Vết thương hở trên da có thể bị nhiễm trùng bất kỳ lúc nào. Điều này gây ra cản trở không nhỏ đến quá trình lành lại và nguy cơ để lại sẹo xấu sau khi lành lại. Trong bài viết này, Nacurgo cung cấp thông tin để bạn biết mình phải làm gì khi bị nhiễm trùng vết thương và cách phòng ngừa nhiễm trùng hiệu quả.
Mục lục
Nhận biết vết thương bị nhiễm trùng
Một vết thương được chăm sóc tốt, đúng cách sẽ có thời gian lành lại nhanh chóng, các triệu chứng như đau nhức cũng giảm dần theo thời gian. Nhưng nếu như trong cả một quá trình chăm sóc, bạn không thấy sự thay đổi đó mà nhận thấy tình trạng vết thương xấu đi thì rất có thể vết thương của bạn đã bị nhiễm trùng.
Một số biểu hiện lâm sàng của vết thương bị nhiễm trùng bạn có thể nhận biết:
- Tại vị trí vết thương có dấu hiệu sưng to, tấy đỏ kèm theo đó cảm giác đau nhức.
- Đau nhức không thuyên giảm dù đã áp dụng các phương pháp điều trị khoa học tại nhà.
- Kích thước miệng vết thương thay đổi lớn hơn và ăn sâu hơn vào các mô tế bào.
- Màu sắc cũng thay đổi. Vết thương và vùng xung quanh tấy đỏ hơn, có thể chuyển sang màu xám, vàng sau đó.
- Thay đổi dịch tiết thành mủ vàng.
- Tại vết thương đã bắt đầu xuất mùi hôi tanh rất khó chịu.
- Cơ thể xuất hiện phản ứng sốt cao do nhiễm trùng, ban đỏ đã nặng nề
- Cơ thể mệt mỏi, kém ăn, rất khó chịu.
- Người bệnh tiểu đường sẽ rất khó kiểm soát đường huyết….
Nguyên nhân khiến vết thương bị nhiễm trùng
Nguyên nhân cơ bản khiến vết thương bị nhiễm trùng phải kể đến sự nhân lên của vi khuẩn, có nguồn gốc từ thực vật trên da. Vi khuẩn phổ biến nhất gây nhiễm trùng cho vết thương của bạn là Staphylococcus aureus và một số loại khuẩn tụ cầu.
Một số yếu tố khiến nồng độ vi khuẩn gia tăng tại vết thương khiến vết thương bị nhiễm trùng:
- Do máu lưu thông kém
- Do vết thương không được sơ cứu, chăm sóc từ đầu, có những vết thương khi bị nhiễm trùng mới được loại bỏ hết dị vật
- Do chủ quan với vết thương nhỏ. Nhưng nếu vết thương có tổn thương sâu thì nhiễm trùng vẫn xảy ra bình thường.
- Do vết thương không được chăm sóc, vệ sinh đúng cách.
- Do người bệnh bôi một số nguyên liệu tự nhiên phản khoa học, chưa được kiểm chứng lên vết thương.
- Do tổn thương quá nặng, các mô, tế bào bên trong bị dập, nát, không thể hồi phục nhưng cũng không được loại bỏ
- Và nhiều yếu tố khác…
☛ Tham khảo thêm: Nhiễm trùng vết thương có nguy hiểm không?
Vết thương bị nhiễm trùng phải làm gì??
Thực tế những vết thương đã bị nhiễm trùng, nếu được phát hiện sớm, kịp thời xử lý sẽ giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm và giảm đi phần nào nguy cơ để lại sẹo xấu. Nói như vậy có nghĩa nếu được xử lý kịp thời , đúng cách, vết thương sẽ không tiến triển thành mô hoại tử nhưng nguy cơ sẹo thâm, sẹo lồi, lõm là vẫn sẽ xảy ra.
Theo thống kê của các bác sĩ chuyên khoa ngoại, vết thương bị nhiễm trùng đa số sẽ để lại sẹo lõm do khi xử lý bác sĩ phải lấy đi các mô chết, tế bào đã bị vi khuẩn xâm nhập sau đó mới chăm sóc và điều trị để hồi phục vết thương.
Đa số các vết thương bị nhiễm trùng đều cần xử lý và chăm sóc chuyên sâu tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả điều trị, giảm những biến chứng nguy hiểm bạn cần làm những việc sau:
Phát hiện sớm các triệu chứng của nhiễm trùng
Việc đầu tiên, cần thiết đó chính là phát hiện sớm các triệu chứng của nhiễm trùng tại vết thương. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ tiến triển thành hoại tử nhiều lần. Những dấu hiệu của nhiễm trùng vết thương khá dễ nhận biết. Bạn có thể tham khảo thông tin Nacurgo chia sẻ phía trên.
Phát hiện kịp thời dấu hiệu ban đầu của nhiễm trùng bạn có thể tự điều trị vết thương tại nhà nhờ tham khảo ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia mà không cần đến bệnh viện.
Rửa sạch nhầy dịch mủ chảy ra
Trước khi đến cơ sở y tế, bạn cần sơ cứu kịp thời cho vết thương. Thông thường dịch và mủ sẽ chảy nhiều hơn. Việc bạn cần làm đó là rửa sạch đi phần dịch nhầy, mủ chảy ra từ vết thương. Đây cũng là cách loại bỏ được khá nhiều mầm mống vi khuẩn gây nhiễm trùng vết thương.
Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc một dung dịch sát khuẩn chuyên dụng để rửa đi phần tổn thương. Bạn nên thao tác nhẹ nhàng, có thể kết hợp bông tẩm để tăng hiệu quả làm sạch. Không chỉ khi vết thương bị nhiễm trùng mà những vết thương hở thông thường bạn cũng cần tuân thủ việc rửa vết thương đều đặn hàng ngày.
Lưu ý: Trong quá trình lau dịch mủ từ vết thương nhiễm trùng bạn cần sát khuẩn tay, dụng cụ y tế, để tránh nhiễm khuẩn chéo từ tay và các dụng cụ.
☛ Gửi đến bạn: Lựa chọn dung dịch sát khuẩn đúng cho vết thương!
Bảo vệ vết thương và đưa người bệnh đến bệnh viện
Sau khi rửa sạch vết thương, bạn cần băng nó lại để ngăn ngừa xâm nhập của vi khuẩn, khói bụi ngoài môi trường. Tiếp đó cần đến ngay bệnh viện gần nhất để được xử lý chuyên sâu, để phục hồi vết thương, ngăn ngừa chuyển biến xấu nhất có thể.
Không tự ý xử lý vết thương nhiễm trùng tại nhà. Nếu có thể bạn cần thăm khám trước và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Bởi bản chất khiến vết thương bị nhiễm trùng một phần không nhỏ là do chăm sóc không đúng cách. Nếu tiếp tục điều tự điều trị tại nhà, không biết rằng hậu quả nào nữa có thể xảy đến.
Thực tế hiện nay, người bệnh đến bệnh viện, vết thương đều trong tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng đến hoại tử một phần mô, tế bào không thể hồi phục. Vì thế, đến bệnh viện là việc làm cấp thiết khi vết thương bị nhiễm trùng.
Chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng tại nhà
Sau khi được thăm khám và điều trị chuyên sâu tại bệnh viện thì sau đó bạn vẫn cần duy trì chế độ chăm sóc vết thương hàng ngày. Bởi vết thương vẫn có thể bị nhiễm trùng nếu nồng độ vi khuẩn gây bệnh vẫn gia tăng. Đồng nghĩa với quá trình chăm sóc vết thương sau nhiễm trùng vẫn chưa đảm bảo tốt.
Rửa và chăm sóc vết thương hàng ngày với bộ sản phẩm Nacurgo:
Các bước rửa vết thương sau đó bạn có thể áp dụng tại nhà như sau:
- Bước 1: Rửa sạch vết thương bằng dung dịch chuyên dụng Nacurgo (chai màu xanh) giúp loại bỏ tế bào chết, lấy đi dịch nhầy chảy ra từ vết thương, kiểm soát nồng độ vi khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
- Bước 2: Bảo vệ vết thương, ngăn chặn tiếp xúc với môi trường khói bụi và các tác nhân vật lý có thể gây hại cho vết thương. Dung dịch xịt tạo màng sinh học Nacurgo sẽ giúp bạn thực hiện điều đó.
Công dụng cụ thể của bộ đôi sản phẩm Nacurgo:
Đầu tiên là dung dịch rửa sạch da hư tổn (chai xanh). Đây là một dung dịch chuyên dụng được chuyên gia khuyên dùng để rửa sạch vùng tổn thương trên da đáp ứng các tiêu chí: Ngừa khuẩn, sạch nhầy, an toàn, mát dịu, khử mùi. Bạn sử dụng dung dịch rửa vết thương ít nhất 1 lần trong ngày sẽ ngăn ngừa được nguy cơ nhiễm trùng.
Bộ đôi sản phẩm giúp làm lành vết thương nhanh hơn 3 đến 5 lầnSau bước làm sạch, tiếp theo sẽ là bước bảo vệ vết thương. Dung dịch xịt tạo màng sinh học Nacurgo (chai vàng) sẽ giúp bạn bảo vệ cho vết thương ngăn ngừa tiếp xúc với vi khuẩn, khói bụi môi trường ngoài ứng dụng công nghệ màng sinh học Polyesteramide.
Lớp màng sinh học tạo ra sẽ bảo vệ vết thương trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 tiếng. Sau khoảng thời gian này bạn chỉ cần xịt một lớp bảo vệ mới để có thêm 3 đến 5 tiếng bảo vệ tiếp theo. Tinh chất siêu phân từ nano nghệ và tinh chất trà xanh Pháp sẽ giúp tạo môi trường lành tính để vết thương mau chóng lành lại nhanh hơn.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN GẦN NHẤT
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Bổ sung dinh dưỡng cần thiết
Ngoài chăm sóc và xử lý với các biện pháp kể trên bạn cũng cần bổ sung dinh duỡng thiết yếu và hạn chế ăn thực phẩm không phù hợp để vết thương lành lại nhanh hơn. Bởi theo nghiên cứu thì dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng cho quá trình lành lại. Nhu cầu chuyển hóa năng lượng khi có tổn thương hở cũng cao hơn nhiều lần so với nhu cầu năng lượng cần khi cơ thể bình thường.
Bạn nên bổ sung và kiêng một số nhóm thực phẩm sau:
- Nên: ăn thực phẩm giàu protein, hàm lượng vitamin và khoáng chất cao đặc biệt là nhóm vitamin C, B12, A, D, kẽm, sắt… Thực phẩm có tính mát, giàu carbohydrate…
- Không nên: Sử dụng đồ ăn cay nóng, không ăn thịt bò trong giai đoạn lên da non để hạn chế sẹo thâm, không ăn đồ nếp, da gà, không ăn rau muống…
☛ Tham khảo thông tin chi tiết: Thực phẩm nên và không nên ăn khi bị vết thương hở
Theo dõi sự lành lại
Cần theo dõi vết thương nhiễm trùng sau khi được chăm sóc. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của nhiễm trùng cần thực hiện lại các bước trên và đến bệnh viện để điều trị, chăm sóc vết thương lần nữa.
Các vết thương nhiễm trùng được điều trị như thế nào?
Điều trị vết thương nhiễm trùng phụ thuộc nhiều vào từng mức độ nghiêm trọng của nó. Có những vết thương nhiễm trùng mức độ nhẹ chỉ cần thăm khám, xử lý nhiễm trùng và chăm sóc, hồi phục tại nhà nhưng cũng có vết thương bạn cần nhập viện để điều trị, theo dõi và truyền thuốc. Thông thường nguyên tắc chung để xử lý vết thương bị nhiễm trùng là:
- Loại bỏ phần mô, tế bào bị nhiễm trùng, hoại tử cũng là cách để loại bỏ ổ vi khuẩn. Bạn không được tự ý loại bỏ phần mô này mà cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa xử lý.
- Kết hợp điều trị bằng thuốc kháng sinh uống, kháng sinh bôi để kiềm chế, tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Bước này bạn cũng cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuân thủ thời gian sử dụng thuốc kháng sinh đúng thời điểm và đủ liều lượng. ☛ Tham khảo chi tiết: Nhiễm trùng vết thương uống thuốc gì?
- Tiếp tục chăm sóc vết thương đúng cách để thúc đẩy quá trình lành lại, hạn chế nguy cơ tái nhiễm trùng.
- Kết hợp dinh dưỡng cần thiết để phục hồi vết thương nhanh hơn.
Trên đây là thông tin cần thiết giải đáp cho thắc mắc: “Vết thương bị nhiễm trùng phải làm gì?”. Hy vọng nó hữu ích để bạn áp dụng chăm sóc, xử lý cho vết thương của mình. Chúc vết thương của bạn mau lành lại!
Tham khảo:
https://www.woundsource.com/patientcondition/infected-wounds
https://www.fairview.org/patient-education/85329