Hiện nay có rất nhiều người thắc mắc bỏng dạ và thủy đậu có phải một bệnh hay 2 bệnh riêng biệt. Liệu chúng có mối liên quan đến nhau hay không? Cùng Nacurgo giải đáp thắc mắc này thông qua những thông tin dưới đây nhé.
Mục lục
Bỏng dạ và thủy đậu 2 tên gọi của cùng 1 bệnh!
Bỏng dạ và thủy đậu đều được biết đến với đặc điểm nhận dạng là những nốt mụn đỏ có khả năng lan rộng khắp cơ thể nếu không điều trị đúng cách. Bỏng dạ hay thủy đậu đều có thể lây từ người sang người thông qua đường hô hấp và tiếp xúc gần. Với những đặc điểm nhận dạng giống nhau như vậy, thì liệu rằng bỏng dạ có phải là thủy đậu hay không?
Thực tế Bỏng dạ (phỏng rạ) và thủy đậu là tên gọi của cùng 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính do Virus có tên Herpes Zoster gây ra. Sự khác nhau ở tên gọi này là do quan niệm từ xa xưa của từng địa phương, vùng miền. Ở miền Bắc thường gọi bệnh này với tên là thủy đậu, nhưng miền Nam lại gọi nó với tên gọi trái rạ, phỏng rạ.
Bệnh thường xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn, đa số là trẻ từ 2 đến 7 tuổi, rất hiếm gặp trẻ dưới 6 tháng tuổi mắc bênh lý này. Bởi đa phần các em đều chưa được tiêm phòng thủy đậu. Tỉ lệ lây nhiễm lẫn nhau ở trong độ tuổi này cũng cao hơn, bởi các em chưa nhận thức được mức độ lây lan của bệnh và cũng chưa có ý thức chủ động phòng, tránh lây lan cho người khác.
Thủy đậu có nguy cơ lây mạnh nhất trong 1 đến 2 ngày trước khi nổi mẩn thông qua tiếp xúc gần qua hô hấp, dịch cơ thể. Vết mụn vẫn có nguy cơ lây nhiễm khi đã đóng vẩy nhưng ở mức thấp hơn.
☛ Tham khảo thêm tại: Bỏng dạ ở trẻ em: nguyên nhân và cách điều trị!
Hiểu hơn về triệu chứng bệnh thủy đậu (Bỏng dạ)
Bỏng dạ hay thủy đậu được nhận biết không chỉ là tổn thương niêm mạc, xuất hiện những chấm đỏ sau đó lan rộng đến khu vực khác trên cơ thể, mà bệnh còn có một số biểu hiện kèm theo như:
- Thời gian ủ bệnh khá lâu, theo nghiên cứu khoảng 10 đến 15 ngày. Trong thời gian ủ bệnh triệu chứng xuất hiện không nhiều. Sau khoảng thời gian này các chấm đỏ sẽ xuất hiện trước, 2 đến 3 ngày sau sẽ xuất hiện mẩn ngứa và phồng rộp.
- Người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ (ở trẻ nhỏ) đến sốt cao 39 – 40 độ (ở người lớn).
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải, không có sức lực, đau nhức tứ chi.
- Xuất hiện mụn nước, phỏng rộp như hạt đậu, mụn nước kèm cả máu bên trong.
- Có thể có các biểu hiện ho, sổ mũi đau đầu kèm theo.
- Người bệnh chán ăn, ăn không ngon.
- Nốt mụn phân bố khắp cơ thể, ban đầu là mặt và tử chi sau đó bắt đầu lan dần ra. Tổng các vết bỏng rạ có thể lên đến 500 nốt. Mụn phồng rộp có thể đóng vảy sau 4 đến 5 ngày.
Ở trẻ em việc phát hiện bệnh khó khăn hơn vì những triệu chứng kể trên bé rất khó để mô tả cho bạn thậm chí có nhiều bé vẫn nô đùa bình thường trong quá trình phát bệnh. Chính vì vậy, cha mẹ nên để tâm đến tình trạng cơ thể của con để hạn chế lây lan với các bạn xung quanh. Đồng thời, đây cũng là cách để kiểm soát, tránh để bọng nước vỡ sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bỏng dạ triệu chứng nào giúp mẹ biết bé bị bệnh?
Biến chứng bệnh thủy đậu (bỏng dạ)
Không một ai mong muốn thủy đậu sẽ xuất hiện biến chứng thế nhưng việc này hoàn toàn vẫn có thể xảy ra nếu bạn không có phương pháp điều trị đúng cách ngay từ đầu. Một số biến chứng có thể gặp phải khi bị thủy đậu:
Có thể gây nhiễm trùng các nốt đậu
Các nốt mụn thủy đậu có thể bị nhiễm trùng nếu không chăm sóc và xử lý đúng cách. Nên nhớ rằng khi bị thủy đậu, bạn sẽ không chỉ bị lên một vết mụn, mà là rất nhiều vết mụn ở nhiều bộ phận trên cơ thể. Khi hàng loạt chúng có nguy cơ nhiễm trùng chắc chắn cả cơ thể sẽ bị ảnh hưởng theo. Đã có rất nhiều trường hợp ghi nhận người bệnh có thể phải đối mặt với nhiễm trùng máu, viêm mô tế bào từ những vết mụn thủy đậu.
Gây viêm não, viêm màng não
Biến chứng này có thể xảy ra với người bệnh sau 1 tuần xuất hiện mụn nước ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Thông thường nó sẽ xuất hiện sau khi người bệnh sốt cao, hôn mê… Nếu không được kịp thời khắc phục có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Gây viêm một số bộ phận trên cơ thể
Thủy đậu hay bỏng dạ có thể gây ra một số viêm nhiễm cho cơ thể người bệnh như: Viêm phổi (3 đến 5 ngày khi phát bệnh), triệu chứng của bệnh là ho nhiều, khó thở, ho ra máu, đau tức ngực, viêm thận cấp gây suy thận, tiểu ra máu… Ngoài ra thủy đậu còn gây viêm tai giữa nếu vết mụn mọc ở khu vực tai và có biểu hiện nhiễm trùng, lở loét.
Gây sẹo lõm, sẹo thâm sau khi lành lại
Một hệ lụy tiếp theo phải kể đến đó là vấn đề thẩm mỹ trong và sau khi điều trị thủy đậu. Trong khi bị thủy đậu, các đốm mụn sẽ mọc khắp cơ thể ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ bên ngoài. Nếu được điều trị khỏi cũng có thể để lại sẹo thâm, sẹo lõm một thời gian dài. Điều này gây ra nhiều bất tiện nhất là đối với chị em phụ nữ.
Với phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi
Các bác sĩ khuyên rằng: nếu đang trong thai kỳ, chị em phụ nữ cần tránh xa người mắc bệnh vì nó rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Nghiên cứu gần đây nhất cũng cho thấy nó là nguyên nhân gây một số dị tật bẩm sinh cho em bé ngay từ trong bụng mẹ.
Ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống
Thông thường khi bị thủy đậu (phỏng rạ) thời gian phát bệnh đến khi đốm mụn khô miệng cũng khoảng mất khoảng từ 1 đến 2 tuần. Sẹo thâm thì có thể đi theo bạn một khoảng thời gian dài hơn nữa. Trong thời gian này công việc và cuộc sống của người bệnh có thể bị ảnh hưởng không nhỏ. Nhất là những người đang làm công việc đòi hỏi yếu tố thẩm mỹ cao.
Lưu ý dành cho người bị phỏng dạ (thủy đậu)!
Khi không may bị phỏng dạ (thủy đậu) bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
- Cần mặc đồ rộng rãi, vải mềm để hạn chế tiếp xúc giữa các đốm mụn, điều này có thể gây vỡ phồng nước.
- Các đốm mụn có thể gây ra cảm giác ngứa. Tuyệt đối không gãi vì đây là nguy cơ khiến vết mụn lan rộng hơn. Nên cắt móng tay để phòng tránh nguy cơ này.
- Không tự ý bôi thuốc mà cần được tư vấn, thăm khám từ bác sĩ chuyên khoa. Tuân thủ và chấp hành theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Chủ động hạn chế tiếp xúc để tránh lây nhiễm cho người khác.
- Quá trình tắm gội cần được thực hiện nhẹ nhàng. Nên sử dụng nước ấm, tránh dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh.
- Trong quá trình điều trị nếu người bệnh sốt cao, kèm theo sợ ánh sáng, chảy nước mắt cần đưa đến ngay bệnh viên chuyên khoa để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm cho mắt.
- Hạn chế ra gió nhiều…
Giải pháp chữa thủy đậu (bỏng dạ) không để lại sẹo
Khi bị thủy đậu, bạn có thể tự điều trị tại nhà trên phác đồ của bác sĩ mà không cần đến bệnh viện (nếu bệnh chưa gây ra biến chứng gì). Khi đó ngoài tuân thủ điều trị bôi thuốc theo chỉ dẫn, người bệnh cũng cần theo dõi diễn biến để bổ sung những phương pháp phòng ngừa sẹo sớm.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Chữa thủy đậu hiệu quả tại nhà
Quy trình điều trị tại nhà hạn chế sẹo thâm bạn có thể tham khảo:
- Bước 1: Làm sạch các đốm mụn thủy đậu bằng nước muối sinh lý. Đối với các vết mụn vỡ bạn có thể sử dụng dung dịch rửa, sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh) để làm sạch vết nhầy, tế bào chết nơi đây.
- Bước 2: Bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Bước 3: Băng mụn thủy đậu bằng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da hư tổn Nacurgo (chai vàng). Lớp màng tạo sau bước xịt đóng vai trò như lớp da nhân tạo, bảo vệ đốm mụn thủy đậu tránh bị vỡ, tránh nhiễm trùng (đối với vết bỏng dạ đã vỡ).
Tinh chất nano nghệ và trà xanh trong lớp màng sinh học giúp sát khuẩn nhẹ, không ảnh hưởng đến tác dụng thuốc. Đồng thời còn giúp vết phỏng dạ nhanh chóng lành lại và hạn chế để lại sẹo thâm. - Bước 4: Theo dõi vết mụn đậu. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở ý tế để xử lý kịp thời.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY”
Phỏng dạ hay thủy đậu đều là bệnh có khả năng lây truyền cho người khác rất nhanh. Nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách thì nó không hẳn là một căn bệnh đáng sợ. Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn thắc mắc về bệnh bỏng dạ và thủy đậu. Hãy lan tỏa đến những người thân yêu để phòng ngừa hệ lụy do bệnh gây ra bạn nhé.