Té xe là một tai nạn không ai mong muốn. Nó xảy ra một cách bất thường và để lại vết thương hở đau đớn. Nếu bạn đang tìm kiếm cách chăm sóc đúng hướng để hạn chế nhiễm trùng thì đừng bỏ qua các thông tin dưới đây. Nacurgo sẽ mách bạn cách chăm sóc vết thương té xe, ngăn ngừa nhiễm trùng!
Mục lục
Đánh giá vết thương bị té xe để kịp thời xử lý
Khi mà xe máy là phương tiện lưu thông chính tại đường phố Việt Nam thì không tránh khỏi những tai nạn té và ngã xe, dù bạn không mong muốn. Khi tai nạn xảy ra, bạn có thể bị những vết thương hở, vết trầy xước trên bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Đặc biệt là phần khuỷu tay, và vùng đầu gối… Vết thương hở do bị té xe có thể là những vết trầy xước nhẹ nhưng cũng có thể là vết thương, vết xẻ nặng.
Dưới đây là một số mức độ tổn thương nếu chẳng may bị ngã xe:
Vết thương hở cấp độ 1: Là mức độ tổn thương da ngoài cùng. Vết thương hở độ 1 có biểu hiện lớp da ngoài cùng bị xước nhẹ, ửng đỏ, có thể hơi sưng nhẹ do tiếp xúc trực tiếp với mặt đường. Chảy máu ít.
Vết thương hở cấp độ 2: Vết thương bị tổn thương sâu hơn cấp 1. Đã xuất hiện máu chảy nhiều hơn. Vùng vết thương có thể bị viêm sưng to, cảm giác đau xót nhiều.
Vết thương hở cấp độ 3: Mức độ vết thương đã sâu hơn vào các mô, tế bào dưới hạ bì. Với vết thương hở cấp 3 bạn có thể bị chảy máu rất nhiều, đau rát cũng nhiều hơn. Rất khó để cầm máu, phần lớn cần đến cơ sở y tế để khâu vết thương cầm máu và xử lý chuyên sâu…
☛ Tìm hiểu thêm: Xử lý vết thương hở ở đầu gối đúng cách mau lành!
Hướng dẫn chăm sóc vết thương té xe mau lành
Để chăm sóc vết thương té xe mau lành, hiệu quả cần kết hợp cả yếu tố dinh dưỡng, vận động và các bước xử lý vết thương đúng cách. Nacurgo sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc vết thương té xe mau lành đầy đủ 3 yếu tố kể trên:
Xử lý vết thương té xe
Ở cấp độ 1, độ 2 mức độ tổn thương nhẹ. Bạn có thể trực tiếp xử lý đúng cách tại nhà. Các vết thương hở do té xe thông thường sẽ tiếp xúc, trà xát với mặt đường nên chứa nhiều đất cát, vi khuẩn trên đường. Bạn cần thao tác xử lý vết thương theo các bước sau đây:
Bước 1: Rửa sạch tay và dụng cụ y tế trước tiên
Nguyên tắc đầu tiên trong chăm sóc và xử lý vết thương đó chính là tiệt trùng tay và dụng cụ y tế trước khi chăm sóc vết thương hở. Điều này giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn chéo từ tay, dụng cụ y tế vào vết thương.
Bạn có thể rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trong khoảng 30 giây. Dụng cụ y tế luộc trong nước nóng 20 phút hoặc ngâm qua dung dịch cồn iod. Sau đó bạn đeo thêm 1 lớp găng tay y tế tiệt trùng là tốt nhất.
☛ Thông tin bạn cần biết: Chỉ dùng nước muối sinh lý rửa vết thương được không?
Bước 2: Rửa vết thương dưới vòi nước sạch
Cách này giúp loại bỏ bụi bẩn, bùn cát do cơ thể tiếp xúc với mặt đường. Bạn có thể rửa bằng cách ngâm vùng tổn thương vào chậu nước sạch sau đó rửa nhẹ nhàng vùng vết thương. Nhưng dễ dàng hơn bạn có thể đưa vết thương vào vòi nước sạch để dòng chảy giúp rửa trôi bụi bẩn.
Trường hợp không tìm thấy vòi nước có thể sử dụng nước uống đóng chai và rửa nhiều lần lên vết thương té xe.
Sau khi đã rửa sạch bạn sử dụng dụng cụ y tế đã sát trùng trước đó, gắp những dị vật còn sót lại mà nước không thể rửa trôi bao gồm cả phần da thừa bị trầy tróc khỏi vết thương. Thực hiện thao tác cẩn thận để tránh gây đau xót chảy máu thêm. Nếu có xuất hiện chảy máu bạn có thể sử dụng bông tẩm nước muối sinh lý và lau nhẹ nhàng, sau đó giữ chặt bông khoảng 2 đến 5 phút để máu ngừng chảy.
Bước 3: Rửa và sát trùng bằng dung dịch rửa da hư tổn Nacurgo (xanh)
Sau khi rửa và loại bỏ dị vật ở bước số 2, vết thương vẫn chưa đảm bảo sạch. Bạn cần thêm bước sát trùng bằng dung dịch rửa sạch da hư tổn Nacurgo để loại bỏ đi lớp màng Biofilm của vi khuẩn.
Với vết thương té xe nhỏ, nông, không chảy máu bạn có thể rửa bằng nước muối sinh lý. Nhưng nếu vết thương chảy máu nhiều, kèm theo va đập mạnh bạn cần sử dụng dung dịch rửa, diệt, kháng khuẩn chuyên biệt Nacurgo (chai xanh).
Thắc mắc số đông: Nên rửa vết thương mấy lần 1 ngày?
Nacurgo rửa sạch da hư tổn đáp ứng đủ 5 yếu tố: “Ngừa khuẩn – Sạch nhầy – An toàn – Mát dịu – Khử mùi”. Thành phần dung dịch có chứa dung dịch điện hóa, chiết xuất trà xanh, lá trầu, bạc hà và tinh dầu tràm trà giúp chăm sóc rửa sạch tối đa cho vùng tổn thương.
Cách sử dụng đơn giản: Bạn chỉ cần tưới trực tiếp dung dịch lên vết thương hở té xe, tiếp đó sử dụng thêm bông tẩm lau nhẹ nhàng để rửa sạch hơn vùng da hư tổn. Sử dụng 1 lần/ngày và duy trì rửa cho đến khi vết thương khô miệng và lên da non.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Bước 4: Bảo vệ vết thương hở té xe băng xịt tạo màng sinh học Nacurgo
Vết thương hở sau khi rửa sạch, sát khuẩn nếu không được bảo vệ ngăn chặn tiếp xúc với môi trường bên ngoài hoàn toàn có thể bị vi khuẩn xâm nhập. Đây là yếu tố khiến cho vết thương té xe chậm lành hơn. Vậy giải pháp là gì? Đó chính là bảo vệ vết thương với dung dịch xịt tạo màng sinh học Nacurgo.
Dung dịch được ứng dụng lớp màng sinh học Polyesteramide, giúp vết thương ngăn chặn tiếp xúc với vi khuẩn, khói bụi bên ngoài môi trường. Lớp màng tạo ra sau 1 bước xịt giúp bao phủ dễ dàng trên toàn bộ vết thương, không thấm nước, không gây cảm giác hầm bí khi sử dụng. Từ đó giúp quá trình lưu thông máu tốt hơn. Máu và oxy dễ dàng được lưu thông đến để nuôi tế bào, mô mới.
Tinh chất nghệ và trà xanh được phân bố đều trong lớp màng sinh học giúp giải phóng tinh chất từ từ, là giải pháp vừa bảo vệ khỏi tác động của vi khuẩn vừa chăm sóc cho vết thương thương lành lại nhanh hơn. Theo nghiên cứu việc bảo vệ vết thương bằng màng sinh học Nacurgo mang lại hiệu quả chữa lành nhanh hơn gấp 3 đến 5 lần.
Cách sử dụng dung dịch xịt tạo màng sinh học Nacurgo:
Xịt trực tiếp dung dịch bao phủ vết thương, sau đó dung dịch sẽ nhanh chóng khô lại và tạo thành lớp màng mỏng bao phủ và cách ly vết thương khỏi môi trường ngoài. Sau 4 đến 5 giờ sử dụng lớp màng sẽ tự phân hủy sinh học. Bạn xịt thêm để có 4 đến 5 giờ bảo vệ tiếp theo. Có thể xịt lặp lại nhiều lần trong ngày.
Nếu vết thương tại vùng mặt không xịt trực tiếp mà thấm ra bông tẩm và lau nhẹ nhàng cho đến khi dung dịch bao phủ toàn bộ vết thương.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Ngoài các bước xử lý vết thương kể trên, bạn cần bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cần thiết để làm lành vết thương và hạn chế những thực phẩm không phù hợp. Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, khi bị thương cơ thể sẽ đòi hỏi mức chuyển hóa năng lượng cao hơn nhiều lần so với bình thường. Nguồn năng lượng chuyển hóa đó, bạn có thể bổ sung từ nguồn dinh dưỡng nạp vào cơ thể hàng ngày:
Một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bị vết thương:
- Nên: Ăn thực phẩm từ protein lành tính, thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất đặc biệt nhóm vitamin B, C, E, A, D, … khoáng chất như kẽm, sắt… Nhóm thực phẩm cung cấp nhiều nước và có tính mát…
- Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, không ăn thịt bò trong quá trình vết thương lên da non, không ăn đồ ăn từ gạo nếp , da gà, không ăn rau muống…
☛ Tham khảo: Bị vết thương kiêng ăn bao lâu? Nên kiêng ăn gì?
Chế độ sống khoa học, vận động nhẹ nhàng
Một chế độ sống khoa học, vận động nhẹ nhàng giúp khả năng chuyển hóa của cơ thể hoạt động bình thường và phòng ngừa rối loạn. Điều này cũng giúp cho cơ chế tự làm lành vết thương diễn ra bình thường.
Một số việc bạn cần làm đó là: Ngủ đủ giấc, hạn chế rượu bia, chất kích thích và đặc biệt là vận động nhẹ nhàng để lưu thông máu tốt hơn, giúp làm lành các mô tổn thương và nuôi dưỡng tế bào mới giúp vết thương hồi phục nhanh chóng.
Lưu ý khi rửa vết thương té, ngã xe
Một số lưu ý gửi đến bạn khi rửa, chăm sóc vết thương do té, ngã xe:
- Rửa vết thương một cách nhẹ nhàng, không lau quá mạnh có thể khiến vết thương bị tổn thương thêm gây đau đớn và chảy máu.
- Không sử dụng các dung dịch sát khuẩn có tính ăn mòn mạnh như thuốc đỏ, oxy già… Tác dụng sát khuẩn của dung dịch này tuy lớn nhưng dễ khiến các mô, tế bào mới bị chết. Dung dịch gây ra cơn đau xót mạnh trên vết thương.
- Không rắc trực tiếp thuốc kháng sinh lên vùng tổn thương hở do té xe, nó có thể gây dị ứng, tiêu diệt tế bào mới khiến vết thương chậm lành hơn.
- Không áp dụng các phương pháp dân gian phản khoa học như bôi nước mắm nước tương… gây ra nhiễm trùng nguy hiểm.
- Một số loại thuốc Đông y không đảm bảo nguồn gốc, chất lượng cũng cần thận trọng khi sử dụng rửa vết thương hở.
☛ Tham khảo thêm: Mách bạn cách sát trùng vết thương ngoài da do ngã, té xe
Hy vọng với những thông tin Nacurgo chia sẻ, bạn sẽ biết cách xử lý và chăm sóc tốt vết thương do té, ngã xe. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn gọi về tổng đài miễn cước 1800 6626 để nhận tư vấn từ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Cảm ơn bạn đã đi hết bài viết cùng Nacurgo. Chúc vết thương của bạn chóng bình phục!
Tham khảo:
https://www.verywellfit.com/skin-abrasions-and-road-rash-treatment-3119252
https://www.healthline.com/health/abrasion