Nhiễm trùng vết thương là một trong số những vết thương gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về nhiễm trùng vết thương.
Mục lục
- Nhiễm trùng vết thương là gì?
- Nguyên nhân nào gây nhiễm trùng vết thương?
- Những đối tượng có nguy cơ cao nhiễm trùng vết thương
- Dấu hiệu nào nhận biết nhiễm trùng vết thương?
- Nhiễm trùng vết thương có nguy hiểm không?
- Hướng dẫn điều trị nhiễm trùng vết thương đúng cách!
- Khi nào nhiễm trùng vết thương cần đến gặp bác sĩ?
- Chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng với bộ đôi dung dịch Nacurgo!
- Phòng ngừa nhiễm trùng vết thương như thế nào?
Nhiễm trùng vết thương là gì?
Da là cơ quan lớn nhất và là hàng rào miễn dịch đầu tiên của cơ thể. Da có đặc điểm là gồm nhiều lớp tế bào, tế bào sừng hóa. Cơ chế bảo vệ cơ thể bên ngoài của da nhờ pH của da có tính hơi acid kết hợp với lớp sừng có thể bong ra giúp loại bỏ tác nhân có hại.
Khi da bị rách, có những vết thương, vi sinh vật có cơ hội xâm nhập vào cơ thể qua vết thương nhiều hơn khả năng miễn dịch của cơ thể nên dẫn đến nhiễm trùng vết thương.
Nguyên nhân nào gây nhiễm trùng vết thương?
Do vi khuẩn
Đa số tình trạng nhiễm trùng vết thương đều do nguyên nhân từ vi khuẩn. Tác nhân chủ yếu gây nhiễm trùng là từ hai nhóm vi khuẩn lớn là tụ cầu vàng (Staphylococcus) và phế cầu khuẩn (Streptococcus). Những chủng vi khuẩn này tồn tại trên cơ thể chủ yếu là gây hại. Nên chỉ cần có một vết thương nhỏ đều tạo cơ hội cho chúng xâm nhập và làm suy giảm miễn dịch của cơ thể.
Do virus
So với vi khuẩn, virus có thể gây ra tình trạng tổn thương lan rộng trên toàn bộ cơ thể. Các virus có khả năng gây nhiễm trùng như: Poliovirus, papillomavirus, virus herpes. Ngoài ra cũng có các loại virus khác như thủy đậu, zona, sởi,…
Những đối tượng có nguy cơ cao nhiễm trùng vết thương
- Vận động viên hay những người phải vận động nhiều, có nhiều chấn thương, vết thương hở tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập.
- Người thường làm việc nặng hay người có cơ địa nhiều mồ hôi tạo điều kiện gây bí tắc, ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ của da
- Bệnh nhân tiểu đường có nồng độ glucose máu cao, tăng tính thấm, tăng khả năng vi trùng xâm nhập nhiều hơn, giảm khả năng làm lành vết thương.
- Bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm như nhiễm HIV/AIDS, các bệnh nhân lao, tác dụng phụ của thuốc ức chế miễn dịch,…
- Các bệnh nhân mất khả năng vận động khiến máu khó lưu thông và tuần hoàn đều, làm vết thương khó lành hoặc gây ra bệnh lý nhiễm trùng từ bên trong.
Dấu hiệu nào nhận biết nhiễm trùng vết thương?
Các dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng có thể có là:
- Vết thương xung quanh hoặc vết thương đau nhiều, sưng hoặc đỏ tấy.
- Vết thương chảy dịch màu vàng, xanh lá cây đi kèm có mùi hôi.
- Thay đổi màu sắc đậm và tối màu hơn, kích thước vết thương có thể lan rộng hơn.
- Ngoài ra có thể kèm: sốt cao, mệt mỏi chán ăn, mất ngủ.
Đối với vết thương có nguyên nhân do virus bệnh nhân thường bệnh nhân có có mụn nước. Đặc biệt có dấu hiệu đau họng, sưng hạch bạch huyết – đây là dấu hiệu quan trọng của nhiễm trùng do virus.
Với nhiễm trùng vết thương do nguyên nhân từ vi khuẩn. Dấu hiệu quan trọng đó là tụ mủ, chảy mủ, sưng đau, ngứa.
☛ Chi tiết hơn trong bài viết: Dấu hiệu cảnh báo vết thương hở bị nhiễm trùng!
Nhiễm trùng vết thương có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng vết thương có nguy cơ gây ra tình trạng hoại tử da, chi, cơ quan bên trong liên quan. Do sự tắc nghẽn của mạch máu dẫn đến tình trạng không có đủ máu để nuôi cơ quan, bộ phận cơ thể khiến chúng “chết dần”.
Triệu chứng chính của hoại là đau dữ dội kèm theo sốt cao, có thể kèm theo co giật, sốc. Điều trị hoại tử rất khó và nguy cơ phải cắt bỏ là rất cao để tránh nguy cơ hoại tử lan sang các bộ phận khác.
Hướng dẫn điều trị nhiễm trùng vết thương đúng cách!
Điều trị nhiễm trùng vết thương trước hết hãy xác định tác nhân gây bệnh là gì để có phương hướng điều trị phù hợp. Để xác định được nguyên nhân nhiễm trùng thì cần dựa vào các đặc điểm triệu chứng của vết thương.. Cách tốt nhất là bạn hãy tìm gặp bác sĩ để được xét nghiệm mẫu bệnh phẩm là dịch viêm, mủ để tìm chính xác nguyên nhân nhiễm trùng ở vết thương.
Điều trị nhiễm trùng vết thương do vi khuẩn
Nhiễm khuẩn thường được chỉ định điều trị bằng các thuốc kháng sinh dạng bôi trực tiếp hoặc dạng uống.
- Dung dịch sát khuẩn: chấm thuốc vào miệng vết thương để ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Thuốc kháng sinh beta-lactam, penicillin bán tổng hợp và macrolid,.. để có thể ngăn ngừa các biến chứng nhiễm trùng.
Chú ý: Bạn không nên tự ý dùng kháng sinh mà hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Bởi vì liên cầu khuẩn và tụ cầu vàng đều có khả năng kháng thuốc mạnh, vết thương của bạn sẽ khó điều trị và trở nên tồi tệ hơn.
Điều trị nhiễm trùng vết thương do virus
Bạn có thể sử dụng kết hợp với thuốc kháng virus như Acyclovir khi khả năng miễn dịch của bệnh nhân suy yếu. Bên cạnh đó, để loại bỏ tình trạng ngứa ngáy, bạn có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng Histamin H1.
Khi nào nhiễm trùng vết thương cần đến gặp bác sĩ?
Khi bạn cảm thấy vùng da tổn thương trở nên đau nhức tăng dần, bị chảy nước vàng nhưng đi kèm đó là tình trạng chảy mủ có màu vàng đục, kèm theo mùi hôi khó chịu. Ngoài ra còn có biểu hiện đi kèm như sốt, mệt mỏi, chán ăn,… thì bạn cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ.
Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và chỉ định thuốc dùng nếu cần thiết. Để tránh tình trạng bội nhiễm hay kháng thuốc, hãy sử dụng thuốc đúng liều lượng và tuân thủ các lưu ý khi dùng thuốc.
Chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng với bộ đôi dung dịch Nacurgo!
Vệ sinh hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn Nacurgo
Làm sạch vùng da bị tổn thương, đang nhiễm trùng là một trong bước quan trọng và cần thiết nhất bởi nó giúp loại bỏ các tác nhân nguy hiểm trên da. Tuy nhiên, sạch bụi bẩn và vi khuẩn là chưa đủ, dung dịch rửa da hư tổn chuyên dụng cho vết thương đang nhiễm trùng cần đáp ứng đủ yêu cầu làm dịu nhẹ, thơm mát, an toàn.
Với thành phần nguồn gốc thiên nhiên như tinh chất bạc hà, trà xanh, lô hội, tràm trà, nghệ trắng,… Nacurgo mang đến giải pháp làm sạch cho vết thương nhiễm trùng hữu hiệu và an toàn.
Cách sử dụng Nacurgo rửa vết thương:
- Tưới dung dịch hoặc có thể sử dụng kết hợp với gạc hoặc thấm lên bông để làm sạch nhẹ nhàng vết thương.
- Nên rửa vùng da tổn thương 1 lần/ ngày để đạt được hiệu quả chăm sóc tốt nhất.
- Lưu ý: Không tưới trực tiếp dung dịch lên da mặt mà hãy sử dụng tăm bông để làm sạch da đối với các vết thương đó.
Bảo vệ và phục hồi vết thương bằng màng sinh học Nacurgo
Dung dịch bảo vệ Nacurgo được ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, là một giải pháp ưu việt trong bảo vệ vết thương trên da bạn, làm nhanh mờ sẹo từ 3 – 5 lần so với phương pháp truyền thống. Nacurgo bảo vệ vết thương theo cơ chế tạo màng sinh học Polyesteramide (PEA) có bản chất là hợp chất cao phân tử (polymer). Với khả năng tương thích tương đối cao với các tổ chức của cơ thể, hiệu quả của Nacurgo đã được nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới công nhận và kiểm chứng.
Bên canh đó với Nano Curcumin (tinh nghệ Nano) – dạng bào chế công nghệ cao của tinh chất củ nghệ. Với kích thước siêu nhỏ (cỡ 30nm – 100nm) giúp tăng khả năng thẩm thấu. Và cùng tinh chất trà xanh với chứa hơn 200 các hợp chất khác nhau trong đó catechin, các vitamin,… đem lại tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất hiệu quả. Ngoài ra, Nacurgo còn giúp da khi hồi phục đều màu, ẩm mịn, ngăn ngừa sẹo hiệu quả.
Cách sử dụng:
Sau bước làm sạch vết thương, bạn chỉ cần ấn nhẹ van và xịt dung dịch lên bề mặt vết thương. Chưa đến 1 phút, dung dịch Nacurgo nhanh chóng khô và tạo thành lớp màng mỏng bao phủ vết thương trên da. Màng sinh học có khả năng tự phân hủy sinh học nên sau 4-5 tiếng, bạn chỉ cần xịt lớp màng mới đè lên lớp màng cũ để bảo vệ da tổn thương một cách tối ưu.
Đối với các vết thương trên mặt, bạn có thể dùng tăm bông thấm dung dịch rồi lăn lên vết thương chứ không xịt trực tiếp dung dịch lên vùng da mặt để tránh dung dịch bắn vào mắt, mũi..
Để tìm mua bộ sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “BẤM VÀO ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Phòng ngừa nhiễm trùng vết thương như thế nào?
Đảm bảo vết thương luôn sạch sẽ
Tục ngữ có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chính vì vậy bạn hãy luôn có ý thức bảo vệ cơ thể trước các tác hại xấu từ môi trường. Nếu có vết thương cần luôn giữ vết thương thoáng khí, sạch sẽ, tạo điều kiện cơ thể làm lành vết thương, chống bội nhiễm.
Bên cạnh đó, tránh sử dụng các dung dịch có tính sát khuẩn cao như nước oxy già, cồn 90 độ,… bởi chúng làm tổn thương sâu đến vết thương đang nhiễm trùng gây các biến chứng xấu. Cân nhắc việc sử dụng các sản phẩm chuyên dụng cho vết thương nhiễm trùng, vùng da tổn thương để đảm bảo an toàn cho cơ thể, như bộ đôi dung dịch Nacurgo (dung dịch làm sạch vết thương Nacurgo và dung dịch xịt màng sinh học Nacurgo).
Chế độ dinh dưỡng hợp lý khi nhiễm trùng vết thương
Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến không nhỏ quá trình bảo vệ, phục hồi và tái tạo vết thương.
Dưới đây là những thực phẩm khi nhiễm trùng vết thương bạn nên kiêng:
- Hải sản: tôm, cua,… Hải sản vốn nổi tiếng là thực phẩm dinh dưỡng song lại tiềm ẩn các nguy cơ gây ra dị ứng, kích ứng, đặc biệt khi cơ thể đang có nhiễm trùng.
- Rau muống: Ăn rau muống sẽ làm tăng nguy cơ gây ra sẹo lồi sau khi lành.
- Thịt bò: Thịt bò lại là thực phẩm cần tránh bởi nó làm vết thương lâu lành miệng và để lại vùng da sẫm màu hơn sau hồi phục.
- Thịt gà và đồ nếp: Đây là hai thực phẩm làm tăng nguy cơ mưng mủ, chảy mủ cho vết thương.
- Đồ ngọt, đồ cay nóng: Có thể gây kích ứng da, gây cảm giác khó chịu tại vùng da tổn thương.
Bên cạnh đó, dưới đây là những thực phẩm thân thiện và tốt cho quá trình hồi phục vết thương của bạn.
- Ăn đủ đạm: Bằng cách bổ sung thịt lợn, cá nước ngọt,… cung cấp dinh dưỡng để “sửa chữa” và “tái tạo” vùng da tổn thương
- Bổ sung vitamin: Đặc biệt là A, C, E trong hoa quả, rau củ để vết thương mau lành và tăng cường hồi phục da. Điển hình như các quả họ Cam như Cam, quýt; ổi; các loại hạt, nấm,…
☛ Tham khảo thêm: Dinh dưỡng cho người bị thương mau lành
Theo dõi tiến triển của vết thương
Tùy vào mức độ vết thương nặng nhẹ thì mức độ tiến triển và hồi phục vết thương là khác nhau. Dù đã sử dụng thuốc và chăm sóc như bác sĩ yêu cầu, song việc theo dõi màu sắc, tình trạng vết thương rất quan trọng. Nếu tiến triển không tốt, vết thương cần có biện pháp xử lý thay thế phù hợp và kịp thời, nó sẽ giúp hạn chế các trường hợp biến chứng xấu xảy ra trên cơ thể.
Từ những kiến thức trên đây, chắc hẳn bạn đã có thể hiểu thêm những kiến thức về nhiễm trùng vết thương. Nếu còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm, bạn hãy nhấc máy gọi ngay đến tổng đài của chúng tôi thông qua số hotline 1800 6626 để được các chuyên gia tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Tài liệu tham khảo:
https://www.woundsource.com/patientcondition/infected-wounds
https://www.drugs.com/cg/wound-infection.html
https://www.fairview.org/patient-education/85329