Từ xa xưa, cây thuốc nam đã được ông cha ta ứng dụng rất nhiều trong Y học. Một trong số đó là sử dụng để chữa lở loét trên da. Cây thuốc nam không chỉ có nguồn gốc tự nhiên, dễ kiếm, dễ sử dụng mà còn đặc biệt an toàn, ít tác dụng phụ.
Trong bài viết này, Nacurgo sẽ gửi đến bạn 6 cây thuốc nam chữa lở loét da an toàn, hiệu quả. Chúng tôi sẽ nêu rõ công dụng, cách sử dụng cụ thể. Bạn đừng bỏ lỡ!
☛ Tìm hiểu trước: Phân loại lở loét da để điều trị đúng nhất!
Mục lục
6 cây thuốc nam chữa lở loét da tốt nhất!
Có rất nhiều cây thuốc nam được truyền tai là có thể chữa lở loét da, nhưng thực tế không phải cây thuốc nào cũng mang lại hiệu quả tốt và an toàn cho người sử dụng. 6 cây thuốc nam Nacurgo sẽ giới thiệu sau đây không chỉ mang lại hiệu quả tốt đã được kiểm nghiệm mà còn an toàn tuyệt đối với người đang bị lở loét da. Và đó là:
1. Lá chè xanh
Lá chè xanh là một loạt thảo dược mang lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Lá chè xanh có vị đắng, chát, tính mát. Trong y học cổ truyền, lá trà xanh có công dụng làm mát cơ thể, giải độc, thanh nhiệt, hỗ trợ điều trị các trường hợp mụn nhọt, lở loét. Lá trà xanh có thành phần chính là chất tanin, đây là thành phần đóng vai trò quan trọng để hỗ trợ giảm mụn nhọt.
Công dụng lá trà xanh trong chữa lở loét da:
- Công dụng kháng khuẩn, kháng viêm nên được ứng dụng để làm sạch, làm khô vết loét da, giảm nguy cơ nhiễm trùng và kích ứng.
- Giàu chất chống oxy hóa nên hỗ trợ quá trình tái tạo, làm lành da, giảm thâm và sẹo. Chính vì vậy, hiện nay rất nhiều sản phẩm chăm sóc vết thương, vết loét có bổ sung thành phần trà xanh để nâng cao hiệu quả sản phẩm.
Cách sử dụng:
Có 2 cách sử dụng bạn có thể làm với cây thuốc nam trà xanh đó là sắc lấy nước rửa vùng tổn thương khi còn ấm hoặc đắp trực tiếp bã chè lên vết loét cụ thể:
- Lấy 400g lá trà tươi, rửa sạch sau đó ngâm nước muối 30 phút
- Cắt lá chè nhỏ rồi sắc lấy nước
- Sử dụng nước trà xanh khi còn ấm để rửa vết loét hoặc đắp bã của lá trà xanh lên vết lở loét.
- Thực hiện đều đặn 2 đến 3 lần 1 ngày để giúp cải thiện vết loét đồng thời giảm đau, mau chóng lên da non.
Lưu ý:
- Không nên sử dụng cây thuốc nam trà xanh để trị vết lở loét trong thời gian quá lâu hoặc quá nhiều vì có khả năng sẽ gây ra kích ứng.
- Không sử dụng cho người bị dị ứng với thành phần trong trà xanh
- Không kết hợp trà xanh cùng các loại thuốc khác để tránh phản ứng phụ không mong muốn
- Nếu thấy ngứa, kích ứng cần ngưng sử dụng và rửa sạch với nước muối sinh lý.
2. Lá trầu không – Cây thuốc nam chữa lở loét da
Lá trầu không là một loại thảo dược không còn xa lạ trong đời sống người Việt. Lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, quy kinh phế, tỳ, vị. Trong Đông Y thì lá trầu không cũng là một bài thuốc dân gian được ứng dụng chữa rất nhiều bệnh… trong đó nổi bật là công dụng chữa hiệu quả tình trạng lở loét da.
Công dụng tuyệt vời của lá trầu không trong điều trị loét da:
- Tính sát khuẩn cao, hoạt tính kháng sinh cao nên giúp tiêu viêm, làm mát, làm khô, khử mùi vết loét, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm tối đa hiện tượng kích ứng.
- Lá trầu không cũng hỗ trợ tái tạo da mới, hạn chế nguy cơ để lại sẹo thâm, sẹo lồi lõm.
Cách sử dụng: Lấy 2 đến 3 lá trầu không, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng. Sau đó cắt nhỏ ra rồi hãm với nước sôi ngâm trong 10 đến 15 phút. Chắt lấy phần nước rồi rửa vết loét. Sử dụng từ 2 đến 3 lần 1 ngày để có hiệu quả cải thiện tốt nhất.
Lưu ý:
- Quá trình sơ chế và chuẩn bị phải đảm bảo sạch
- Chọn nguồn nguyên liệu không lẫn tạp chất hóa chất.
- Sử dụng trong thời gian không quá dài
- Mỗi lần rửa cần chuẩn bị nước ngâm mới, không sử dụng lại nước để ngoài môi trường vì dễ bị nhiễm khuẩn.
- Nếu thấy ngứa, kích ứng cần ngưng sử dụng và rửa sạch với nước muối sinh lý.
3. Nghệ tươi
Củ nghệ là gia vị quen thuộc trong ẩm thực cũng là một loại thuốc quý được dùng để điều trị nhiều bệnh. Nghệ có vị cay, đắng, tính ôn. Nghệ có rất nhiều công dụng trong y học cổ truyền, đặc biệt là hiệu quả khá tốt để hỗ trợ vết loét mau hồi phục và hạn chế để lại sẹo.
Công dụng trong điều trị lở loét:
- Hợp chất Curcumin có trong nghệ tươi có tác dụng như một kháng sinh mạnh mẽ, giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trên vết loét
- Kích thích quả trình lên da non. hạn chế sẹo.
4. Lá bạc hà
Cây bạc hà là một trong những cây thuốc nam có tác dụng điều trị lở loét da. Lá bạc hà có tính mát, vị cay, quy kinh phế quan. Theo các nghiên cứu khoa học thì bạc hà có chứa rất nhiều các loại tinh dầu khác nhau, không chỉ có tác dụng sát khuẩn mạnh mà còn làm dịu, làm mát, khử mùi hiệu quả. Chính vì vậy, bạc hà cũng là thành phần rất phổ biến trong những sản phẩm chăm sóc vết thương hiện nay. Bạn cũng có thể sử dụng lá bạc hà tươi để chăm sóc cho vết lở loét trên da. Cụ thể:
- Cách 1: Rửa sạch 20 gam lá bạc hà sau đó sắc lấy nước uống.
- Cách 2: Hoặc giã nát rồi vắt nước bôi trực tiếp lên vết loét
Lưu ý:
- Nếu dùng lá bạc hà bôi trực tiếp lên vết loét cần đảm bảo lá sạch, không nhiễm hóa chất
- Các đồ dùng để giã lá bạc hà cũng cần được tiệt trùng hoặc rửa sạch, luộc qua nước sôi để loại bỏ vi khuẩn
- Khi sử dụng lá bạc hà chữa loét da nên dùng trong 1 thời gian nhất định, không sử dụng quá lâu.
- Mỗi lần dùng cần chuẩn bị nguyên liệu riêng, không sử dụng lại nguyên liệu đã pha chế sẵn để tránh nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài (đặc biệt là cách sử dụng trực tiếp bôi lên vết loét).
- Nếu thấy ngứa, kích ứng cần ngưng sử dụng và rửa sạch với nước muối sinh lý.
5. Lá đinh lăng
Lá đinh lăng hay còn gọi là cây nam dương sâm. Ngày xưa loại cây này thường được trồng làm cảnh, nhưng nhiều năm trở lại đây lá và củ của cây đinh lăng được ứng dụng rộng rãi vào Y học cổ truyền.Cụ thể, lá đinh lăng có công dụng tốt trong việc điều trị mụn nhọt, lở loét.
Cách sử dụng đơn giản:
- Sử dụng khoảng 80g lá đinh lăng khô. Rửa sạch để ráo rồi cho vào nồi.
- Thêm 500ml nước sắc đến khi còn khoảng 250ml thì dùng lại. Chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Nếu dùng trực tiếp thì sử dụng lá đinh lăng tươi, sử dụng 5 đến 10 lá nhỏ giã nhuyễn. Sau đó đắp trực tiếp lên vết loét.
Lưu ý:
- Mọi khâu trong quá trình chuẩn bị và sơ chế cần đảm bảo sạch, tiệt trùng để không gây nhiễm khuẩn chéo lên vết loét.
- Sử dụng trong thời gian ngắn.
- Nếu thấy ngứa, kích ứng cần ngưng sử dụng và rửa sạch với nước muối sinh lý.
6. Lá rau má
Dù chỉ là một một cây cỏ dại nhưng rau má lại mang trong mình rất nhiều công dụng quý…Đặc biệt, rau má còn được minh chứng có công dụng tốt cho quá trình làm lành vết thương, kích thích quá trình lên da non nên được ứng dụng phổ biến trong hỗ trợ điều trị vết lở loét da.
Cách sử dụng:
- Rửa sạch rau má sau đó giã nát và vắt lấy nước ép. Nếu có máy ép chậm có thể sử dụng để ép lấy nước
- Hòa với bột nếp thành dạng hồ rồi bôi lên vùng tổn thương.
- Hoặc có thể sử dụng chính nước ép để bôi lên vết thương.
Lưu ý:
- Các khâu từ chuẩn bị đến thực hiện cần đảm bảo tiệt trùng.
- Không sử dụng trong thời gian dài.
- Nếu thấy ngứa, kích ứng cần ngưng sử dụng và rửa sạch với nước muối sinh lý
Nhược điểm của cây thuốc nam trị lở loét
Dù là một phương pháp trị loét da được nhiều người lựa chọn thực hiện tại nhà vì có nguồn gốc tự nhiên, dễ tìm dễ sử dụng, giá thành rẻ. Tuy nhiên, không có gì là hoàn hảo, cây thuốc nam cũng tồn tại một số nhược điểm mà bạn cần lưu ý:
- Hiệu quả chậm: Thông thường khi sử dụng thuốc nam chữa lở loét da bạn cần phải mất ít nhất là vài tuần để có thể cải thiện triệu chứng bệnh. Trường hợp lở loét nặng nếu quy trình sơ chế và chuẩn bị không đủ sạch sẽ dễ gây ra nhiễm trùng cùng những biến chứng nguy hiểm khác
- Hiệu quả không cao: Các cây thuốc nam chỉ nên sử dụng cho những vết loét nhỏ, mới xuất hiện. Trường hợp bệnh nặng thì hiệu quả không rõ ràng hoặc không có tác dụng, thậm chí là phản tác dụng.
- Hiệu quả không ổn định: Bởi nó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nguồn gốc và chất lượng của thuốc nam và chất lượng bảo quản sau khi thu hái. Nếu cây thuốc không tươi, nhiễm hóa chất có thể là giảm hiệu quả điều trị.
- Các phương pháp chưa thực sự được kiểm chứng: Các cây thuốc nam hiện chưa thực sự được nghiên cứu và kiểm nghiệm đầy đủ về cơ chế hoạt động, liều lượng, hầu như đều qua truyền miệng hoặc do tùy từng thầy y bốc thuốc.
☛ Tham khảo thêm: Lựa chọn thuốc bôi lở loét, loét tỳ đè hiệu quả!
Chăm sóc vết lở loét da đúng cách
Bước 1: Làm sạch tay và dụng cụ
Trước khi tiếp xúc với vết loét, bạn cần đảm bảo tay và dụng cụ y tế của bạn đều sạch sẽ và khử trùng. Bạn cần làm như sau:
- Rửa tay thật sạch với xà phòng và nước ấm, chà xát kỹ các ngón tay, móng tay, và cổ tay .
- Sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn chứa cồn 70 độ hoặc Povidine 5% .
- Nếu cần sử dụng găng tay y tế, hãy sát khuẩn cả bên trong và bên ngoài lớp găng tay bằng dung dịch sát khuẩn .
Hãy nhớ tất cả các dụng cụ y tế đều phải sát trùng theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng cho vết loét.
Bước 2: Loại bỏ dị vật, dịch mủ
Sau khi sát trùng tay và dụng cụ y tế, bạn cần loại bỏ các mô chết, dịch mủ tại vết loét để đảm bảo vết loét không bị nhiễm trùng và nhanh chóng lành lại. Bạn thực hiện như sau:
- Sử dụng bông gòn thấm nước muối sinh lý để lau sạch máu, mủ, và các chất bẩn trên vết loét .
- Dùng dụng cụ y tế như kìm, kéo, kim, vv để cắt bỏ các mô chết, hoại tử, phần vảy đen… trên vết loét. Hãy cẩn thận và nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương thêm.
Bước 3: Rửa, sát khuẩn vết loét
Vết lở loét da nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ra nhiễm trùng, hoại tử. Để ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng này, bạn cần sát khuẩn vết loét một cách kỹ lưỡng. Sát khuẩn vết loét không chỉ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, mà còn tạo điều kiện cho vết loét mau lành và phục hồi.
Tuy vậy, không phải loại dung dịch sát khuẩn nào cũng phù hợp cho vết lở loét da. Bạn cần chọn một loại dung dịch sát khuẩn chuyên dụng, có khả năng diệt khuẩn hiệu quả, mà không gây tổn hại cho các mô, tế bào. Đây là một lựa chọn không dễ dàng, vì có những dung dịch sát khuẩn mạnh, nhưng lại không an toàn cho tế bào và ngược lại.
Nacurgo xin giới thiệu đến bạn dung dịch sát khuẩn, rửa vết thương Nacurgo chai xanh, là sản phẩm sát trùng chuyên dụng, an toàn cho vết loét người tiểu đường. Dung dịch Nacurgo chai xanh có 5 ưu điểm vượt trội:
- Ngừa khuẩn: Khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ, loại bỏ các vi khuẩn gây nhiễm trùng tại vết loét.
- Sạch nhầy: Dung dịch Nacurgo chai xanh làm sạch và làm khô vết loét, loại bỏ dịch nhầy, bụi bẩn, và các chất bẩn khác .
- An toàn: Với thành phần từ dung dịch điện hóa, chiết xuất từ trà xanh, lá trầu, bạc hà, và tràm trà, vừa an toàn, dịu nhẹ, lại có thể loại bỏ vi khuẩn hiệu quả.
- Mát dịu: Khả năng làm mát và làm dịu vết loét, giảm cảm giác đau rát, ngứa ngáy, và kích ứng.
- Khử mùi: Dung dịch còn có khả năng khử khuẩn và khử mùi, giúp vết loét luôn sạch sẽ và thoáng mát.
Sử dụng dung dịch Nacurgo chai xanh rất đơn giản, bạn chỉ cần thấm dung dịch vào bông gạc rồi lau nhẹ nhàng vào vết loét. Nên sát khuẩn vết loét ít nhất 2 lần mỗi ngày, cho đến khi vết loét lành lại và lên da non.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN CÁC SẢN PHẨM NACURGO UY TÍN
Bước 4: Băng, bảo vệ vết loét da
Tiếp theo bạn cần bảo vệ vết loét da để giảm nguy cơ nhiễm trùng và tạo điều kiện cho vết loét nhanh hồi phục. Bạn cần chọn một cách bảo vệ vết loét chuyên dụng, có khả năng ngăn cản các tác nhân gây tổn thương và nhiễm trùng, mà giúp vết loét lành lại tốt hơn. Thông thường bảo vệ vết loét bằng băng gạc vô trùng, nhưng lại có thể dính vào vết loét và gây ra đau đớn, tổn thương thêm.
Vậy, giải pháp tối ưu, hiệu quả hơn là dùng dung dịch xịt bảo vệ vết loét Nacurgo chai vàng, là sản phẩm bảo vệ vết loét chuyên dụng, an toàn. Dung dịch Nacurgo chai vàng có 5 ưu điểm vượt trội:
- Tạo màng sinh học: Dung dịch Nacurgo chai vàng có khả năng tạo ra một lớp màng sinh học không thấm nước, ngăn chặn các vi khuẩn, khói bụi xâm nhập vào vết loét.
- Thúc đẩy chữa lành: Dung dịch Nacurgo chai vàng có chứa các hoạt chất nghệ tươi dưới dạng nano, tinh chất trà xanh, có tác dụng khâng khuẩn, có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo da, giảm sẹo và thâm, làm đẹp da, ngừa sẹo hơn gấp 3 đến 5 lần.
- Bao phủ tốt: Dung dịch Nacurgo chai vàng có khả năng bao phủ tốt hơn đối với các vết loét rộng, tạo cảm giác thông thoáng, tăng cường tuần hoàn máu tại vị trí tổn thương, rút ngắn thời gian điều trị.
Sử dụng dung dịch Nacurgo chai vàng rất đơn giản, bạn chỉ cần xịt dung dịch lên vết loét. Bạn nên xịt dung dịch ít nhất 2 lần mỗi ngày, cho đến khi vết loét lành lại.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Bước 5: Theo dõi sự lành lại
Bạn nên theo dõi vết thương thường xuyên để phát hiện sớm nguy cơ nhiễm trùng bao gồm các dầu hiệu phổ biến như: đỏ, sưng, viêm, mưng mủ, mùi và nóng sốt. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý, giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử.
☛ Tham khảo: Dấu hiệu nhiễm trùng da mà bạn không thể bỏ qua!
Trên đây là những thông tin quan trọng về 5 cây thuốc nam hỗ trợ điều trị lở loét da. Hy vọng nó giúp ích cho quá trình chăm sóc loét da của bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy để lại thông tin liên lạc ở phần bình luận để các chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ tư vấn. Cảm ơn bạn!