Khi vết thương hở hoặc vết mổ được khâu bằng chỉ không tiêu, sau một thời gian nhất định, người bệnh sẽ cần phải tiến hành cắt chỉ. Thực hiện việc cắt chỉ là rất quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chữa lành của vết thương. Vậy vết thương sau bao nhiêu ngày có thể cắt chỉ? Cùng nacurgo.vn tìm hiểu qua bài viết sau
Mục lục
1. Tại sao cần cắt chỉ vết thương?
Sau khi vết thương đã được khâu, đến một khoảng thời gian nhất định, người bệnh cần phải tái khám để thực hiện cắt chỉ. Cắt chỉ là việc cần thiết và quan trọng đối với quá trình lành thương. Sở dĩ như vậy là bởi vì cắt chỉ đem lại nhiều lợi ích cho vết thương như:
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng: Khi để chỉ khâu trên vết thương quá lâu, rủi ro bị nhiễm trùng sẽ tăng cao. Việc cắt chỉ giúp loại bỏ các sợi chỉ còn lại và giảm nguy cơ nhiễm trùng. (☛ Tìm hiểu chi tiết: Vết mổ bị nhiễm trùng)
- Tăng tính thẩm mỹ: Cắt chỉ giúp loại bỏ các chỉ khâu, khiến cho vết thương trông sạch sẽ và đẹp hơn. Điều này quan trọng đặc biệt đối với những vết thương nằm trên mặt hoặc các khu vực dễ thấy khác.
- Giảm sưng đau và khô hạn: Khi vết thương được cắt chỉ, áp lực từ độ căng của chỉ lên da được loại bỏ. Điều này giúp giảm sưng, đau và tình trạng khô cho vết thương.
- Tăng độ linh hoạt: Việc loại bỏ chỉ khâu sớm giúp cho vết thương có thể di chuyển và đàn hồi hơn, tăng độ linh hoạt và giảm nguy cơ tái phát chấn thương.
- Tăng khả năng tái tạo mô: Không còn bị cản trở bởi chỉ khâu đồng nghĩa với việc quá trình tái tạo mô tế bào mới diễn ra nhanh hơn, kéo theo đó vết thương cũng nhanh lành hơn.
- Tiết kiệm thời gian chăm sóc: Sau khi cắt chỉ, các bước chăm sóc vết thương không đòi hỏi quá cầu kỳ hay kỹ càng so với lúc chưa cắt chỉ, điều đó giúp tiết kiệm kha khá thời gian chăm sóc.
- Giảm chi phí chăm sóc: Vết thương sau cắt chỉ vừa tiết kiệm được thời gian chăm sóc, vừa tối ưu được phương pháp chăm sóc. Điều đó đồng nghĩa với chi phí chăm sóc cũng sẽ giảm xuống. Thậm chí, nhiều vết thương sau cắt chỉ còn tự phục hồi mà không tốn thêm bất cứ một khoản phát sinh nào.
2. Mấy ngày sau khâu vết thương có thể cắt chỉ?
Tùy thuộc vào từng loại vết thương là nặng hay nhẹ, vị trí trên da là chỗ dễ hay khó thao tác, tình trạng vết khâu lành hay xấu, thêm đó là các yếu tố về cơ địa đáp ứng mỗi người mà thời gian cắt chỉ cũng sẽ khác nhau.
Thông thường, vết thương có thể cắt chỉ từ 5-21 ngày, tùy thuộc vào nhiều yếu tố tác động đã liệt kê trên. Song, bạn có thể tham khảo thời gian cắt chỉ cụ thể dựa vào vị trí từng vết thương tại:
- Vùng bụng: 10 – 12 ngày
- Lưng: 10 – 12 ngày
- Ngực: 10 – 12 ngày
- Chi (tay, chân, bàn tay, bàn chân): 10 – 14 ngày
- Đầu gối, vùng khuỷu tay: 12 – 14 ngày
- Da đầu: 10 – 12 ngày
- Lông mày: 4 – 5 ngày
- Phẫu thuật cắt mí: 4 – 5 ngày
- Mặt: 4 – 5 ngày
- Môi: 4 – 5 ngày
- Cổ: 5 – 6 ngày
- Khoang miệng: 6 – 8 ngày
- Tai: 4 – 6 ngày
Ngoài ra, thời gian cắt chỉ cũng có thể bị thay đổi kéo dài hơn hoặc rút ngắn trong một số trường hợp như:
- Vết thương bị mất da phải kéo căng 2 mép vết thương lại gần nhau để thực hiện khâu. Dạng vết thương này thì sẽ phải cắt chỉ lâu hơn bình thường.
- Vết thương cần khâu ở đối tượng người lớn tuổi có sức khỏe yếu thì cũng bị kéo dài thời gian cắt chỉ.
- Vết thương sau khi khâu bị nhiễm trùng cần nhanh chóng cắt chỉ sớm để tiến hành sơ cứu.
- Mổ đẻ lần đầu với vết khâu ngang có thể cắt chỉ sau 5 ngày
- Tương tự, mổ đẻ lần 2 cũng là vết mổ ngang thì sau 7 ngày sẽ được cắt chỉ
- Trường hợp vết mổ đẻ dọc thì thời gian cắt chỉ phải kéo dài thêm 2 ngày ngày so với vết mổ đẻ ngang.
☛ Xem thêm: Vết mổ đẻ bao lâu thì lành?
3. Liệu vết thương sau cắt chỉ vẫn hở?
Vết thương dù đã đóng miệng nhưng sau khi cắt chỉ vẫn có những trường hợp miệng vết thương bị hở trở lại. Nguyên nhân là do quá trình chăm sóc điều trị không đúng cách. Cụ thể
- Quá trình cắt chỉ không đúng quy trình hoặc không đảm bảo các yếu tố vệ sinh
- Không sử dụng thuốc và rửa vết thương theo hướng dẫn của bác sĩ
- Sử dụng thuốc, băng bó, vệ sinh vết thương sai cách hoặc dùng sai liều lượng
- Gặp chấn thương mới tại vết thương cũ đã cắt chỉ nhưng chưa lành sẹo
- Vết thương tiếp xúc trực tiếp với môi trường bẩn, các hóa chất độc hại gây nhiễm trùng
- Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh với các loại thực phẩm chứa hàm lượng chất kích thích khiến vết thương sưng, đau, tấy hoặc nhiễm trùng.
Việc vết thương sau cắt chỉ vẫn hở nó cũng như 1 vết thương hở, đặc biệt nó còn dễ bị nhiễm trùng, khó lành cũng như khó điều trị hơn so với vết thương hở ban đầu. Có tới 70% trường hợp bệnh nhân sau khi cắt chỉ vết thương lại hở ra nếu không được chăm sóc kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng hoặc hoại tử thịt nếu vết thương lớn.
4. Chăm sóc vết thương sau cắt chỉ với bộ đôi Nacurgo giúp nhanh lành
Sau cắt chỉ, vết thương cần được chăm sóc kỹ phòng ngừa nhiễm trùng, đẩy nhanh quá trình lành thương và hạn chế để lại sẹo.
Với mong muốn giúp bạn đọc có được có một quá trình chăm sóc vết thương sau cắt chỉ thuận lợi, đạt được hiệu quả cao, chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn bộ đôi Nacurgo – giải pháp tuyệt vời trong việc chăm sóc và vệ sinh vết thương.
Các bước thực hiện vô cùng đơn giản như sau:
Bước 1: Rửa sạch tay
Trước khi tiến hành các thao tác chăm sóc và vệ sinh vết thương sau cắt chỉ, bạn cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn. Ngoài việc rửa tay, bạn nên đeo thêm găng tăng y tế để tăng cường mức độ bảo vệ vết thương
Bước 2: Rửa sạch vết thương bằng dung dịch sát khuẩn Nacurgo chai xanh
Nếu nước muối sinh lý không đủ mạnh để loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn trên vết thương vừa tháo chỉ và oxy lại lại quá mạnh gây tình trạng ăn mòn các tế bào da lành thì đây là lúc bạn cần đến một loại dung dịch sát khuẩn có thể cân bằng được hai yếu tố này.
Nacurgo dung dịch rửa chuyên dụng (chai xanh) là sự kết hợp tuyệt vời giữa dung dịch nước điện hóa và các thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, mang đến cho sản phẩm hiệu quả làm sạch vết thương vượt trội, đảm bảo 5 tiêu chí: “Ngừa khuẩn – Sạch nhầy – An toàn – Mát dịu – Khử mùi”.
Điều này vừa giúp tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ màng nhầy mà lại cung cấp độ ẩm làm dịu vết thương, không gây xót, đặc biệt vô cùng an toàn, lành tính cho da.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Có 2 cách sử dụng Nacurgo xanh để vệ sinh vết thương sau cắt chỉ:
- Cách 1: Tưới trực tiếp dung dịch rửa Nacurgo lên vết thương kết hợp thao tác massage giúp loại bỏ bụi bẩn tốt hơn.
- Cách 2: Dùng gạc sạch thấm ướt dung dịch rồi lau sạch theo chiều dọc hoặc ngang của đường tháo chỉ để loại bỏ tốt các dịch, bụi bẩn, phần da chết còn đọng lại.
Bước 3: Che phủ bảo vệ vết thương bằng màng sinh học Nacurgo
Vết thương sau cắt chỉ dù đã được sát khuẩn sạch sẽ thì vẫn cần thực hiện bước cuối cùng là bảo vệ và che phủ vết thương để tránh sự tấn công từ những vi khuẩn bên ngoài môi trường.
Ở bước này, phần lớn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến các loại băng gạc thông thường, nhưng chúng lại tiềm ẩn nguy cơ khiến vết thương trở nên bí bách, làm tiến triển xấu quá trình lành thương.
Vì vậy, thay vì băng gạc truyền thông bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng xịt màng sinh học Nacurgo. Chỉ với 1-2 lần nhấn vòi xịt, toàn bộ bề mặt vết thương đã được che phủ và bảo vệ.
Sau vài giây dung dịch này sẽ khô nhanh tạo thành một lớp màng vật lý, giúp chống thấm nước, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, các nguy cơ nhiễm trùng và các tác nhân vật lý tác động vào vết thương. Đặc biệt, màng sinh học Polyesteramide có khả năng tự phân hủy giúp vết thương thông thoáng, rút ngắn thời gian lành thương.
Cùng với đó, thành phần có chứa siêu phân tử nghệ Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia Sinensis thúc đẩy vết mổ mau lành hơn từ 3-5 lần so với thông thường, tái tạo da một cách tự nhiên và hạn chế để lại sẹo lồi, sẹo xấu.
5. Lưu ý khi chăm sóc vết thương sau cắt chỉ
Khi chăm sóc vết thương sau cắt chỉ, cần lưu ý một số điểm sau đây để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành:
- Luôn giữ vết thương sạch và khô: Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, bạn nên giữ vết thương luôn sạch và khô ráo. Để làm được điều này, hãy rửa tay trước khi tiếp xúc với vết thương và sử dụng băng gạc lau nhẹ nhàng quanh vết thương.
- Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng: Bạn nên theo dõi vết thương hàng ngày để xem có dấu hiệu nhiễm trùng hay không. Nếu thấy vết thương sưng, đỏ hoặc có dịch tiết màu vàng xanh hoặc xám, hãy đến bác sĩ để được khám và điều trị.
- Không để vết thương tiếp xúc với nước: Khi tắm hoặc rửa tay, hãy tránh để vết thương tiếp xúc với nước để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái: Trong thời gian để vết thương phục hồi sau cắt chỉ, bạn nên mặc quần áo rộng rãi có chất liệu mềm để tránh cọ xát lên vết thương.
- Không gãi, chà xát mạnh lên vết thương: Mặc dụ vết thương sau cắt chỉ có thể xuất hiện tình trạng ngứa ngáy nhưng tuyệt đối không gãi, cào,hay chà sát bởi chúng có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc khiến vết thương tiến triển xấu đi.
- Ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi đủ giấc cũng rất quan trọng để cơ thể có đủ năng lượng và sức đề kháng để chống lại nhiễm trùng.
- Điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ: Nếu vết thương của bạn cần được cắt chỉ bởi bác sĩ, hãy tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để chăm sóc và điều trị vết thương một cách chính xác.
☛ Tham khảo đầy đủ: Người mới mổ nên ăn gì để nhanh hồi phục?
Kết luận: Mong rằng bài viết trên đã phần nào giải đáp được những băn khoăn của người đọc về thắc mắc “vết thương sau bao lâu thì cắt chỉ?”. Với bộ đôi sản phẩm Nacurgo giúp chăm sóc vết thương, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vào thời gian lành thương tiến triển nhanh và thuận lợi. Nếu còn bất cứ điều gì chưa được giải đáp, hãy liên hệ ngay tới hotline 1800 6626 để được tư vấn cụ thể.