Bỏng dạ và cách chữa ở trẻ là thông tin rất nhiều bà mẹ quan tâm và tìm kiếm trong thời gian gần đây. Hiểu được điều đó, Nacurgo sẽ có một bài viết chi tiết về vấn đề này. Các mẹ đừng bỏ lỡ nhé!
Mục lục
Triệu chứng bỏng dạ thường thấy ở trẻ nhỏ
Nắm bắt triệu chứng bệnh sẽ giúp các mẹ nhận biết bỏng dạ ở giai đoạn sớm, từ đó có biện pháp kịp thời để ngăn ngừa sự bệnh tiến triển xấu. Biểu hiện bỏng dạ ở trẻ em thông thường sẽ là:
- Cơ thể trẻ sốt nhẹ đến nặng từ 37,5 đến 39 độ, sốt dai dẳng trong vài ngày và kèm theo một số triệu chứng ngạt, sổ mũi, ăn kém, quấy khóc nhiều.
- Cơ thể bắt đầu sẽ có những vết phát ban nhỏ màu hồng, sau khoảng 1 ngày sẽ chuyển thành vết mụn có nước bên trong. Các vết bỏng dạ mọc lên sẽ rất ngứa, rải rác khắp cơ thể trẻ, nhiều nhất trên mặt, ngực, chân tay…
- Phỏng nước sẽ xuất hiện khoảng từ 4 đến 10 ngày tùy cơ địa mỗi trẻ. Trường hợp có biến chứng nhiễm trùng thì thời gian phồng nước sẽ kéo dài lâu hơn, thậm chí là tổn thương sâu vào các mô, tế bào bên trong.
- Sau thời gian 4 đến 10 ngày vết mụn nước sẽ khô lại. Thông thường không để lại sẹo thâm nhưng nguy cơ hình thành sẹo lõm là rất cao.
➤ Tham khảo chi tiết hơn: Bệnh bỏng dạ ở trẻ nhỏ
Một số hệ lụy nguy hiểm bệnh bỏng dạ gây cho trẻ
Cũng giống như bỏng dạ ở người lớn, nguy cơ biến chứng từ những vết mụn ở trẻ cũng không nhỏ. Một số hệ lụy của bỏng dạ ở trẻ có thể xảy ra:
- Mụn nước có nguy cơ gây bội nhiễm, khiến cho thời gian điều trị lâu hơn.
- Nguy cơ mụn nước bị vỡ gây nhiễm trùng vết mụn tổn thương sâu hơn đến các mô và tế bào bên trong.
- Có nguy cơ hình thành sẹo lõm xấu xí, ảnh hưởng đến ngoại hình của trẻ sau này.
- Có nguy cơ mắc viêm phổi với các triệu chứng thực thể kèm theo như: đau tức ngực, khó thở, cơ thể tím tái, thậm chí là ho ra máu. Hệ lụy này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ sau này.
- Có những trẻ còn gặp biến chứng viêm màng não, rối loạn tâm kinh ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của bé. Thậm chí biến chứng còn có thể gây tử vong nếu không kịp thời xử lý….
Cách chữa bỏng dạ tại nhà cho bé
Bỏng dạ nếu chưa có biến chứng bạn hoàn toàn có thể điều trị cho trẻ tại nhà theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Nacurgo sẽ gửi đến các mẹ cách chữa bỏng dạ đơn giản cho bé có thể áp dụng tại nhà, giúp bỏng dạ mau lành, hạn chế để lại sẹo.
Chữa bỏng dạ cho bé bằng bài thuốc Đông Y
- Bài thuốc 1: Là bài thuốc sắc uống từ tang diệp 12 g, lô căn 10g, ngân hoa 10g, cam thảo đất 8g, trúc diệp 16g, bạc hà 6g, cúc hoa 8g. Sắc và cho trẻ uống 1 lượng theo chỉ dẫn từ bác sĩ.
- Bài thuốc 2: cũng là một bài thuốc sắc từ các nguyên liệu: bạc hà 2g, thông bạch (củ hành ta) 2 củ, cát cánh 4g, cam thảo 2g, đạm đậu xị 4g, trúc diệp 8g, liên kiều 8g, chi tử 2g.
- Bài thuốc 3: Có tên gọi đại liên kiều ẩm bao gồm các nguyên liệu như, sài hồ 6g, xích thược 6g, phòng phong 4g, sa tiền 12g, cam thảo 4g, hoạt thạch 8g, kinh giới 4g, mộc thông 6g, hoàng cầm 6g, thuyền thoái 2g, chi tử 6g, liên kiều 8g, ngưu bàng tử 8g, đương quy 4g.
- Bài thuốc số 4: bao gồm các nguyên liệu hoàng đằng 8g ngân hoa 12g, cam thảo dây 12g, vỏ đậu xanh 12g, sinh địa 12g, lá tre 10g, rễ sậy 8g.
Tắm một số loại lá
Mẹ có thể tắm cho trẻ bằng nước đun sôi sau đó để ấm hoặc áp dụng tắm bằng một số loại nước lá giúp đốm mụn nhanh khô miệng và nhanh chóng phục hồi. Các lá có thể sử dụng lá kinh giới, chè xanh, lá sầu đâu, lá tre, lá mướp đắng…
Để xem chi tiết cách nấu nước từ các loại lá và cách để tắm hiệu quả nhất.
➤ Mời bạn tham khảo thêm: Bỏng dạ tắm lá gì? Tắm như thế nào?
Bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Để tránh lây lan sang các vùng lân cận và thúc đẩy quá trình lành bệnh, bạn cần bôi một số loại thuốc theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Hãy nhớ làm sạch vùng da có mụn trước khi bôi thuốc. Tùy vào từng loại thuốc có thể sử dụng bôi nhiều lần trong ngày cho trẻ.
Quá trình bôi thuốc cần đảm bảo tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không bôi nhiều loại cùng 1 lúc. Trong quá trình bôi thuốc cho trẻ nếu thấy bất kỳ hiện tượng kích ứng nào cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn xử lý kịp thời.
➤ Tham khảo: Thuốc bôi bỏng dạ an toàn và hiệu quả
Phương pháp chăm sóc và xử lý bỏng dạ nhanh lành hơn
Bỏng dạ nếu không có biến chứng thì khả năng lành lại là cao, thời gian hồi phục khoảng 7 đến 10 ngày. Nhưng nếu được chăm sóc tốt, đúng cách vết mụn bỏng dạ sẽ lành lại nhanh hơn và còn hạn chế nguy cơ để lại sẹo. Dưới đây là phương pháp chăm sóc mới giúp trẻ mau hồi phục hơn:
- Bước 1: Rửa sạch các đốm mụn cho trẻ hàng ngày nhất là các vết mụn chẳng may bị vỡ. Sử dụng dung dịch rửa sạch da hư tổn Nacurgo để loại bỏ dịch nhầy, tế bào chết và bụi bẩn tồn ở vết mụn.
- Bước 2: Bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Bước 3: Bảo vệ những đốm mụn đã vỡ bằng xịt tạo màng sinh học Nacurgo để ngăn dịch tiết lan đến các bộ phận khác trên cơ thể. Đồng thời lớp màng tạo ra bảo vệ cho vết mụn khỏi những tác nhân gây hại từ môi trường. Tinh chất nghệ Nano Cucurmin và trà xanh giúp kháng khuẩn, đẩy nhanh quá trình làm lành mà không tương tác với thuốc làm mất hiệu quả điều trị.
- Bước 4: Theo dõi đốm mụn. Nếu có dấu hiệu bất thường, nhiễm trùng cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn khắc phục biến chứng.
“BẤM VÀO ĐÂY” để tìm mua bộ sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Mẹ cần làm gì để điều trị đạt hiệu quả cao hơn
Vệ sinh vùng da bị phỏng dạ sạch sẽ
Một số ý kiến cho rằng khi bị bỏng dạ phải kiêng nước, kiêng gió. Chính vì thế, không ít các mẹ lựa chọn không tắm cho trẻ trong thời gian này. Tuy nhiên, khoa học ngày nay đã minh chứng đó là quan niệm sai lầm, lạc hậu, có thể gia tăng nguy cơ nhiễm trùng với các đốm mụn bị vỡ. Do đó, các mẹ cần chú trọng đến vấn đề vệ sinh trong quá trình điều trị tại nhà. Thực hiện tốt điều này giúp giảm đi cảm giác ngứa ngáy, ngăn ngừa lây lan sang các khu vực khác trên cơ thể.
Các mẹ có thể sử dụng nước ấm để tắm hoặc có thể sử dụng một số loại nước lá an toàn để làm sạch dịch mụn, tế bào chết. Trong quá trình tắm cho bé các mẹ chú ý cắt bỏ móng tay, thao tác nhẹ nhàng để tránh mụn bỏng dạ bị vỡ. Lưu ý tắm tại nơi kín gió.
Không để trẻ gãi làm vỡ đốm mụn
Bỏng dạ có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Nên không tránh khỏi việc trẻ đưa tay lên gãi. Để ngăn chặn được điều này thực sự rất khó bởi hầu hết các trẻ đều chưa có ý thức để phòng tránh mà sẽ thực hiện mọi thứ theo bản năng. Bạn chỉ có thể chủ động ngăn chặn điều này bằng cách kiểm soát trẻ, cắt cụt móng tay để hạn chế nguy cơ này.
Ngoài ra, lựa chọn cho trẻ mặc những bộ quần áo rộng, cotton thoáng mát vừa là cách giảm ma sát gây vỡ mụn vừa dễ dàng thoát nhiệt ngăn tiết mồ hôi và dầu trên cơ thể. Có thể bật quạt nhẹ hoặc bật điều hòa ở nhiệt độ khoảng 27 đến 28 độ nhé để làm mát, làm dịu, giảm bớt cảm giác ngứa ngáy cho trẻ.
Cách ly trẻ tại nhà cho đến khi khỏi hoàn toàn
Vì là một bệnh lý lây qua đường hô hấp nên tỉ lệ lây nhiễm rất cao, nhất là với trẻ nhỏ chưa có nhận thức với hành vi nguy cơ. Vì thế mẹ cần cách ly trẻ trong quá trình bị bỏng dạ để hạn chế tiếp xúc với khói bụi ngoài môi trường nhằm hạn chế mức độ nặng nề của bệnh. Thời gian cách ly thông thường từ 7 đến 10 ngày từ khi phát bệnh cho đến khi các vết mụn tiêu dịch và khô miệng, đóng vảy hoàn toàn.
Chú ý dinh dưỡng cho trẻ khi bị bỏng dạ
Mẹ cũng nên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng bởi nó có vai trò rất quan trọng trong quá trình lành bệnh của trẻ. Bệnh lý có thể thuyên giảm khi trẻ sử dụng những thực phẩm giàu dinh dưỡng, lành tính. Cũng có thể tiến triển nặng hơn nếu ăn phải những đồ ăn không phù hợp. Vậy dinh dưỡng như thế nào là phù hợp trong quá trình chữa bỏng dạ ở trẻ.
Chế độ dinh dưỡng bé có thể ăn trong quá trình chữa trị bỏng dạ:
- Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể. Có thể bổ sung một số loại nước ép giàu vitamin C, chất chống oxy hóa hoặc đơn giản là nước lọc cũng giúp làm mát, làm dịu các vết mụn. Một số loại nước ép được các chuyên gia khuyên các mẹ nên cho bé uống là nước ép cà rốt, nước ép cam…
- Ăn một số loại trái cây như: Dưa hấu, kiwi, chuối, đào sẽ giúp tái tạo da mới, loại bỏ da chết sau khi bỏng dạ lành lại.
- Bổ sung vào chế độ ăn nhiều rau, các loại thức ăn giàu vitamin A, C, bio-flavonoid. Một số loại rau tốt cho bé như rau cải bắp, rau bina, cà rốt, bông cải, giá đỗ, cà chua, dưa chuột…
- Các thực phẩm giàu kẽm, magie, canxi giúp kích thích hệ miễn dịch của trẻ, hạn chế nhiễm trùng.
Thực phẩm hạn chế đến tuyệt đối cho trẻ ăn khi bị bỏng dạ:
- Kiêng thịt gà, xôi nếp vì bộ đôi này có thể khiến vết mụn ngứa và ngáy, mưng mủ.
- Hạn chế cho trẻ ăn một số đồ ăn cay, nóng, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán.
- Nên hạn chế ăn thực phẩm từ bơ sữa, phô mai vì nghiên cứu cho thấy những thực phẩm này khi vào cơ thể trẻ sẽ khiến da tiết nhiều dầu, gây ra sự phát triển và lan rộng của các đốm mụn.
- Nếu mụn bỏng dạ mọc trong miệng, bạn nên hạn chế ăn đồ ăn chua, giàu vitamin C, nó có thể là nguyên nhân gây đau xót và loét trong khoang miệng…
Trên đây là những thông tin mẹ cần biết để chăm sóc, chữa trị bỏng dạ cho bé tại nhà. Một số nội dung về việc bôi thuốc trị bỏng dạ mang tính chất tham khảo. Trước khi bôi bất kỳ một loại thuốc nào cho trẻ cần nhận tư vấn, kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa để hạn chế những hệ lụy do dị ứng thuốc gây ra. Cảm ơn các mẹ đã đi cùng Nacurgo đến cuối bài viết. Nacurgo chúc bé nhà bạn mau khỏi bệnh!
Tham khảo:
https://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-cong-hieu-dong-y-chua-benh-thuy-dau-n74857.html