Loét da chân là tình trạng về da rất nguy hiểm bởi nếu không được điều trị kịp thời, loét da có thể bị nhiễm trùng dẫn đến nguy cơ hoại tử phải cắt cụt chi. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa được hậu quả đáng sợ này, hãy cùng Nacurgo.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Lở loét da chân là gì?
Loét bàn chân là những vết loét hoặc tổn thương hở không lành hoặc lâu ngày sẽ tái phát. Những vết loét này là kết quả của sự phân hủy, phá vỡ toàn bộ cấu trúc da bao gồm lớp biểu bì, hạ bì và các mô dưới da. Những tổn thương này có thể bị nhiễm trùng dẫn đến các triệu chứng của loét da chân bao gồm sưng tấy, nóng rát và đau.
2. Bị loét da chân do đâu?
Loét da chân được hình thành dựa trên 3 nguyên nhân chính bao gồm:
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường khiến nồng độ đường trong máu tăng cao gây ra các tổn thương cho thần kinh và mạch máu. Tổn thương mạch máu làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể khi xuất hiện nhiễm trùng, làm chậm quá trình lành vết thương. Ngoài ra, tổn thương thần kinh khiến người bệnh bị giảm cảm giác đau đớn. Đây là lý do khiến vết thương dễ bị bỏ qua. Tất cả những điều này góp phần hình thành nên vết loét da chân.
☛ Chi tiết hơn có thể đọc tại bài viết: Biến chứng bàn chân tiểu đường
Thiếu máu cục bộ (tuần hoàn kém)
Động mạch có vai trò đưa máu đi nuôi các tế bào, trong đó bao gồm cả tế bào da chân. Khi động mạch bị tắc nghẽn (có thể do các mảng xơ vữa hoặc cục máu đông), máu không lưu thông được, các mô da chân không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết có thể chế, hình thành vết loét.
Ứ tĩnh mạch (giãn tĩnh mạch)
Tổn thương các van bên trong tĩnh mạch gây cản trở máu lưu thông, thay vì máu được bơm trở lại tim, chúng sẽ tích tụ ở cẳng chân khiến da bị sưng lên. Vết sưng này là sưng từ bên trong, tạo áp lực lên da, lâu dần sẽ hình thành loét da chân.
Nấm da chân
Nấm da chân là tình trạng rất dễ gặp phải khi bàn chấn thường ra nhiều mồ hôi và bị bó buộc trong những đôi giày kín tạo điều kiện cho các tế bào nấm xâm nhập vào lớp sừng thượng bì của da gây nhiễm trùng.
Nấm da chân thường xuất hiện ở giữa các ngón chân và lòng bàn chân với các triệu chứng đặc trưng là đóng vảy khô ngứa hoặc mụn nước nhỏ. Nếu là mụn nước, chúng rất dễ vỡ do má sát gây chảy dịch, kết hợp thêm điều kiện nóng ẩm ở chân, từ đó hình thành loét da chân.
Nguyên nhân khác
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ loét da cân bao gồm:
- Các tình trạng y tế bao gồm: Bệnh tim, bệnh thận, béo phì,…
- Tiền sử hút thuốc: Độc tố trong thuốc lá (nicotine) vừa ảnh hưởng tiêu cực đến việc chữa lành vết thương, vừa tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Từ đó làm tăng nguy cơ chết mô da, hình thành vết loét.
- Áp lực do nằm một tư thế quá lâu: Nằm ở một tư thế quá lâu tạo áp lực đè nén lên da khiến các mạch máu dưới da bị biến dạng, tắc nghẽn. Lưu thông máu bị cản trở, các tế bào da không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, lâu dần chúng sẽ chết gây nên tình trạng các vết lở loét da chân. Thường xảy ra ở người già phải nằm liệt quá lâu ở 1 tư thế. ☛ Tham khảo thêm: Người già bị loét da
- Nhiễm trùng chân: Khi da chân xuất hiện 1 vết thương hở, các vi khuẩn thường xuyên có mặt trên bề mặt da sẽ xâm nhập và lấn sâu vào tổ chức các mô dưới da như lớp mỡ, cơ, các khớp, xương,… gây nhiễm trùng và lở loét trên da.
3. Phân loại lở loét ở chân
Các loại loét da chân phổ biến nhất bao gồm:
- Loét do ứ tĩnh mạch
- Loét thần kinh (vết loét do bệnh tiểu đường)
- Loét động mạch (loét thiếu máu cục bộ)
- Loét da chân nhiễm trùng
Thông thường, bác sĩ sẽ phân loại 4 dạng vết loét trên dựa vào vị trí, các đường viền loét và vùng da xung quanh của vết loét.
Loét do ứ tĩnh mạch
Vị trí: Loét da chân do ứ tĩnh mạch chủ yếu thường xuất hiện ở vùng ống chân hoặc mắt cá chân, do các vùng này không có mô cơ bên dưới mà chỉ có lớp da bọc xương nên dễ hình thành vết loét.
Đặc điểm: Vết loét có màu đỏ, có thể bị bao phủ bởi các mô sợi màu vàng. Trường hợp vết loét bị nhiễm trùng có thể chảy dịch xanh hoặc vàng. Phần viền của vết loét thường có hình dạng bất thường. Vùng da xung quanh thường bị đổi màu và sưng tấy. Nó thậm chí có thể cảm thấy ấm hoặc nóng. Da có thể bóng và căng, tùy thuộc vào số lượng phù nề (sưng tấy).
Đối tượng bị ảnh hưởng: Loét do ứ trệ tĩnh mạch thường gặp ở những bệnh nhân có tiền sử phù chân, giãn tĩnh mạch hoặc tiền sử có cục máu đông ở tĩnh mạch nông hoặc tĩnh mạch sâu của chân.
Loét thần kinh (loét do bệnh tiểu đường)
Vị trí: Thường nằm ở các điểm tăng áp lực ở dưới lòng bàn chân. Tuy nhiên, loét thần kinh liên quan đến chấn thương có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên bàn chân.
Đặc điểm: Loét thần kinh gây ra những tổn thương cho hệ thống các dây thần kinh ngoại biên. Vì vậy người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn ở những vùng da bị loét. Lúc này vết loét có màu hồng, viền loét đục ra ngoài, vùng da quanh vết loét thường bị chai sạn.
Đối tượng bị ảnh hưởng: Loét thần kinh chủ yếu xảy ra ở những người bị bệnh tiểu đường, ngoài ra chúng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai bị suy giảm cảm giác ở bàn chân.
Bệnh thần kinh ngoại biên và bệnh động mạch ngoại vi thường xảy ra cùng nhau ở những người bị bệnh tiểu đường. Tổn thương dây thần kinh (bệnh thần kinh) ở bàn chân có thể dẫn đến mất cảm giác bàn chân. Từ đó, người bệnh thường không nhận biết được các vết thương hay nguy cơ nhiễm trùng vết thương ở chân. Đó là lý do vì sao bệnh nhân tiểu đường dễ bị loét da chân hơn so với những bệnh nhân khác.
Bệnh nhân tiểu đường cần kiểm tra bàn chân của họ hằng ngày, luôn đi giày dép, lựa chọn giày dép vừa chân, không gây bí bách, đổ mồ hôi. Ngoài ra, người mắc bệnh tiểu đường không bao giờ được đi chân trần.
☛ Tham khảo thông tin: Chăm sóc vết loét đúng cách cho người tiểu đường
Loét động mạch (thiếu máu cục bộ)
Vị trí: Trên bàn chân – thường ở gót chân, đầu ngón chân, giữa các ngón chân nơi các ngón chân cọ xát với nhau hoặc bất cứ nơi nào xương có thể nhô ra và cọ xát với ga trải giường, tất hoặc giày. Chúng cũng thường xảy ra ở phần móng nếu móng chân cắt vào da.
Đặc điểm: Loét động mạch thường có thể có màu vàng, nâu, xám hoặc đen và thường không chảy máu. Trường hợp vết loét xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, xung quanh vết loét sẽ tấy đỏ, có thể có hoặc không sưng. Cũng có thể bị mẩn đỏ trên toàn bộ bàn chân khi bệnh nhân phải đứng lâu, màu đỏ này thường chuyển sang màu trắng, vàng nhạt khi nâng chân lên.
Đối tượng bị ảnh hưởng: Bất kỳ bệnh nào làm giảm lưu thông máu đến bàn chân đều có thể gây loét chân.
Loét da chân nhiễm trùng
Vị trí: Loét da chân nhiễm trùng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào có vết thương hở không được xử lý đúng cách dẫn đến nhiễm trùng.
Vết loét bàn chân bị nhiễm trùng khi có những đặc điểm sau: Thường chảy mủ từ vết loét, đỏ da hoặc sưng tấy tại chỗ, ấm nóng tại chỗ, đau căng cứng tại chỗ. Vết loét nhiễm trùng còn có những đặc điểm nhiễm trùng “thứ phát” như vết loét chậm liền, dịch tiết tại vết loét nhiều và bất thường, vết loét có tổ chức mủ, hoại tử và có mùi hôi.
4. Dấu hiệu nhận biết các vết lở loét da chân
Loét da chân tiến triển thầm lặng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là cụt chi. Vì vậy bệnh nhân phải quan sát kĩ để phát hiện ra những bất thường ngay từ giai đoạn sớm. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của của vết loét ở chân là:
- Màu da chân thay đổi.
- Nhiệt độ da chân thay đổi thất thường lúc nóng, lúc lạnh.
- Xuất hiện các vết nứt khô trên da, đặc biệt nhiều ở khu vực gót chân.
- Chân có mùi hôi khó chịu, chúng không biến mất sau khi rửa.
- Tình trạng sưng, phù nề ở bàn chân và mắt cá chân.
- Chảy nước từ bàn chân làm bẩn tất.
Loét bàn chân có thể được phòng ngừa hoặc không quá nghiêm trọng nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên dấu hiệu của loét chân không phải lúc nào cũng rõ ràng. Đôi khi, người bệnh thậm chí sẽ không xuất hiện các triệu chứng của vết loét cho đến khi vết loét bị nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng da bàn chân sẽ có những dấu hiệu như:
- Sốt trên 38°C trên 4 tiếng.
- Có các đốm đen bất thường xung quanh vết loét.
- Vết loét lan rộng sang các vùng da khác.
- Loét ăn sâu vào da có thể để lộ gân và xương.
- Chảy mủ xanh, vàng hoặc nâu, có mùi hôi khó chịu.
5. Biến chứng nguy hiểm do lở loét da chân gây ra
Nhiễm trùng da và xương
Loét da chân lan sâu và rộng, có thể hủy hoại toàn bộ các mô dưới da, để lộ mô cơ, xương tạo điều kiện cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập gây nhiễm trùng.
Áp xe
Khi vết loét ăn sâu vào dưới da, xuống tận các mô cơ và xương sẽ hình thành nên các lỗ thủng chứa mủ – tình trạng này được gọi là áp xe. Người bệnh sẽ cảm thấy sưng và đau nhức quanh hố loét. Để điều trị các ổ áp xe này, người bệnh cần loại bỏ các mô nhiễm trùng bao gồm cả mô cơ và xương.
Hoại tử
Loét da do tuần hoàn máy kém khiến máu không lưu thông đến các tế bào da chân. Điều này đồng nghĩa với việc các tế bào da chân không được cung cấp đủ oxy và các chất dinh dưỡng. Lâu dần dẫn tới chết tế bào và hoại tử da.
Cắt cụt chi
Trường hợp bàn chân bị nhiễm trùng nặng, bác sĩ sẽ chỉ định cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng cho người bệnh. Bởi vi khuẩn ở những vùng da nhiễm trùng có thể lây lan ra các cơ quan khác, dẫn đến nhiễm trùng toàn thân, nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
6. Khi nào cần tìm đến bác sĩ gấp?
Loét da chân nếu không được phát hiện kịp thời rất dễ dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí là cụt chi do hoại tử da chân. Do đó, để tránh những biến chứng không đáng có này, tốt nhất người bệnh cần đến gặp ngay bác sĩ nếu có các biểu hiện sau:
- Vết loét sưng, nóng kèm theo tình trạng chảy mủ trắng đục.
- Sốt cao trên 39°C liên tục trong 48 giờ.
- Vết loét chân khô đen và không có dấu hiệu cải thiện mặc dù đã chăm sóc đúng cách tại nhà trong 3 ngày.
- Cơ thể mệt mỏi, không có sức lực, li bì thậm chí là hôn mê.
7. Các bước xử lý loét da chân hiệu quả
Trước tiên để xử lý triệt để được các vết loét da chân, người bệnh cần tìm hiểu và khắc phục tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Như đã trình bày ở trên, 3 nguyên nhân chính gây loét da chân là tiểu đường, giãn tĩnh mạch và tuần hoàn máu kém. Ngoài can thiệp điều trị bằng y tế, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa 3 căn bệnh trên bằng việc xây dựng một thực đơn ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, kết hợp luyện tập thể dục và chế độ sinh hoạt khoa học. Một cơ thể với sức khỏe tốt luôn là tiền đề giúp bạn ngăn ngừa và điều trị mọi bệnh hiệu quả.
Song song với việc điều trị từ nguyên nhân gây loét da chân, người bệnh cần kết hợp thêm cách xử lý vết loét. Ban đầu, khi phát hiện có vết loét bàn chân, người bệnh đến ngay các trung tâm y tế hoặc bệnh viện để nhận được sự chăm sóc từ bác sĩ. Sau khi chẩn đoán, xác định mức độ nghiêm trọng của vết loét, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân tự chăm sóc tại nhà, hoặc chỉ định dùng một số loại thuốc phù hợp hay thực hiện phẫu thuật loại bỏ vết loét
Dùng thuốc hoặc can thiệp y khoa
Trường hợp nhiễm trùng , lở loét nhẹ: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh. Một số thuốc kháng sinh hay được sử dụng là: Cephalexin, amoxicillin với clavulanate kali, moxifloxacin hoặc clindamycin.
Trường hợp nhiễm trùng, lở loét nghiêm trọng: Khi không còn biện pháp nào có thể giúp vết loét của bạn lành, thì bác sĩ có thể nhờ đến sự can thiệp của biện pháp phẫu thuật. Thực hiện phẫu thuật giúp giảm bớt áp lực xung quanh vết loét, ngăn vết loét trở nên tồi tệ, hạn chế nguy cơ cắt cụt chi.
☛ Tham khảo thêm: Thuốc bôi lở loét, loét tỳ đè hiệu quả!
Các bước thực hiện chăm sóc loét da chân tại nhà
Biện pháp chăm sóc tại nhà thường áp dụng thường áp dụng cho những bệnh nhân có vết loét da chân mức độ nhẹ. Để vết loét nhanh khỏi và tránh lây lan sang những vùng da xung quanh, người bệnh có thể thực hiện chăm sóc theo các bước dưới đây:
Bước 1: Loại bỏ mô hoại tử
Theo quan sát, hầu hết các vết loét da chân đều có dịch mủ vàng, có thể dính bụi bẩn hoặc các sợi lông từ tất, quần, bông gạc,… Chúng cản trở thuốc sát khuẩn không thể ngấm và phát huy tác dụng, khiến loét rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, để loét da chân nhanh hồi phục, các tế bào da chết, dịch tiết, mủ vàng cần được loại bỏ.
Người bệnh có thể sử dụng những thiết bị chuyên dụng để loại bỏ những mô đã chết không có khả năng phục hồi như: da chết, mủ dàng, dịch tiết, các sợi lông, bụi bẩn hay dị vật bám trên bề mặt vết loét. Một chiếc nhip đã được khử trùng sạch sẽ là vật dụng cần thiết cho trường hợp này.
Bước 2: Dung dịch sát khuẩn
Chân là vị trí tiếp xúc trực tiếp với giày dép và môi trường xung quanh nên rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, ngay sau khi đã loại bỏ được các mô hoại tử, người bệnh cần tiến hành sát khuẩn vết loét để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, tránh nhiễm trùng và hạn chế biến chứng có thể xảy ra.
Dung dịch sát khuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và điều trị loét da chân, vì vậy bạn không thể sử dụng tùy tiện. Để lựa chọn được một loại dung dịch sát khuẩn phù hợp mà lại mang hiệu quả sử dụng tốt, người bệnh cần chú ý một số lưu ý sau:
- Hiệu quả nhanh, tác dụng mạnh
- Tiêu diệt được nhiều mầm bệnh
- Không gây xót khi sử dụng
- Không ảnh hưởng tới các vùng da xung quanh
- Thúc đẩy vết loét nhanh lành
- Không gây tác dụng phụ
Dung dịch rửa và làm sạch vết thương Nacurgo là dung dich hiếm hoi trên thị trường có thể đáp ứng được đầy đủ các yếu tố trên. Với thành phần chính là nước điện hóa kết hợp với các chất sát khuẩn tự nhiên được chứng minh có khả năng NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI. Dung dịch rửa và làm sạch vết thương Nacurgo (chai màu xanh) là lựa chọn tối ưu nhất để chăm sóc các vết thương khó lành như vết loét da bàn chân.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ TÌM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Bước 3: Che phủ, làm lành vết loét bằng Nacurgo màng sinh học
Bước cuối cùng trong xử lý loét da chân tại nhà đó là che phủ miệng vết thương nhằm ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, tránh trường hợp loét da lại tái phát. Ngoài ra, việc này cũng giúp hạn chế vết loét ma sát với quần áo, tất, giày dép,…
Đa số những người có vết loét da chân, nhắc đến băng vết thương thì đều nghĩ đến việc sử dụng băng gạc, bông y tế đầu tiên. Tuy nhiên, vùng da chân đã rất dễ nhiễm trùng do phải đi giày, đi tất thường xuyên, nếu sử dụng băng bông để che phủ hoàn toàn vết loét sẽ khiến cho vết thương bị bí tắc, đổ nhiều mồ hôi hơn. Điều này khiến loét da chân mãi không lành, thậm chí còn tiến triển tệ hơn.
Phương pháp thay thế cho những băng gạc thông thường này là sử dụng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương – Nacurgo
Nacurgo xịt màng sinh học (chai màu vàng) với ưu điểm vượt trội khi ứng dụng thành công công nghệ màng sinh học Polyesteramide vào sản phẩm. Màng Polyesteramide có tác dụng như một hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước, bảo vệ và làm lành vết thương hở.
Công nghệ màng sinh học Polyesteramide siêu thoáng – là một biện pháp thay thế hoàn hảo cho cách băng vết thương truyền thống khi nó vừa che phủ được vết loét nhưng lại khiến cho vết thương không bị bí bách. Ngược lại loét da vẫn được thông thoáng, từ đó làm tăng khả năng phục hồi vết loét ở chân.
Sử dụng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo còn hạn chế đau đớn tổn thương khi người bệnh phải thay băng gạc, bởi màng sinh học Nacurgo có khả năng tự phân hủy sau 4-5 tiếng. Lúc này, người bệnh chỉ cần xịt một lớp mới lên vết thương.
Ngoài ra, trong thành phần của Nacurgo còn chứa tinh nghệ nano Cucurmin và tinh chất trà xanh có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, kích thích sự tăng sinh của tế bảo, từ đó thục đẩy vết loét nhanh lành hơn.
Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Dược phẩm Newtech Pharm. Bạn có thể mua sản phẩm tại bất cứ hiệu thuốc nào trên toàn quốc. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline: 1800 6626
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
8. Biện pháp ngăn ngừa loét da chân
Loét da chân nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó phần lớn là biến chứng liên quan đến loét da chân ở bệnh nhân đái tháo đường. Vì vậy các biện pháp dự phòng là rất quan trọng. Người bệnh có thể ngăn ngừa tình trạng loét da chân bằng các biện pháp sau:
- Vệ sinh chân sạch sẽ bằng cách rửa chân mỗi ngày.
- Giữ cho bàn chân có độ ẩm nhất định và luôn khô thoáng, không đổ mồ hôi.
- Đi giày vừa chân.
- Thường xuyên giặt giày và tất sạch sẽ.
- Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi thu thập được về tình trạng loét ở da chân. Mong rằng với những kiến thức đã đề cập trong bài, người bệnh có thể khắc phục thành công tình trạng loét da chân, kiểm soát nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.
Link tham khảo
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17169-leg-and-foot-ulcers
https://www.health.harvard.edu/a_to_z/foot-ulcers-a-to-z
https://sdh.hmu.edu.vn/images/LEBANGOC-LAnoitiet33.pdf