vệ sinh không tốt có thể vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn tụ cầu (vi khuẩn gây nhiễm trùng, chảy mủ), nấm cùng tác nhân ngoài môi trường xâm nhập gây mưng mủ, nhiễm trùng tại vị trí tổn thương. Ngoài yếu tố vi khuẩn xâm nhập trực tiếp thì vết thương chảy mủ cũng có thể đế từ dụng cụ y tế xử lý không đảm bảo khử trùng, quá trình sơ cứu không làm sạch hết bụi bẩn, dị vật khỏi tổn thương. Nhiễm trùng vết thương được coi  là nguyên nhân chính, lớn nhất gây tình trạng vết thương có mủ.

Vết thương có mủ cảnh báo nhiễm trùng vết thương
Vết thương có mủ cảnh báo nhiễm trùng vết thương

Do cơ địa: Vết thương có mủ cũng có thể đến từ cơ địa dị ứng, mẫn cảm của 1 số ít người bệnh. Cụ thể là di ứng, mẫn cảm với các dụng cụ y tế, với dung dịch sat khuẩn hay băng gạc trong qua trình tiểu phẫu gây ra tình trạng chảy mủ có thể xảy ra. Tuy tỉ lệ này là rất nhỏ nhưng vẫn theo thống kê thì vẫn có thể xảy ra.

Do hệ thống miễn dịch kém: Hệ miễn dịch kém là một trong những nguyên nhân gián tiếp khiến tình trạng nhiễm trùng trầm trọng dẫn đến vết thương chảy mủ nhiều hơn. Chính bởi hệ thống miễn dịch suy giảm nên vi khuẩn mới dễ dàng xâm nhập vào vết thương và gây ra những biến chứng khôn lường. Vì vậy, bạn có thể thấy ở một số người có bệnh liên quan đến tim, gan, phổi và đặc biệt là suy giảm miễn dịch như HIV thì vết thương thường dễ nhiễm trùng và lâu lành lại hơn so với người bình thường.

Ngoài ra, khi cơ thể phát hiện có sự xâm nhập của vi khuẩn, nó sẽ gửi bạch cầu trung tính gia tăng tại vị trí vết thương nhằm tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây ra nhiễm trùng. Trong quá trình này, một số bạch cầu đó cùng với các mô nhiễm trùng sẽ chết tạo ra thành phần trong mủ.

Tầm quan trọng của việc sát trùng vết thương có mủ

Việc sát trùng vết thương có mủ rất quan trọng, nó không chỉ giúp sát khuẩn vết thương hạn chế nguy cơ biến chứng mà còn giúp:

  • Kiểm soát được nồng độ vi khuẩn tại vết thương, duy trì tải lượng luôn ở mức thấp nhất, không thể gây hại cho vết thương.
  • Ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài vào vết thương
  • Loại bỏ được các dịch mủ, tế bào mô chế cùng vi khuẩn gây nhiễm trùng vết thương.
  • Cung cấp cho cơ thể độ ẩm nhất định để vết thương mau chóng lành lại.
Tầm quan trọng của việc sát trùng vết thương có mủ
Sát trùng vết thương có mủ có vai trò rất quan trọng

Ngoài ra, vết thương có mủ nếu không được xử lý kịp thời, sát trùng đúng cách có thể gây ra không ít biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như:

– Gây viêm nhiễm lan rộng: Có thể gây ra viêm nhiễm không chỉ tại vết thương mà còn lan rộng sang những mô xung quanh, ảnh hưởng đến cả bộ phận khác của cơ thể

Hội chứng sốc do nhiễm trùng, đây là tình trạng cấp tính xảy ra khi cơ thể có vết thương bị nhiễm trùng nặng gây giảm áp lực máu, suy tuần hoàn. Từ đây ảnh hưởng rất lớn đến các cơ quan chính quan trọng của cơ thể như phổi, tim, gan, thận, não…Nếu không điều trị kịp thời, sốc do nhiễm trùng có thể gây suy đa tạng và tử vong.

– Gây ra viêm khớp nhiễm trùng: Đây là tình trạng nhiễm trùng vên trong khu vực các khớp do sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng qua vết thương. Viêm khớp nhiễm trùng gây tình trạng sưng đỏ, đau đớn tại vị trí khớp, làm giảm khả năng di chuyển. Nếu không xử lý kịp thời có thể sẽ gây ra nhiễm trùng tại các cơ quan khác như xương, thoái hóa khớp…

– Gây ra viêm gân nhiễm trùng: Vết thương có mủ nếu không xử lý kịp thời sẽ có thể ăn sâu vào phần gân, gây ra viêm gân nhiễm trùng. Đây là tình trạng nhiễm trùng gân do vi khuẩn gây ra. Viêm gân nhiễm trùng có thể gây đau, sưng bên trong, mất chức năng của gân và cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khác nữa như gây hội chứng sốc do nhiễm trùng, viêm xương viêm khớp.

– Viêm xương nhiễm trùng: Đây là tình trạng vết thương có mủ bị nhiễm trùng nặng, ăn sâu vào khu vực xương gây viêm xương nhiễm trùng. Viêm xương nhiễm trùng không chỉ gây đau đớn, sưng mà còn ảnh hưởng đến chức năng nâng đỡ cơ thể của xương.

Có thể thấy nếu vết thương có mủ không xử lý kịp thời, đúng cách có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Bạn cần xử lý vết thương kịp thời cũng như sát trùng cho vết thương có mủ đúng cách để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, gia tăng thời gian làm lành vết thương. Do đó, sát trùng vết thương đối với vết thương thông thường đã là việc quan trọng, sát trùng vết thương có mủ quan trọng hơn nhiều lần. Nó  vừa giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng tiến triển thành hoại tử, vừa giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nếu vết thương tiến triển thành hoại tử, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chuyên môn xử lý an toàn, hiệu quả. Tham khảo: Nhận biết dấu hiệu hoại tử sớm!

Sát trùng vết thương có mủ đúng cách hạn chế biến chứng

Bạn đã biết vết thương có mủ nếu không được sát trùng kịp thời và đúng cách sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiểu được điều đó, Nacurgo đã tổng hợp và đưa đến cho bạn một quy trình sát trùng đúng cách để hạn chế tối đa biến chứng đồng thời cũng giúp thúc đẩy nhanh hơn quá trình làm lành vết thương. Quy trình Nacurgo nói đến bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Sát trùng tay và dụng cụ y tế

Trước khi tiến hành sát trùng vết thương có mủ bước đầu tiên, bắt buộc bạn phải làm là sát trùng tay và dụng cụ y tế thật sạch trước khi xử lý vết thương. Bạn có thể rửa tay thật sạch với xà phòng cùng nước ấm sau đó sát khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn như cồn 70 độ , Povidine 5%. Nếu cần sử dụng găng tay thì nhớ sát khuẩn kỹ cả bên ngoài lớp găng tay y tế.

Sát trùng tay, dụng cụ y tế
Sát trùng tay, dụng cụ y tế

Tiếp theo, cần chuẩn bị các dụng cụ y tế cần thiết cho quá trình sát trùng vết thương có mủ ở bước tiếp theo như băng gạc vô khuẩn, bông gòn, dung dịch sát khuẩn, dụng cụ y tế để loại bỏ mủ và mô hư tổn. Hãy nhớ tất cả các dụng cụ y tế đều phải sát trùng theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng cho vết thương.

Bước 2: Loại bỏ mủ ra khỏi vết thương

Loại bỏ dịch mủ ra khỏi vết thương là việc cần làm tiếp theo trong quy trình sát khuẩn vết thương có mủ. Dịch mủ không chỉ chứa xác của bạch cầu mà cơ thể chuyển đến để làm lành tổn thương mà còn bao gồm cả vi khuẩn và các tế bào bị hư tổn. Loại bỏ dịch mủ là cách để loại bỏ tác nhân gây nhiếm trùng, tránh cho nhiễm trùng ăn sâu và lan rộng đến các bộ phận khác.

Kết hợp nước muối sinh lý và bông gạc để loại bỏ nhẹ nhàng phần dịch mủ
Kết hợp nước muối sinh lý và bông gạc để loại bỏ nhẹ nhàng phần dịch mủ

Để loại bỏ mủ ra khỏi vết thương bạn có thể sử dụng băng gạc y tế, thấm đều nước muối sinh lý sau đó đắp lên vết thương có mủ để làm mềm mủ, có thể sử dụng nước muối sinh lý ấm để gia tăng hiệu quả. Tiếp đó là lau nhẹ nhàng và lấy đi phần mủ ở về mặt và xung quanh. Thực hiện thao tác nhiều lần cho đến khi dịch mủ được loại bỏ hoàn toàn.

Lưu ý, trong quá trình loại bỏ dịch mủ chỉ nên lau nhẹ nhàng không nên bóp hay vắt mạnh có thể làm vết thương tổn thương nặng hơn. Nếu vết thương có mủ đang bị sưng viêm, áp xe không được dùng vật nhọn để chọc thủng mà nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ, chuyên gia xử lý chuyên khoa.

Bước 3: Rửa vết thương bằng dung dịch Nacurgo (Chai xanh)

Sau khi loại bỏ được mủ tại vết thương, cần tiến hành rửa sach vết thương bằng dung dịch chuyên dụng. Trong bước này, nếu rửa sai cách, chọn sai dung dịch rửa cũng có thể khiến vết thương tiến triển xấu đi và lâu lành lại.

Tham khảo thêm: Tiêu chí lựa chọn dung dịch sát trùng cho vết thương tốt nhất

Dung dịch Nacurgo xanh rửa, sát khuẩn vết thương là một trong những dung dịch chuyên dụng giúp sát khuẩn, làm sạch vết thương, loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng giúp cho vết thương luôn sạch khuẩn, thúc đẩy quá trình lành lại nhanh hơn.

Dung dịch sát trùng, rửa vết thương

Đây là dung dịch đáp ứng nghiêm ngặt các tiêu chí: “Ngừa khuẩn – Sạch nhầy – An toàn – Mát dịu – Khử mùi”. Các tiêu chí mà không phải dung dịch sát khuẩn nào trên thị trường có thể đáp ứng được.

Tham khảo thông tin sản phẩm: Nacurgo xanh rửa sạch da tổn thương

Bạn có thể sát khuẩn vết thương có mủ, nhiễm trùng như sau:

  • Tưới trực tiếp dung dịch Nacurgo xanh lên vết thương trừ vùng mặt
  • Tưới rửa vết thương theo một đường thẳng, từ đỉnh đến đáy, từ trong ra đến ngoài
  • Sử dụng băng gạc tiệt trùng thấm phần dung dịch sau đó lau nhẹ theo hướng xoay tròn từ trung tâm ra ngoài. Nên chọn miêng băng gạc đủ mềm để không gây thêm tổn thương cho vết thương. Có thể lặp lại bước này nhiều lần để hiệu quả sát khuẩn là tốt nhất.
  • Rửa cho đến khi vết thương đảm bảo sạch và hết dịch là được.

Lưu ý: Bạn chỉ nên sử dụng dung dịch rửa vết thương 1 lần/ngày. Khi vết thương đã lên da non có thể ngưng sản phẩm và chuyển qua sử dụng nước muối sinh lý để không ảnh hưởng đến quá trình tạo da mới.

Bước 4: Bôi thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn

Vết thương xuất hiện mủ hầu hết đều đã có nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy, nếu vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng nặng cần kết hợp thuốc uống, thuốc bôi theo chỉ dẫn của bác sĩ để gia tăng hiệu quả điều trị. Việc uống thuốc kết hợp hay bôi bất kỳ loại thuốc nào lên vết thương cần được chỉ dẫn, kê đơn từ bác sĩ thông qua thăm khám tại bệnh viện. Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh để hạn chế những rủi ro không đáng có trong quá trình điều trị.

Bước 5: Sử dụng Nacurgo xịt tạo màng sinh học

Vết thương có mủ dù được làm sạch, sát khuẩn bằng các bước bên trên nhưng bản chất là một vết thương hở nên vẫn có nguy có bị nhiễm trùng thứ phát nếu bỏ qua bước bảo vệ vết thương. Thay vì sử dụng băng gạc thông thường có thể gây bí bách vết thương đồng thời gây ra không ít bất tiện trong quá trình quấn và thay băng, bạn có thể sử dụng phương pháp tiện lợi hiệu quả hơn đó là sử dụng màng sinh học Nacurgo giúp ngăn chặn tiếp xúc.

Dung dịch xịt tạo màng sinh học Nacurgo
Dung dịch xịt tạo màng sinh học Nacurgo

Lớp màng sinh học Polyesteramide được tạo ra sau khi xịt dung dịch bao phủ 3 đến 5 phút. Lớp màng có thể bao phủ toàn bộ vết thương nhưng vẫn tạo được sự thông thoáng cần thiết để vết thương có thể lành lại. Đồng thời, lớp màng còn có khả năng ngăn chặn thấm nước và thoát hơi nước, thành phần Nano Curcumin và tinh chất trà xanh giúp kích thích tạo mô mới, tế bào mang lại hiệu quả ngừa khuẩn, chống viêm và ngừa sẹo gấp 3 đến 5 lần bình thường

BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC hoặc liên hệ qua Hotline: 1800 6626.

Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”

Lưu ý khi sát trùng vết thương có mủ

Một số điểm bạn cần lưu ý trong quá trình sát trùng vết thương có mủ:

  • Không rửa vết thương có mủ bằng nước oxy già bởi dù có giúp loại bỏ dị vật và tế bào chết tại vết thương nhưng nó cũng có thể ăn mòn ảnh hưởng đến tế bào mới tái tạo.
  • Không sát trùng vết thương có mủ bằng cồn 70 độ hoặc cồn iod để tránh gây xót cho vết thương
  • Sau khi sát trùng, nếu vết thương sâu bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra kết hợp thuốc uống, thuốc bôi hoặc có thể tiêm phòng uốn ván.
  • Với vết thương nhiễm trùng có mủ tuyệt đối không bôi bất kỳ nguyên liệu thiên nhiên nào lên vết thương để hạn chế biến chứng. Tại nhà, bạn chỉ nên rửa và sát trùng cho vết thương.
  • Uống nhiều nước để vừa giúp thải độc vừa giúp cung cấp độ ẩm tự nhiên cho vết thương.
  • Kết hợp ăn uống, dinh dưỡng và vận động nhẹ nhàng để vết thương có mủ nhanh chóng hồi phục hơn.

Tham khảo: Bị nhiễm trùng vết thương ăn gì kiêng gì để mau lành?

Trên đây là những thông tin về cách sát trùng vết thương có mủ đúng cách hạn chế biến chứng. Hy vọng nó hữu ích cho tình trạng vết thương của bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn liên hệ tổng đài 1800 6626 để chúng tôi có thể tư vấn trực tiếp cho bạn. Chúc cho vết thương có mủ của bạn mau chóng lành lại!

]]>
https://nacurgo.vn/cach-sat-trung-vet-thuong-co-mu-12541/feed/ 0
Nhiễm trùng khóe móng tay (chín mé) chớ được chủ quan! https://nacurgo.vn/nhiem-trung-khoe-mong-tay-3802/ https://nacurgo.vn/nhiem-trung-khoe-mong-tay-3802/#respond Mon, 30 Oct 2023 04:15:12 +0000 https://nacurgo.vn/?p=3802 Nhiễm trùng khóe móng tay hay chín mé là một bệnh lý ngoài da với các triệu chứng thường gặp như nhiễm trùng mưng mủ, áp xe các vùng đầu ngón tay, khóe móng tay gây ngứa và sưng rát. Tưởng chừng như là một vấn đề thường gặp nên người bệnh thường chủ quan và bỏ qua để vết thương tự hồi phục. Điều này rất nguy hiểm, cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

☛ Tham khảo trước: Nhiễm trùng vết thương là gì?

Nguyên nhân nào gây nhiễm trùng khóe móng tay?

Nhiễm trùng khóe móng tay thường xuất hiện khi có chấn thương ở đầu ngón tay nhưng không được vệ sinh đúng cách dẫn đến nhiễm khuẩn. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn chủ yếu do nhiễm tụ cầu khuẩn vàng, liên cầu sinh mủ, virus Herpes,… Chúng xâm nhập vào các vết thương từ việc cắt móng hoặc móng đâm vào da mang theo vi khuẩn, virus gây bệnh.

Trong trường hợp đó, người bệnh chủ quan cho rằng nó có thể tự khỏi. Các bệnh nhân mắc chín mé thường ít quan tâm bệnh ở giai đoạn sớm. Sau khi nặng thêm mới thăm khám bác sĩ thì lúc này việc điều trị trở nên phức tạp và tốn kém hơn rất nhiều. Vì thế, bệnh thường có diễn biến kéo dài dai dẳng và dễ tái phát nếu không điều trị kịp thời.

Nguyên nhân nào gây nhiễm trùng khóe móng tay? 1
Cắt móng tay quá sâu là một nguyên nhân gây nhiễm trùng khóe móng tay

Đặc biệt ngày nay, chị em phụ nữ rất thịnh hành việc đi làm móng tay ở ngoài tiệm. Việc làm mỏng da, bỏ các phần da chết, cạo khóe móng tay có thể vô tình tạo ra các vết thương nhỏ. Cùng với việc các dụng cụ làm móng được sử dụng chung và vệ sinh không tốt càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh chín mé.

Trẻ nhỏ và các trẻ sơ sinh cũng có khả năng cao mắc chín mé do đặc tính da còn non yếu và nhạy cảm, khả năng miễn dịch còn thấp. Chẳng những vậy, chúng rất hiếu động, cùng thói quen mút tay và chưa nhận thức được vệ sinh bàn tay nên đây cũng là bệnh cần lưu ý ở trẻ.

Bên cạnh đó, việc lao động nặng dùng tay, người đang điều trị HIV, người béo phì,… là những đối tượng người dễ mắc nhiễm trùng khóe móng tay làm cho tỉ lệ người có nguy cơ mắc chín mé ngày càng cao.

Triệu chứng nhiễm trùng khóe móng tay có thể gặp!

Một số triệu chứng lâm sàng thường gặp của bệnh nhân khi bị ngón tay chín mé:

  • Biểu hiện tại chỗ: Sưng đỏ tại các vị trí đầu hay kẽ các ngón tay, có thể nhìn thấy mủ bên trong gây ra cảm giác đau cho bệnh nhân. Cảm giác đau thường đi kèm với cảm giác ngứa ran, nhức gây khó chịu.
  • Biểu hiện toàn thân: Bệnh nhân thường mệt mỏi uể oải, cơ thể tê bì có sốt đi kèm.
Triệu chứng nhiễm trùng khóe móng tay có thể gặp! 1
Chín mé thường có biểu hiện sưng đỏ, mưng mủ

☛  Thông tin tham khảo: Nhiễm trùng ngón tay, bàn tay từ những điều không ngờ tới!

Tiến triển của bệnh nhiễm trùng khóe móng tay

Chín mé ngón tay thường có các giai đoạn cụ thể như sau:

Giai đoạn 1

Thời gian trong khoảng 1 – 3 ngày đầu, tại vị trí ngón tay bị sưng đỏ, phồng lên có cảm giác ngứa khó chịu. Sau đó ngón tay có xu hướng cứng lại, khó cử động. Trong thời gian này bệnh nhân thường không sốt, đặc biệt thường chỉ đau khi chạm vào ngón tay bị thương nên đa phần bệnh nhân ở giai đoạn này thường không để ý đến vết thương.

Giai đoạn 2

Thời gian khoảng ngày thứ 4 – 7, vết thương lan tỏa, lan rộng ra cả ngón tay. Cảm giác đau nhức nhối, căng tức, đau giật theo nhịp đập. Không giống như ở giai đoạn một, cơn đau ở thời điểm này xuất hiện về đêm, đau cả khi không tác động gì vào ngón tay, bệnh nhân thường bị khó ngủ. Ngoài ra bệnh nhân có thể kèm theo sốt nhẹ.

Giai đoạn 3

Giai đoạn mưng mủ. Ở giai đoạn này, tình trạng viêm phát triển rộng và sâu hơn. Chẳng hạn có thể quan sát và tìm thấy các vi khuẩn ở các khớp xương. Điều này gây nguy cơ viêm khớp, viêm gân,… Nặng hơn nữa, trong trường hợp vi khuẩn có thể đi vào máu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng huyết.

Ngoài ra, còn có một trường hợp riêng là chín mé do virus Herpes.

Giai đoạn 3 1
Đặc trưng của bệnh chín mé nguyên nhân do virus Herpes

Thời gian ủ bệnh khoảng từ 2 – 20 ngày. Khác với thông thường, bệnh nhân có biểu hiện đầu tiên là sốt, mệt mỏi, nhưng lại ít gặp. Sau xuất hiện các dấu hiệu hay gặp hơn là cảm giác đau, rát bỏng, châm chích ở đốt ngón tay, các đốt ngón tay trở nên sưng đỏ, phù nề. Xuất hiện thêm các đám mụn nước có đường kính 1 – 3 mm tồn tại 7 – 10 ngày. Các mụn nước này thường mang dịch trong suốt hoặc có màu đục, có thể có lẫn máu.

Cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh chín mé!

Tưởng chừng chín mé như một bệnh nhiễm trùng đơn giản, nhưng nó lại có thể gây ra những nguy hiểm không ngờ tới chính vì sự chủ quan của bệnh nhân.

Bệnh dễ bị “bỏ qua”

Chính vì triệu chứng không đặc trưng, biểu hiện bệnh ở giai đoạn sớm không rầm rộ nên dễ nhầm lẫn với các vết thương bên ngoài đơn thuần, bệnh nhân thường có xu hướng “bỏ qua” vết thương, không đi thăm khám hoặc xử lý sai cách. Nguy hiểm chính ở chỗ vết thương nhỏ thường bệnh nhân không biết đến hoặc bỏ qua nên tạo điều kiện vi khuẩn tiếp tục phát triển. Điều này làm cho chín mé thường được phát hiện ở giai đoạn sau nên điều trị kéo dài và phức tạp hơn.

Bệnh dễ bị
Cẩn trọng với các biến chứng của nhiễm trùng khóe móng tay

Dễ tái phát nếu không điều trị triệt để

Virus Herpes có khả năng tái nhiễm cao do sau lần nhiễm đầu tiên, chúng xâm nhập vào các dây thần kinh cảm giác ở da, di chuyển vào các tế bào schwann hay các hạch thần kinh ngoại vi, sống ở ẩn một thời gian dài. Khi gặp điều kiện thuận lợi như hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, sự kích thích bởi tác nhân hóa lý học, điều kiện nồm ẩm,… virus này sẽ hoạt động gây tái phát bệnh trở lại.

Nguy cơ nhiễm trùng biến chứng nguy hiểm

Vi khuẩn, virus tại vị trí nhiễm trùng có thể xâm nhập vào các khớp, lan sâu xuống xương gây viêm xương, viêm khớp, viêm bao hoạt dịch,…

Nghiêm trọng hơn, chúng có thể xâm nhập cả vào máu gây nhiễm trùng huyết. Lúc này chiều hướng bệnh với tiên lượng xấu. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh nhân có thể tử vong.

Để tránh những nguy hiểm của chín mé, thì việc xử lý vết thương nhanh chóng và đúng cách là rất cần thiết!

Hướng dẫn xử lý khi bị nhiễm trùng khóe móng tay (chín mé)

Nguyên tắc xử lý

Nguyên tắc quan trọng nhất là xử lý sát trùng làm sạch vết thương, sau đó sử dụng kháng sinh nếu nguyên nhân do vi khuẩn. Vì các vi khuẩn gây chín mé thường có khả năng kháng kháng sinh cao nên cần thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp. Nếu có mủ thì cần rạch thoát mủ, dẫn lưu kết hợp sử dụng kết hợp kháng sinh theo chỉ định bác sĩ. Nếu vết thương kéo dài nhiều ngày, tình trạng đau nhiều hơn thì bạn nên đi thăm khám và chụp X-quang để xác định biến chứng.

Cách xử lý đúng theo từng giai đoạn

Việc điều trị nhiễm trùng khóe móng tay sẽ khác nhau tùy theo giai đoạn bệnh.

Cách xử lý đúng theo từng giai đoạn 1
Cách xử lý khi bị nhiễm trùng khóe móng tay

Giai đoạn 1: Điều trị nên được tiến hành tại chỗ dưới các dạng thuốc sát trùng với mục đích không để nặng thêm sang giai đoạn hai. Sau đó sử dụng thuốc mỡ bôi lên vùng vết thương và bảo vệ vết thương cẩn thận.

Giai đoạn 2: Cùng với cách điều trị như giai đoạn một, bệnh nhân có thể được sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau hạ sốt nếu có triệu chứng đi kèm. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định thuốc phù hợp. Nếu có chỉ định cần rạch thoát mủ, không nên tự ý tách tại nhà mà hãy để bác sĩ thực hiện tiểu phẫu nhỏ này.

Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn biến chứng nặng. Nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám mức độ biến chứng và để có được một phác đồ điều trị thích hợp.

Lưu ý khi điều trị nhiễm trùng khóe móng tay

Không tự ý xử lý tại nhà nếu bệnh tiến triển nặng

Khi phát hiện tình trạng chín mé ở giai đoạn hai trở đi bạn nên tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và đưa kháng sinh điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, không được tự ý chọc tháo mủ hoặc sử dụng các phương pháp đắp lá, đắp bột để kháng khuẩn theo dân gian mà chưa qua ý kiến bác sĩ vì điều này có thể làm vết thương nhiễm trùng sâu hơn.

Không tự ý xử lý tại nhà nếu bệnh tiến triển nặng 1
Không tự ý chọc mủ vết chín mé tại nhà

Không tự ý sử dụng kháng sinh

Sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng đúng liều và đúng cách. Đặc biệt với các vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu, khả năng kháng thuốc cao thì việc sử dụng kháng sinh càng cần chú ý hơn.

Chế độ ăn uống khoa học

  • Tránh ăn các đồ ăn có tính nóng, các đồ ăn dễ làm vết thương mưng mủ như rau muống, gà, đồ ăn cay nóng, đồ ngọt, hải sản,…
  • Bổ sung vitamin thiết yếu như A, C, E giúp tăng sức đề kháng và tăng tái tạo da.
  • Bổ sung các protein “lành tính” để cung cấp nguyên liệu cho việc “ sửa chữa” vết thương.
  • Các thực phẩm giàu sắt, vitamin B6 có tác dụng bổ máu, thúc đẩy quá trình lành vết thương.

☛ Tham khảo thêm: Khi bị thương nên ăn gì kiêng gì?

Sử dụng Màng sinh học Nacurgo (chai vàng) bảo vệ vết nhiễm trùng khóe móng tay

Bên cạnh sát khuẩn và sử dụng kháng sinh thì bước bảo vệ vết thương cũng đặc biệt cần chú ý. Với một vị trí nhiễm trùng là ở khóe ngón tay, đây được coi là một vị trí khó bảo vệ. Nếu bảo vệ đơn thuần bằng băng gạc quấn quanh ngón tay bị chín mé không đạt được tối đa hiệu quả che chắn và bảo vệ. Nếu quấn quá chặt thì sẽ làm khó chịu ở ngón tay, gây đau đớn và nguy hiểm hơn là tình trạng bội nhiễm ở da.

Sự xuất hiện của Nacurgo màng sinh học đã khắc phục thành công các nhược điểm của băng gạc truyền thống bằng những điểm nổi bật sau:

Sử dụng Màng sinh học Nacurgo (chai vàng) bảo vệ vết nhiễm trùng khóe móng tay 1
Giữ vết chín mé luôn sạch sẽ bằng băng vết thương dạng xịt Nacurgo

BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN

✔ Khả năng tạo màng sinh học bảo vệ vết thương

Nacurgo có khả năng tạo màng sinh học che chắn bảo vệ tổn thương da trước sự xâm nhập của vi khuẩn, ngăn ngừa bội nhiễm. Nếu những chiếc băng gạc thông thường khó có thể che chắn tốt ở các khóe móng tay thì với cấu trúc dung dịch linh hoạt, Nacurgo có thể làm được điều đó. Màng sinh học Polyesteramide (PEA) có khả năng tương thích sinh học cao với các tổ chức của cơ thể như da, mô,…

Chỉ với vài nhát xịt, dung dịch Nacurgo nhanh chóng khô lại sau vài giây tạo thành một lớp màng mỏng đã bao phủ lên vùng da tổn thương. Lớp màng này có khả năng tự phân hủy sinh học nên sau 4 – 5 tiếng, sau đó bạn chỉ cần xịt lớp màng mới đè lên lớp màng cũ là hoàn tất quá trình bảo vệ vết thương.

✔ Khả năng chống thấm nước hiệu quả

Bạn rất lo ngại về các ngón tay quấn băng gạc khi làm việc chẳng may dính nước sẽ phải nhanh chóng tháo ra và sát khuẩn lại. Với Nacurgo, màng PEA có khả năng chống thấm nước tốt. Bên cạnh đó, PEA vẫn duy trì độ ẩm và đảm bảo quá trình lưu thông máu từ bên trong, giúp vết thương mau lành.

✔ Kết hợp với tinh chất trà xanh và tinh nghệ tươi tăng hiệu quả chữa lành vết thương

Từ lâu, trà xanh và nghệ tươi đã xuất hiện trong các bài thuốc dân gian với công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chăm sóc và sửa chữa vết thương. Đồng thời, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các phân tử Curcumin được bào chế với kích thước nano siêu nhỏ cùng kết hợp với tinh chất trà xanh tăng khả năng thẩm thấu, kháng khuẩn, tái tạo da phục hồi tổn thương gấp 3 – 5 lần so với thông thường.

Bạn nên dùng Nacurgo ngay từ khi bắt đầu xuất hiện tổn thương trên khóe móng tay để vết thương được bảo vệ một cách tối ưu nhất, phòng ngừa tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương gây nhiễm trùng.
Sử dụng Màng sinh học Nacurgo (chai vàng) bảo vệ vết nhiễm trùng khóe móng tay 2

Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh chín mé tái phát trở lại?

Chín mé xảy ra cũng một phần do thói quen vệ sinh hằng ngày. Để phòng ngừa chín mé tái phát thì chúng ta cần ngăn chặn các điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn, virus có cơ hội xâm nhập vào vết thương.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh chín mé tái phát trở lại? 1
Chú ý vệ sinh, cắt móng tay thường xuyên
  • Hãy thường xuyên cắt móng tay, tránh tình trạng móng tay đâm xuyên vào da gây nhiễm trùng.
  • Tránh cắt quá nhiều da vùng quanh móng tay vì đó là hàng rào bảo vệ trước vi khuẩn. Ngoài ra cũng nên khử trùng các dụng cụ làm móng với cồn 70 độ.
  • Mang các dụng cụ bảo hộ khi làm việc nặng hay có thể ảnh hưởng đến tay như làm vườn, làm việc với hóa chất, tiếp xúc với nước trong thời gian dài. Đặc biệt là khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm trên da.
  • Khi có vết thương, tránh băng quá chặt vì có thể dẫn đến bội nhiễm. Sử dụng xịt bảo vệ Nacurgo để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất.
  • Ăn uống và vệ sinh sạch sẽ, điều độ, tăng sức đề kháng và chống nhiễm khuẩn.
  • Đối với trẻ nhỏ, thường xuyên vệ sinh đồ chơi, vệ sinh tay cho trẻ và hạn chế để trẻ mút tay.

Hy vọng những thông tin trên đây hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm, hãy gọi nay đến hotline 1800.6626 để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn miễn phí!

Tài liệu tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/317701

https://www.nhs.uk/conditions/herpetic-whitlow/

https://suckhoedoisong.vn/chin-me-can-lam-gi-n172813.html

]]>
https://nacurgo.vn/nhiem-trung-khoe-mong-tay-3802/feed/ 0
Vết thương chảy mủ vàng nguy hiểm không?Phải làm sao? https://nacurgo.vn/vet-thuong-chay-mu-vang-4860/ https://nacurgo.vn/vet-thuong-chay-mu-vang-4860/#comments Mon, 30 Oct 2023 03:24:13 +0000 https://nacurgo.vn/?p=4860 Ai cũng có một lần gặp phải tình trạng vết thương chảy mủ vàng. Đừng quá lo lắng, đây có thể chỉ là phản ứng sinh học bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dịch mủ vàng là dấu hiệu báo hiệu tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm. Vậy, khi vết thương có dịch mủ vàng phải làm sao? Có biện pháp xử lý và chăm sóc như thế nào cho hiệu quả? Tất cả sẽ được Nacurgo,vn giải đáp tại nội dung phía dưới đây!

Vết thương chảy mủ vàng báo hiệu điều gì?

Dịch mủ vàng tiết ra từ vết thương hở chính là dịch tiết sinh lý của cơ thể. Đây một chất lỏng đặc chứa mô, tế bào và vi khuẩn chết. Dịch này không có hại, nó được cơ thể bạn sản sinh ra chất này khi chống lại nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.

Dịch tiết ra mủ, thông thường là báo hiệu cho vết thương đã bị nhiễm trùng. Sự chảy dịch ở vết thương là kết quả của việc các mạch máu giãn ra trong giai đoạn đầu của quá trình chữa lành vết thương đòi hỏi tạo ra một môi trường ẩm xung quanh vết thương để cố gắng tự chữa lành.

Vết thương chảy mủ vàng báo hiệu điều gì? 1

Khi cơ thể phát hiện nhiễm trùng, ngay lập tức cơ thể sẽ “truyền thông tin” tới bạch cầu trung tính, một loại tế bào máu trắng. Chúng có khả năng tiêu diệt nấm hoặc vi khuẩn. “Trong trận chiến này” sẽ có một số bạch cầu trung tính, vi khuẩn, nấm,… và cả các mô xung quanh khu vực bị nhiễm bệnh sẽ chết. Mủ là sự tích tụ của chúng. Mủ thường hình thành trong một khoang hoặc khoảng trống.

Tùy thuộc vào vị trí và loại nhiễm trùng, mủ có thể có nhiều màu, bao gồm trắng, xanh lá cây và nâu, nhưng thường phổ biến là vàng. Nó có thể có mùi hôi hoặc không mùi.

☛ Tham khảo thêm: Nhiễm trùng vết thương hở!

Đánh giá độ nguy hiểm của vết thương chảy mủ vàng

Mỗi một dấu hiệu bên ngoài của cơ thể đều là một hình thức báo hiệu tình trạng hiện tại của bạn. Vậy vết thương khi chảy mủ báo hiệu có bạn điều gì?

Có hai kiểu chảy mủ vàng là mủ vàng trong suốt và mủ vàng đục có mùi hôi.

Trường hợp vết thương chảy mủ vàng trong suốt

Khi vết thương của bạn bị chảy nước vàng nhưng nước này có màu trong suốt, đôi lúc kèm theo máu. Nếu vậy thì đó là hiện tượng sinh lý bình thường, đặc biệt xuất hiện với những trường hợp vết thương sâu và chảy nhiều máu.

Trường hợp vết thương chảy mủ vàng trong suốt 1
DỊch vàng trong suốt chảy ra từ vết thương không cần quá lo ngại

Và thường sau một thời gian nhất định, nước vàng từ vết thương sẽ khô lại và ngừng xuất hiện. Lúc này, vết thương đang lên da non. Quanh miệng vết thương của bạn cũng bắt đầu xuất hiện những vệt ửng hồng hoặc đỏ vô cùng ẩm và có cảm giác căng da, ngứa ngáy.

Ở trường hợp này bạn có thể tự chăm sóc và theo dõi tình trạng vết thương.

Trường hợp vết thương chảy mủ vàng đục, mùi hôi

Khi vết thương của bạn bị chảy nước vàng nhưng đi kèm đó là xuất hiện thêm mủ có màu vàng đục, kèm theo mùi hôi khó chịu. Ngoài ra còn có biểu hiện cảm giác đau nhức tăng dần thì bạn cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ.

Đây là dấu hiệu ban đầu cho thấy vết thương của bạn bị nhiễm trùng. Nếu chủ quan không điều trị nguy cơ vết thương nặng thêm là rất cao, cảm giác đau lan sâu và rộng ra, có thể bị sốt, mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn thậm chí là nguy cơ hoại tử.

Chính vì vậy khi bạn đang chữa lành vết thương, hãy bạn nên theo dõi sát tình trạng thoát nước của vết thương để có biện pháp xử lý và can thiệp hợp lý.

Vết thương chảy mủ phải làm sao?

Đối với trường hợp chảy mủ vàng trong suốt

Với những vết thương chảy dịch mủ vàng trong suốt, như nói ở trên thì đây là biểu hiện bình thường của cơ thể, bạn có thể chăm sóc vết thương tại nhà theo các bước chăm sóc sau đây:

Đối với trường hợp chảy mủ vàng trong suốt 1
Sử dụng bộ đôi dung dịch Nacurgo xử lý vết thương chảy nước vàng

Làm sạch vết thương bằng Nacurgo dung dịch rửa làm sạch da hư tổn

BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ TÌM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN

Bước làm sạch này luôn quan trọng và cần thiết để loại bỏ các yếu tố tác nhân có thể gây nhiễm trùng. Dung dịch Nacurgo rửa vết thương là một trong những dung dịch rửa và làm sạch da được Bộ Y Tế cấp phép sử dụng cho các vùng da tổn thương đáp ứng đủ 5 yếu tố NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI . Với thành phần dịu nhẹ từ thiên nhiên chúng tôi tin chắc đây sẽ là sản phẩm làm sạch hữu hiệu.

Cách sử dụng Nacurgo rửa vết thương:

  • Tưới dung dịch lên vùng da tổn thương cần làm sạch. Có thể sử dụng kết hợp với gạc  hoặc thấm lên bông để làm sạch nhẹ nhàng vết thương.
  • Nên rửa vùng da tổn thương 1 lần/ ngày.

BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN

Đối với trường hợp chảy mủ vàng trong suốt 2

Hoặc đặt hàng online theo giá niêm yết TẠI ĐÂY

Băng vết thương bằng Nacurgo màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương

Sau khi sát trùng vết thương, bạn nên để vết thương khô ráo.

Ấn nhẹ van để xịt dung dịch Nacurgo màng sinh học lên vùng da tổn thương sao cho sau khi dung dịch khô để lại một lớp màng mỏng trên da. Lớp màng này sẽ giúp bảo vệ vết thương khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và giúp tổn thương nhanh lành.

Do ưu điểm màng sinh học có khả năng tự phân hủy nên bạn chỉ cần sau 4 – 5 tiếng xịt một lớp mới lên để luôn đảm bảo vết thương được bảo vệ một cách tối ưu nhất.

BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN

Hoặc đặt hàng online theo giá niêm yết TẠI ĐÂY

Đối với trường hợp chảy mủ vàng đục

Mủ là một sản phẩm thông thường và bình thường của phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với nhiễm trùng. Tuy nhiên mủ được tích tụ to sẽ có thể là nguyên nhân gây áp xe. Ngoài ra, mủ lớn cũng có thể chèn ép đến các dây thần kinh gây đau nhức.

Đối với trường hợp chảy mủ vàng đục 1
Cẩn trọng với vết thương chảy mủ vàng đục, có mùi hôi!

Trong trường hợp này bệnh nhân cần điều trị y tế. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ của bạn nếu vết thương không thuyên giảm sau một vài ngày.

Cần lưu ý gì khi chăm sóc vết thương chảy nước vàng?

Không được tự ý rạch mủ, nặn mủ, tháo mủ viêm

Không nên dùng kim đâm vỡ bóng dịch viêm vì có thể làm nhiễm trùng nặng hơn. Tất cả việc dẫn lưu dịch viêm đều cần có sự quyết định của bác sĩ. Không phải thời điểm nào cũng có thể dẫn lưu dịch viêm.

Nếu không may làm vỡ các ổ mủ viêm hãy làm sạch vết thương và hỏi tư vấn bác sĩ để có biện pháp chống bội nhiễm kịp thời.

Luôn vệ sinh tay và các dụng cụ trước khi xử lý vết thương

Trước khi xử lý bất kì vết thương nào đặc biệt là vết thương hở ngoài da, bạn cần rửa tay thật sạch sẽ bằng xà phòng hoặc bằng dung dịch sát khuẩn giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Nếu sử dụng tay và dụng cụ không sạch, bạn sẽ vô tình làm cho vết thương tiếp xúc với nhiều tác nhân gây nhiễm trùng hơn.

Luôn vệ sinh tay và các dụng cụ trước khi xử lý vết thương 1
Rửa sạch tay trước khi xử lý vết thương bị chảy mủ

Không nên bịt miệng vết thương đang chảy dịch vàng

Dịch vàng ngoài là dịch chứa các mô và vi khuẩn chết, đưa chúng ra ngoài thì nó còn có nhiệm vụ làm ẩm da, tạo môi trường cho da được làm lành.

Khi bịt vết thương, dịch viêm không chảy ra ngoài dễ dẫn đến tích tụ và nguy cơ tạo áp xe tăng lên.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chắc hẳn bạn đã biết rằng, vai trò của dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình làm lành vết thương của cơ thể. Khi vết thương đang chảy nước vàng là khi vết thương cần được tái tạo và làm lành, cơ thể cần có những dinh dưỡng thiết yếu để vết thương mau lành hơn?

✔ Hãy bổ sung các thực phẩm giàu protein, nhưng protein lành tính cho vết thương đang mưng mủ và chảy mủ ví dụ như thịt lợn, các loại hạt, đậu đỗ, sữa,… Chúng bổ sung các nguyên liệu kiến tạo lại mô, sửa chữa lại các vùng bị hỏng, giúp vết thương mau lành hơn.

✔ Bên cạnh đó, hãy bổ sung sắt, acid folic, vitamin B12,… những chất cần thiết để bổ sung máu cho cơ thể. Máu giúp vận chuyển chất dinh dưỡng đến nơi đang có vết thương. Đồng thời kích thích đại thực bào và bạch cầu đến để tiêu diệt các vi khuẩn, virus.

✔ Ngoài ra không thể thiếu đó là các loại Vitamin như A, C, E, B ,… có nhiều trong rau củ quả tươi. Vitamin C giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Chúng có mặt nhiều trong các loại quả họ Cam và quả ổi, rau thẫm màu. Vitamin E từ lâu luôn nổi tiếng với vitamin của sắc đẹp với khả năng chống oxy hiệu quả, giúp da tái tạo đều màu và tươi sáng. Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm như đậu nành, giá đỗ,..

✔ Không những thế, hãy bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng như kẽm, selen,.. đây là những nguyên tố đặc biệt cần thiết cho vết thương hở, vết thương chảy mủ, giúp kích thích tế bào tăng sinh hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp 1
Chế độ dinh dưỡng hợp lý khi vết thương chảy mủ vàng

Song bệnh nhân cũng cần lưu ý các thực phẩm dưới đây. Chúng là những kẻ thù “không đội trời chung” với các vết thương mưng mủ, chảy dịch.

❌ Rau muống: Từ xa xưa dân gian đã dạy rằng rau muống có khả năng làm mưng mủ nhiều hơn. Việc mưng mủ có thể làm vết thương nặng hơn, to hơn. Chính vì thế với các vết thương đang mưng mủ, chảy dịch thì thật sự cần kiêng ăn rau muống trong thời gian này!

❌ Hải sản: Khi vết thương đang chảy dịch vàng, da đang trong quá trình hồi phục còn non và yếu. Hải sản là một trong những thực phẩm dễ gây kích ứng, dị ứng trên da, gây ngứa ngáy. Ăn hải sản vào thời điểm này dễ gây ra các tác dụng không mong muốn cho vết thương, làm vết thương lâu lành hơn.

❌ Thịt gà và đồ nếp: Dù đây là hai thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng song với bệnh nhân đang có vết thương chảy dịch, đây lại là thực phẩm không được ăn. Bởi khả năng kích thích mủ và tăng sinh quá mức tế bào, làm tăng nguy cơ lâu lành trên da và để lại sẹo.

☛ Chi tiết hơn trong bài viết: Bị vết thương hở nên ăn gì kiêng gì?

Giải pháp cho vết thương chảy mủ nhanh lành với bộ đôi dung dịch Nacurgo!

Bên cạnh các giải pháp truyền thống làm lành vết thương chảy mủ thì ngày nay, bằng công nghệ hiện đại và tiên tiến chúng tôi xin giới thiệu bộ đôi dung dịch Nacurgo là dung dịch Nacurgo màng sinh học (chai vàng) và dung dịch Nacurgo rửa vết thương (chai xanh).

Giải pháp cho vết thương chảy mủ nhanh lành với bộ đôi dung dịch Nacurgo! 1
Sử dụng bộ đôi dung dịch Nacurgo xử lý vết thương chảy dịch mủ vàng

Với các thành phần tự nhiên, Piper Betle Leaf Extract (Chiết xuất Trầu không), Camellia Sinensis Leaf Extract (Chiết xuất Trà xanh), Aloe vera Extract (Chiết xuất Lô hội), D-Panthenol (Vitamin B5), Tetrahydrocucurmin (Tinh chất Nghệ), Nacurgo chai xanh rửa vết thương giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn, làm sạch vết thương một cách an toàn, mát dịu, khử mùi hôi ở vết thương, được sử dụng là bước đầu tiên trong quá trình chăm sóc vết thương. Nacurgo chai xanh đáp ứng đủ 5 yếu tố NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI mà không phải dung dịch rửa nào cũng có.

Bên cạnh làm sạch vết thương thì bảo vệ vết thương an toàn cũng vô cùng quan trọng. Màng sinh học Polyesteramide – Nacurgo là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường hiện nay sử dụng công nghệ này. Công dụng này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới nên hoàn toàn yên tâm về chất lượng.

Nacurgo màng sinh học không chỉ có tác dụng trong việc bảo vệ vết thương, chống viêm, ngừa khuẩn giúp vết thương không bị nhiễm trùng mà còn là thúc đẩy quá trình tái tạo da nhanh từ 3 – 5 lần so với các phương pháp truyền thống. Điều này có được nhờ Tinh chất trà xanh và Nano Cucurmin được cố định trên màng sinh học. Từ lâu chúng đã nổi tiếng về khả năng kháng viêm và làm lành vết thương, hạn chế sẹo.

Với bộ đôi hữu ích này, khi có vết thương đang chảy dịch, chỉ cần dùng trực tiếp hoặc thấm dung dịch làm sạch vào băng gạc, nhẹ nhàng vệ sinh vết thương, bôi thuốc nếu bác sĩ chỉ định và kết lại bước chăm sóc này bằng cách xịt một lớp mỏng dung dịch màng bảo vệ lên vết thương.

BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN

Giải pháp cho vết thương chảy mủ nhanh lành với bộ đôi dung dịch Nacurgo! 2

Hoặc đặt hàng online theo giá niêm yết TẠI ĐÂY

Khi nào vết thương chảy dịch mủ màng cần đến gặp bác sĩ?

Nếu vết thương ngày một sưng lớn hơn kèm theo tình trạng đau nhức, sốt cao, dịch mủ đặc chảy ngày một nhiều, bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị một cách hiệu quả nhất chứ không tự ý điều trị tại nhà kẻo để lại hậu quả khó lường.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về tình trạng vết thương chảy mủ vàng. Mong rằng sẽ giúp bạn hiểu thêm về tình trạng của bản thân để có cách chăm sóc hợp lý. Nếu còn thắc mắc hay còn câu hỏi chưa có lời giải đáp, bạn hãy liên hệ tới số điện thoại 1800.6626 để được các chuyên gia tư vấn giải đáp!

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/pus

https://www.healthline.com/health/purulent-drainage#symptoms

https://www.woundsource.com/blog/identifying-different-types-wound-drainage

]]>
https://nacurgo.vn/vet-thuong-chay-mu-vang-4860/feed/ 10
Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng vết thương – Tổng hợp https://nacurgo.vn/khang-sinh-tri-nhiem-trung-vet-thuong-4439/ https://nacurgo.vn/khang-sinh-tri-nhiem-trung-vet-thuong-4439/#respond Thu, 26 Oct 2023 09:01:36 +0000 https://nacurgo.vn/?p=4439 Vết thương bị nhiễm trùng cần điều trị càng sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu dùng thuốc kháng sinh để điều trị tình trạng này. Dưới đây là danh sách tổng hợp một số loại thuốc kháng sinh thường dùng để điều trị cho nhiễm trùng vết thương.

☛ Tham khảo trước: Dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng!

1. Tác dụng của thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng vết thương

1. Tác dụng của thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng vết thương 1
Kháng sinh là loại thuốc có tác dụng ức chế, kìm hãm và tiêu diệt các loại vi khuẩn, giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng về da.

Kháng sinh là loại thuốc có tác dụng ức chế, kìm hãm và tiêu diệt các loại vi khuẩn. Thuốc kháng sinh không còn quá xa lạ với tất cả mọi người, bạn có thể dễ dàng tìm được thuốc kháng sinh tại các hiệu thuốc. Thông thường chúng được bào chế thành 3 dạng: dạng viên uống, dạng lỏng để tiêm hoặc dạng kem để thao trực tiếp các vết thương hở trên da.

Thuốc kháng sinh được xem là nhóm thuốc diệt khuẩn mạnh mẽ nhất, thường được sử dụng để điều trị các tình trạng liên quan đến nhiễm trùng, từ đó vết thương hở sẽ giảm tình trạng viêm nhiễm, có thể tự sửa chữa và phục hồi. Ngoài ra, một số trường hợp nhiễm trùng nặng, sử dụng thuốc kháng sinh sớm còn có thể ngăn ngừa được nguy cơ cụt chi, thậm chí là bảo toàn được tính mạng của người bệnh.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại thuốc kháng sinh khác nhau, mỗi loại sẽ có tác dụng cho từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả mang lại, thuốc kháng sinh cũng gây ra nhiều tác dụng phụ nếu như người bệnh tự ý sử dụng bừa bãi. Vì vậy việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng vết thương hở cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

2. Khi nào vết thương cần dùng thuốc kháng sinh?

2. Khi nào vết thương cần dùng thuốc kháng sinh? 1
Thuốc kháng sinh được yêu cầu khi có tình trạng nhiễm trùng vết thương

Như đã trình bày ở trên, kháng sinh có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn. Do đó, thuốc kháng sinh được dùng trong trường hợp bạn có vết thương hở bị nhiễm trùng. Dấu hiệu để nhận biết vết thương bị nhiễm trùng rất đơn giản như: Vùng da bị thương sưng tấy, đau đớn, nóng đỏ kèm theo sốt cao. Thông thường với những vết thương ngoài da, bác sĩ sẽ chỉ đụng dùng thuốc kháng sinh dạng bôi, ngoài ra nếu tình trạng nhiễm trùng tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể được yêu cầu sử dụng kháng sinh toàn thân (dạng viên uống hoặc tiêm) để nhanh chóng phát huy tác dụng diệt khuẩn.

Ngoài tác dụng diệt khuẩn ưu việt, thuốc kháng sinh được điều chế từ các thành phần hóa hòa nên cũng gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, nhất là đối với những người tự ý sử dụng khi chưa biết công dụng và cách dùng của thuốc ra sao. Do đó, bạn chỉ được phép sử dụng thuốc kháng sinh điều trị vết thương hở nhiễm trùng khi bác sĩ đồng ý vì bác sĩ là người hiểu rõ nhất tình trạng bệnh của bạn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng tuân thủ yêu cầu mà bác sĩ đưa ra trong quá trình điều trị nhiễm trùng như dùng loại kháng sinh nào, liều lượng bao nhiêu, uống vào thời gian nào.

Bạn đã biết khi nào cần sử dụng thuốc kháng sinh lên vết thương chưa? Nên nhớ rằng chỉ sử dụng thuốc kháng sinh điều trị vết thương hở khi có chỉ định của bác sĩ!. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về câu hỏi bạn có thể liên hệ tổng đài miễn cước 1800 6626 hoặc nhắn tin qua Zalo của Nacurgo để được các chuyên gia tư vấn giải đáp thêm cùng giải pháp xử lý vết thương nhiễm trùng đúng hướng nhé!

☛  Tham khảo thêm: Nhiễm trùng vết thương khám ở đâu?

3. Thuốc kháng sinh bôi ngoài da trị vết thương hở

Dưới đây là danh sách tổng hợp 5 loại thuốc kháng sinh trị nhiễm trùng thường được các bác sĩ khuyên dùng

Flucort-N

Flucort-N 1

Flucort-N thuộc nhóm thuốc kháng khuẩn có corticoid. Thuốc được điều chế dưới dạng kem thoa da, do đó bạn có thể sử dụng trực tiếp ngay tại chỗ để điều trị nhiễm trùng vết thương hở.

Vì có chứa corticoid trong thành phần nên người bệnh có thể gặp một số phản ứng như rát bỏng, ngứa ngáy, khô da trong quá trình điều trị nếu bạn sử dụng thuốc đúng cách. Do đó, cách dùng và liều lượng rất quan trọng, trước khi thoa thuốc, người bệnh cần rửa sạch và sát trùng vết thương. Đôi với những trường hợp cấp, bạn thoa 3 lần mỗi ngày. Đối với bệnh da mạn tính, bạn thoa 1 lần mỗi ngày. Tốt nhất chỉ nên thoa 1 lớp mỏng vì thuốc có chứa corticosteroid mạnh.

Neomiderm

Neomiderm 1

Neomiderm là thuốc kháng sinh không kê đơn được chỉ định cho các vết thương hở ngoài da bị nhiễm trùng với vi khuẩn hay nấm Candida, tuy nhiên những vết thương này không chảy nước nhạy cảm với corticoid. Ngoài ra Neomiderm cũng được dùng để chữa trị  một số bệnh ngoài da như eczema trẻ em, ngứa da, ngứa âm hộ.

Trong 10g Neomiderm có chứa Triamcinolon acetoni 0,01g, Neomycin sultat 15.000 IU, Nystatin 1.000.000 IU. Cách dùng thuốc rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch vùng da bị nhiễm khuẩn, sau đó chăm chỉ bôi thuốc 1-2 lần/ ngày. Lưu ý là tuyệt đối không được bôi lên mắt. Vì thuốc chỉ đem đến kết quả khi người bệnh sử dụng trong thời gian dài, do đó, mỗi ngày thoa thuốc từ 1-2 lần và sử dụng ít nhất trong 7 ngày để xem xét kết quả.

Ngoài ra, Neomiderm chống chỉ định với các vết thương bị nhiễm trùng do virus thủy đậu, herpes simplex, các vết thương nhiễm nấm không nhạy cảm với Nystatin và mẫn cảm với thành phần của thuốc, đặc biệt là Neomyoin.

Mibeonate-N

Mibeonate-N 1

Thuốc Mibeonate-N là thuốc kê đơn, được bào chế dưới dạng kem. Thuốc chỉ định dùng cho vết thương bị nhiễm khuẩn ngoài ra nhưng ở mức độ nhẹ  do tụ cầu các các vi khuẩn khác. Ngoài ra, Mibeonate-N cũng được chỉ định cho một số trạng thái dị ứng như: viêm da dị ứng, mẫn cảm với thuốc và vết côn trùng cắn.

Trong mỗi gam Mibeinate – N có chứa 1mg Betamethason dipropionat, 3,5mg Neomycin sulfate và một số tác dược khác. Mibeonate là thuốc kế đơn, do đó, người bệnh trong quá trình điều trị cần làm theo chỉ định của bác sĩ. Dựa vào tình trạng nhiễm trùng của vết thương là nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ quyết định thời gian bôi thuốc kéo dài bao lâu. Tuy nhiên, thông thường người bệnh sẽ không bôi thuốc quá 4 tuần do Mibeonate-N có tác dụng mạnh, đặc biệt là không băng kín bết thương sau khi bôi thuốc. Trước khi thoa thuốc, người bệnh cần đảm bảo rửa sạch và lau khô cho vùng da bị thương, sau đó thoa một lượng kem Mibeonayte-N vừa đủ cho lên vùng da nhiễm trùng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý, Mibeonate-N chống chỉ định với các trường hợp:

  • Nhiễm khuẩn: Lao, giang mai,…
  • Nhiễm virus: Herpes, thủy đậu,…
  • Nhiễm nấm toàn thân
  • Người mẫn cảm với thành phần của thuốc như nhóm Aminoglycosid hoặc các corticosteroid khác.
  • Người có làn da nhạy cảm

Tarvicort-N

Tarvicort-N 1

Giống như Mibeonate-N, Tarvicort-N cũng là thuốc kháng sinh kê đơn dạng kem bôi da. Thuốc được dùng để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn vết thương ngoài da. Ngoài ra, Tarvicort – N cũng được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da khác như Eczema (eczema tiết bã, eczema dị ứng,…), viêm da ( viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh), bệnh vẩy nến hay tình trạng liken, ngứa sẩn trên da.

Các thành phần có trong Tarvicort-N bao gồm Fluocinolon Acetonid (3.75mg) và Neomycin (dưới dạng Neomycin sulfat với hàm lượng 75mg). Vì là thuốc kê đơn, do đó người bệnh sử dụng Tarvicort cần được sự đồng ý và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ đó là: Chỉ bôi một lớp mỏng thuốc Tarvicort-N lên vùng da bị nhiễm khuẩn, trong trường hợp cấp tính, bạn nên thoa 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 6 tiếng. Trong trường hợp viêm da mãn tính chỉ cần thoa 1 lần trong ngày là đủ.

Tarvicort-N chống chỉ định với các vết thương nhiễm khuẩn do vi khuẩn, nấm hoặc virus (Herpes, thủy đậu), ham ben. Vì Tarvicort-N chứa Corticosteroid mạnh nhất nên người bệnh không nên dùng thường xuyên, bôi trên diện rộng hay dùng trong thời gian dài vì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ ở chỗ  bôi thuốc như ngứa, rát sần, rạn da,…

Glomazin Neo

Glomazin Neo 1

Glomazin Neo là thuốc kháng sinh kê đơn dùng theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc được chiết xuất thành dạng kem bôi ngoài da cho tình trạng nhiễm trùng vết thương. Ngoài ra, Glomazin Neo cũng được sử dụng trong điều trị các bệnh về da có nghi ngờ nhiễm khuẩn như: viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã, vảy nến,…

Mỗi gam Glomazin Neo chứa 1mg hoạt chất Betamethasone (dưới dạng Betamethason Valerat) và 3,5mg Neomycin (dưới dạng Neomycin Sulfat). Ngoài ra, thuốc còn chứa các tá dược khác bao gồm: Alcohol Stearyl, Alcool Etilic, Propylene Glycol, Paraffin lỏng, Polysorbat 60, Sorbitan Stearate, Methylparaben, Propylparaben.

Lưu ý trước khi bôi thuốc, người bệnh cần làm sạch vùng da bị nhiễm trùng bằng cách rửa nhẹ nhàng bằng nước và thấm khô bằng bông gạc, sau đó mới bôi một lớp thuốc mỏng. Chỉ nên bôi 2-3 lần/ngày. Việc lạm dụng thuốc mà không được sự đồng ý của bác sĩ có thể dẫn đến nhiều tác dụng ngược như: nổi mẩn ngứa, teo da, đôi khi có biểu hiện sốt nhẹ, thậm chí nguy hiểm hơn là làm giảm chức năng của tuyến yên thượng thận gây suy thận.

Glomazin Neo chống chỉ định cho các vết thương gây ra bởi virus (Zona, Herpes, thủy đậu), lao da và nấm da. Ngoài ra những người có tiền sử dị ứng với Aminoglycosid, Betamethason và các Corticosteroid thì tuyệt đối không sử dụng sản phẩm này.

☛ Xem thêm thông tin: Cách điều trị nhiễm trùng vết thương hiệu quả

4. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc kháng sinh bôi vết thương hở

Tất cả các loại thuốc kháng sinh muốn sử dụng cho điều trị vết thương đều cần đến sự đồng ý của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh quá liều sẽ dẫn đến nhiều biến chứng, tác dụng phụ như:

  • Nóng rát da, nổi mẩn đỏ hoặc kích ứng da gây ngứa ngáy: Đây là những biểu hiện thường gặp khi da mới bắt đầu làm quen với thuốc kháng sinh. Tình trạng này có thể xem là bình thường, tuy nhiên nếu chúng kéo dài không thuyên giảm hoặc các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn thì có nghĩa là da bạn kích ứng với thuốc. Hãy báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử lí kịp thời.
  • Xuất hiện các vấn đề về thính giác/ khả năng thăng bằng, viêm nang lông: Đây là một số tác dụng không mong muốn rất hiếm gặp nhưng nghiêm trọng có thể xảy.
  • Da sưng tấy, nóng đỏ, đóng vảy: Các tác dụng phụ này là tình trạng da bị nhiễm nấm hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn khi bạn làm dụng thuốc kháng sinh  trong thời gian dài hoặc tần suất lặp lại liên tục. Vì vậy khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên trong thời gian sử dụng thuốc, hãy báo ngay cho bác sĩ để được điều trị kịp thời.
  • Phát ban, ngứa/sưng, thường xuyên chóng mặt, khó thở: Các tác dụng phụ này có biểu hiện như phản ứng dị ứng nhưng các triệu chứng lại nghiêm trọng hơn.

5. Cách dùng kháng sinh bôi vết thương hở

Hầu hết việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng vết thương đều cần phải tuân theo sự chỉ dẫn cảu bác sĩ. Tuy nhiên không phải vết thương hở nào cũng bôi thuốc kháng sinh. Một số trường hợp vết thương chưa có dấu hiệu nhiễm trùng, mức độ tổn thương nhẹ thì người bệnh có thể tự chăm sóc bằng cách sử dụng dung dịch sát khuẩn giúp vết thương nhanh lành hơn.

Dưới  đây là các bước giúp chăm sóc, sát khuẩn vết thương mà bạn có thể tham khảo, bao gồm:

Bước 1: Rửa sạch bằng Nacurgo chai xanh

Bước 1: Rửa sạch bằng Nacurgo chai xanh 1
Nacurgo (chai xanh) mang đến hiệu quả vượt trội trong làm sạch da

Vết thương được làm sạch thì các bước xử lý tiếp sau sẽ được phát huy tác dụng, từ đó vết thương cũng được nhanh phục hồi. Vì vậy, ban đầu bạn nên dùng dung dịch rửa vết thương Nacurgo do trong thành phần của chúng có chứa dung dịch điện hóa là các ion và chất oxy hóa quan trọng như HClO, HO, Clo. Các chất này có khả năng loại bỏ màng Biofilm do vi khuẩn hình thành trên bề mặt vết thương, từ đó giúp loại bỏ dịch nhầy, làm sạch bề mặt vết thương tốt.

Trường hợp vết thương xuất hiện các mô hoại tử, dịch mủ, vảy kết hay các dị vật khác như sợi vải quần áo, sợi lông từ băng gạc,… Tất cả chúng chứa đầy những vi khuẩn, không chỉ làm cản trở thuốc sát trùng ngấm và phát huy tác dụng mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Lúc này, người bệnh cần đến sự hỗ trợ của các thiết bị y tế chuyên dụng. Một chiếc nhíp đã được khử dụng sạch sẽ sẽ giúp bạn loại bỏ được các mô hoại tử cứng đầu, từ đó đẩy nhanh tiến độ liền da.

Nacurgo chai xanh – dung dịch rửa vùng da tổn thương đáp ứng đủ bộ 5 yếu tố “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”.

BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC

Bước 1: Rửa sạch bằng Nacurgo chai xanh 2

Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY

Bước 2: Bôi theo chỉ định

Sau khi vết thương đã được rửa sạch và sát khuẩn bằng dung dịch rửa vết thương Nacurgo, vết thương cần được bôi thuốc kháng sinh theo yêu cầu của bác sĩ để kháng khuẩn, thúc đẩy tổn thương da mau lành.

Bước 3: Bảo vệ bằng xịt Nacurgo chai vàng

Sau khi bôi thuốc theo kê đơn của bác sĩ, bạn cần thực hiện băng vết thương để bảo vệ vết thương khỏi các tác động từ bên ngoài. Thay vì băng vết thương bằng các loại băng gạc truyền thống khiến miệng vết thương bị hầm bí, người bệnh hoàn toàn có thể thay thế bằng dung dịch bảo vệ vết thương Nacurgo. Sản phẩm lần đầu tiên ứng dụng thành công công nghệ màng sinh học Polyesteramide với tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, ngăn thấm nước. Từ đó, Nacurgo giúp bảo vệ vết thương hở hiệu quả.

Bước 3: Bảo vệ bằng xịt Nacurgo chai vàng 1
Dung dịch xịt bảo vệ vết thương Nacurgo

Khi sử dụng Nacurgo, công nghệ màng sinh học Polyesteramide siêu thoáng, vẫn che phủ được vết thương hở mà không gây hầm bí, ngược lại còn đem đến sự thông thoáng, tăng khả năng phục hồi của vết thương. Đặc biệt, màng sinh học Polyesteramide có khả năng tự phân hủy, bạn chỉ cần xịt dung dịch tạo lớp màng mới lên bề mặt vết thương sau 4-5 tiếng, rất tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho người sử dụng.

Ngoài ra, trong thành phần của Nacurgo còn chứa tinh nghệ nano Cucurmin và tinh chất trà xanh có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, kích thích sự tăng sinh của tế bảo, từ đó thúc đẩy vết thương hở nhanh lành hơn từ 3-5 lần so với thông thường.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Dược phẩm Newtech Pharm. Bạn có thể mua sản phẩm tại bất cứ hiệu thuốc nào trên toàn quốc. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline: 1800 6626

Để tìm mua bộ sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “BẤM VÀO ĐÂY”

Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”

☛ Tìm hiểu thêm: Nhiễm trùng da mô mềm là gì? Điều trị ra sao?

Như vậy trên đây là tổng hợp danh sách các loại thuốc kháng sinh thường dùng trong điều trị nhiễm trùng vết thương. Vì đây là một tình trạng nguy hiểm nên người bệnh dùng thuốc kháng sinh cũng cần hết sức cẩn thận, tốt nhất là nên tham khảo và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

]]>
https://nacurgo.vn/khang-sinh-tri-nhiem-trung-vet-thuong-4439/feed/ 0
Vết thương bị đau nhức, viêm, sưng, đỏ phải làm sao? https://nacurgo.vn/vet-thuong-bi-dau-nhuc-4127/ https://nacurgo.vn/vet-thuong-bi-dau-nhuc-4127/#respond Wed, 25 Oct 2023 06:31:53 +0000 https://nacurgo.vn/?p=4127 Vết thương bị đau nhức, sưng tấy là biểu hiện thường gặp khi gặp các chấn thương ngoài da, nhiều người đã lựa chọn cách tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu xử lý không đúng cách sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng của vết thương, hậu quả là có thể gặp nhiễm trùng hay hoại tử. Vậy nên, xử lý vết thương bị đau nhức như thế nào để nhanh lành là kiến thức ai cũng nên có. Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình!

Nguyên nhân khiến vết thương bị đau nhức, sưng đỏ

Trước khi đưa ra biện pháp xử lý phù hợp, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng vết thương bị đau nhức, sưng đỏ. Thông thường, có 2 nguyên chính sau đây:

Vết thương sưng tấy do phản ứng của cơ thể

Cơ thể của chúng ta là một “bộ máy” vô cùng phức tạp. Nó có cơ chế tự chữa lành vết thương thông qua một loạt các giai đoạn nối tiếp nhau. Dưới đây là 4 giai đoạn chính của quá trình làm lành vết thương:

Giai đoạn 1 – Cầm máu:

Vết thương chảy máu chính là tác nhân hoạt hóa tiểu cầu và các yếu tố đông máu, gây tác động đến các mao mạch nhỏ hình thành cục máu đông. Đây là giai đoạn đầu tiên nhằm ngăn chặn tình trạng chảy máu của cơ thể.

Giai đoạn 2 – Viêm:

Vết thương sưng tấy do phản ứng của cơ thể 1
Sưng tấy, đỏ, đau nhức là biểu hiện của quá trình viêm

Viêm là một phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Ở giai đoạn này, các tế bào bạch cầu được huy động đến vùng tổn thương để làm nhiệm vụ thực bào, nhằm tiêu diệt các tác nhân gây viêm. Biểu hiện điển hình của viêm là sưng, nóng, đỏ, đau. Các biểu hiện này thường sẽ biến mất sau 2 – 3 ngày.

Giai đoạn 3 – Tăng sinh:

Ở giai đoạn này, cơ thể thúc đẩy quá trình tăng sinh nguyên bào sợi và các mô liên kết mới nhằm khép miệng vết thương.

Giai đoạn 4 – Tái tạo:

Trong giai đoạn tái tạo, cơ thể tăng sinh Collagen nhằm tái cấu trúc vùng tổn thương, kết thúc quá trình tự chữa lành. Giai đoạn này có thể để lại sẹo, thường gặp là sẹo lồi, sẹo co rút,…

Như vậy, nếu vết thương hở bị đau nhức hay sưng đỏ trong vài ngày đầu thì đây là điều hết sức bình thường. Nó thể hiện hệ miễn dịch của bạn đang làm việc khá tốt để tiêu diệt vi khuẩn cũng như hồi phục tổn thương.

Vết thương bị viêm, sưng tấy do nhiễm trùng

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do việc xử lý vết thương không đúng cách, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở gây viêm nhiễm. Các tác nhân gây nhiễm trùng vết thương thường gặp như vi khuẩn (tụ cầu vàng, liên cầu,…), virus (Herpes,…), nấm, ký sinh trùng,…

Vết thương bị viêm, sưng tấy do nhiễm trùng 1
Hình ảnh vết thương bị nhiễm trùng

Hãy chú ý một số dấu hiệu dưới đây để xác định đúng xem vết thương của bạn đã bị nhiễm trùng hay chưa.

  • Vết thương có màu đỏ đậm và phù nề kéo dài (4 – 6 ngày): Các triệu chứng này xuất hiện sớm, là do phản ứng viêm gây nên. Tuy nhiên, nếu chúng kéo dài và càng ngày càng dữ dội thì đây chính là biểu hiện của nhiễm trùng.
  • Cảm giác đau đớn tăng lên: Có cảm giác đau là do phản ứng viêm của cơ thể giải phóng ra các chất trung gian hóa học. Thông thường, đau sẽ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu bạn bị nhiễm trùng thì cảm giác đau đớn sẽ ngày càng tăng lên.
  • Xuất hiện dịch mủ có màu, mùi hôi: Đây là dấu hiệu chắc chắn vết thương đã bị nhiễm trùng. Nếu không xử lý kịp thời có thể gây hoại tử.
  • Xuất hiện hạch: là dấu hiệu khi có vi khuẩn xâm nhập.
  • Sốt: Sốt là biểu hiện thường gặp khi vết thương bị nhiễm trùng, là biểu hiện của phản ứng viêm toàn thân. Mức độ tổn thương sẽ tương ứng với tình trạng sốt nhẹ hay sốt cao.

☛ Chi tiết hơn đọc tại bài viết: Nhận biết vết thương hở bị nhiễm trùng!

Vết thương bị sưng đau nhức có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, nếu vết thương chỉ sưng đau 1 – 2 ngày sau đó giảm dần thì thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong trường hợp vết thương đã bị nhiễm trùng thì cần đặc biệt chú ý vì nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.

Vết thương bị sưng đau nhức có nguy hiểm không? 1
Cẩn trọng với những biến chứng nguy hiểm của vết thương sưng đau do nhiễm trùng

Trường hợp hoại tử nặng, bạn có thể phải cắt bỏ vùng da đó để nó không thể lây lan sang vùng da khác. Nếu có biểu hiện mệt mỏi kèm theo vào một hoặc một số thời điểm cố định trong ngày thì khả năng cao vết thương đã trở nặng và cần được theo dõi nhiều hơn. Nếu tình trạng sốt đi kèm của bệnh nhân không xử lý kịp thời sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, hôn mê.

Cẩn trọng với vết thương nhiễm trùng do vi khuẩn, đặc biệt là nguyên nhân do tụ cầu vàng (S.aureus). Đây là vi khuẩn thường gây nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm. Nếu vết thương ngày một sưng đau, lan rộng và chảy dịch mủ nhiều hơn, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để được theo dõi xử lý. Nếu không, bệnh có thể tiến triển nặng và nguy hiểm tới tính mạng.

Làm gì khi vết thương bị đau nhức?

Sau khi xác định đúng nguyên nhân thì việc tiếp theo bạn cần làm là xử lý vết thương. Bạn cần phải xuất phát từ nguyên nhân để lựa chọn các cách xử lý phù hợp và hiệu quả nhất. Mục đích cuối cùng là giúp vết thương nhanh lành và không để lại sẹo.

Đối với vết thương sưng đau do phản ứng của cơ thể

Đối với những vết thương ở các vùng thường xuyên phải hoạt động nhiều như tay, chân,… thì bạn nên hạn chế cử động. Bạn có thể kết hợp xoa bóp để tăng lượng máu lưu thông đến vùng tổn thương, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho các mô và tế bào tại đó. Việc làm này giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.

Đối với vết thương sưng đau do phản ứng của cơ thể 1
Vận động xoa bóp nhẹ nhàng giúp máu lưu thông tốt hơn

Trong trường hợp vết thương sưng đau nhiều gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thì bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau. Để tình trạng vết thương không trở nên trầm trọng hơn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Ngoài ra, chườm đá đúng cách cũng là biện pháp giúp giảm bớt tình trạng xuất huyết và sưng đau khi gặp các vấn đề như bong gân hay căng cơ. Biện pháp này chỉ cho tác dụng trong khoảng thời gian 72 giờ kể từ lúc bị thương, vì vậy bạn cần chườm sớm. Khi chườm, chú ý phải bỏ vào một chiếc khăn sạch, tuyệt đối không chườm đá trực tiếp lên da và vết thương hở. Bạn chỉ nên chườm 5 – 10 phút/lần và chườm lặp lại nhiều lần trong ngày.

Đối với vết thương đau nhức do nhiễm trùng

Vết thương sưng tấy, đau nhức kéo dài và chảy mủ chính là những biểu hiện cho thấy bắt đầu tình trạng nhiễm trùng. Vì vậy, nếu có những dấu hiệu này, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời, giảm nguy cơ hoại tử.

Đối với vết thương đau nhức do nhiễm trùng 1
Vết thương sưng đau do nhiễm trùng cần xử lý sớm

Trong trường hợp vết thương bị nhiễm trùng ở mức độ nhẹ, vết thương chỉ mới sưng đau, bạn có thể điều trị tại nhà theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Cần rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi xử lý vết thương.
  • Bước 2: Làm sạch vết thương bằng dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh) hoặc nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) và dung dịch Povidine 10%. Không nên rửa vết thương bị sưng bằng oxy già hay cồn iod. Nacurgo (chai xanh) là dung dịch rửa vết thương chuyên dụng có khả năng đáp ứng đầy đủ 5 yếu tố “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”
  • Bước 3: Có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh và tiến hành băng bó vết thương. Bạn cần vệ sinh vết thương hằng ngày để tránh tình trạng bội nhiễm vi khuẩn. Tiện lợi hơn và giúp thúc đẩy quá trình lành hơn thì bạn có thể sử dụng Nacurgo màng sinh học giúp băng vết thương đơn giản bằng cách xịt lên bề mặt vết thương, lớp xịt sẽ khô lại trong vài giây tạo lớp màng bảo vệ.\

BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN

Nếu có các dị vật tại vết thì bạn nên dùng nhíp đã qua sát trùng để loại bỏ chúng. Sau đó, cần sát trùng và băng bảo vệ vết thương.

☛ Tham khảo thêm: Chăm sóc xử lý vết thương tại nhà đúng cách!

Nacurgo màng sinh học – bảo vệ vết thương ngăn ngừa nhiễm trùng!

Hiện nay, sự ra đời dung dịch tạo màng sinh học Nacurgo đã trở thành giải pháp tối ưu trong việc bảo vệ và chăm sóc các tổn thương ngoài da.

Nacurgo màng sinh học - bảo vệ vết thương ngăn ngừa nhiễm trùng! 1
Sử dụng Nacurgo giúp vết thương nhanh lành và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng

BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ TÌM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN GẦN BẠN

Sỡ dĩ nói như vậy là vì Nacurgo là sản phẩm được bào chế với công nghệ tiên tiến và hiện đại. Ngoài ra, dung dịch được bổ sung nhiều thành phần cho tác dụng tích cực trên vết thương, nổi bật là các thành phần sau:

Màng Polyesteramide: Được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển trong phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật cơ xương khớp và đặc biệt là trong xử trí vết thương. Màng Polyesteramide bản chất là màng sinh học có khả năng tự phân hủy, đóng vai trò như một lớp da nhân tạo ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Màng giúp lưu trữ và giải phóng đều đặn hoạt chất qua da giúp tăng hiệu quả điều trị.

Tinh nghệ tươi (Nano Curcumin): Bản chất là tinh chất Curcumin trong củ nghệ vàng. Tuy nhiên, với dạng bào chế kích thước siêu nhỏ, Nano Curcumin cho tác dụng gấp 40 lần so với tinh nghệ thường. Tinh nghệ nano có tác dụng chống viêm tại chỗ, tiêu diệt các gốc tự do và chống oxy hóa, đặc biệt giúp hạn chế sẹo và ngăn ngừa thâm nám.

Tinh chất trà xanh (Camellia sinensis): Được sử dụng với vai trò như một chất sát khuẩn nhẹ, chống oxy hóa, làm dịu và làm sạch vết thương. Ngoài ra, tinh chất trà xanh còn hỗ trợ thúc đẩy quá trình tái tạo mô và tế bào, giúp rút ngắn đáng kể thời gian hồi phục tổn thương trên da.

Công nghệ bào chế dưới dạng xịt cũng chính là một điểm cộng của dung dịch Nacurgo. Sản phẩm mang đến sự tiện lợi và cảm giác thoải mái cho người dùng, hoàn toàn thích hợp khi dùng để bảo vệ các vết thương ngoài da mà khi không cần dùng băng gạc.

BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN

Nacurgo màng sinh học - bảo vệ vết thương ngăn ngừa nhiễm trùng! 2

Hoặc đặt hàng online theo giá niêm yết TẠI ĐÂY

Chế độ dinh dưỡng khi vết thương bị đau nhức, sưng đỏ

Chế độ ăn uống phù hợp vừa giúp giảm thiểu tình trạng viêm sưng, vừa giúp vết thương nhanh khỏi mà không để lại sẹo. Vì vậy, trong quá trình điều trị vết thương đau nhức, bạn nên chú ý quan tâm đến thực đơn ăn uống hằng ngày của mình.

Chế độ dinh dưỡng khi vết thương bị đau nhức, sưng đỏ 1
Chế độ ăn phù hợp giúp vết thương sưng đau nhanh lành

Để tình trạng vết thương không trở nên tồi tệ hơn, bạn nên kiêng ăn một số loại thực phẩm như: rau muống, thịt bò, hải sản, các loại thức ăn nhanh, đồ nếp… Bởi vì, những thực phẩm này thường làm cho vết thương bị sưng tấy lên, chảy nước và mưng mủ nhiều hơn.

Trong quá trình điều trị vết thương, cơ thể cần lượng chất dinh dưỡng nhiều hơn so với bình thường, vừa để tăng sức đề kháng, vừa để hồi phục tổn thương. Vì vậy, bạn nên ăn nhiều chất đạm có trong các loại cá, thịt, các loại đậu, cũng như cung cấp thêm các loại rau củ quả giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi,…

☛ Tham khảo chi tiết hơn trong bài viết: Bị thương nên ăn gì kiêng gì cho nhanh khỏi?

Trên đây là những kiến thức giúp bạn nhận biết và xử lý khi vết thương bị đau nhức hiệu quả. Khi có bất kỳ vết thương hở nào trên da, hãy chú ý đảm bảo vệ sinh thật sạch sẽ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay muốn tư vấn thêm, bạn có thể kết nối đến số hotline 1800.8826 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Tài liêu tham khảo:

ttps://www.practicalpainmanagement.com/pain/other/treatment-painful-cutaneous-wounds

https://wexnermedical.osu.edu/blog/six-signs-your-wound-is-not-healing-right

https://www.dignityhealth.org/articles/red-hot-puffy-painful-signs-of-a-wound-infection

]]>
https://nacurgo.vn/vet-thuong-bi-dau-nhuc-4127/feed/ 0
Vết thương mổ bị nhiễm trùng: nhận biết và điều trị đúng! https://nacurgo.vn/vet-mo-nhiem-trung-5916/ https://nacurgo.vn/vet-mo-nhiem-trung-5916/#respond Mon, 16 Oct 2023 08:35:19 +0000 https://nacurgo.vn/?p=5916 Sau phẫu thuật, người bệnh nào cũng có thể đối diện với nguy cơ bị nhiễm trùng. Vậy vết thương mổ bị nhiễm trùng có dấu hiệu gì và điều trị như thế nào? Nacurgo.vn sẽ làm sáng tỏ vấn đề này ngay sau đây.

Vết thương mổ bị nhiễm trùng: nhận biết và điều trị đúng! 1

Nhiễm trùng vết thương mổ là gì?

Nhiễm trùng vết mổ là những nhiễm khuẩn xảy ra tại vị trí can thiệp phẫu thuật của người bệnh. Những nhiễm khuẩn này thông thường xuất hiện trong khoảng 30 ngày sau mổ với trường hợp phẫu thuật không có cấy ghép và trong vòng 1 năm sau mổ với trường hợp phẫu thuật có cấy ghép bộ phận giả (implant).

☛ Tham khảo thêm tại: Vết mổ đẻ bị nhiễm trùng, phù nề điều trị như thế nào?

Nguyên nhân gây nhiễm trùng vết thương mổ

Nhiễm trùng vết mổ là 1 trong những biến chứng thường gặp sau phẫu thuật. Vết mổ có thể bị nhiễm trùng bởi rất nhiều nguyên nhân, chúng ta có thể điểm qua những nguyên nhân dưới đây:

Yếu tố người bệnh: Một số bệnh nhân có nguy cơ cao hơn như đang mắc nhiễm khuẩn, đa chấn thương hoặc vết thương bị dập nát, mắc bệnh tiểu đường, suy giảm miễn dịch, thừa cân béo phì, nghiện thuốc lá, suy dinh dưỡng,…

Yếu tố môi trường:Nhiễm trùng vết thương mổ có thể xảy ra do:

  • Dụng cụ phẫu thuật không đảm bảo vô trùng
  • Vệ sinh tay của bác sĩ không đủ
  • Chuẩn bị của người bệnh nhân kém không đảm bảo
  • Thiết kế phòng phẫu thuật không đảm bảo vô khuẩn
  • Nhân viên không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn
Nguyên nhân gây nhiễm trùng vết thương mổ 1
Dụng cụ phẫu thuật không đảm bảo vô trùng là 1 trong những nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ

Yếu tố phẫu thuật: Những yếu tố dưới đây cũng có khả năng gây nên tình trạng nhiễm trùng vết mổ:

  • Thời gian phẫu thuật dài
  • Loại phẫu thuật nhiễm khuẩn và phẫu thuật vết thương bẩn
  • Phẫu thuật làm tổn thương nhiều mô tổ chức, khiến người bệnh mất máu nhiều, không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn…

Yếu tố vi sinh vật: Cũng là 1 trong những yếu tố làm tăng khả năng nhiễm trùng vết mổ như sức để kháng người bệnh kém kết hợp vi khuẩn có độc lực làm tăng nguy cơ xảy ra nhiễm trùng vết mổ, vi khuẩn kháng thuốc do sử dụng kháng sinh không hợp lý trước đó

Yếu tố vệ sinh vết mổ sau phẫu thuật: Vệ sinh vết mổ không đúng cách, khiến vi khuẩn xâm nhập là 1 trong những tác nhân chính gây nên nhiễm trùng vết mổ.

  • Không rửa sạch tay với xà phòng diệt khuẩn và sát khuẩn tay trước khi vệ sinh vết mổ
  • Không sát khuẩn dụng cụ sử dụng trong quá trình vệ sinh vết mổ
  • Thao tác vệ sinh vết mổ không đúng khiến vi khuẩn lây nhiễm từ vùng da xung quanh vào vị trí vết mổ.

Nhận biết nhiễm trùng vết mổ như thế nào?

Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ dễ nhận thấy nhất thường là:

Nhiễm trùng vết mổ được phân loại theo 3 mức độ: nông, sâu và cơ quan.

Nhận biết nhiễm trùng vết mổ như thế nào? 1

Nhiễm trùng vết mổ nông

Nhiễm trùng vết mổ nông là những nhiễm khuẩn chỉ xảy ra ở vùng da hay tổ chức dưới da tại vị trí vết mổ và xuất hiện trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật.

Nhiễm trùng vết mổ nông phải có ít nhất 1 trong các triệu chứng sau:

  1. Có dịch mủ chảy ra từ vết mổ nông
  2. Phân lập được vi khuẩn từ cấy dịch hay các mô được lấy vô trùng từ vết mổ
  3. Vết mổ sưng , nóng , đỏ , đau và cần mở bung vết mổ (trừ khi cấy dịch vết mổ âm tính).
Nhiễm trùng vết mổ nông 1
Vết mổ sưng tấy, đỏ và đau là những triệu chứng đầu tiên dễ thấy của nhiễm trùng vết mổ

Nhiễm trùng vết mổ sâu

Nhiễm trùng vết mổ sâu là những nhiễm khuẩn xảy ra ở lớp mô mềm sâu (cân/cơ) tại vị trí vết mổ. Những nhiễm trùng này ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật không cấy ghép hoặc 1 năm đối với cấy ghép implant.

Nhiễm khuẩn vết mổ sâu có ít nhất 1 trong các triệu chứng sau:

  1. Chảy mủ từ vết mổ sâu (không phải dịch từ cơ quan hay khoang nơi phẫu thuật).
  2. Miệng vết thương bị hở và có các triệu chứng: sốt trên 38 độ C, vết mổ sưng, đau, nóng, đỏ (trừ trường hợp cấy dịch vết mổ có kết quả âm tính).
  3. Áp xe hoặc các bằng chứng nhiễm khuẩn vết mổ sâu qua thăm khám (phẫu thuật lại, X-quang, xét nghiệm).

Nhiễm trùng cơ quan/ khoang cơ thể

Nhiễm trùng vết mổ tại cơ quan/khoang cơ thể có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan nội tạng nào (không bao gồm da, cân, cơ đã tác động tới trong phẫu thuật). Tương tự nhiễm trùng vết mổ sâu, nhiễm khuẩn cơ quan/khoang cơ thể xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật không cấy ghép hoặc 1 năm đối với đặt implant.

Nhiễm trùng vết mổ cơ quan/ khoang cơ thể có ít nhất một trong các triệu chứng sau:

  • Chảy mủ từ dẫn lưu nội tạng
  • Sốt trên 38 độ C
  • Phân lập được vi khuẩn từ cấy dịch hay mô được lấy vô khuẩn ở cơ quan/khoang nơi phẫu thuật
  • Áp xe hay bằng chứng khác cho thấy sự nhiễm khuẩn tại cơ quan/khoang cơ thể (qua thăm khám, phẫu thuật lại, X-quang…).

Nhiễm trùng vết mổ có nguy hiểm không?

Chắc hẳn có rất nhiều bạn đọc sẽ thắc mắc: Nhiễm trùng vết mổ có nguy hiểm không? Câu trả lời của chúng ta là CÓ.

Nhiễm trùng vết mổ là 1 biến chứng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và rất đáng lo ngại sau phẫu thuật, nó làm tăng thời gian và chi phí điều trị, một số trường hợp nhiễm trùng vết mổ sẽ khiến gia tăng nguy cơ tử vong của người bệnh.

Nhiễm trùng vết mổ nếu không được can thiệp điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: áp xe, viêm mô tế bào và hoại tử vết mổ, nhiễm trùng máu, viêm tủy xương…

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Như đã nói ở trên, nhiễm trùng vết mổ rất nguy hiểm bởi nó có khả năng cao xảy ra các biến chứng khác, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng nhiễm trùng sau:

  • Vết mổ sưng, đau, nóng đỏ;
  • Vết mổ xuất hiện mủ hoặc dịch chảy ra từ vết mổ có mùi hôi;
  • Sốt từ 38 độ trở lên, cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh
  • Cảm thấy đau nhức khi chạm vào vết mổ.

Cách điều trị nhiễm trùng vết mổ

Cách điều trị nhiễm trùng vết mổ 1
Sơ đồ điều trị nhiễm khuẩn vết mổ

Nếu vết mổ của bạn bị nhiễm trùng thì việc điều trị là vô cùng cần thiết, việc làm này cần diễn ra càng sớm càng tốt. Điều trị nhiễm trùng là phương pháp duy nhất giúp vết mổ của người bệnh lành lại, làm giảm thiểu các rủi ro, biến chứng do nhiễm trùng vết mổ đến mức thấp nhất, đảm bảo an toàn cho người bệnh. Tùy vào tình trạng nhiễm trùng vết mổ, người bệnh có thể được điều trị bằng những cách cơ bản sau:

Làm sạch vết mổ bị nhiễm trùng

Trong điều trị nhiễm trùng thì bước làm sạch là bước quan trọng nhất. Việc làm sạch vết mổ có thể được các y bác sĩ tiến hành theo những cách sau:

  • Cắt mối chỉ, để hở vết mổ cho thoát dịch, mủ (nếu cần thiết)
  • Dẫn lưu túi mủ (áp xe) nếu có
  • Rửa sạch vết mổ bằng nước muối sinh lý từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài
  • Thấm dịch và loại bỏ chất bẩn bằng oxy già sau đó rửa lại bằng nước muối sinh lý
  • Thấm khô và ấn kiểm tra với vết mổ có nhiều dịch
  • Sát khuẩn và rửa sạch chân dẫn lưu (nếu có)
  • Làm sạch và thay băng gạc thường xuyên (2 lần 1 ngày hoặc khi bị ẩm, ướt)

Cắt lọc vùng da bị nhiễm trùng tại vết mổ nếu cần

Trong 1 số trường hợp khi vùng da tại vết mổ bị viêm nhiễm nặng hoặc đã chết (hoại tử), các bác sĩ sẽ phải tiến hành cắt lọc vết thương để lấy đi các mô chết, khâu lại khi vết mổ đã đảm bảo sạch, mọc mô hạt khoảng 4 đến 5 ngày.

Sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm trùng vết mổ

Sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm trùng vết mổ 1
Sử dụng kháng sinh là phương pháp phổ biến trong điều trị nhiễm trùng

Dùng kháng sinh là phương pháp điều trị phổ biến cho phần lớn các trường hợp nhiễm trùng vết mổ.

Một số trường hợp nhiễm trùng vết mổ xảy ra ở các tổ chức nông dưới da có thể điều trị bằng kháng sinh mà không dẫn lưu. Ngoài ra, một số nhiễm khuẩn vết mổ nông cũng có thể đáp ứng với thoát mủ mà không dùng kháng sinh (ví dụ: loại bỏ chỉ khâu).

Một số loại kháng sinh dùng trong điều trị nhiễm khuẩn vết mổ có thể kể đến như: Flucloxacillin 500mg, Doxycycline 100mg, Metronidazole PO 250mg… Việc dùng kháng sinh cần tuân theo sự hướng dẫn trực tiếp của bác sĩ.

Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh khi không có sự chỉ định của bác sĩ.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Nhiễm trùng vết thương uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Làm gì để tránh nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật?

Như đã nói ở trên, vết mổ bị nhiễm trùng sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy. Không chỉ gây đau đớn, nhiễm trùng vết mổ còn làm tốn thời gian và tiền bạc của người bệnh, khiến sức khỏe bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy nên sau phẫu  thuật chúng ta cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn để vết mổ nhanh hồi phục, hạn chế nhiễm trùng.

Lưu ý sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, để tránh nhiễm trùng vết mổ bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Sử dụng đầy đủ các loại thuốc theo đơn của bác sĩ
  • Tái khám đúng lịch hẹn
  • Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ khi chăm sóc vết mổ
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh vết mổ
  • Sát khuẩn các dụng cụ trước khi vệ sinh và thay băng
  • Luôn giữ vết mổ sạch sẽ, khô ráo
  • Không tắm trong 24h đầu sau phẫu thuật, không ngâm mình trong bồn tắm cho đến khi vết mổ lành hẳn
  • Sau khi tắm cần nhẹ nhàng thấm khô vết mổ, tuyệt đối không chà xát khu vực này
  • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích
  • Không hút thuốc lá.

Vệ sinh vết mổ tại nhà

Ngoài những lưu ý sau phẫu thuật ở trên thì việc vệ sinh, chăm sóc vết mổ tại nhà cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc giữ vết mổ không bị nhiễm trùng. Vết mổ cần được vệ sinh và thay băng từ 1-2 lần 1 ngày hoặc bất cứ khi nào bị ẩm, ướt. Các bước hướng dẫn cụ thể sẽ được đề cập dưới đây.

  1. Sát khuẩn tay và dụng cụ vệ sinh vết mổ (nếu có)
  2. Tẩm dung dịch rửa vết thương chuyên dụng lên bông gạc vô trùng (chú ý không chạm tay vào phần bông gạc sẽ tiếp xúc với vết thương, không để miệng chai dung dịch tiếp xúc với bông gạc).
  3. Tiến hành lau vết mổ theo 1 chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ trái qua phải hoặc phải qua trái (sử dụng bông gạc mới cho mỗi lần lau).
  4. Rửa vùng da xung quanh vết thương rộng ra ngoài bán kính khoảng 5cm

☛ Tham khảo thêm tại: Vệ sinh vết mổ đẻ bằng gì tại nhà?

Lưu ý:

  • Không nên sử dụng cồn và oxy già để vệ sinh vết mổ, việc làm này sẽ khiến vùng da tại đây bị khô và có cảm giác đau, xót. Ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn gây hại thì cồn và oxy già cũng gây tổn thương nguyên bào sợi, làm chậm lành vết thương.
  • Không tự ý bôi, đắp bất kỳ loại thuốc nào lên vết mổ khi không có chỉ định của bác sĩ.

Như đã nói ở trên, việc vệ sinh vết mổ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lành vết mổ và hạn chế nhiễm trùng. Vì vậy, bạn nên lựa chọn những sản phẩm vệ sinh, sát khuẩn, đảm bảo an toàn để rửa vết mổ.

Ngày nay, sự ra đời của Dung dịch rửa và làm sạch da chuyên dụng Nacurgo đã giúp việc vệ sinh vết mổ của bạn trở nên toàn diện hơn nhờ đảm bảo 5 yếu tố: Ngừa khuẩn – Sạch nhầy – An toàn – Mát dịu – Khử mùi.

Vệ sinh vết mổ tại nhà 1
Dung dịch Nacurgo chai xanh với chiết xuất chủ yếu từ thiên nhiên giúp vết mổ của bạn được làm sạch an toàn, dịu nhẹ

Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh) là sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần từ thiên nhiên và dung dịch nước điện hóa, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những gì mà sản phẩm mang lại. Dung dịch Nacurgo (chai xanh) không chỉ giúp làm sạch mà còn có tác dụng kháng viêm và diệt khuẩn, kháng nấm, cân bằng và duy trì độ ẩm cho vùng da tại vị trí vết mổ, đặc biệt là khả năng loại bỏ màng Biofilm do vi khuẩn gây ra trên bề mặt vết mổ, giúp loại bỏ dịch nhầy, giúp vết mổ nhanh lành, hạn chế để lại sẹo.

BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC NACURGO CHÍNH HÃNG TRÊN TOÀN QUỐC

Băng vết mổ với màng xịt sinh học Nacurgo

Sau khi vết mổ được làm sạch với dung dịch Nacurgo chai xanh, để vùng da tại đây được bảo vệ tối đa khỏi bụi bẩn, vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác, ta sử dụng Màng xịt sinh học Nacurgo để băng vết mổ.

Băng vết mổ với màng xịt sinh học Nacurgo 1
Màng xịt sinh học Nacurgo giúp bảo vệ tối đa vết mổ của bạn

Sau khi xịt vài giây, dung dịch Nacurgo dạng xịt sẽ khô lại tạo một lớp màng sinh học với khả năng không thấm nước, bảo vệ toàn bộ bề mặt vết mổ khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, các nguy cơ nhiễm trùng và các tác nhân vật lý khác, đồng thời vẫn giữ được sự thông thoáng, tạo điều kiện cho vết mổ lành nhanh hơn từ 3-5 lần so với thông thường. Sản phẩm có chứa thành phần siêu phân tử nghệ Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis giúp vùng da tại vết mổ được tái tạo một cách tự nhiên nhanh nhất, hạn chế để lại sẹo lồi, sẹo xấu.

Chăm sóc vết mổ với bộ đôi sản phẩm Nacurgo bạn sẽ tiết kiệm thời gian và kha khá chi phí khi không phải điều trị những vấn đề nhiễm trùng liên quan đến việc vệ sinh, thay băng vết mổ.

BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ TÌM NHÀ THUỐC BÁN BỘ SẢN PHẨM NACURGO CHÍNH HÃNG

Băng vết mổ với màng xịt sinh học Nacurgo 2

Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY

 

Bạn đọc thân mến, với những thông tin về nhiễm trùng vết mổ mà Nacurgo chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã hiểu hơn về tình trạng này cũng như biết cách xử lý và phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ. Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!

]]>
https://nacurgo.vn/vet-mo-nhiem-trung-5916/feed/ 0
Vết thương ở chân bị phù đừng chủ quan! https://nacurgo.vn/vet-thuong-o-chan-bi-phu-7836/ https://nacurgo.vn/vet-thuong-o-chan-bi-phu-7836/#respond Sat, 14 Oct 2023 03:06:36 +0000 https://nacurgo.vn/?p=7836 Bạn có vết thương ở chân và chúng đang có dấu hiệu bị sưng, phù nhưng chưa rõ nguyên nhân do đâu và cách xử lý như thế nào. Vậy hãy cùng Nacurgo.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây để giải thích cho tình trạng này.

☛  Gửi bạn: Chăm sóc vết trầy xước bị sưng, mưng mủ!

1. Vết thương ở chân bị phù do đâu?

Trong sinh hoạt hàng ngày, chân là bộ phận được con người sử dụng nhiều nhất trong việc di chuyển đi lại, nâng đỡ trọng lượng cơ thể nên rất dễ xảy ra các tai nạn va chạm khiến chân bị thương, xuất hiện tình trạng sưng tấy, phù nề và đau đớn.

Vết thương ở chân bị phù sẽ gây rất nhiều khó khăn trong việc di chuyển đi lại, khiến cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh bị ảnh hưởng rất lớn. Thông thường, vết thương bị sưng là do ba nguyên nhân dưới đây:

Do chấn thương

Do chấn thương 1
Hình ảnh vết thương ở cổ chân bị phù do bong gân

Khi bạn vận động sai cách, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến thể thao phải thao tác mạnh ở chân như chạy, nhảy, đá bóng,… rất dễ dẫn đến chấn thương vùng chân. Trong đó bao gồm:

  • Bong gân, trật khớp: Khi các dây chằng hoặc khớp bị tổn thương, vùng xung quanh sẽ bị sưng tấy, bầm tím gây phù nề.
  • Gãy xương: Vết gãy xương cũng gây ra tình trạng sưng nề, đau nhức.

Do phản ứng viêm của cơ thể

Do phản ứng viêm của cơ thể 1
Vết thương bị sưng, phù, tấy đỏ là biểu hiện của quá trình viêm

Khi ở chân có vết thương hở trên da khiến các tổ chức tế bào bị vỡ ra, sự liên kết giữa các mô bị phá vỡ tạo điều kiện cho các vi sinh vật nhanh chóng tiếp cận và xâm nhập vào vết thương. Khi đó, cơ thể sẽ kích hoạt hệ miễn dịch để chống lại vi khuẩn, gây ra phản ứng viêm, khiến vùng da xung quanh bị sưng đỏ, phù nề.

Ngoài ra, phản ứng viêm còn giải phóng ra các chất hóa học trung gian gây cảm giác nóng và đau rát tại vết thương. Đồng thời, do máu dồn về nhiều nên ngoài bị phù, vết thương sẽ có màu đỏ hồng và chuyển dần sang màu tím sau 1 – 2 ngày.

Thông thường, tình trạng phù ở vết thương trên chân sẽ biến mất sau 2-3 ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp qua nhiều ngày mà vết phù vẫn chưa xẹp xuống thì rất có thể vết thương đó đã bị nhiễm trùng. Lúc này, bạn cần lưu ý ngay.

☛ Tìm hiểu thêm: Vết thương hở bị phù nề có nguy hiểm không? 

Vết thương ở chân phù do nhiễm trùng

Đây là hình ảnh vết thương đang có dấu hiệu nhiễm trùng
Hình ảnh vết thương bị nhiễm trùng có dấu hiệu viêm sưng đỏ, phù nề và xuất hiện tình trạng dịch mủ

Như đã nói ở trên, nếu vết thương bị phù trong vài ngày đầu thì bạn không cần quá lo lắng vì điều đó thể hiện hệ miễn dịch đang hoạt động tốt để tiêu diệt vi khuẩn và kích thích làm vết thương nhanh lành.

Nhưng nếu tình trạng phù này kéo dài từ 4 – 6 ngày không có dấu hiệu giảm bớt thì bạn nên cẩn trọng vì lúc này vết thương đã bị nhiễm trùng.

Ở mức độ nhiễm trùng nhẹ, vết thương sẽ bị phù, sưng tấy kèm theo sốt nhẹ hoặc cao. Trong trường hợp nặng hơn, vết thương không chỉ dừng lại ở tình trạng phù mà còn bắt đầu xuất hiện mủ xanh vàng, có mùi hôi khó chịu. Nếu không được chữa trị kịp thời, vết thương có thể bị hoại tử gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh.

2. Vết thương ở chân bị phù nguy hiểm như thế nào?

2. Vết thương ở chân bị phù nguy hiểm như thế nào? 1
Vết thương ở chân bị nhiễm trùng có thể dẫn đến nguy cơ cụt chi để bảo toàn tính mạng

Nếu tình trạng vết thương ở chân bị phù do phản ứng của cơ thể thì nó hoàn toàn không gây nguy hiểm mà chúng sẽ tự khỏi sau 2-3 ngày. Ngược lại nếu vết thương ở chân bị phù cho nhiễm trùng thì nó lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Lở loét da: Là tình trạng cấu trúc da bị phá hủy, các mô ở bề mặt da bị tan rã khiến cho vết thương mãi không lành, tạo cơ hội cho nhiều biến chứng nguy hiểm khác như hoại tử da, nhiễm trùng huyết,…
  • Vết áp xe: Là trường hợp nặng hơn của các vết lở loét. Cụ thể, khi nhiễm trùng ăn sâu vào tận các mô dưới da như mỡ, cơ sẽ tạo thành các hố chứa mủ.
  • Nhiễm trùng huyết: Vết thương ở chân bị nhiễm trùng thì nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng huyết là rất lớn. Bởi chân phải tiếp xúc với môi trường chứa nhiều vi khuẩn, thông qua vết thương, những vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào máy gây nhiễm trùng. Đây là một biến chứng nặng có tỷ lệ tử vong cao.
  • Viêm xương tủy: Vi khuẩn ở vết thương trên chân tấn công vào máu gây cản trở máu lưu thông trong xương dẫn đến chết xương. Không chỉ vậy, viêm tủy xương còn có thể gây nhiễm trùng khớp gần đó, từ đó dẫn đến ung thư da.
  • Hoại tử: Vết thương bị nhiễm trùng lâu ngày khiến cho vùng da xung quanh chết dần gây ra hoại tử. Người bệnh sẽ có những triệu chứng toàn thân như đau đớn, tiêu chảy, buồn nôn, ớn lạnh, đau cơ. Nếu không chữa trị kịp thời, biến chứng này có thể dẫn đến hội chứng sốc nhiễm độc, suy đa tạng và thậm chí là tử vong.
  • Cụt chi: Với những vết thương ở chân bị nhiễm trùng nặng, bác sĩ buộc phải cắt cụt chi để ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng, bảo toàn tính mạng cho người bệnh.

☛ Tham khảo chi tiết hơn: Nhiễm trùng vết thương có nguy hiểm?

3. Cách xử lý khi vết thương ở chân bị phù

Như đã nói ở trên, vết thương ở chân bị phù khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đi lại và sinh hoạt hàng ngày. Nếu không xử lý kịp thời thậm chí còn gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Do đó, ngay từ khi vết thương có dấu hiệu bị phù, bạn cần có biện pháp để xử lý chúng ngay, vừa để giảm tình trạng sưng phù, vừa ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Tùy vào nguyên nhân khiến vết thương ở chân bị phù mà cách xử lý sẽ khác nhau. Dưới đây là một số cách xử lý vết thương bị phù:

Đối với vết thương bị phù do vận động sai cách

Đối với vết thương bị phù do vận động sai cách 1
Chườm đá lên vết thương để giảm sưng tấy, phù nề

Đối với những vết thương ở chân bị phù do gặp phải chấn thương trong quá trình vận động, điển hình là tình trạng bong gân và trật khớp cần được xử lý theo 4 nguyên tắc:

  • Hạn chế vận động: Khi bị chấn thương, bạn cần hạn chế vận động bằng cách nằm nghỉ ngơi tại chỗ để cho dây chằng và các khớp chân đang bị tổn thương có thời gian được phục hồi.
  • Cố định vết thương: Bạn có thể tiến hành gắn nẹp bảo vệ để hạn chế sự di lệch ổ khớp. Lưu ý, tuyệt đối không tự ý nắn chỉnh các khớp ở chân, đặc biệt là khớp cổ chân vì nếu nắn sai cách có thể khiến tình trạng trật khớp trở nên tồi tệ hơn, gây đau đớn và sưng phù dữ dội.
  • Chườm lạnh: Đây là một biện pháp không chỉ làm giảm bớt tình trạng sưng phù mà còn giúp vết thương giảm đau nhanh chóng. Không nên chườm đá trực tiếp lên da mà cần bọc chúng vào một chiếc khăn sạch sau đó chườm nhẹ nhàng lên vết thương.
  • Kê cao chân: Cho bệnh nhân nằm kê cao chân sẽ giúp làm tăng sự lưu thông tuần hoàn máu, từ đó làm giảm phù nề vết thương.

Đối với vết thương bị phù do phản ứng cơ thể

Đối với vết thương bị phù do phản ứng cơ thể 1
Kê cao chân giúp làm tăng tuần hoàn mấu, giảm sưng phù vết thương

Đối với vết thương bị phù do phản ứng của cơ thể, tốt nhất là bạn để cho vết thương tự lành bằng cách vệ sinh vết thương sạch sẽ với dung dịch rửa vết thương Nacurgo, sau đó hạn chế đi lại để cho vết thương ở chân được nghỉ ngơi và phục hồi.

Ngoài ra, bạn có thể làm giảm tình trạng sưng phù ở vết thương bằng cách xoa bóp chân. Điều này là cho máu lưu thông đến nuôi các mô tế nào tại vết thương, từ đó vết sưng phù sẽ xẹp dần sau 2-3 ngày.

Bên cạnh đó, khi nằm bạn lưu ý kê cao chân bị thương khoảng từ 10 – 20cm để tăng tuần hoàn máu. Tình trạng sưng phù ở vết thương sẽ giảm hẳn sau đó.

Trường hợp vết thương bị phù kèm theo đau đớn và sưng viêm đỏ mà bạn không thể chịu được thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng một số loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm.

Đối với vết thương bị phù do nhiễm trùng nhẹ

Đối với vết thương bị phù do nhiễm trùng thì tùy vào tình trạng nhiễm trùng nhẹ hay nặng mà chúng ta lại có những cách xử lý khác nhau. Với những vết thương ở chân bị phù do nhiễm trùng nhẹ có các dấu hiệu như: sưng phù, đau đớn kéo dài, vùng da quanh miệng vết thương tấy đỏ,… thì bạn có thể điều trị tại nhà theo các bước xử lý dưới đây:

Bước 1: Rửa sạch tay trước khi tiến hành xử lý vết thương

Trước khi tiến hành xử lý vết thương bị nhiễm trùng, bạn cần rửa tay sạch sẽ để tránh vi khuẩn từ tay có thể xâm nhập vào vết thương.

Rửa sạch tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Ngoài ra, để tăng tính an toàn, trong quá trình xử lý vết thương bạn có thể sử dụng găng tay để hạn chế tuyệt đối việc tay tiếp xúc trực tiếp với vết thương.

Bước 2: Làm sạch vết thương với dung dịch sát khuẩn Nacurgo

Đối với vết thương bị phù do nhiễm trùng nhẹ 1
Dung dịch rửa Nacurgo đáp ứng tất cả tiêu chí của một sản phẩm làm sạch da chuyên dụng

BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ TÌM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN

Đối với vết thương đang bị nhiễm trùng thì mục đích của việc xử lý vết thương là cần làm sạch và diệt khuẩn một cách triệt để, tránh tình trạng nhiễm trùng thêm nặng hơn. Do đó, dung dịch làm sạch Nacurgo đáp ứng đủ 5 tiêu chí “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI” được các chuyên gia khuyên dùng bởi:

  • Thành phần của Nacurgo chai xanh là dung dịch nước điện hóa bao gồm các ion và chất oxy hóa như HClO, HO*, ClO- giúp tiêu diệt vi khuẩn một cách nhanh chóng, loại bỏ được dịch nhầy và làm sạch bề mặt vết thương.
  • Các hoạt chất từ thiên nhiên như: Piper Betle Leaf Extract (Chiết xuất Trầu không), Camellia Sinensis Leaf Extract (Chiết xuất Trà xanh) an toàn và lành tính cho vết thương giúp kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả.
  • Thành phần acid amin và vitamin từ lá lô hội giúp cấp ẩm, làm mát, giảm sưng phù nóng đỏ vết thương. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà, tràm trà và nghệ trắng còn có công dụng khử mùi, ngăn ngừa tạo sẹo, thâm nám.

Như vậy, dung dịch sát khuẩn Nacurgo mang đến sự thuận tiện trong chăm sóc, xử lý vết thương nhiễm trùng. Cách sử dụng sản phẩm cũng rất đơn giản: Bạn chỉ cần dùng băng gạc hoặc bông sạch để thấm dung dịch Nacurgo, sau đó lau nhẹ nhàng lên miệng vết thương để loại bỏ bụi bẩn, các chất dịch nhầy, tế bào da bị hoại tử.

Đối với những vết thương có dị vật cứng đầu như mảng da chết hay mủ khó loại bỏ bằng băng gạc thì cần dùng đến một chiếc nhíp đã được khử trùng để gắp bỏ chúng.

Bước 3: Xịt bảo vệ vết thương nhiễm trùng bằng màng sinh học Nacurgo

Mặc dù đã sát khuẩn, xong vết thương vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng lại nếu không được bảo vệ cẩn thận. Vì vậy, bước cuối cùng trong việc xử lý vết thương nhiễm trùng ở chân tại nhà đó là che phủ miệng vết thương ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, động thời hạn chế ma sát với giày dép.

Đa số những người có vết thương sẽ dùng băng gạc hoặc bông y tế để băng bó. Tuy nhiên, đối với vết thương ở chân phải tiếp xúc với môi trường chứa nhiều vi khuẩn, ma sát với giày dép và cũng rất dễ ra mồ hôi thì các loại băng gạc thông thường vừa gây bất tiện trong việc đi lại vừa khiến vết thương bị bít tắc, từ đó tình trạng nhiễm trùng càng trở nên nặng hơn.

Đối với vết thương bị phù do nhiễm trùng nhẹ 3
Xịt Nacurgo có màng sinh học Polyesteramide giúp bảo vệ vết thương khỏi sự tác động của bên ngoài.

Do đó, bạn nên sử dụng xịt Nacurgo bảo vệ vết thương với màng sinh học Polyesteramide có vai trò như một hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước, bảo vệ vết thương mà lại có khả năng tự phân hủy sau 4-5 tiếng. Điều này khiến vết thương vẫn được che phủ nhưng lại không bị bí bách, ngược lại còn thông thoáng, làm tăng khả năng phục hồi, tái tạo vùng da bị hư tổn.

Ngoài ra, trong thành phần của Nacurgo còn chứa tinh nghệ nano Cucurmin và tinh chất trà xanh có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, kích thích sự tăng sinh của tế bào, từ đó thúc đẩy vết thương nhanh lành hơn.

BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN

Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”

Đối với vết thương bị phù do nhiễm trùng nặng

Trường hợp vết thương ở chân bị phù do nhiễm trùng nhưng với tình trạng nặng hơn như: chứng sưng đau ngày càng nghiêm trọng, không có dấu hiệu thuyên giảm mà kéo dài kèm theo dịch mủ xanh vàng có mùi hôi khó chịu, người bệnh còn có triệu chứng sốt cao, buồn nôn,… thì cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp  thời.

4. Nên ăn gì để vết thương ở chân bị phù nhanh lành?

Một chế độ ăn phù hợp không chỉ giúp giảm thiểu tình trạng phù ở vết thương mà còn giúp vết thương nhanh lành. Do đó, vết thương ở chân bị phù nên hạn chế một số thực phẩm như:

  • Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, …: Những thực phẩm này khiến quá trình viêm trở nên nặng hơn.
  • Rau muống, thịt bò, trứng,…: Nhóm thực phẩm này rất dễ để lại sẹo sau khi lành thương, gây mất thẩm mỹ.
  • Hải sản: Tôm, cua, mực,… vì chúng dễ gây dị ứng, khiến vết thương trở nên ngứa ngáy, khó chịu và chậm liền.

Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều chất đạm có trong thịt, cá, các loại đậu,… để tái tạo các tế bào mới. Đồng thời, bổ sung thêm các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như: cam, quýt, bưởi,… giúp tăng cường sức đề kháng, làm cho vết thương nhanh lành.

☛ Chi tiết hơn tại: Vết thương hở nên ăn gì kiêng gì?

Kết luận: Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin về nguyên nhân và cách xử lý khi vết thương ở chân bị phù. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp bạn sẽ nhanh chóng tìm ra được cách khắc phù hợp. Đặc biệt người bệnh cần hết sức lưu ý với vết thương bị phù do nhiễm trùng bởi đây là một dấu hiệu nghiêm trọng và cần được xử lý càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

]]>
https://nacurgo.vn/vet-thuong-o-chan-bi-phu-7836/feed/ 0
Bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng – Dấu hiệu nghiêm trọng đừng bỏ qua! https://nacurgo.vn/bong-bo-xe-may-bi-nhiem-trung-976/ https://nacurgo.vn/bong-bo-xe-may-bi-nhiem-trung-976/#respond Tue, 11 Apr 2023 07:25:02 +0000 https://nacurgo.vn/?p=976 Bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng là tình trạng bỏng nặng có thể dẫn biến dạng cấu trúc cân, cơ, khớp nếu không được điều trị kịp thời. Phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm trùng bỏng được cho là “chìa khóa” giúp người bệnh tránh được mối đe dọa cho sức khỏe.

☛ Tham khảo trước: Bỏng bô xe máy bị phồng rộp

Bỏng bô xe máy là gì? Phân loại mức độ bỏng

Bỏng bô xe máy là hiện tượng da mất nước, các mô da bị tổn thương do tiếp xúc với ống bô xe máy ở nhiệt độ cao. Bỏng bô xe máy được xếp vào nhóm bỏng do nhiệt nóng khô. Vết bỏng bô xe máy thường có diện tích không quá lớn. Tuy nhiên, nhiệt độ của ống bô cao và thời gian tiếp xúc dài có thể gây ra tổn thương sâu trên da. Vết thương không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến hiện tượng bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng.

Bỏng bô xe máy là gì? Phân loại mức độ bỏng 1
Bỏng bô xe máy là hiện tượng da mất nước, các mô da bị tổn thương do tiếp xúc với ống bô xe máy.

Dựa trên tính trạng tổn thương của da mà bỏng bô xe máy được chia làm 3 mức độ bao gồm:

  • Bỏng mức độ 1: Da bị tổn thương ở lớp biểu bì gây hiện tượng đỏ, rát và không có phỏng nước. Vết bỏng lành nhanh chóng sau 2 – 3 ngày và không để lại sẹo, thâm trên da. ☛ Tham khảo thêm: 7 cách hỗ trợ chữa bỏng bô xe máy nhẹ
  • Bỏng mức độ 2: Da bị tổn thương đến lớp trung bì gây hiện tượng tấy đỏ, đau rát. Bề mặt vết bỏng ẩm, có nốt phỏng nước xuất hiện sau khoảng 12 – 24 tiếng. Khi ấn nhẹ vào da thấy chuyển sang màu trắng. Nếu bị tổn thương dây thần kinh cảm giác, người bệnh có thể cảm thấy không đau tại vết bỏng. Bỏng độ 2 có thể bị nhiễm trùng nếu chăm sóc sai cách và sẽ để lại sẹo sau khi chữa khỏi.
  • Bỏng mức độ 3: Toàn bộ cấu trúc da bị tàn phá, tổn thương có thể lan xuống lớp cân, cơ và hệ thần kinh. Bề mặt bỏng có chấm hồng đen, trắng và khô. Bỏng mức độ 3 vẫn để để lại sẹo dù được chăm sóc kỹ lưỡng.

☛ Tìm hiểu chi tiết hơn trong bài: Tổng quan về bỏng bô xe máy!

Vì sao bỏng bô xe máy dễ nhiễm trùng?

Không phải tất cả các vết bỏng đều có thể bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, vết bỏng bô xe máy có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn, bởi:

  • Vết bỏng sâu: Quá trình truyền nhiệt từ ống bô xe sang da diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ. Ngay cả khi đã tách da ra khỏi ống bô, da vẫn tiếp tục bị tổn thương do nền nhiệt cao. Điều này khiến các vết bỏng do ống bô gây ra thường ăn sâu vào các tổ chức da làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và nhiễm trùng.
  • Ống bô bẩn: Bề mặt ống bô thường bám rất nhiều bụi bẩn, đất cát, vi khuẩn. Những thứ này khi tiếp xúc với tổn thương trên da sẽ làm tăng tình trạng viêm nhiễm và nhiễm trùng.
  • Sơ cứu sai cách: Rất nhiều người không nắm được cách sơ cứu khi bị bỏng. Điều này có thể khiến mọi người đắp những vật liệu không phù hợp lên vết bỏng làm tăng tình trạng viêm nhiễm dẫn đến nhiễm trùng.
  • Chủ quan: Do vết bỏng bô thường có diện tích nhỏ nên nhiều người có tâm lý chủ quan không tìm đến sự hỗ trợ y tế. Hệ quả là bệnh nhân dùng thiếu thuốc, sai thuốc, xử lý viêm nhiễm không kịp thời gây nhiễm trùng.
Vì sao bỏng bô xe máy dễ nhiễm trùng? 1
Vết bỏng bô xe máy có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.

Để hạn chế tình trạng bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng, bạn cần xác định sơ bộ được mức độ bỏng và tìm đến bác sĩ nếu vết bỏng từ độ 3 trở lên. Tại đây, bác sĩ thăm khám và hướng dẫn bạn phương pháp chăm sóc, điều trị. Qua đó, bệnh nhân hạn chế được tối đa nguy cơ gặp phải biến chứng nghiêm trọng.

☛ Tham khảo thêm tại: Mách cách chữa bỏng bô nhanh, không để sẹo

Bỏng bô xe máy nguy hiểm hơn bạn nghĩ, nếu không nhận biết được mức độ bỏng mà chủ quan trong việc chăm sóc sẽ gây ra những hệ lụy không nhỏ. Nacurgo có nêu rõ cách nhận biết mức độ bỏng phía trên, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào mời bạn liên hệ tổng đài miễn cước 1800 6626 hoặc nhắn tin thông qua Zalo của Nacurgo để được tư vấn nhanh nhất nhé!

7 dấu hiệu vết bỏng bô đang bị nhiễm trùng

Với những trường hợp bỏng bô nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị ngoại trú. Trong thời gian này, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị được bác sĩ chỉ định. Bên cạnh đó, bạn cần theo dõi chặt chẽ sự tiến triển của vết bỏng. Những trường hợp phát hiện vết bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng là tình trạng bỏng nặng, cần lập tức tìm gặp bác sĩ để được tư vấn giải pháp.

Dưới đây là dấu hiệu cho thấy vết bỏng của bạn có thể đang bị nhiễm trùng:

Sốt

Sốt là dấu hiệu phổ biến xuất hiện khi cơ thể bị nhiễm trùng. Nếu đột nhiên bạn thấy cơ thể có dấu hiệu nóng sốt, hãy kiểm tra lại tình trạng vết bỏng và đến bệnh viện thăm khám nếu thấy xuất hiện bất thường.

Sốt 1
Sốt là dấu hiệu phổ biến xuất hiện khi cơ thể bị nhiễm trùng.

Vết bỏng căng, sưng tấy

Đây là dấu hiệu cho thấy phản ứng viêm xuất hiện. Nguyên nhân gây viêm rất có thể là do sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương. Vì vậy, nếu hiện tượng sưng tấy không cải thiện sau 4 – 6 ngày, rất có thể vết bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng. Bạn cần chủ động tìm đến sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt.

Vết bỏng có mùi hôi

Mùi hôi là dấu hiệu của vết thương nhiễm trùng nặng và hoại tử. Trường hợp này không thể khắc phục tại nhà. Vì vậy, bạn cần đến bệnh viện để được lọc bỏ hoại tử và điều trị theo phác đồ mới.

Miệng vết bỏng tiết dịch bất thường

Thông thường, miệng vết thương ướt sẽ tiết dịch có màu vàng nhạt. Nếu bạn thấy vết thương tiết ra nhiều dịch vàng đậm hoặc xanh thì rất có thể nó đang bị nhiễm trùng. Hãy thăm khám chuyên khoa để làm rõ nguyên nhân nhé.

Nổi hạch

Hạch xuất hiện cùng với vết thương tấy đỏ, sưng đau có thể là dấu hiệu của vết bỏng bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng. Bạn cần sớm đến gặp bác sĩ để vết thương được chăm sóc đúng cách.

Đau nhiều hơn

Thông thường, triệu chứng đau rát tại vết bỏng sẽ giảm sau 2 – 3 ngày khi được chăm sóc và điều trị. Vậy nên, hiện tượng đau tăng thêm có thể là do nhiễm trùng gây ra. Bạn cần quan sát và phát hiện thêm các dấu hiệu khác để có thể điều trị kịp thời.

Vết thương lan rộng, sưng phù nề hoặc mưng mủ

Sau bỏng, vết thương được chăm sóc sẽ khô dần và bắt đầu quá trình hồi phục. Tuy nhiên, nếu vết thương của bạn có tình trạng sưng đỏ, phù nề và liên tục mở rộng kích thước thì rất có thể do sự tác động của vi khuẩn. Bạn cần thăm khám lại để sớm khắc phục tình trạng này.

Mủ là sản phẩm sinh ra do hệ miễn dịch của cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương hở. Vậy nên, khi thấy miệng vết thương có mủ xanh, vàng, bạn cần thông báo cho bác sĩ của mình để được điều chỉnh phác đồ điều trị sớm nhất.

☛ Tham khảo: Bị bỏng bô bôi thuốc gì mau lành ngừa sẹo?

Làm gì khi có dấu hiệu nhiễm trùng vết bỏng bô xe máy?

Để xử lý được vết bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng, người bệnh phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Đầu tiên, bạn cần xác định được tình trạng nhiễm trùng đang ở mức độ nặng hay nhẹ. Nếu không thể xác định được, hãy tìm gặp bác sĩ để được tư vấn chuyên môn. Việc xử lý nhiễm trùng được chia cụ thể thành từng trường hợp.

Vết bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng nặng

Vết bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng nặng 1
Vết bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến hoại tử mô gây ra tổn thương sâu tại chỗ.

Vết bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến hoại tử mô gây ra tổn thương sâu tại chỗ. Ngoài ra, nhiễm trùng nặng cũng là nguyên nhân dẫn đến các di chứng toàn thân như: suy giảm miễn dịch, nhiễm độc bỏng, nhiễm khuẩn huyết, ung thư hóa,…

Vậy nên, những trường hợp nhiễm khuẩn nặng bắt buộc phải được điều trị dưới sự giám sát của các y bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà làm bỏ lỡ cơ hội điều trị và khiến vết thương tiến triển nặng nề hơn.

☛ Tìm hiểu thêm: Hoại tử là gì? Triệu chứng nguyên nhân và giải pháp

Vết bỏng bô bị nhiễm trùng nhẹ

Những vết nhiễm trùng nhẹ có thể được điều trị tại nhà sau thăm khám. Quy trình chăm sóc vết bỏng bô nhiễm khuẩn bao gồm những bước dưới đây:

1. Vệ sinh làm sạch vết bỏng bằng Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh)

Bạn nên vệ sinh vết bỏng bằng Nacurgo rửa vết thương từ 1 – 2 lần/ ngày. Thao tác rửa phải nhẹ nhàng để tránh gây đau và chảy máu. Khi rửa, xối nhẹ nước từ trên xuống dưới và hướng từ trong ra ngoài để tránh vi khuẩn, bụi bẩn và tế bào chết bị đẩy vào sâu vết thương.

Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh) là dung dịch rửa vết thương chuyên dụng có khả năng NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI.

Vết bỏng bô bị nhiễm trùng nhẹ 1
Nacurgo (chai xanh) mang đến hiệu quả vượt trội trong làm sạch vết thương

Sau khi rửa sạch, bạn dùng gạc sạch chấm nhẹ nhàng lên miệng vết thương để lau khô. Không nên sử dụng bông vì nó có thể để lại sợi bông trên miệng vết thương. Ngoài ra, bạn cũng không được sử dụng cồn, oxy già để làm sạch vết thương vì nó có thể làm tổn thương tế bào lành.

BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN

Để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Rửa vết thương bằng gì là tốt nhất?

2. Băng vết bỏng bằng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng)

Nacurgo màng sinh học là dung dịch xịt tạo màng sinh học có tác dụng chống thấm nước, ngăn bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Màng sinh học được tạo ra từ Polyesteramide không chỉ giúp che đậy vết thương mà còn tạo điều kiện cho quá trình hình thành hệ thống mao mạch và tái tạo tế bào mới.

Dung dịch Nacurgo bổ sung thêm tinh chất nghệ nano curcumin và tinh chất trà xanh giúp tăng cường tác dụng kháng khuẩn, kích thích sự tăng sinh tế bào để tổn thương nhanh lành hơn.

Vết bỏng bô bị nhiễm trùng nhẹ 2

Sau khi làm sạch vết thương, bạn chỉ cần xịt dung dịch trực tiếp lên miệng vết thương và đợi khoảng 2 – 3 phút để lớp màng sinh học được hình thành. Lớp màng này sẽ tự tan đi sau khoảng 4 – 5 tiếng. Lúc này, nếu trên bề mặt vết bỏng có dịch người người bệnh chỉ cần dùng gạc sạch thấm hết dịch sau đó xịt một lớp Nacurgo mới là có thể bảo vệ vết thương an toàn.

Với vết bỏng do bô xe máy gây ra, người bệnh không cần dùng băng gạc để che đậy sau khi sử dụng Nacurgo. Nghiên cứu cho thấy, phương thức bảo vệ vết thương bằng công nghệ màng sinh học Polyesteramide giúp vết thương mau lành hơn 3-5 lần so với phương pháp dùng băng, gạc bình thường.

Để tìm mua Nacurgo bạn có thể:

BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN

Vết bỏng bô bị nhiễm trùng nhẹ 3

Để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY

☛ Tham khảo thêm: Cách chữa bỏng bô xe máy nhẹ, hiệu quả sau 1 tuần

Làm sao ngăn chặn nhiễm trùng bỏng bô?

Để hạn chế tình trạng vết bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng, bệnh nhân lưu ý những thông tin dưới đây trong quá trình sơ cứu và chăm sóc vết bỏng:

  • Không sử dụng đá lạnh để hạ nhiệt: Đá lạnh có nhiệt độ quá thấp gây co mạch máu, co cơ, đông cứng tế bào khiến vết bỏng trở nên dễ bị nhiễm trùng và hoại tử hơn. Vì vậy, chỉ sử dụng nước sạch trong quá trình sơ cứu vết bỏng cho nạn nhân.
  • Không bôi kem đánh răng lên vết bỏng bô: Kem đánh răng có chứa kẽm có tác dụng sát khuẩn và làm ẩm. Tuy nhiên, trong kem đánh răng còn chứa các chất kiềm nhẹ có thể gây đau rát và khiến vết bỏng tổn thương nặng hơn. Để tránh nhiễm trùng, bạn không nên dùng cách này để sơ cứu hay chăm sóc vết bỏng trong thời gian điều trị.
  • Không phá vỡ các nốt phỏng: Trên thực tế, nốt phỏng là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể giúp giữ ẩm và bảo vệ vết thương. Vì vậy, bạn không nên chọc vỡ các nốt phỏng gây ra các vết thương hở và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào.
  • Không trị bỏng theo mẹo dân gian: Có rất nhiều mẹo dân gian trị bỏng như: đắp trứng gà, bôi nước tương, bôi nước mắm, đắp hành, đắp cây chuối,… Tuy nhiên, các mẹo dân gian này đều chưa được nghiên cứu chứng minh. Vì vậy, người bệnh không nên áp dụng để tránh gây nhiễm trùng, hoại tử khiến quá trình điều trị khó khăn hơn.
  • Không dùng nghệ tươi cho vết bỏng ướt: Nghệ có tác dụng chống viêm và kích thích tái tạo tế bào tránh để lại sẹo, thâm. Tuy nhiên, sử dụng nghệ tươi vào vết thương còn ướt sẽ gây đau, rát và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy, nếu muốn dùng nghệ tươi, bạn hãy đợi đến khi vết thương khô miệng và bắt đầu kéo da non nhé.
Làm sao ngăn chặn nhiễm trùng bỏng bô? 1
Nhưng lưu ý để ngăn chặn nhiễm trùng vết bỏng bô xe máy.

☛ Có thể bạn cần biết: Bị bỏng ăn gì kiêng gì?

Lời kết

Bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng không phải là tình trạng hiếm gặp. Đa số các trường hợp nhiễm trùng đều do chăm sóc sai cách và không điều trị đúng hướng dẫn nhân viên y tế. Hy vọng bài viết hôm nay sẽ đem đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích để chăm sóc tốt nhất cho mình.

]]>
https://nacurgo.vn/bong-bo-xe-may-bi-nhiem-trung-976/feed/ 0