Trong sinh hoạt hàng ngày, việc gặp phải các tình huống dẫn đến trầy xước da hay các vết thương hở là điều khó tránh khỏi. Vết thương hở có nguy cơ nhiễm trùng cao, nên rửa và sát trùng vết thương sau khi bị thương đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để tìm hiểu kĩ hơn về quy trình rửa vết thương đúng cách và những lưu ý khi rửa vết thương, bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Tại sao cần rửa vết thương hở?
Vết thương hở là một chấn thương làm lớp da của cơ thể bị tổn thương. Ngã trầy xước da hay bị cứa bởi vật sắc nhọn và tai nạn xe là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra vết thương hở. Khi da bị tổn thương, các vi khuẩn, virus, nấm,… gây hại ngoài môi trường hoặc ở ngay trên da có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua miệng vết thương hở. Vì vậy, rửa và sát trùng vết thương là việc cần làm ngay sau khi bị thương để loại bỏ bụi bẩn và các vi sinh vật gây hại.
Bên cạnh đó, cơ thể mất khá nhiều thời gian để chữa lành vết thương. Nếu vệ sinh vết thương không tốt, vi khuẩn vẫn có thể xâm nhập làm gián đoạn quá trình lành thương. Bởi vậy, rửa và làm sạch vết thương còn là một bước không thể thiếu trong quá trình chăm sóc vết thương hàng ngày.
Điều gì xảy ra nếu rửa vết thương hở sai cách?
Nếu rửa vết thương sai cách thì không những không làm sạch vết thương mà còn có thể dẫn đến một số những hậu quả khác như:
Tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn
Vi khuẩn trú ngụ ở tất cả mọi nơi, chúng có thể xâm nhập vào vết thương từ bên ngoài môi trường hoặc từ trên da của bạn. Bên cạnh đó, việc không rửa tay sạch sẽ trước khi rửa vết thương cũng vô tình lại mang vi khuẩn đến vết thương. Các dụng cụ được sử dụng trong quá trình vệ sinh vết thương cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn.
Hậu quả là vi khuẩn xâm nhập vào vết thương gây ra mưng mủ hay nhiễm trùng. Nếu nhẹ sẽ làm vết thương lâu liền, trong trường hợp nặng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn như nhiễm khuẩn huyết hay hoại tử mô gây nguy hiểm tính mạng.
☛ Tham khảo thêm: Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng vết thương hở
Làm tổn thương vùng da lành xung quanh
Khi rửa vết thương, chúng ta thường có thói quen dùng tay chà xát để loại bỏ những bụi bẩn còn bám dính trên da. Việc làm này có thể khiến vùng da xung quanh miệng vết thương bị bong tróc. Tổn thương lúc này sẽ lan rộng ra và nặng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, việc chà xát vết thương quá mức ngoài còn gây đau đớn cho người bệnh.
Việc sử dụng những thuốc sát trùng ngoài da không phù hợp cũng là nguyên nhân gây tăng nguy cơ tổn thương vùng da lành. Cồn tẩy rửa, iod hay oxy già bên cạnh tác dụng diệt khuẩn thì cũng gây phá hủy mô và tế bào rất mạnh. Lúc này sẽ dẫn đến các mô liên kết, mô hạt bị phá hủy làm cản trở quá trình liền vết thương. Không những thế, khi dùng những dung dịch này còn làm cho người bệnh cảm thấy rất đau đớn, lo sợ mỗi khi rửa vết thương.
Kéo dài thời gian lành vết thương
Tất cả những tác hại của việc rửa vết thương hở không đúng cách tại nhà đều dẫn đến kéo dài thời gian hồi phục tổn thương. Vết thương hồi phục lâu sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
☛ Có thể bạn quan tâm: Thủ phạm khiến vết thương lâu lành
Quy trình rửa vết thương hở đúng cách tại nhà!
Sau quá trình cầm máu. việc rửa vết thương cần được thực hiện hàng ngày qua các bước như sau:
Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng
Làm sạch tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc nước rửa tay, cách tốt nhất là đeo găng tay dùng một lần nếu có thể. Hãy làm điều này trước khi bạn chạm vào vết thương hở của mình, vết cắt hoặc vết xước của người khác. Bàn tay sạch và được che phủ giúp ngăn ngừa đưa vi khuẩn từ tay bạn vào vết thương gây tình trạng bội nhiễm.
Bước 3: Rửa sạch vết thương
Sau khi đã cầm máu, bạn cần rửa và sát trùng vết thương để loại bỏ hết bụi bẩn và mảnh vụn, ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập. Lựa chọn dung dịch sát khuẩn vết thương phù hợp cũng là điều bạn cần quan tâm. Dung dịch sát khuẩn cần có đầy đủ tiêu chí như khả năng tiêu diệt vi khuẩn mạnh mẽ, không gây kích ứng, êm dịu với làn da và không gây ảnh hưởng đến các tế bào mô lành xung quanh. Hiện nay, một sản phẩm rất được ưa chuộng đó là dung dịch rửa chuyên dụng Nacurgo (chai xanh).
Sản phẩm đáp ứng đầy đủ 5 tiêu chí “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI” giúp cho việc chăm sóc vết thương hở trở nên thuận tiện và hiệu quả.
Cách sử dụng rất đơn giản, bạn có thể đổ trực tiếp dung dịch Nacurgo lên bề mặt vết thương hoặc dùng kèm với khăn hay băng gạc sạch, lau nhẹ nhàng nhằm loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết còn sót lại. Với các vết thương trên mặt, không tưới trực tiếp dung dịch mà dùng khăn tẩm ướt và lau nhẹ nhàng. Nên sử dụng đều đặn 1 lần/ ngày và có thể tăng số lần nếu vết thương chảy nhiều dịch.
Bạn có thể dùng nhíp (đã được sát trùng bằng cồn y tế) để loại bỏ các dị vật nhỏ hoặc mảnh vụn còn sót lại tại vết thương sau khi rửa.
BẤM VÀO ĐÂY XEM ĐỊA CHỈ BÁN NACURGO UY TÍN GẦN BẠN
☛ Tham khảo thêm: Rửa vết thương bằng gì là tốt nhất?
Bước 4: Bảo vệ vết thương
Bảo vệ vết thương giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, nếu bỏ qua bước này thì các bước trên hầu như vô tác dụng. Bạn nên sử dụng màng sinh học Nacurgo để tạo lớp màng bảo vệ vết thương đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi và ngăn ngừa sẹo.
Màng sinh học Polyesteramide có tác dụng bảo vệ vết thương khỏi thấm nước và ngăn thoát nước giúp vết thương luôn đảm bảo độ ẩm cần thiết tránh gây khô rát. Đồng thời, màng sinh học kích thích quá trình tái tạo mô và mạch máu vùng da tổn thương giúp rút ngắn thời gian lành thương.
Để sử dụng sản phẩm Nacurgo hiệu quả, bạn chỉ cần xịt trực tiếp dung dịch lên vết thương, dung dịch nhanh chóng khô lại tạo thành lớp màng mỏng bảo vệ quanh vết thương. Sau 4 – 5 giờ, màng sinh học tự phân hủy nên bạn hãy xịt lớp mới đè lên lớp cũ để quá trình bảo vệ vết thương được tối ưu nhất.Bộ đôi sản phẩm được sản xuất phân phối bởi Dược phẩm Newtech Pharm.
BẤM VÀO ĐÂY XEM ĐỊA CHỈ BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Để đặt hàng online giao tận nhà với giá niêm yết vui lòng “BẤM VÀO ĐÂY”
Một số lưu ý khi rửa vết thương hở tại nhà!
- Đảm bảo các vật dụng y tế trước khi tiếp xúc với vết thương đều phải vô trùng.
- Không dùng các loại dung dịch sát khuẩn có chứa cồn hay nước oxy già để rửa vết thương vì dễ gây kích ứng da, làm vết thương lâu lành hơn.
- Việc sử dụng gạc làm sạch vết thương cần tiến hành lau nhẹ nhàng, tránh làm đau và khiến vết thương thêm nặng.
- Việc rắc thuốc kháng sinh lên vết thương hở không có tác dụng sát trùng vết thương. Ngược lại, nó có thể gây bí bách khiến vết thương lâu lành. Nguy hiểm hơn, kháng sinh còn gây phản ứng dị ứng, sốc phản vệ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Trên đây là những thông tin cần thiết về quy trình rửa vết thương hở đúng cách và một số lưu ý khi rửa vết thương tại nhà. Hi vọng sau khi theo dõi bài viết, bạn đã biết cách rửa vết thương theo đúng quy trình. Nếu còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm, bạn hãy nhấc máy gọi ngay đến tổng đài của chúng tôi thông qua số điện thoại 1800.6626 để được các chuyên gia tư vấn giải đáp!
Tài liệu tham khảo:
https://medlatec.vn/tin-tuc/cach-xu-ly-va-cham-soc-vet-thuong-ho-duoc-khuyen-cao-s195-n20180
https://advancedtissue.com/2015/07/the-best-and-worst-ideas-for-open-wounds/
https://www.medicinenet.com/first_aid_pictures_slideshow_caring_for_wounds/article.htm