Vô khuẩn là nguyên tắc hàng đầu của ngành y nói chúng và ngoại khoa nói riêng. Bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế thường dùng các biện pháp vô khuẩn này để bảo vệ bản thân và các bệnh nhân khỏi nguy cơ nhiễm trùng khi có vết thương hở trên da. Bài viết dưới đây là tài liệu tham khảo cho điều dưỡng và các sinh viên y dược về cách chăm sóc vết thương vô khuẩn.
Mục lục
1. Thế nào là vết thương vô khuẩn?
Vô khuẩn (vô trùng) có nghĩa là không có vi trùng. Vi trùng ở đây là các loại vi khuẩn, virus, vi sinh vật, nấm và các loại mầm bệnh khác có thể gây hại cho con người.
Thuật ngữ vô khuẩn bao gồm hai lĩnh vực:
- Vô khuẩn nội khoa (khử trùng): Hay còn gọi là sự làm sạch, là hợp vệ sinh. Có nghĩa là dùng các biện pháp cần thiết để làm giảm thiểu số lượng vi khuẩn có trên một vùng da hoặc kiểm soát sự lây lan của chúng ra các vùng xung quanh.
- Vô khuẩn ngoại khoa (tiệt trùng): Là biện pháp tiêu diệt mọi sự xuất hiện của vi khuẩn, kể cả ở bào tử. .
Như vậy, vết thương vô khuẩn là sự kết hợp của khử trùng và tiệt trung tạo nên một môi trường vô khuẩn, ngăn chặn không cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, từ đó giúp cho các tổ chứ, cơ quan của cơ thể hoạt động tốt, không bị nhiễm khuẩn.
2. Lợi ích của việc chăm sóc vết thương vô khuẩn
Với mục đích là ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn có hại cho vết thương, điều dưỡng sẽ áp dụng chăm sóc vô khuẩn cho bệnh nhân, từ đó đem đến nhiều lợi ích:
- Ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn từ môi trường.
- Loại bỏ bụi bẩn, các mô hoặc các tế bào da chết, dị vật dính trên miệng vết thương.
- Che chở, hạn chế những tổn thương thêm có thể xảy ra cho vết thương hở.
- Thấm hút dịch tiết, giữ cho vết thương luôn khô ráo sạch sẽ, thúc đẩy quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.
3. Phân biệt chăm sóc vô khuẩn và làm sạch trong y tế
Chăm sóc vết thương vô khuẩn và chăm sóc làm sạch là hai thực hành y tế dễ khiến nhiều người lầm tưởng là một. Điều này rất dễ hiểu bởi cả hai phương pháp chăm sóc này đều hướng tới mục đích là giữ cho vết thương của bệnh nhân không bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, khi nhìn nhận kỹ hơn, bạn sẽ thấy điểm khác biệt rất lớn, đó là trong khi chăm sóc vô khuẩn hướng tới việc loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn thì chăm sóc làm sạch chỉ tập trung làm giảm số lượng mầm bệnh nói chung.
Y tá hay các điều dưỡng viên đều phải học cả kỹ thuật chăm sóc vô khuẩn và chăm sóc làm sạch để có thể áp dụng trong mọi tình huống dù chúng có khác nhau. Ví dụ cụ thể, điều dưỡng áp dụng chăm sóc vô khuẩn cho các vết thương hở nặng như vết rách do tai nạn lao động, tai nạn giao thông nghiêm trọng, vết rạch phẫu thuật bị nhiễm trùng hoặc phẫu thuật đưa vật lạ vào cơ thể người bệnh,…
Ngược lại chăm sóc làm sạch vết thương được vận dụng cho các vết thương nhỏ như đứt tay, trầy xước da – hầu hết là các vết thương không có nguy cơ nhiễm trùng cao. Trường hợp này, điều dưỡng có thể thực hiện chăm sóc làm sạch lâu dài cho người bệnh mà không lo gây ra tác dụng phụ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tiến hành tự làm sạch tại nhà.
Ở một khía cạnh khác, phương pháp làm sạch được coi là một bước quan trọng trong quá trình chăm sóc vết thương vô khuẩn. Điều này là do việc vệ sinh đúng cách và giữ môi trường sạch sẽ là yếu tố cần thiết để đạt vô khuẩn cho vết thương hở.
4. Hướng dẫn các bước chăm sóc vết thương vô khuẩn
Chăm sóc vết thương vô khuẩn là kỹ năng mà tất cả y tá hay điều dưỡng trong ngành y tế đều phải biết. Như đã nói ở trên, vô khuẩn tức là tiêu diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn có thể xuất hiện, xâm nhập vào vết thương. Do đó, khác với phương pháp chăm sóc vết thương thông thường, chăm sóc vết thương vô khuẩn đòi hỏi điều dưỡng phải thực hiện nhiều bước hơn. Đồng thời các bước thực hiện đều phải kỹ lưỡng, đảm bảo triệt khuẩn hoàn toàn.
Dưới đây là các bước hướng dẫn điều dưỡng thực hiện chăm sóc vết thương vô khuẩn:
Bước 1: Lập rào cản vô trùng
Rào cản vô trùng có chức năng ngăn chặn sự chuyển giao vi trùng giữa các nhân viên y tế, môi trường và bệnh nhân. Rào cản vô trùng bao gồm: Găng tay, áo choàng, mặt nạ, giấy gói bảo vệ trên dụng cụ tiệt trùng..
Do đó, trước khi tiến hành chăm sóc vết thương vô khuẩn, điều dưỡng viên cần thực hiện vô trùng bản thân trước. Đơn giản nhất đó là rửa sạch tay với các dung dịch khử trùng chuyên dụng, sau đó sử dụng gang tay để tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở. Tốt hơn, điều dưỡng có thể sử dụng mặt nạ và áo choàng y tế cho các vết thương nghiêm trọng hơn như vết thương do phẫu thuật, vết thương hở sâu đã có các biến chứng liên quan đến nhiễm trùng,…
Bước 2: Vệ sinh làm sạch vết thương
Việc vệ sinh làm sạch vết thương là điều đầu tiên cần làm trong quá trình vô khuẩn vết thương. Bước này tương đương với bước làm sạch trong y tế, chúng đều hướng đến loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, dị vật dính trên miệng vết thương hở. Thông thường, các điều dưỡng viên sẽ sử dụng nước muối để vệ sinh vết thương. Tuy nhiên, một số trường hợp vết thương xuất hiện các mô hoại tử hoặc vảy da chết đóng thành mảng, che kín miệng vết thương thì rửa bằng nước muối là chưa đủ.
Lúc này, để loại bỏ dị vật cứng đầu dính ở miệng vết thương, điều dưỡng cần kết hợp một loại dung dịch có tính làm sạch mạnh hơn và sử dụng thêm các dụng cụ y tế như một chiếc nhíp đã được khử trùng để gắp bỏ chúng. Từ đó giúp vết thương được làm sạch hiệu quả hơn, tránh được nguy cơ nhiễm trùng, thúc đẩy quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.
Về phần dung dịch làm sạch, bạn nên tham khảo dung dịch rửa vết thương Nacurgo để thay thế cho nước muối sinh lý. Do trong thành phần của Nacurgo có chứa dung dịch điện hóa có chứa ion và các chất oxy hóa quan trọng như HClO, HO, ClO. Chúng có khả năng loại bỏ màng Biofilm so vi khuẩn hình thành trên bề mặt vết thương, từ đó giúp loại bỏ dịch nhầy, làm sạch bề mặt vết thương.
Ngoài ra, chiết xuất từ trà xanh, lá trầu, lô hội, tinh nghệ trắng, tinh dầu bạc hà, tinh dầu tràm trà có trong dịch rửa vết thương Nacurgo cũng làm tăng khả năng kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu vết thương, thúc đẩy tổn thương da nhanh lành, táo tạo da một cách tự nhiên, hạn chế để lại thâm sẹo.
Nacurgo chai xanh là sản phẩm rửa vết thương chuyên dụng đáp ứng đủ 5 yếu tố NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO CHÍNH HÃNG TRÊN TOÀN QUỐC
Bước 3: Băng vết thương bằng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng)
Dù vết thương đã được vô khuẩn, xong bạn sẽ vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng nếu bề mặt vết thương không được băng bó lại. Tuy nhiên, các loại băng gạc truyền thống lại rết dễ gây nên tình trạng hầm bí. Điều này khiến cho vết thương có thể tiến triển nặng hơn, rất khó để lanh lại.
Vì vậy, thay vì băng vết thương bằng các loại băng gạc truyền thống, điều dưỡng viên có thể thay thế bằng dung dịch bảo vệ vết thương Nacurgo. Đây là sản phẩm đầu tiên ứng dụng thành công công nghệ màng sinh học Polyesteramide với tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước, từ đó giúp bảo vệ vết thương hở một cách hiệu quả.
☛ Theo bạn: Tại sao nên dùng Nacurgo thay cho băng gạc thông thường?
Khi sử dụng Nacurgo, công nghệ màng sinh học Polyesteramide siêu thoáng, vẫn che phủ được vết thương hở mà không gây hầm bí, ngược lại còn đem đến sự thông thoáng, tăng khả năng phục hồi của vết thương. Đặc biệt, màng sinh học Polyesteramide có khả năng tự phân hủy, điều dưỡng viên chỉ cần xịt dung dịch tạo lớp màng mới lên bề mặt vết thương sau 4-5 tiếng, rất tiện lợi và tiết kiệm thời gian làm việc của bản thân.
Không chỉ vậy, trong thành phần của xịt Nacurgo còn chứa tinh nghệ Nano và tinh chất trà xanh. Hai thành phần này đêm đến hiệu quả về sát khuẩn vết thương, chống viêm, chống oxy hóa, ngoài ra còn hạn chế thâm sẹo để lại sau khi vết thương lành hẳn.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO CHÍNH HÃNG TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
5. Chăm sóc vết thương vô khuẩn áp dụng khi nào?
Như các bạn đã biết, da là tuyến phòng thủ đầu tiên giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các vi sinh vật bên ngoài môi trường. Bạn sẽ rất dễ có nguy cơ bị nhiễm trùng nếu như trên da xuất hiện vết thương hở dù là to hay nhỏ. Lúc này vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể qua đường vết thương hở, gây nên tình trạng nhiễm trùng và các biến chứng liên quan. Thường vết thương nhiễm trùng sẽ có các dấu hiệu như:
- Mức độ đau tăng dần
- Vết thương có dấu hiệu đỏ, sưng và phù nề
- Dịch vàng đục, mủ xanh tiết ra từ miệng vết thương kèm theo mùi hôi khó chịu
- Cơ thể sốt cao kèm mệt mỏi
Theo thống kế từ The Medical News Today, cứ 31 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện dao chấn thương ngoài da sẽ có ít nhất một người bị nhiễm trùng. Vì vậy người bệnh có vết thương hở trên da cần được điều trị càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Các dạng nhiễm trùng được xem là nguy hiểm đến cần được áp dụng chăm sóc vô khuẩn bao gồm:
- Nhiễm trùng đường tiểu
- Nhiễm trùng đường máu
- Nhiễm trùng đường ruột
- Nhiễm trùng phẫu thuật
- Nhiễm trùng vết thương hở, lở loét
- Nhiễm trùng phổi
Các dạng nhiễm trùng này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí là tính mạng của người bệnh. Điều này khiến các điều dưỡng viên cần biết cách chăm sóc vết thương vô khuẩn để sơ cứu kịp thời. Các trường hợp được áp dụng chăm sóc vô khuẩn là:
- Sau khi thực hiện phẫu thuật
- Băng bó vết thương
- Khâu vết thương
Trên đây là những thông tin cụ thể nhất về phương pháp chăm sóc vết thương vô khuẩn. Đây là một biện pháp quan trọng mà tất cả nhân viên y tế, điều dưỡng hay y tá cần phải nắm được. Mong rằng bài biết đã cung cấp những thông tin bổ ích cho các bạn sinh viên y dược để chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản có thể áp dụng trong công việc và đời sống hàng ngày.
Nguồn tham khảo
https://hellobacsi.com/suc-khoe/phau-thuat/ky-thuat-vo-khuan/
http://benhvien115.com.vn/phong-dieu-duong/cham-soc-vet-thuong-vo-khuan