Bạn có vết thương hở và chúng đang có dấu hiệu sưng đỏ, xuất hiện mủ và đau đớn. Điều này có thể là báo hiệu của tình trạng nhiễm trùng da. Vậy nhiễm trùng da có nguy hiểm không? Cách điều trị chúng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
- Nhiễm trùng da là gì?
- Nguyên nhân nào khiến da bị nhiễm trùng?
- Vậy bị nhiễm trùng da có nguy hiểm không?
- Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng da!
- Chẩn đoán nhiễm trùng vết thương bằng cách nào?
- Các phương pháp điều trị nhiễm trùng da hiệu quả
- Các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng da
- Các bước chăm sóc xử lý nhiễm trùng da
Nhiễm trùng da là gì?
Da là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể, nó hoạt động như một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập vi khuẩn hay các tác nhân từ bên ngoài môi trường. Thông thường, nhiều vi sinh vật sống vô hại trên làn da mà không ra ra bất kỳ vấn đề gì. Tuy nhiên, khi cơ thể xuất hiện một vết thương hở, các mô dưới ra bị lộ ra ngoài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật kí sinh trên da dễ dàng xâm nhập. Từ đó gây nên tình trạng nhiễm trùng da.
Hiện nay có 4 loại nhiễm trùng da phổ biến đó là:
- Nhiễm trùng da do vi khuẩn: viêm mô tế bào, chốc lở, mụn nhọt, áp xe, viêm nang lông, nhiễm tụ cầu vàng,…
- Nhiễm trùng da do virus: zona thần kinh, thủy đậu, sởi, chân tay miệng,…
- Nhiễm nấm da: hắc lào, nấm chân, nấm móng tay, nấm âm đạo, hăm da,…
- Nhiễm trùng da do ký sinh trùng: ghẻ, chấy, rận,…
Như vậy, nhiễm trùng da do nhiều mầm bệnh gây ra, do đó các triệu chứng sẽ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Đối với một số trường hợp việc nhiễm trùng nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc không kê đơn hoặc có thể khắc phục tại nhà nhờ vào tư vấn của bác sĩ, tuy nhiên đối với những tình trạng nhiễm trùng nặng hơn thì cần sự can thiệp của y tế để điều trị chuyên sâu, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
➤ Bài viết liên quan: Nhiễm trùng vết thương hở: dấu hiệu và cách xử lý đúng!
Nguyên nhân nào khiến da bị nhiễm trùng?
Dù là vết thương hở nhỏ như vết xước da, đứt tay hay vết thương lớn do chấn thương, phẫu thuật cũng đều có nguy cơ bị nhiễm trùng. Vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng trên da đều là các yếu tố dễ dàng gây ra tình trạng này. Cụ thể:
- Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn nhóm Staphylococcus và Streptococcus là nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiễm trùng da. Những vi khuẩn này thường sống trên da, chúng là những sinh vật vô hại hoặc thậm chí tốt. Tuy nhiên khi da xuất hiện một vết thương hở như vết cắt, trầy xước da, vi khuẩn có thể xâm nhập qua miệng vết thương và gây nhiễm trùng.
- Virus: Pox virus, virus herpes và papillomavirus là những loại virus có khả năng gây nhiễm trùng. So với nhiễm trùng do vi khuẩn thì nhiễm trùng gây ra bởi virus dễ lan rộng ra toàn bộ cơ thể.
- Nấm: Nấm có thể xâm nhập và gây ra nhiễm trùng da khi có điều kiện thuận lợi như độ ẩm của da cao hoặc da khô, nứt nẻ, đôi khi có thể do cách vệ sinh cơ thể chưa được sạch sẽ. Do đó, nhiễm trùng da do nấm thường có nhiều khả năng phát triển ở những vùng ẩm ướt của cơ thể như chân, âm đạo, nách, cổ,…
- Ký sinh trùng: Chấy, ghẻ, rận,… là một trong những ký sinh trùng gây nhiễm trùng và tổn thương da. Nhiễm trùng da do ký sinh trùng có thể lây lan bên ngoài da đến máu và các cơ quan khác. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ khiến người bệnh khó chịu.
Ngoài ra, một số yếu tố rủi ro khác cùng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da như:
- Tiểu đường: Có bệnh lý nền là tiểu đường khiến vết thương hở chậm lành từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng da.
- Hệ miễn dịch yếu: Một số trường hợp bị suy giảm hệ miễn dịch do nhiễm HIV, AIDS, hay do tác dụng phụ của thuốc cùng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn dễ tấn công.
- Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ
- Môi trường ô nhiễm, ẩm thấp
- Có bệnh về da mãn tính như chàm, vảy nến,….
Vậy bị nhiễm trùng da có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng da là tình trạng không thể chủ quan. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm trùng có thể tiến triển nặng hơn gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là các vết nhiễm trùng do virus và vi khuẩn.
- Nếu nhiễm trùng gây ra bởi virus, bạn có thể gặp phải các di chứng như tổn thương dây thần kinh, viêm não, phổi.
- Nếu nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn có thể gây ra hàng loạt các hậu quả khôn lường như viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng máu, hoại tử da hay thậm chí là tử vong.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng da!
Mỗi loại nhiễm trùng khác nhau sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Trong đó, triệu chứng của nhiễm trùng do vi khuẩn có mức độ nghiêm trọng nhất.
Dấu hiệu nhiễm trùng da do vi khuẩn bao gồm:
- Da sưng đỏ, sờ vào sẽ cảm thấy nóng hơn bình thường.
- Đau rát và ngứa ngáy, xuất hiện tình trạng chảy dịch và mưng mủ.
- Những tổn thương này xảy ra ở những vùng da bị vết thương hở trước đó.
- Ngoài ra người bệnh còn xuất hiện các cơn sốt cao đột ngột, ớn lạnh toàn thân, buồn nôn hay thậm chí là co giật.
Dấu hiệu nhiễm trùng da do virus:
- Xuất hiện phát ban
- Một số trường hợp xuất hiện mụn nước gây ngứa ngáy, khó chịu
- Tổn thương này có thể xuất hiện ở toàn thân hoặc khu trú ở các dây thần kinh
- Người bệnh có thể xuất hiện cơn sốt, đau họng kéo theo sưng hạch bạch huyết.
Các dấu hiệu nhiễm trùng da do nấm:
- Ngứa ngáy là những biểu hiện xuất hiện đầu tiên.
- Vùng da bị nấm thường đỏ, dày sừng và bong vảy trắng.
- Có thể xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti tại vùng da bị thường
- Nhiễm trùng da do nấm thường có xu hướng xảy ra ở các kẽ như kẽ tay, kẽ chân, hằn cổ, nách cánh tay,…
Dấu hiệu nhiễm trùng do ký sinh trùng:
- Ngứa ngáy dữ dội
- Lở loét da
- Nổi mẩn đỏ
Nhiễm trùng da có nhiều triệu chứng với các biểu hiện khác nhau. Tốt nhất khi bạn nhận thấy bất kì biểu hiện bất thường nào đã liệt kê trên hãy báo ngay có các y bác sĩ để được chăm sóc và điều trị kịp thời.
Chẩn đoán nhiễm trùng vết thương bằng cách nào?
Để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể là ảnh hưởng đến tính mạng do nhiễm trùng da gây ra, bạn cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Trước khi điều trị, người bệnh cần phải thực hiện một số phương pháp chẩn đoán.
Thông thường bác sĩ có thể xác định loại nhiễm trùng thông qua vị trí, đặc điểm của tổn thương da. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đặt câu hỏi về các triệu chứng đi kèm như ngứa, sốt, ớn lạnh, buồn nôn và yêu cầu làm một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu: Bác sĩ có thể thực hiện để kiểm tra nhiễm trùng từ kết quả xét nghiệm máu.
- Chụp X quang hoặc CT: Hai xét nghiệm này được thực hiện để tìm nhiễm trùng trong các mô tổn thương sâu hoặc dị vật trong vết thương. Để hiển thị hình ảnh rõ hơn, bạn có thể được cung cấp chất lỏng tương phản. Hãy thông báo ngay với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với chất lỏng tương phản.
- Nuôi cấy vi khuẩn từ mẫu dịch hoặc mô lấy từ vết thương. Mẫu này được được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra vi trùng gây nhiễm trùng.
Các phương pháp điều trị nhiễm trùng da hiệu quả
Việc điều trị vết thương bị nhiễm trùng có thể tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, vị trí của vết thương và sức khỏe của người bệnh. Một số trường hợp có xu hướng tự thuyên giảm thì không cần điều trị y tế. Tuy nhiên với hầu hết các tình trạng nhiễm trùng da đều cần đến sự can thiệp của y tế, tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp.
Một số phương pháp điều trị nhiễm trùng vết thương hở phổ biến là:
Thuốc kháng sinh
Sử dụng thuốc kháng sinh là phương pháp phổ biến được dùng để điều trị nhiễm trùng da. Các loại kháng sinh khác nhau tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh, cụ thể:
1. Điều trị nhiễm trùng da do vi khuẩn
Các vi khuẩn gây nhiễm trùng da thường có xu hướng tấn công vào tầng sâu cảu cấu trúc da và xâm nhập vào các cơ quan khác. Do đó, nhiễm trùng da do vi khuẩn là tình trạng nghiêm trọng bắt buộc phải điều trị.
- Thuốc mỡ kháng sinh: Có tác dụng giảm đau, ngứa và giúp bong các vảy tiết.
- Dung dịch sát khuẩn như Milian hoặc Castellani: Sử dụng dung dịch sát khuẩn này chấm vào những vùng da bị tổn thương nhằm ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.
- Thuốc kháng sinh nhóm quinolone, beta-lactam và macrolid và kháng sinh penicillin bán tổng hợp: Đây là các loại kháng sinh đường uống/ tiêm, thường được sử dụng khi nhiễm trùng da lan rộng. Ngoài ra, nhóm kháng sinh điều trị toàn thân này còn ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, viêm đường tiết niệu.
2. Điều trị nhiễm trùng da do virus
So với nhiễm trùng da do vi khuẩn thì nhiễm trùng da do virus có mức độ nhẹ hơn. Do đó, bác sĩ thường kê thuốc bôi tại chỗ để điều trị.
- Dung dịch xanh methylene: Sử dụng dung dịch này chấm lên vùng da bị thủy đậu để tiêu diệt virus gây bệnh.
- Thuốc kháng histamine: Dùng cho những trường hợp có ngứa ngay lan ra toàn thân.
- Thuốc kháng virus Acyclovir: Loại thuốc này được sử dụng nếu hệ miễn dịch của người bệnh suy yếu.
Một số trường hợp nhiễm trùng da do virus như bệnh sởi, sốt phát ban thì không cần dùng thuốc vì các triệu chứng của bệnh có thể thuyên giảm khi bạn nghỉ ngơi và chăm sóc tại nhà.
3. Điều trị nhiễm trùng da do nấm
Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng da do nấm đều có mức độ nhẹ và không gây nguy hiểm. Quá trình điều trị chủ yếu là sử dụng thuốc kháng nấm tại chỗ hoặc đường uống.
- Thuốc chống nấm (Ketoconazole, Nystain, Fluconazol,…): Thường được chỉ định ở dạng bôi tại chỗ. Tuy nhiên nếu tổn thương da lan rộng, bác sĩ có thể yêu cầu dùng thuốc kháng nấm đường uống.
- Thuốc kháng histamine H1: Được sử dụng nếu nhiễm trùng da do nấm gây ngứa ngáy dữ dội và kéo dài.
4. Điều trị nhiễm trùng da do ký sinh trùng
- Kem Cortamiton 1%: Có tác dụng tiêu diệt ghẻ và ve gây bệnh trên da.
- Calamine lotion: Có tác dụng làm dị, làm mát và xoa dịu ngứa ngáy trên da.
- Thuốc bôi chứa steroid: Được sử dụng để làm giảm ngứa và viêm do ký sinh trùng gây ra.
- Thuốc kháng histamine: So với các dạng nhiễm trùng khác, nhiễm trùng do ký sinh trùng thường gây ngứa ngáy dữ dội. Vì vậy bạn có thể dùng thuốc kháng histamine để làm giảm các triệu chứng của bệnh.
➤ Đọc thêm: Vết thương hở nên bôi thuốc gì cho mau lành không bị sẹo?
Liệu pháp chân không (VAC)
Là một phương pháp tiên tiến giúp điều trị hiệu quả tình trạng nhiễm trùng da khi da có tổn thương hở do vi khuẩn. Liệu pháp này sử dụng hệ thống hút chuyên dụng nhằm tạo chân không trong toàn bộ vết thương để loại bỏ dịch ứ đọng, những mảnh tổ chức hoại tử nhỏ trong vết thương và dịch phù nề ở tổ chức xung quanh vết thương.
Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật thường dùng có những trường hợp nhiễm trùng da do có vết thương nặng, thường là chấn thương do tai nạn hoặc vết mổ bị nhiễm trùng. Lúc này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn phải thực hiện phẫu thuật. Phẫu thuật giúp làm sạch vết thương, loại bỏ các mô bị nhiễm trùng hoặc mô chết, các mô hoại tử hoặc dị vật dính trên vết thương.
Các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng da
Nhiễm trùng da là một tình trạng về da liễu tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Không chỉ gây đau đớn, sưng đỏ, ngứa ngáy mà còn có thể kéo theo nhiều biến nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần chủ động phòng ngừa tình trạng này bằng cách thay đổi một số thói quen như:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ đều đặn, tránh tình trạng bụi bẩn và dầu thừa tồn động trên da.
- Tập thói quen rửa tay đúng cách với xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ không gian sống.
- Chích ngừa vaccine ngừa sởi, thủy đậu, rubella,… ngày từ bé cho trẻ nhỏ.
- Khi bạn có vết thương trên da, tốt nhất cần khử trùng và băng bó cẩn thận.
- Đối với những bệnh nhân có vết mổ phẫu thuật, phải tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc vết thương hở của bác sĩ cho đến khi vết thương lành hoàn toàn.
Các bước chăm sóc xử lý nhiễm trùng da
Biết cách xử lý nhiễm trùng da sẽ giúp bạn ngăn cản được các biến chứng nguy hiểm, từ đó đẩy nhanh quá trình điều trị. Bạn có thể tham khảo cách bước xử lý nhiễm trùng da dưới đây:
Bước 1: Vệ sinh da, loại bỏ các mô hoại tử
Việc vệ sinh vùng da bị tổn thương là điều đầu tiên cần làm trong quá trình điều trị nhiễm trùng da để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trong ổ viêm nhiễm. Với những tổn thương da bình thường, bạn có thể dùng nước muối sinh lí để rửa vùng da bị thương. Tuy nhiên khi da bị nhiễm trùng thì vệ sinh bằng nước muối là chưa đủ. Bạn nên ưu tiên các loại dung dịch rửa vết thương có công dụng làm sạch tốt hơn.
Dung dịch rửa làm sạch vết thương Nacurgo chai xanh hiệu quả!
Lựa chọn dung dịch rửa vết thương Nacurgo chuyên biệt với 5 tác động ““NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”. Nacurgo chai xanh có tác dụng loại bỏ màng Biofilm của vi khuẩn, từ đó giúp loại bỏ dịch nhầy, làm sạch bề mặt vết thương tốt. Di vậy, so với nước muối sinh lí, dung dịch rửa vết thương Nacurgo mang lại hiệu quả tốt hơn.
Ngoài ra, với những tình trạng nhiễm trùng da do vi khuẩn thì đều xuất hiện các ổ viêm mủ vàng. Do đó, trước khi dùng Nacurgo để rửa, người bệnh có thể dụng nhíp đã được khử trùng để loại bỏ các mô hoại tử. Từ đó, dung dịch sẽ thấm vào vùng da bị tổn thương và phát huy tác dụng làm sạch một cách hiệu quả.
☛ Tham khảo thêm thông tin sản phẩm: Dung dịch Nacurgo rửa làm sạch vùng da tổn thương
Bước 2: Bôi thuốc theo chỉ định bác sĩ
Với các vết thương đã bị nhiễm trùng da, sau thăm khám sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp nếu có thì đây chính là bước sử dụng thuốc theo chỉ định.
Bước 3: Xịt Nacurgo để băng bó vùng da tổn thương
Mặc dù đã sát khuẩn, xong nhiễm trùng da vẫn có thể tái phát nếu không được băng bó cẩn thận. Thông thường nhắc đến băng bó, mọi người hầu hết sẽ nhớ ngay đến những băng gạc truyền thống. Tuy nhiên, cách này có thể gây ra một vài rắc rối vì băng bông có thể gây hầm bí, khiến nhiễm trùng da trở nên nặng hơn. Hiểu được điều này, Công ty cổ phần Công nghệ Newtech Pharm đã cho ra Nacurgo băng vết thương dạng xịt, nối tiếp dung dịch rửa vết thương Nacurgo.
Dung dịch xịt bảo vệ vết thương Nacurgo
➤ Đọc thêm về sản phẩm: Vì sao nên sử dụng Nacurgo màng sinh học thay thế cho băng gạc thông thường?Nacurgo với ưu điểm vượt trội khi ứng dụng thành công công nghệ màng sinh học Polyesteramide vào sản phẩm. Màng Polyesteramide có tác dụng như một hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước, bảo vệ da.
Công nghệ màng sinh học Polyesteramide siêu thoáng – là một biện pháp thay thế hoàn hảo cho băng gạc truyền thống khi nó vừa giúp bảo vệ da nhưng lại không gây bí bách. Ngược lại vẫn được thông thoáng, từ đó làm tăng khả năng phục hồi tình trạng nhiễm trùng da.
Sử dụng xịt bảo vệ Nacurgo còn hạn chế đau đớn khi người bệnh phải thay băng gạc, bởi màng sinh học Nacurgo có khả năng tự phân hủy sau 4-5 tiếng. Lúc này, người bệnh chỉ cần xịt một lớp mới lên da, tự động vùng da bị thương sẽ được bảo vệ thêm một lớp màng, đem lại cảm giác an toàn cho người bệnh.
Ngoài ra, trong thành phần của Nacurgo còn chứa tinh nghệ nano Cucurmin và tinh chất trà xanh có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, kích thích sự tăng sinh của tế bảo, từ đó thúc đẩy quá trình phục hồi nhiễm trùng da.
Để tìm mua Nacurgo chai xanh và chai cam bạn có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “TẠI ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà bằng cách “BẤM VÀO ĐÂY”