Vết thương áp xe là tình trạng vết thương bị viêm cấp tính, bạn cần chú ý chăm sóc ngay từ ban đầu để hạn chế biến chứng xảy ra. Dưới đây là kiến thức cơ bản giúp bạn có hướng chăm sóc vết thương áp xe đúng cách.
Mục lục
Áp xe vết thương nguy hiểm thế nào?
Vết thương áp xe là một tổ chức viêm nhiễm, khu trú thành khối mềm, bên trong có nhiều dịch mủ bao gồm xác bạch cầu, xác vi khuẩn cùng những mảnh vụn.
Theo các chuyên gia y tế, tình trạng áp xe vết thương xảy ra là do nhiễm trùng vết thương từ vi khuẩn bên ngoài xâm nhập và ký sinh trùng từ bên trong cơ thể
Một số biến chứng bạn phải đối mặt khi bị vết thương áp xe:
Gây viêm nhiễm lan rộng
Nếu lượng vi khuẩn gây áp xe phát triển đủ mạnh có thể phá vỡ hàng rào miễn dịch của cơ thể. Điều này cực kỳ nguy hiểm bởi mức độ viêm nhiễm lúc này có thể lan rộng, ăn sâu vào các mô tế bào bên trong. Hay nói cách khác, mức độ vết thương áp xe có thể trầm trọng hơn và gây ra khó khăn nhất định trong việc điều trị.

Cụ thể, dịch mủ có thể trầm trọng hơn, tích tụ nhiều hơn tại vị trí áp xe, đau nhức ngày một nặng nề, hiện tượng sưng đỏ lan rộng. Màu sắc vết áp xe có thể từ đỏ chuyển thành nâu, dịch mủ tử màu vàng có thể chuyển thành trắng và cứng lại… Cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện hiện tượng sốt kèm theo ớn lạnh…
Nếu không được xử lý kịp thời, các mô phát triển sâu vào trong có thể ảnh hưởng đến chức năng hoạt động trên cơ thể.
Lan sang vùng khác trên cơ thể
Áp xe có khả năng lây truyền đến các vị trí khác trên cơ thể nên trong sinh hoạt và chăm sóc vết thương áp xe hàng ngày có thể đưa vi khuẩn đến các vị trí vết thương hở, vết mụn viêm khác… Tuy trường hợp lây nhiễm này không cao nhưng vẫn có thể xảy ra, bạn cần chú ý trong quá trình chăm sóc để tránh phòng tránh nguy cơ này.
Tính lây lan trong gia đình
Vết thương áp xe có thể lây nhiễm trên cơ thể nên cũng có thể lây từ người này qua người khác. Đường lây truyền cụ thể sẽ thay đổi theo từng nguyên nhân tiếp xúc khác nhau. Chú ý nếu chăm sóc vết thương áp xe cho người khác cần đeo găng tay, khẩu trang bảo hộ. Tuyệt đối không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh áp xe để hạn chế nguy cơ lây lan, nhiễm khuẩn chéo ở vết thương áp xe và vết thương hở thông thường.
Gây tái nhiễm
Một số vết thương áp xe mức độ nhẹ, hàng rào miễn dịch của cơ thể đủ khỏe để chống lại tác nhân vi khuẩn. Kết hợp với chăm sóc đúng cách, vết thương áp xe sẽ tiến triển tốt và dần lành lại. Tuy nhiên nếu phương pháp chăm sóc sai cách, vi khuẩn có thể xâm nhập, sinh sôi trở lại gây tái nhiễm nhiều lần tại vị trí áp xe cũ.
Đau đớn khó chịu

Vết thương áp xe nếu hình thành tại các vị trí quan trọng, thực hiện chức năng của cơ thể sẽ khiến chức năng đó bị suy giảm. Giả sử một vết thương áp xe tại bàn chân thì đau đớn có thể ảnh hưởng đến quá trình đi lại, áp xe ở tay có thể ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm và một số hoạt động linh hoạt khác.
➤ Có thể bạn sẽ cần: Rửa vết thương áp xe tại nhà sao cho đúng?
Hướng dẫn chăm sóc vết thương áp xe nhẹ
Chăm sóc vết thương đóng vai trò quan trọng giúp cho vết thương hở nói chung và vết thương áp xe nói riêng mau lành hơn và hạn chế biến chứng.
Việc chăm sóc vết thương áp xe tưởng chừng đơn giản, dễ thực hiện nhưng nếu chỉ dựa theo kinh nghiệm truyền tai thì rất dễ mắc sai lầm khi thực hiện.
Chăm sóc vết thương áp xe sai cách sẽ gây cho bạn không ít rủi ro. Nacurgo sẽ gửi đến các bước chăm sóc vết thương áp xe từ chuyên gia mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà với những vết thương áp xe nhỏ, ít dịch mủ:
Loại bỏ ổ áp xe
Trước khi loại bỏ dịch mủ áp xe, bạn cần rửa sạch tay và các dụng cụ y tế để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn chéo. Thực hiện đơn giản bằng cách rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trong 30 giây. Song song với đó, ngâm dụng cụ y tế bằng cồn iod 20 phút hoặc chiếu tia cực tím trong thời gian nhất định.
Điều quan trọng nhất trong việc chăm sóc điều trị vết thương áp xe đó chính là loại bỏ mủ viêm, các mô mềm chết ở bên trong vết thương khi mủ tại ổ áp xe đã chín. Để nhận biết mủ vết thương áp xe đã chín chưa bạn có thể quan sát tại ổ áp xe. Nếu thấy nhìn rõ phần mủ bên trong hoặc dịch mủ đã bắt đầu chảy ra là có thể thực hiện tháo mủ.

Loại bỏ phần mủ viêm cho vết thương áp xe nhỏ tại nhà, phương pháp chườm ấm mang đến hiệu quả tốt và an toàn nhất. Có thể thực hiện đơn giản như sau:
- Chuẩn bị nước ấm 70 độ, băng gạc, khăn sạch đã sát khuẩn.
- Thực hiện nhúng băng gạc vào nước ấm sau đó phủ lên phần vết thương áp xe. Nhiệt độ ấm sẽ làm cho máu được lưu thông, dịch mủ hóa lỏng và tụ lại ở miệng ổ viêm.
- Có thể sử dụng thêm một tấm gạc xoa nhẹ xung quanh vết thương áp xe theo chuyển động tròn, việc này giúp việc tháo dịch mủ dễ dàng và giảm bớt đau đớn cho vết thương.
- Bạn thực hiện nhiều lần trong ngày với thao tác trên để loại bỏ hoàn toàn dịch mủ tại ổ viêm áp xe.
Sát trùng vết thương áp xe đã tháo mủ
Sau khi tháo dịch mủ, vết thương cần được làm sạch bằng sản phẩm sát khuẩn chuyên dụng. Dung dịch sát trùng được lựa chọn cần đáp ứng được yếu tố diệt khuẩn mạnh mẽ, loại bỏ dịch nhầy, không làm tổn thương tế bào mô khỏe mạnh… Dung dịch rửa sạch da hư tổn Nacurgo là một trong số ít dung dịch đáp ứng được tất cả các yếu tố này.

Sử dụng đơn giản như sau:
- Tưới trực tiếp dung dịch lên vết thương áp xe.
- Sử dụng thêm băng thấm dung dịch để loại bỏ dịch nhầy, tế bào chết và vi khuẩn tốt hơn
- Tiến hành rửa theo hướng từ trên xuống dưới. từ trong ra ngoài. Băng thấm sử dụng cần đảm bảo mềm để không gây tổn thương thêm cho vết thương
- Rửa tối thiểu 1 lần/ngày. Có thể tăng số lần nếu dịch mủ vẫn còn nhiều.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc để mua sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY
Bảo vệ vết thương áp xe
Vết thương áp xe khi đã loại bỏ mủ được coi như một vết thương hở. Vi khuẩn có thể xâm nhập và làm hại các mô, tế bào khỏe mạnh bên trong. Việc cần làm tiếp theo là bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng thứ phát.
Thay vì sử dụng băng gạc truyền thống, vết thương có thể gặp một số nguy cơ như vết thương dính vào băng gạc, hầm bí… thì sử dụng xịt tạo màng sinh học Nacurgo mang lại nhiều ưu điểm hơn, vừa giúp bảo vệ, vừa là bước chăm sóc để vết thương sau đó mau lành.

Lớp màng sinh học tạo ra khi xịt vào vết thương như một hàng rào ngăn chặn bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập và gây hại. Đồng thời, tinh chất siêu phân tử nghệ nano Curcumin và tinh chất trà xanh pháp dễ dàng thẩm thấu vào vết thương, kháng khuẩn và tạo ra môi trường lành tính, lý tưởng để vết thương áp xe lành lại nhanh hơn gấp 3 đến 5 lần.
➤ Tìm hiểu thêm: Dung dịch xịt tạo màng sinh học Nacurgo
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Tuân thủ chỉ định dùng thuốc
Áp xe vết thương là ổ viêm tổn thương tương đối sâu, dù là ổ áp xe nhỏ hay lớn bạn cũng cần kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, nhất là với vết áp xe nghiêm trọng.
Việc sử dụng thuốc cần được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý sử dụng thuốc trong bất kỳ trường hợp nào để hạn chế tác dụng phụ không mong muốn tại vết thương và trên cơ thể.
Chăm sóc vết thương áp xe nặng
Đối với các trường hợp áp xe nặng, việc chăm sóc cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc y tế để ngăn ngừa biến chứng và thúc đẩy quá trình hồi phục. Dưới đây là các bước chăm sóc vết thương áp xe nặng được chia sẻ bởi chuyên gia:
Đánh giá vết thương
Vết thương áp xe nặng thường có kích thước lớn, vùng da xung quanh đỏ, sưng tấy, nóng, đau, và có thể xuất hiện mủ. Các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi hoặc ớn lạnh cũng có thể đi kèm.
Trong các trường hợp áp xe nặng, việc tự điều trị tại nhà có thể không đủ. Bạn bắt buộc phải đến bệnh viện để xử lý, điều trị áp xe chuyên sâu kịp thời từ y bác sĩ. Các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị đúng đắn như dẫn lưu mủ và kết hợp sử dụng kháng sinh đường uống.
Dẫn lưu mủ
Đối với vết thương áp xe lớn, bạn cần thực hiện thủ thuật dẫn lưu mủ, thông thường với vết thương áp xe nặng cần phải rạch để thoát mủ. Thao tác này phải do bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn thực hiện trong môi trường vô trùng.
Sau khi dẫn lưu, cần rửa sạch vùng vết thương hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn (Có thể dùng povidone iodine, nacurgo xanh rửa sạch da hư tổn) để đảm bảo không còn mủ và ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát.
Vệ sinh và thay băng
Vết thương sau dẫn lưu cần được rửa sạch ít nhất 1-2 lần/ngày. Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát trùng phù hợp được bác sĩ chỉ định. Sau khi vệ sinh, sử dụng gạc vô trùng để che phủ vết thương. Điều này giúp ngăn bụi bẩn, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào vết thương.
Chú ý: Thay băng hàng ngày hoặc khi thấy gạc bị bẩn hoặc ẩm để giữ cho vết thương luôn sạch sẽ và khô ráo.
➤ Tham khảo: Bộ sản phẩm Nacurgo sát khuẩn và băng vết thương hiệu quả
Dùng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm
Với vết thương áp xe nặng, cần kết hợp sử dụng các loại thuốc kê đơn đường bôi, đường uống để hỗ trợ quá trình điều trị tối ưu, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng nguy hiểm. Một số nhóm thuốc được sử dụng:
- Thuốc kháng sinh: Trong các trường hợp áp xe nặng, bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh đường uống hoặc tiêm để điều trị nhiễm trùng. Cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm.
- Thuốc giảm đau: Nếu vết thương gây đau nhức, có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Thuốc chống viêm: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê thêm thuốc chống viêm để giảm sưng và viêm nhiễm tại vùng vết thương.
Theo dõi vết thương
Theo dõi vết thương hàng ngày để xem có dấu hiệu nhiễm trùng trở lại không, như sưng tấy, đỏ, đau nhức hoặc xuất hiện mủ mới. Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo vết thương đang hồi phục tốt và không có biến chứng nào.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ
Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu:
- Vết thương không có dấu hiệu hồi phục sau 3-5 ngày chăm sóc.
- Xuất hiện mủ trở lại hoặc vùng da xung quanh trở nên đỏ tấy, sưng, hoặc nóng.
- Người bệnh bị sốt cao, đau đớn nghiêm trọng, hoặc có triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, ớn lạnh…
Dinh dưỡng và vận động phù hợp
Kết hợp dinh dưỡng phù hợp
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chăm sóc vết thương áp xe. Nếu sử dụng thực phẩm phù hợp, vết thương không chỉ phục hồi nhanh hơn mà còn hạn chế tạo mủ áp xe.
Ngoài ra, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng phù hợp còn giúp cân bằng chuyển hóa năng lượng đã mất đi khi cơ thể có vết thương, đồng thời tham gia vào quá trình tạo và nuôi dưỡng tế bào mới.

Một số thực phẩm nên ăn khi bị áp xe vết thương:
- Bổ sung nhóm thực phẩm giàu protein như: Thịt lợn, cá , trứng, lươn và các loại đậu…
- Bổ sung thực phẩm giàu sắt có trong gan, sữa, các loại rau màu xanh đậm như rau bina, rau cải xanh, bông cải xanh…
- Tăng cường thực phẩm giàu vitamin A, B, E giúp tái tạo tế bào, da mới, làm lnahf vết thương, tăng đề kháng để hạn chế nhiễm trùng tạo mủ tai vết thương áp xe. Có thể bổ sung nhóm vitamin qua trái cây tươi như thanh long, cam, quýt, bưởi, đu đủ, thanh long…
- Bổ sung thực phẩm giàu kẽm và selen giúp vết thương mau lành, chống nhiễm khuẩn. Một số thực phẩm giàu kẽm, selen như nghêu, sò, ốc, gan, một số loại ngũ cốc nguyên hạt…
Bên cạnh đó, nên kiêng thực phẩm kể tên sau:
- Không ăn da gà, đồ nếp để hạn chế mưng mủ, ngứa ngáy cho vết thương áp xe.
- Không ăn rau muống vì gây sẹo lồi.
- Hạn chế thịt bò trong quá trình lên da non vì có thể khiến vết thương áp xe bị thâm khi lành lại.
- Hạn chế một số loại hải sản có nguy cơ dị ứng cao.
- Không ăn lòng trắng trứng để tránh nguy cơ sẹo loang nổ…
➤ Xem thêm thông tin: Vết thương hở cần kiêng gì để mau lành?
Lối sống lành mạnh, vận động nhẹ nhàng
Ngoài chăm sóc, dinh dưỡng thì một lối sống lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng để các hoạt động chuyển hóa diễn ra bình thường. Bạn nên hạn chế vận động mạnh, thay vào đó là đi lại nhẹ nhàng giúp gia tăng lưu thông máu; ngủ đủ giấc để nâng cao chuyển hóa, phục hồi cơ thể;…
Những lưu ý khi chăm sóc vết thương áp xe!
Trong quá trình chăm sóc bạn cần:
- Hạn chế chạm tay vào ổ áp xe vết thương để tránh nhiễm trùng
- Không chọc vỡ áp xe nếu mủ bên trong chưa đủ “chín”.
- Theo dõi ổ áp xe vết thương thường xuyên để xử lý kịp thời nếu có bất thường.
- Không đắp bất kỳ nguyên liệu dân gian nào lên vết thương để hạn chế nhiễm trùng, hoại tử.
- Có thể sử dụng thuốc giảm đau để giảm nhức nhối tại vết thương nhưng cũng cần sử dụng theo kê đơn, chỉ thị của bác sĩ.
Tài liệu tham khảo:
https://www.wikihow.vn/Lo%E1%BA%A1i-b%E1%BB%8F-%C3%A1p-xe
https://www.vinmec.com/vi/benh/ap-xe-3331/
http://viendalieu.com.vn/cham-soc-vet-thuong-ap-xe-1052/