Bàn chân lở loét có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như bệnh lý, tai nạn, mụn nhọt… gây ra. Tuy nhiên, phổ biến hơn cả chính là biến chứng của bệnh lý tiểu đường. Bàn chân lở loét không chỉ gây ra đau đớn, mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến việc di chuyển của người bệnh.
Nếu không được chăm sóc đúng hướng rất dễ gây biến chứng nguy hiểm như hoại tử, cắt cụt chân… Vậy làm sao để chăm sóc bàn chân lở loét do tiểu đường đúng cách? Bạn cùng Nacurgo tham khảo chi tiết qua bài viết sau đây.
Mục lục
Bàn chân lở loét – hệ lụy của bệnh lý tiểu đường
Bàn chân bị lở loét do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là vết thương loét từ tai nạn bất ngờ, có thể do mụn nhọt, nhưng phổ biến nhất vẫn là biến chứng của bệnh tiểu đường. Nếu lượng đường huyết không được kiểm soát, luôn ở mức cao trong thời gian dài sẽ gây ra biến chứng lở loét ở bàn chân. Lở loét bàn chân thường xảy ra phổ biến ở các vị trí ngón chân hoặc giữa ngón chân, đầu xương bàn chân, mắt cá chân…
Thông thường, đối với bệnh nhân tiểu đường, nguyên nhân gây ra lở loét bàn chân là do:
- Tổn thường dây thần kinh ngoại biên: Đường huyết luôn ở mức cao trong thời gian dài là lý do gây ra các tổn thương dây thần kinh. Cảm nhận đau đớn sẽ giảm đi rõ ràng, người bệnh khó cảm nhận được cảm giác đau đớn, nóng lạnh, thậm chí có những trường hợp mất cảm giác hoàn toàn. Đây là lý do khiến cho việc xử lý bị chậm trễ, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Từ tổn thương này có thể lan rộng ra nhiều vị trí khác ở chân.
- Bệnh mạch máu ngoại vi: Lượng đường trong máu cao gây tác động không nhỏ đến lưu lượng máu đến các bộ phận. Lưu lượng máu giảm đến chân và tay được gọi chung là bệnh động mạch máu ngoại vi. Vết thương, loét trên da sẽ mất nhiều thời gian để chữa lành hơn. Nếu thời gian này quá dài, vị trí viêm có nguy cơ lở loét và hoại tử.
- Do bội nhiễm: Cũng do đường trong máu quá cao khiến cho vi khuẩn có cơ hội phát triển, đồng thời lưu lượng máu suy giảm nên vết thương lâu lành và nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
- Do ma sát: Người bệnh tiểu đường có thể bị vết thương hở do cọ sat trong quá trình đi giày, dép. Đây tưởng chừng là vết thương rất nhỏ nhưng đối với người bệnh tiểu đường thì nó lại là một mối nguy hại, bởi vết thương lâu lành, bản thân người bệnh cũng không cảm thấy đau nên khi phát hiện, để ý thì vết thương đã tiến triển nặng nề.
☛ Tham khảo thêm: Loét da lâu lành do đâu, xử lý triệt để bằng cách nào?
Hệ lụy nguy hiểm khi bàn chân bị lở loét
Sự xuất hiện của một vết loét bàn chân tiểu đường không chỉ gây ra những khó khăn trong việc di chuyển mà còn đe dọa cả tính mạng người bệnh. Tình trạng bạn chân lở loét do tiểu đường ngày càng phổ biến và hệ lụy của nó để lại là không nhỏ. Theo thống kê của WHO (tổ chức Y Tế thế giới) thì trung bình cứ 1 phút lại có thêm 1 người bệnh tiểu đường phải cắt cụt chi do biến chứng, hoại tử. Mà nguyên nhân chủ yếu đến từ việc chăm sóc không đúng cách. Không chỉ vậy, bàn chân lở loét còn có thể để lại những hệ lụy nguy hiểm khác như:
Áp xe bàn chân
Vết loét bàn chân do tiểu đường có thể gây tình trạng áp xe trên vị trí loét hoặc các vùng lân cận. Vết loét nhiễm khuẩn tạo ra những lỗ thủng chứa rất nhiều dịch mủ viêm sưng gây đau đớn, bất tiện cho người bệnh. Cách để điều trị là loại bỏ đi ổ áp xê đồng nghĩa bạn phải bỏ đi các tế bào mô sưng, nhiễm trùng để vết loét không lan rộng và ăn sâu. Ổ áp xe có thể ăn sâu vào xương, cơ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng đi lại của người bệnh.
Gây nhiễm trùng nguy hiểm
Do tổn thương dây thần kinh ngoại biên nên người bệnh tiểu đường sẽ khó cảm nhận đau đớn khi có vết thương vết loét. Nên hầu như khi phát hiện thì vết loét đã trong trạng thái nhiễm trùng nguy hiểm. Dịch mủ không chỉ xuất hiện bên ngoài mà có thể ăn sâu vào trong ảnh hưởng đến hệ cơ và xương. Đây là hệ lụy dễ xảy ra nhất với người bệnh tiểu đường bởi hệ thần kinh và mạch máu tổn thương cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ miễn dịch. Khi đó một vết xước nhỏ hay vết cắt rất nhỏ cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng.
Gây hoại tử bàn chân
Lưu lượng máu suy giảm nghiêm trọng nên vị trí tổn thương sẽ không đủ dưỡng chất và oxy để tái tạo tế bào mới. Không chỉ khiến vết loét lâu lành lại mà còn gia tăng nguy cơ gây chết các mô sống gây ra hiện tượng hoại tử. Cách điều trị duy nhất là loại bỏ mô hoại tử, việc này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng đi lại, hoạt động của chân, ảnh hưởng gián tiếp đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tiêu đường.
Cắt bỏ một phần của chân
Nếu như loét bàn chân ở mức độ nặng, ăn sâu vào xương, không thể điều trị đường cần cắt bỏ một phần của chân để đảm bảo nhiễm trùng không lan rộng đến các bộ phận bên trên. Cắt cụt chi là hệ lụy vô cùng đau đớn nhưng là bắt buộc nếu như tình trạng lở loét bàn chân nặng không thể cải thiện. Vì vậy, việc chăm sóc vết loét bàn chân từ sớm, đúng cách đóng vai trò quan trọng để giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm của lở loét chân ở người bệnh tiểu đường.
Chăm sóc bàn chân lở loét tiểu đường đúng cách
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Vì đường huyết cao trong một thời gian dài là nguyên nhân gây loét bàn chân nên bước đầu tiên đặc biệt quan trọng là bạn cần kiểm soát đường huyết. Nên duy trì lượng đường ở mức ổn định. Khi mà bệnh tiểu đường được kiểm soát, tình trạng lở loét bàn chân sẽ tiến triển tốt hơn, giảm thiểu biến chứng nguy hiểm. Một số biện pháp giúp bạn kiểm soát tốt bệnh tiểu đường:
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc điều trị, kiểm soát lượng đường trong máu.
- Chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Loại bỏ những thói quen không tốt cho bệnh lý tiểu đường như sử dụng rượu, bia, các chất kích thích.
- Luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày.
- Định kỳ thăm khám để xử lý các vấn đề kịp thời.
Loại bỏ mô chết tại vết loét bàn chân
Việc tiếp theo bạn cần làm là loại bỏ các mô, tế bào chết ra khỏi vết loét. Việc này cũng giúp loại bỏ tối đa tác nhân gây nhiễm trùng ở vết loét bàn chân. Cụ thể, bạn cần loại bỏ đi phần dịch mủ, tác tế bào mô chết, hoại tử, phần vảy đen… Loại bỏ được các tác nhân này, việc chăm sóc vết loét bàn chân sau đó sẽ có hiệu quả tích cực hơn.
Lưu ý việc loại bỏ các mô chết, dịch mủ tại vết loét người tiểu đường cần được thực hiện bởi chuyên gia tại các cơ sở y tế với dụng cụ tiệt trùng bởi nếu thực hiện sai cách, dịch mủ có thể không được loại bỏ hoàn toàn mà còn có nguy cơ nhiễm khuẩn chéo từ dụng cụ không đảm bảo
Rửa và sát khuẩn cho vết loét
Sát khuẩn là một bước quan trọng để giảm nguy cơ nhiễm trùng tại vết loét bàn chân, đặt nền móng để quá trình lành lại vết thương diễn ra nhanh hơn. Bạn cần duy trì bước này trong suốt quá trình chăm sóc vết loét bàn chân, cho đến khi vết loét tiến triển lành lại và lên da non.
Bạn nên lựa chọn một loại dung dịch sát khuẩn chuyên dụng để loại bỏ yếu tố vi khuẩn mà không ảnh hưởng đến các mô, tế bào còn sống, đồng thời thúc đẩy nhanh chóng quá trình chữa lành. Lựa chọn này không dễ. Có những dung dịch sát khuẩn rất tố nhưng lại không an toàn cho tế bào. Có những dung dịch dịu nhẹ, an toàn thì lại không đảm bảo diệt khuẩn tốt.
Nacurgo giới thiệu đến bạn dung dịch sát khuẩn, sửa vết thương Nacurgo chai xanh là sản phẩm sát trùng chuyên dụng, an toàn để rửa, sát khuẩn cho vết loét bàn chân tiểu đường. Dung dịch đáp ứng 5 tiêu chí: Ngừa khuẩn – Sạch nhầy – An toàn – Mát dịu – Khử khuẩn. Sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần thấm dung dịch vào bông gạc rồi lau nhẹ nhàng vào vết loét để loại bỏ dịch nhầy, bụi bẩn và vi khuẩn. Sản phẩm có chứa dung dịch điện hóa cùng chiết xuất từ trà xanh, lá trầu, bạc hà và tràm trà vừa an toàn dịu nhẹ lại có thể loại bỏ vi khuẩn 1 cách hiệu quả.
☛ Tham khảo sản phẩm tại: Nacurgo xanh rửa, sát khuẩn vết thương
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN CÁC SẢN PHẨM NACURGO UY TÍN
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Bôi thuốc kháng sinh nếu cần thiết
Bạn có thể bôi thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp vết loét có dấu hiệu nhiễm trùng. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bôi, việc này cần tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa ngoại hoặc các chuyên viên y tế. Bởi nếu bôi sai thuốc vết loét có thể sẽ đối mặt với những hệ lụy nguy hiểm hơn.
Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng
Sau khi đã sát khuẩn và bôi thuốc, bạn nên theo dõi vết thương thường xuyên để phát hiện sớm nguy cơ nhiễm trùng bao gồm các dầu hiệu phổ biến như: đỏ, sưng, viêm, mưng mủ, mùi và nóng sốt. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý, giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử.
Bảo vệ, băng vết loét bàn chân
Nếu vết loét không có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn có thể điều trị, xử lý tại nhà và tiếp tục băng bó, bảo vệ vết loét bàn chân. Việc này giúp bảo vệ vết loét khỏi những tác nhân gây tổn thương thêm như va chạm cọ xát hoặc các tác nhân gây nhiễm trùng như vi khuẩn, khói bụi.
Có thể sử dụng băng gạc vô trùng để băng vào vết loét, tuy nhiên đây không phải là bước chăm sóc vết loét bàn chân tối ưu nhất. Bởi băng gạc có thể dính vào vết loét và gây ra tình trạng đau đớn, tổn thương thêm trong quá trình thay băng.
Nacurgo tiếp tục gửi đến bạn xịt bảo vệ vết loét bằng dung dịch xịt tạo màng sinh học Nacurgo (chai vàng). Màng sinh học được tạo ra từ Nacurgo là lớp màng không thấm nước ngăn cản tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn, khói bụi vào vết loét bàn chân. Màng sinh học còn kết hợp những hoạt chất nghệ tươi dưới dạng nano, tinh chất trà xanh tạo ra môi trường lý tưởng để tổn thương lành lại nhanh và ngừa sẹo hơn gấp 3 đến 5 lần.
Ngoài ra, Nacurgo còn giúp bao phủ tốt hơn đối với các vết loét rộng, tạo cảm giác thông thoáng để thúc đẩy tuần hoàn máu tại vị trí tổn thương, từ đó rút ngắn thời gian điều trị. Lưu ý, trong quá trình chăm sóc vết loét bàn chân tiểu đường, nên hạn chế đi lại để quá trình phục hồi được tối ưu nhất.
☛ Tham khảo sản phẩm tại: Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN CÁC SẢN PHẨM NACURGO UY TÍN
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách sơ cứu và chăm sóc vết lở loét bàn chân mà bạn cần nắm. Có đầy đủ những kiến thức này giúp cho việc sơ cứu và chăm sóc vết loét thực tế tại nhà được thực hiện dễ dàng hơn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 6626 để được tư vấn miễn phí bạn nhé!