Betadine là thuốc được dùng để sát trùng vết thương, loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể thông qua vị trí tổn thương. Betadine nói riêng cũng như các loại thuốc sát trùng nói chung góp phần vào việc chăm sóc vết thương, quyết định đến tốc độ làm lành vết thương. Nhưng thực tế không phải ai cũng thực hiện nó đúng cách. Trong bài viết hôm nay, Nacurgo.vn sẽ gửi đến cách sát trùng vết thương bằng Betadine chuẩn nhất.
Mục lục
- Hiểu nhanh về thuốc sát trùng Betadine
- Khi nào có thể sử dụng sát trùng Betadine?
- Tác dụng của Betadine trong sát trùng vết thương hở
- Cách sử dụng Betadine sát trùng vết thương đúng cách
- Tác dụng phụ có thể gặp khi sát trùng vết thương bằng Betadine
- Chống chỉ định sử dụng sát trùng Betadine vết thương khi nào?
- Sau sát trùng, băng vết thương với Nacurgo để đạt hiểu quả tốt nhất
Hiểu nhanh về thuốc sát trùng Betadine
Betadine hiện nay tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, từ dung dịch xịt rửa cho đến dạng bột, dạng mỡ. Betadine dễ dàng tan trong nước và trong dung dịch cồn. Betadine được hiểu đơn giản là sự kết hợp của iod và Povidon (polyvinylpyrrolidon). Sự kết hợp này mang đến tác dụng diệt khuẩn, virus, nấm…. hiệu quả. Trong quá trình sát khuẩn vết thương nồng độ iod sẽ được giải phóng dần dần, nên so với iod tự do thì Betadine sẽ có tác động chậm hơn nhưng lại an toàn và tránh độc hại hơn.
Các chế phẩm hiện tại của Betadine hiện nay bao gồm:
- Cồn thuốc nồng độ 10%, đóng chai 500ml
- Bột phun khí dung 2,5%
- Thuốc súc miệng nồng độ 1%, chai 250ml
- Thuốc dạng mỡ 10% có 2 tuýp 20 gam và 80 gam
- Dung dịch sát khuẩn ngoài da nồng độ 7,5%, 250ml
- Nước sử dụng gội đầu 4%, chế phẩm 250ml
- Dung dịch vệ sinh phụ nữ nồng độ 10%
- Gel âm đạo 10%, dạng lọ 80 gam
- Chế phẩm viên đặt âm đạo 200mg.
- Viên đặt âm đạo 200 mg.
Là một chất sát trùng khá lành tính nên nó được sản xuất thành khá nhiều chế phẩm hữu ích trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên trong bài này chúng tôi sẽ chỉ nêu rõ nhất công dụng trong sát trùng vết thương hở.
☛ Tìm hiểu thêm: Các loại thuốc sát trùng vết thương hiện nay
Khi nào có thể sử dụng sát trùng Betadine?
Với những chế phẩm nêu trên chắc chắn bạn đã hiểu được phần nào công dụng và khi nào cần sử dụng betadine đúng không? Betadine được sử dụng trong những trường hợp sau đây:
- Khi có những nhiễm trùng trên da và niêm mạc
- Sát trùng vết thương hở , vết chày xước, tai nạn hay những vết lở loét, vết bỏng trên da
- Tiêu diệt vi khuẩn nấm trên bệnh nhân bị nấm miệng
- Sử dụng dung dịch với nồng độ phù hợp có thể sử dụng để súc miệng, vệ sinh răng miệng hiệu quả
- Sử dụng để sát trùng da và niêm mạc trước khi thực hiện phẫu thuật, phòng tránh nhiễm trùng
- Sát khuẩn dụng cụ y tế khi trước khi phẫu thuật.
- Sử dụng như một dung dịch vệ sinh phụ nữ để loại bỏ nấm, vi khuẩn….
Đó là những tác dụng chung của thuốc. Trên thị trường hiện nay có 2 chế phẩm phổ biến hơn cả đó là Betadine vàng và Betadine xanh. Với mỗi nồng độ khác nhau sẽ sử dụng sát khuẩn cho mục đích sử dụng khác nhau. Betadine vàng hay xanh dùng trong các trường hợp cụ thể như sau:
Betadine vàng sử dụng khi
- Bạn cần sát khuẩn ngoài da trước khi mổ
- Sát khuẩn vết thương, ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Sử dụng sau phẫu thuật.
- Ngăn ngừa nhiễm khuẩn cho các vết loét, vết thương do tai nạn mài mòn, vết rách da.
- Sát khuẩn các trường hợp nhiễm khuẩn, nhiễm virus, nhiễm trên da, chốc lở miệng, tưa miệng…
- Diệt khuẩn bàn tay sau khi vệ sinh cá nhân hoặc vệ sinh tay cho bác sĩ trước khi phẫu thuật.
Betadine xanh sử dụng khi
So với betadine vàng thì betadine xanh có ít công dụng hơn. Nó sẽ là trợ thủ đắc lực cho phụ nữ trong:
- Vệ sinh âm đạo
- Chữa trị viêm, nấm mốc âm đạo do nấm Trichomonas và candida…
Tác dụng của Betadine trong sát trùng vết thương hở
Cũng giống như các loại thuốc sát trùng khác, Betadine được sử dụng để sát trùng cho vùng niêm mạc hở tác dụng hiệu quả để:
- Diệt vi khuẩn tại vết thương và vùng da xung quanh, ngăn ngừa vi khuẩn, virus bên ngoài xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở
- Loại bỏ 1 phần bụi bẩn còn tồn đọng, giúp vết thương luôn sạch sẽ
- Khi không có tác động của vi khuẩn, vết thương có khả năng lành lại nhanh hơn
- Tiêu diệt đa số vi khuẩn trên vết thương nên hạn chế nguy cơ xâm nhập sâu hơn vào các mô mềm
- Sử dụng thuốc sát trùng Betadine giúp hạn chế nhiễm trùng máu, nhiễm trùng đa tạng
- Đảm bảo vết thương hở không có mùi hôi tanh, khó chịu…
Cách sử dụng Betadine sát trùng vết thương đúng cách
Betadine là thuốc sát trùng được sử dụng tại chỗ, dùng bên ngoài vết thương và cơ thể. Cách sử dụng của nó tùy thuộc vào nồng độ thuốc, phụ thuộc vào vị trí vết thương và tình trạng vết thương hở bị nhiễm khuẩn. Nếu vết thương trầm trọng số lần sử dụng cũng như thời gian bôi sẽ khác so với những vết thương hở thông thường. Dung dịch Betadine và dạng bột cũng có cách sử dụng khác nhau.
Dung dịch betadine 10%
Ở dạng dung dịch 10%, sẽ sử dụng thích hợp cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi, trẻ em sơ sinh dưới 2 tuổi được khuyến cáo không sử dụng dung dịch này.
Cách sử dụng đúng cách sẽ là bôi 1 lượng dung dịch Betadine 10 % lên vùng vết thương hở và vùng da xung quanh để tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển nhân lên. Sau khi dung dịch khô thì tiến hành bước băng vết thương, thay vì sử dụng băng gạc thông thường bạn có thể sử dụng bước đột phá mới trong quá trình băng bó vết thương đó là sử dụng màng sinh học dạng xịt Nacurgo. Nên sử dụng 2 dung dịch sát khuẩn Betadine 10% sát khuẩn 2 lần 1 ngày và hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn để vết thương mau lành nhất.
Bột khô 2,5%
Chế phẩm bột khô cũng mang đến hiệu quả diệt khuẩn tốt. Được sử dụng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi.
Cách dùng sát trùng vết thương đơn giản là lắc kỹ lọ thuốc trước khi dùng. Sau đó xịt lên vết thương ở khoảng cách từ 15 đến 20 cm. Xịt cho đến khi bột phủ hết vào vết thương. Tránh để phần mắt gần khi xịt sát khuẩn vì có thể gây ảnh hưởng đến thị lực. Những vết thương khá sâu thì không nên sử dụng sát khuẩn bằng Betadine dạng bột. Bạn có thể xịt 1 đến 2 lầng 1 ngày sau bước rửa vết thương bằng nước muối sinh lý.
☛ Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Mách bạn cách sát trùng vết thương đúng cách!
Tác dụng phụ có thể gặp khi sát trùng vết thương bằng Betadine
Dù là loại thuốc sát trùng tương đối an toàn cho vết thương hở nhưng bản chất nó vẫn thuộc nhóm thuốc Tây Y nên cũng tiềm ẩn những tác dụng phụ nhất định khi sử dụng. Nguyên nhân được chỉ ra là do thành phần iod trong thuốc thẩm thấu được phần nào qua vết thương và qua da gây độc hại cho cơ thể. Khả năng này được chứng minh tuy hiếm gặp nhưng không phải không xảy ra. Một số tác dụng phụ khi sử dụng Betadine sát trùng được tổng hợp như sau:
- Một số trường hợp hiếm gặp gây viêm da, kích ứng da, gây xuất huyết dạng đốm tại vết thương, viêm sưng tuyến nước bọt…
- Khiến tăng nồng độ natri trong máu, gây tổn thương cho thận, suy thận
- Có nghiên cứu chỉ ra thuốc có ảnh hưởng đến hô hấp, khó thở, phù phổi
- Gặp các vấn đề về tiêu hóa, đau dạ dày, đau bụng tiêu chảy, có vị kim loại trong miệng, khoang miệng không ngừng tiết nước bọt. Tuy nhiên đây cũng là một tác dụng phụ hiếm gặp
- Gây ra hiện tượng sung huyết kết mạc, viêm kết mạc, tổn thương cho mắt.
- Có hiện tượng giảm bạch cầu hạt
- Người bệnh sử dụng Betadine có thể bị suy giáp, nhiễm độc giáp (rất hiếm gặp)
- Ảnh hưởng đến trung khu thần kinh của người bệnh. (động kinh, co giật…)
- Với phụ nữ đang mang thai thì sử dụng Betadine cũng tiềm ẩn một số nguy cơ gây suy giáp, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi…
☛ Tham khảo: Lựa chọn thuốc sát trùng vết thương tốt nhất
Chống chỉ định sử dụng sát trùng Betadine vết thương khi nào?
Không tsuwr dụng sát trùng vết thương bằng Betadine cho các trường hợp sau:
- Những người có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, ví dụ iod, povidone…
- Cơ thể có rối loạn, đặc biệt là rối loạn tuyến giáp, bướu giáp, bướu giáo nhân…
- Những phụ nữ mang thi hoặc đang cho con bú Betadine có thể ảnh hưởng không tốt cho thai nhi, thậm chí có trường hợp ghi nhận gây ra rối loạn tuyến giáp ở trẻ.
- Người bị tăng huyết áp cũng không nên sử dụng Betadine sát trùng vết thương.
- Người bệnh đang mắc viêm da herpes mãn tính, người bị bướu cổ
- Đối tượng trẻ dưới 2 tuổi tuyệt đối không được sử dụng, nhất là những trẻ thiếu tháng, các bộ phận trên cơ thể chưa thực sự cứng cáp, nó có thể gây ra trạng thái nhược giáp…
- Trường hợp bị màng nhĩ hoặc sử dụng trực tiếp lên màng não, khoang bị tổn thương nặng.
- Không nên sử dụng Betadine một cách thường xuyên, nếu bắt buộc cần thận trọng hỏi bác sĩ, bệnh nhân suy thận hoặc đang điều trị lithium cũng không nên sử dụng.
Sau sát trùng, băng vết thương với Nacurgo để đạt hiểu quả tốt nhất
Sau khi được sát trùng thì việc băng vết thương hết sức cần thiết.
Bạn đã từng băng vết thương với băng gạc? Bạn có nhận thấy những rắc rối trong việc băng bó vết thương như vậy? Phương pháp sử dụng băng gạc để băng vết thương hiện nay gây ra nhiều hạn chế. Bạn sẽ tốn nhiều thời gian hơn cho việc thay băng và trong quá trình thay băng, vết thương khô lại có thể dính vào băng gạc, lấy ra rất đau đớn. Giải pháp tiện lợi, đơn giản hơn bạn có thể sử dụng đó là sử dụng băng vết thương bằng công nghệ màng sinh học Nacurgo.
Lớp màng sinh học Polyesteramide giúp bạn giải quyết mọi rắc rối trên. Lớp màng màu vàng được hình thành khi xịt Nacurgo vào vết thương sau 3 đến 5 phút. Nó giúp bao phủ và bảo vệ vết thương khỏi những tác động của vi khuẩn, môi trường, khói bụi bên ngoài. Đặc biệt lớp màng vẫn đảm bảo thông thoáng, tạo môi trường lý tưởng để vết thương lành lại nhanh chóng.
Nacurgo là giải pháp băng vết thương an toàn, tiện lợi và hiệu quả
Lớp băng được thay thế đơn giản bằng cách xịt một lớp mới sau 4 đến 5 giờ sử dụng. Lớp màng cũ được phân hủy sinh học nên không phải bóc ra gây đau đớn. Tinh chất siêu phân tử nghệ Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis giúp cho vùng vết thương được chăm sóc toàn diện, giúp da nhanh lành hơn gấp 3 đến 5 lần, đồng thời giúp hạn chế để lại sẹo thâm mất thẩm mỹ
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ TÌM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
☛Tham khảo thêm: Rửa vết thương bằng gì là tốt nhất?
Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ về thuốc sát trùng Betadine sẽ giúp bạn có được cái nhìn đúng và cách sử dụng thuốc hợp lý trong quá trình sát trùng vết thương hở. Bên cạnh đó bạn cũng đừng quên thăm khám và tham khảo dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc sát trùng nào. Điều này vừa giúp điều trị, chăm sóc vết thương đúng cách mà còn hạn chế tối đa tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc. Để được tư vấn riêng về tình trạng của mình, hay giải đáp thắc mắc về Nacurgo vui lòng gọi về tổng đài 1800 6626 (miễn cước).