Chào chuyên gia!
Tôi có một câu hỏi muốn nhờ chuyên gia giải đáp. Chẳng là tôi mới bị một tai nạn ngã xe máy, gây tổn thương ở khuỷu tay và đầu gối. Do còn cách một lớp áo và quần bảo vệ nên tay chân tôi không tiếp xúc hay trà trực tiếp xuống đường. Chính vì thế tôi cũng chủ quan không đến bệnh viện để xử lý vết thuơng mà về nhà tự làm.
Bây giờ, tôi khá lo lắng khi nhìn thấy vết thương của mình. Dù không có trà xuống mặt đường nhưng do va chạm khá mạnh, tôi vẫn bị lột da và chảy máu ở vùng đầu gối và khuỷu tay. Với vết thương hở tôi không biết phải rửa vết thương bằng gì là tốt nhất. Có thể chỉ rửa bằng nước máy được không? Mong được chuyên gia tư vấn ạ
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời
Chào Mai!
Chắc hẳn tai nạn ngã xe vừa rồi đã gây ra cho bạn nhiều đau đớn. Tuy nhiên bạn không nên lo lắng và dằn vặt vì mình đã không đến bệnh viện để xử lý. Bởi với vết thương bạn mô tả thì bạn hoàn toàn có thể tự mình chăm sóc và rửa vết thương đúng cách ngay tại nhà. Ngoài ra còn những thắc mắc về dung dịch nên sử dụng để rửa vết thương sẽ được Nacurgo sẽ giải đáp đến bạn qua thông tin chia sẻ dưới đây.
Mục lục
Sử dụng nước máy để rửa vết thương có đúng không?
Vết thương của bạn thực tế là không trà xuống mặt đường nên cũng hạn chế được sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể thông qua vết thương. Thế nhưng không phải vì thế mà bạn có thể chủ quan với bước rửa vết thương. Hành động rửa vết thương bằng nước máy có thể gây ra nhiễm khuẩn chéo từ vòi xịt rửa vào vết thương. Vết thương tuy không tiếp xúc với bề mặt đường nhưng vẫn có nguy cơ nhiễm khuẩn từ hành động rửa bằng nước máy nếu nước không đảm bảo sạch và vòi nước bị han rỉ hoặc rêu mốc.
Trường hợp nếu trong nhà không có một loại dung dịch rửa vết thương nào thì bạn hoàn toàn có thể đun sôi nước máy rồi để nguội rồi sử dụng để rửa vết thương. Cách này sẽ an toàn hơn rất nhiều so với việc sử dụng trực tiếp nước máy ở vòi xịt. Sau bước này bạn cần thêm bước sát trùng vết thương để đảm bảo vết thương được an toàn không xảy ra nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.
☛ Gửi bạn: Tiêu chí chọn thuốc sát trùng vết thương tốt nhất
Nên rửa vết thương bằng gì?
Vết thương hở để lại do tai nạn có thể xảy ra với bất kỳ ai, không chỉ riêng bạn Mai. Nên Nacurgo nghĩ rằng câu hỏi "Nên rửa vết thương bằng gì" cũng là thắc mắc của nhiều người. Vậy câu trả lời sẽ là gì?
Hiện nay có rất nhiều dung dịch có thể sử dụng để rửa vết thương như: Nước tinh khiết, nước muối sinh lý, oxy già, cồn, dung dịch cồn iod, dung dịch Betadine, povidine.....Mỗi loại sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định khi sử dụng để rửa vết thương. Thế nhưng một dung dịch thích hợp để rửa vết thương phải đáp ứng một số yêu cầu sau:
- Dịu nhẹ, không gây cảm giác đau xót khi dung dịch tiếp xúc rửa vết thương
- Không làm chết các mô, tế bào còn sống tại vết thương
- Phải tồn tại dạng dung dịch để có thể dễ dàng lấy đi bụi bẩn, bùn đất hay một số dị vật (bông vụn quần áo với trường hợp của bạn Mai)
- Có thể rửa trôi một số loại vi khuẩn trong trường hợp không có thuốc sát trùng
- ....
Cùng điểm qua một số dung dịch thường dùng có trong tủ thuốc, để xem loại nào mang đến công dụng tốt nhất cho việc rửa vết thương nhé.
Cồn 70 độ
Cồn 70 độ tồn tại ở dạng dung dịch, rất thông dụng trong chăm sóc và xử lý vết thương. Là nguyên liệu có giá thành thấp, dễ kiếm dễ mua nên không có không có gì bất ngờ khi nó có mặt trong tủ thuốc của nhiều gia đình. Công dụng của cồn 70 độ thường là sát trùng ngoài da trước tiểu phẫu và tiệt trùng dụng cụ y tế. Tuy vậy cũng có lúc cồn 70 độ được sử dụng để rửa và sát khuẩn vết thương hở, nông, diện tích nhỏ.
Đối với vết thương hở, cụ thể ở đây là vết trầy xước do ngã xe, rửa vết thương bằng cồn 70 độ lại mang đến nhiều hạn chế như gây kích kích ứng, đau, xót tại vết thương. Một số nghiên cứu còn chỉ ra: sử dụng cồn để rửa vết thương có thể gây tổn thương các mô hạt, khiến cho vết thương khó lành hơn, vì thế nên hạn chế sử dụng để rửa, sát khuẩn cho vết thương hở.
Dung dịch oxy già
Oxy già là dung dịch có chứa chất oxy hóa mạnh H2O2. Oxy già có ưu điểm là tiêu diệt nhanh và mạnh nhiều chủng vi khuẩn, vi sinh vật thường gặp trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên nó cũng là dung dịch ít được sử dụng để rửa, sát trùng vết thương vì cũng gây hiện tượng khô và xót da , tổn thương mạnh mẽ các mô hạt khiến cho vết thương khó lên da non, khó có thể lành lại. Do vậy sử dụng Oxy già để rửa vết thương là không khả thi.
Sử dụng Povidone iod hoặc Betadine
Povidone iod hoặc dung dịch betadine có tính ứng dụng cao hơn cho vết thương hở so với cồn và oxy già. Cả 2 dung dịch đều giải phóng từ từ iod nên mang đến tính an toàn, dịu nhẹ hơn cho vết thương hở, vết bỏng, vết loét...Vì thế trong trường hợp đang tìm kiếm 1 loại dung dịch rửa vết thương, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn sử dụng 1 trong 2 dung dịch này để rửa và sát khuẩn vết thương của mình.
Gửi bạn:
Tuy nhiên 2 dung dịch sát khuẩn này cũng có một số nhược điểm nho nhỏ. Đó là tác dụng diệt khuẩn, chậm hơn. Cả 2 dung dịch đều có màu vàng nâu đặc trưng nên khi sử dụng có thể gây nhuộm vàng phần vết thương và vùng da xung quanh, gây khó khăn trong việc theo dõi tiến triển của vết thương.
Nước tinh khiết
Nước tinh khiết được trưng cất, tiệt trùng nghiêm ngặt qua nhiều bước chưng cất. Người ta thường sử dụng nước tinh khiết để pha chế thuốc tiêm, thuốc uống, rửa dụng cụ y tế. Nên không có gì khó hiểu khi nước tinh khiết cũng là một dung dịch rửa vết thương an toàn cho bạn. Nước tinh khiết hoàn toàn không có tạp chất, khoáng chất, chỉ có thành phần của Hidro (H2) và oxy (O2) nên bạn hoàn toàn yên tâm, không cần lo lắng hiện tượng nhiễm trùng vết thương hoặc nhiễm kim loại nặng...
Nước muối sinh lý
Nếu bạn đang thắc mắc: có nên sử dụng nước muối sinh lý để rửa vết thương không thì câu trả lời là CÓ nhé. Nước muối sinh lý có nồng độ muối rất thấp nên khi sử dụng rửa vết thương vừa giúp rửa trôi bụi bẩn tốt vừa không gây cảm giác xót, đau khi sử dụng. Ngoài ra nước muối sinh lý cũng giúp loại bỏ một số loại vi khuẩn trên vết thương trước khi vào bước sát trùng vết thương bằng dung dịch chuyên dụng.
Tuy nhiên, với nước muối bạn chỉ nên sử dụng rửa vết thương 1 ngày 1 lần, không nên sử dụng quá nhiều. Bởi quá lạm dụng nước muối rửa vết thương sẽ tạo ra môi trường không tốt cho quá trình lành lại của vết thương.
Dung dịch rửa làm sạch vùng da tổn thương chuyên dụng Nacurgo chai xanh
Phần lớn các dung dịch rửa vết thương thường dùng hiện nay đều không đáp ứng được các tiêu chí đề ra để chăm sóc vết thương một các lý tưởng. Một số dung dịch rửa vết thương thừng dùng đều đem đến nhiều nhược điểm như:
- Nước muối sinh lý không thể tiêu diệt vi khuẩn.
- Cồn ý tế gây khô và xót vùng da bị tổn thương. Không chỉ vậy cồn còn gây tổn thương mô hạt, làm chậm quá trình lành da tự nhiên.
- Tương tự như cồn y tế, oxy già cũng gây ra những đau đớn cho vết thương, khiến vết thương hở lâu lành. Ngoài ra oxy già còn nhuộm màu da, khiến bạn khó quan sát tiến triển của vùng da bị thương.
Với những bất cập này, các chuyên gia y tế đã nghiên cứu và cho ra đời một dung dịch chuyên dụng trong việc rửa sạch da hư tổn Nacurgo xanh. Sản phẩm với chỉ tiêu đáp ứng đủ 5 yếu tố NGỪA KHUẨN - SẠCH NHẦY - AN TOÀN - MÁT DỊU - KHỬ MÙI sẽ khiến cho việc chăm sóc vết thương của bạn trở nên dễ dàng hơn.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC NACURGO UY TÍN
Điều gì sẽ xảy ra khi khi rửa vết thương sai cách
Khi có những tổn thương, cơ thể sẽ mất đi một phần lớp bảo vệ tạo điều kiện cho vi khuẩn từ môi trường bên ngoài tấn công cơ thể của bạn. Rửa vết thương là cách loại bỏ vi khuẩn giúp hạn chế nguy cơ vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Khi vết thương không được rửa đúng cách có thể gây ra môt số tác hại như sau:
Gây nhiễm bẩn vết thương
Không chỉ có việc chọn sai dung dịch rửa vết thương, mà những vật dụng sử dụng trong quá trình rửa vết thương cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến vết thương bị nhiễm khuẩn. Trong đó phải kể đến sự tiếp xúc của bàn tay, móng tay, dụng cụ kẹp gắp dị vật, bông băng sử dụng để lau thấm vết thương. Nếu không được tiệt trùng cẩn thận thì những thao tác rửa vết thương lại tiềm ẩn gây nhiễm khuẩn chéo giữa tay, dụng cụ kẹp gắp, bông băng với vết thương hở. Khi vết thương hở bị nhiễm khuẩn sẽ gây ra nhiều vấn đề phức tạp, nguy hiểm hơn. Một trong số đó là nguy cơ gây hoại tử vết thương.
>> Tham khảo thêm: Nhận biết sớm hoại tử vết thương
Tuy nhiên trong trường hợp vết thương cần cầm máu kịp thời và chưa đến được cơ sở gần nhất thì bạn cần ưu tiên việc cầm máu hơn là việc rửa và sát trùng.
Làm tổn thương vùng da xung quanh
Không chỉ gây tổn thương nghiêm trọng cho vết thương mà rửa vết thương không đúng cách còn gây ra tổn thương cho vùng da lành, xung quanh vết thương. Điều này đến từ sự lo lắng vết thương nhiễm khuẩn nên hình thành thói quen rửa, chà vết thương quá mạnh nên làm tổn thương các vùng da lân cận. Khi đó vết thương không những không được chăm sóc mà còn có thể lan rộng và nguy hiểm hơn.
Gây ra cảm giác đau đớn
Rửa vết thương đúng cách là giúp cho vết thương được chăm sóc, giảm bớt đau đớn, nên nếu bạn đang thấy mỗi lần rửa vết thương là một cực hình thì có lẽ bạn đã và đang rửa vết thương sai cách. Lúc này có thể do thao tác không đúng hoặc do bạn lựa chọn dung dịch rửa vết thương chưa thực sự phù hợp.
Vết thương chậm lành hơn
Hầu hết tác hại bạn có thể nhìn thấy rõ ràng khi rửa vết thương không đúng cách đó chính là kéo dài thời gian làm lành vết thương. Khi vết thương càng lâu được chữa lành thì bất tiện đến sinh hoạt người bệnh ngày càng lớn.
Cách rửa, chăm sóc vết thương đúng cách
Dưới đây là cách rửa vết thương đúng cách cho bạn:
Trước khi rửa vết thương
- Đầu tiên bạn nên rửa sạch tay bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn
- Dụng cụ dùng để rửa vết thương cũng cần được rửa sạch và diệt khuẩn bằng nước đun sôi để nguội, ngâm trong cồn 70 độ hoặc dung dịch oxy già pha loãng. Những dụng cụ để gắp trực tiếp vào vết thương cần được luộc trong nước sôi tối thiểu 5 phút.
- Chuẩn bị bông băng tiệt trùng (vẫn nằm trong gói riêng biệt)
Quy trình rửa vết thương đúng cách
- Những vết xước nhẹ bạn có thể rửa bằng nước đun sôi để nguội, nước tinh khiết và nước muối sinh lý
- Nếu vết thương có chứa nhiều bùn cát mà thủ thuật lau không thể lấy đi thì lúc này bạn nên sử dụng oxy già để lấy đi bụi bẩn dính vào vết thương. Nếu là vết dầu loang, bạn còn có thể phải rửa bằng xà phòng hoặc dung dịch chuyên dụng (tốt nhất với vết thương sâu, nặng bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý đúng cách)
- Sau khi rửa trôi bụi bẩn bạn cần lựa chọn một dung dịch sát khuẩn phù hợp với vết thương của mình để loại bỏ vi khuẩn, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương
- Lau khô vết thương và băng vết thương tránh tiếp xúc môi trường bên ngoài
- Theo dõi sự tiến triển lành lại của vết thương sau khi được xử lý. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu của nhiễm trùng cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý, tránh vết thương bị hoại tử nguy hiểm.
Lưu ý khi rửa vết thương
- Nếu vết thương của bạn sâu và do vật nhọn kim loại, rỉ sét đâm phải bạn nên đi tiêm phòng uốn ván để hạn chế hệ lụy
- Hạn chế dùng cồn, cồn iod, oxy già để rửa vết thương hở diện rộng vì nó gây ra rất nhiều đau đớn
- Vết thương nặng nề không nên tự ý xử lý vết thương tại nhà mà cần đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý
- Chú ý vấn đề dinh dưỡng để vết thương mau lành hơn, hạn chế mưng mủ và đau nhức...
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Nacurgo
Băng vết thương dạng xịt cùng Nacurgo
Như đã giới thiệu bên trên, băng vết thương là bước quan trọng ngay sau bước sát trùng cho vết thương. Theo cách thông thường là sử dụng băng gạc để băng vết thương. Chắc hẳn bạn đã từng sử dụng cách này để băng vết thương đúng không? Bạn có nhận thấy những hạn chế của phương pháp này khi sử dụng cho vết thương hở? Bạn tốn kha khá quỹ thời gian của mình cho việc thay băng. Trong quá trình thay băng có thể dính vào vết thương gây đau đớn. Giải pháp tiện lợi, đơn giản hơn rất nhiều đó là sử dụng công nghệ băng vết thương mới với màng sinh học Nacurgo.
Nacurgo có 2 loại: Loại 12ml (119.000 VNĐ) và loại 30ml (220.000 VNĐ)
Lớp màng sinh học Polyesteramide được hình thành sau khi xịt từ 3 đến 5 phút. Nó giúp bao phủ và cách ly vết thương tránh được những tác động của môi trường, khói bụi và vi khuẩn. Với lớp màng sinh học vết thương vẫn đảm bảo thông thoáng, tạo ra môi trường lý tưởng để lành lại.
Lớp băng sinh học có hiệu quả 4 đến 5 giờ. Sau đó bạn có thể xịt thêm một lớp mới mà hoàn toàn không cần thao tác thay băng đau đớn thông thường. Tinh chất nghệ Nano Curcumin và trà xanh Camellia Sinensis trong sản phẩm Nacurgo giúp vết thương được chăm sóc toàn diện, giúp da nhanh lành hơn gấp 3 đến 5 lần.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO CHÍNH HÃNG TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà "TẠI ĐÂY"
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của bạn Mai cũng như nhiều bạn có cùng câu hỏi: "Rửa vết thương bằng gì là tốt nhất?". Chúng tôi hy vọng nhờ những thông tin này bạn sẽ tìm được dung dịch rửa vết thương phù hợp và chăm sóc vết thương đúng cách. Chúc vết thương của bạn chóng lành.
Quỳnh Trang đã bình luận
adminsub đã bình luận