Chào chuyên gia !
Em có câu hỏi muốn được chuyên gia tư vấn. Chẳng là cách đấy 2 hôm em có pha nước tắm cho con. Do bất cẩn nên trong lúc xả vòi nóng, em có không may bị nước nóng xả vào phần cổ tay. Do e xả nước lạnh ra chậu trước, nên phần nước nóng đổ sau gần như là nước sôi 70-80 độ.
Em cảm thấy rất đau và rát. Nhưng tại đang pha nước con sợ con lạnh nên em cũng bỏ qua và tắm cho con trước. Sau đó em mới ngâm tay trong nước lạnh khoảng 10 phút. Thế nhưng sau 1 đêm ngủ dậy tay em bị rộp lên, phỏng nước. Đến ngày hôm nay thì em lại không may làm vỡ bọng nước ở cổ tay. Em nghe nói nếu bị vỡ phỏng nước thì nguy cơ nhiễm trùng rất cao nên e rất lo lắng. Nhà em hiện tại chỉ còn nước muối sinh lý. Vậy khi bị bỏng rửa nước muối được không? Cách này có giúp bỏng nước bị vỡ tránh được nhiễm trùng không ạ.
Em mong nhận được phản hồi sớm từ chuyên gia. Em xin chân thành cảm ơn ạ!
Ngô Thùy Hằng – Kinh Môn – Hải Dương
Trả lời
Bỏng là tai nạn thường gặp trong đời sống hàng ngày, nó không phân biệt tuổi tác, giới tính. Bỏng thường đến do sự bất cẩn trong sinh hoạt, đôi khi nó cũng đến từ các trường hợp bất ngờ không lường trước. Hậu quả của bỏng sẽ đặc biệt nguy hiểm khi vết bỏng bị nhiễm trùng dẫn đến hoại tử. Đó cũng là những lo lắng của Hằng về tai nạn bỏng mình đang gặp phải.
Cảm ơn câu hỏi của bạn Hằng đã gửi đến cho Nacurgo. Nacurgo hiểu được những lo lắng của bạn và xin được chia sẻ chi tiết, đầy đủ qua những thông tin dưới đây:
Mục lục
Nước muối sinh lý sử dụng có an toàn không?
Trước tiên cùng tìm hiểu một số tác dụng tuyệt vời của nước muối sinh lý trong đời sống hàng ngày. Nó có an toàn trong quá trình sử dụng như đồn thổi?
Nước muối sinh lý còn có tên gọi hóa học là Natri clorid. Dung dich thường được pha chế với nồng độ 0.9%. Có nghĩa là 9 gam muối hòa tan trong 1 lít nước cất. Đây là dung dịch đẳng trương có áp suất thẩm thẩu tương đương với dịch trong cơ thể con người. Chính vì thế sử dụng nước muối sinh lý trong đới sống hàng ngày là hoàn toàn an toàn cho mọi đối tượng kể cả với trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.
Chính vì sự an toàn mà hiện nay nước muối sinh lý còn ứng dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Có loại được sử dụng để tiêm, truyền vào tĩnh mạch, có loại được sử dụng để xịt rửa các bộ phận bên ngoài trên cơ thể như:
- Nước muối sinh lý để rửa mắt: Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý hàng ngày để rửa mắt vào mỗi buổi sáng và tối. Nước muối sinh lý sẽ rửa trôi bụi bẩn mầm bệnh ngăn ngừa lây lan bệnh đau mắ đỏ.... Ngoài ra còn được sử dụng nếu chẳng may bị vật lạ bay vào mắt.
- Nước muối sinh lý rửa tai: Tác dụng tiếp theo là sử dụng để rửa tai. Khi thâm nhập vào tai nước muối sinh lý sẽ làm làm mềm ráy tai trước khi lấy ráy. Ngoài ra nó còn giúp tai đỡ ù và ngăn ngừa hiện tượng giảm thính lực.
- Sử dụng để rửa mũi, họng: Trước khi bắt đầu sử dụng một loại thuốc nào cho mũi và họng bác sĩ có thể sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch mũi, rửa trôi các ổ vi khuẩn giúp quá trình điều trị với thuốc đạt hiệu quả cao hơn.
- Làm sạch vết thương: Nước muối sinh lý còn được sử dụng làm bước sơ cứu ban đầu đối với vết thương hở, nông hoặc sâu. Giúp rửa trôi bụi bẩn, dị vật hạn chế nhiễm trùng, hoại tử vết thương.
- Sử dụng khi viêm răng lợi, viêm họng: Nhiều người còn sử dụng nước muối sinh lý để chăm sóc răng miệng, tạo môi trường sạch sẽ cho khoang miệng....
Bị bỏng rửa nước muối được không?
Như mô tả của Hằng thì vết bỏng của bạn hiện đã bị vỡ phỏng nước. Lúc này bên trong phỏng nước chưa kịp tải tạo lớp da mới nên vết bỏng không khác gì vết thương hở. Vi khuẩn bên ngoài hoàn toàn có thể xâm nhập vào trong thông qua phỏng nước bị vỡ. Vậy thì vết bỏng của Hằng có sử dụng nước muối sinh lý để rửa được hay không?
Theo các chuyên gia y tế thì bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa cho vết bỏng, loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào vết bỏng qua vét phồng rộp bị vỡ. Tuy nhiên nước muối sinh lý lại có tính sát khuẩn rất yếu. Nên nó chỉ loại bỏ phần nào vi khuẩn chứ không thể tiêu diệt, sát trùng như những dung dịch sát trùng chuyên dụng.
Thế nhưng xem xét vết bỏng của Hằng. Vết bỏng ở cổ tay bị vỡ nhỏ, không sâu thì chỉ cần rửa bằng nước muối sinh lý sau đó băng vết thương, hạn chế tiếp xúc là đủ để giúp bạn tránh nguy cơ nhiễm trùng hoại tử. Nhưng nếu là vết thương sâu, diện tích rộng thì rửa bằng nước muối sinh lý là chưa đủ. Bạn cần thêm một dung dịch sát khuẩn chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn mới tránh được nguy cơ nhiễm trùng vết bỏng
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Rửa vết thương bằng gì là tốt nhất?
Hậu quả nếu vết bỏng bị nhiễm trùng?
Nếu không may để vết bỏng bị nhiễm trùng thì hậu quả do nó gây ra sẽ rất nặng nề. Với vết bỏng nhiễm trùng, dù có điều trị đúng hướng thì thời gian phục hồi cũng rất lâu (6 tháng đến 1 năm) kèm theo đó là cảm giác đau đớn kéo dài suốt quá trình điều trị. Khi lành lại chắc chắn sẽ để lại sẹo thâm, sẹo lồi lõm gây mất thẩm mỹ, từ đó tâm lý của người bệnh cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Nếu nhiễm trùng mức độ nặng, lan rộng và sâu người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ chết dần các mô, tế bào gây hoại tử. Thậm chí là nhiễm trùng có thể ăn sâu vào các bó cơ, xương, phá hủy mạch máu. Lúc này các cơ quan trên cơ thể không thể hoàn nguyên lại trạng thái bình thường và chức năng vốn có ban đầu của nó.
Nguy hiểm hơn nữa đó là nhiễm trùng vết bỏng còn là nguyên nhân khởi phát nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn khuyết gây tử vong nếu không điều trị kịp thời hoặc các vi khuẩn đã có hiện tượng đề kháng thuốc.
Chăm sóc vết bỏng phồng nước bị vỡ
Vết bỏng phồng nước bị vỡ có nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Chính vì thế Nacurgo xin gửi đến bạn cách để chăm sóc vết bỏng phồng nước bị vỡ đúng cách:
Làm sạch tay trước tiên
Bàn tay chúng ta chứa một lượng lớn vi khuẩn từ việc tiếp xúc môi trường bên ngoài. Chính vì vậy, trước khi động vào vết bỏng phồng nước bị vỡ bạn cần rửa sạch tay trước tiên bằng một loại xà phòng có tính sát khuẩn nhẹ, rửa ít nhất trong 20 giây.
Rửa sạch tay tránh nhiễm khuẩn chéo vào vết thương
Rửa vết bỏng phồng nước
Như thông tin chia sẻ phía trên: Khi bị bỏng bạn có thể rửa bằng nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn, dị vật (trong trường hợp phồng nước bị vỡ do tác động bên ngoài). Sau khi rửa bằng nước muối bạn có thể dùng thêm một loại nước sát khuẩn chuyên dụng. Tuy nhiên điều này là không cần thiết với vết bỏng nhỏ, nông..
Băng vết thương tránh tiếp xúc với bụi và vi khuẩn bên ngoài
Sau khi rửa nước muối bạn để vết bỏng khô tự nhiên hoặc có thể thấm khô bằng bông tiệt trùng. Tuyệt đối không được loại bỏ phần da thừa bởi nó có thể khiến vết bỏng tăng diện tích hở, tiếp xúc nhiều hơn với môi trường.
Tiếp theo bạn sử dụng xịt bảo vệ vết bỏng Nacurgo lên vùng da có vết bỏng bị vỡ. Lớp màng sinh học được tạo ra sau đó như một lớp da nhân tạo giúp vết bỏng hở được bảo vệ tuyệt đối, ngăn sự tiếp xúc của vi khuẩn khói bụi vào cơ thể từ môi trường bên ngoài. Lớp màng sinh học tạo ra còn ngăn chặn quá trình bốc hơi nước tạo môi trường để vết bỏng lành lại nhanh hơn gấp 5 lần.
Tinh chất siêu phân tử nghệ có trong sản phẩm có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa gấp 40 lần tinh nghệ thông thường giúp vết bỏng tạo lớp da mới nhanh hơn. Tinh chất trà xanh giúp kháng viêm, sát khuẩn dịu nhẹ chăm sóc tốt cho vết bỏng hở, hạn chế đau đớn và di chứng sau này.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua bộ sản phẩm Nacurgo online TẠI ĐÂY
Theo dõi vết bỏng
Bước cuối cùng trong các bước chăm sóc vết bỏng phồng nước bị vỡ Nacurgo gửi đến bạn Hằng đó chính là theo dõi tiến trình lành lại của vết bỏng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của nhiễm trùng, nhiễm khuẩn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý, ngăn ngừa vết bỏng bị nhiễm trùng, hoại tử.
☛ Gửi bạn: Cách nhận biết sớm hoại tử vết thương từ sớm
Một số lưu ý khi sử dụng nước muối sinh lý
Bị bỏng có thể dùng nước muối để rửa nhưng không phải loại nước muối nào cũng có thể rửa vết bỏng. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng:
- Bạn tuyệt đối không tự pha chế muối ăn với nước để tạo ra dung dịch nước muối sinh lý. Bởi nếu chất lượng muối và nước không đảm bảo, không được vô trùng thì nguy cơ nhiễm khuẩn vẫn hoàn toàn có thể xảy ra. Các chuyên gia cũng khuyên không nên làm điều này bởi chi phí cho một lọ nước môi trên thị trường hiện nay là rất rẻ.
- Khi mua nước muối sinh lý bạn cần chú ý đến nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng. Lời khuyên đưa ra là nên mua tại các bệnh viên lớn, các nhà thuốc uy tín của bệnh viện bạn nhé.
- Đối với những vết thương có chứa các chất khó hòa tan như luyn, dầu thì rửa nước muối tại vị trí vết thương sẽ không mang lại hiệu quả rửa trôi bụi bẩn, vi khuẩn. Khi đó cần có 1 dung dịch chuyên dụng để hòa tan các chất này.
- Nếu chỉ rửa nước muối sinh lý mà không sử dụng bất kỳ loại thuốc sát trùng nào thì cần theo dõi vết thương, vết bỏng thường xuyên hơn để ngăn những nguy cơ không đáng có xảy ra.
- Không nên chỉ sử dụng nước muối sinh lý cho vết thương sâu, vết bỏng sâu mà cần kết hợp dùng thuốc sát trùng dưới sự tư vấn của bác sĩ.
Thúy Hằng thân mên. Trên đây là những chia sẻ giải đáp cho thắc mắc của bạn. Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ biết cách rửa vết bỏng bằng nước muối đồng thời chăm sóc vết bỏng đúng cách hơn khi chẳng may bị vỡ phồng nước. Cảm ơn bạn, chúc vết bỏng cổ tay của bạn sớm lành lại..