Vào thời điểm giao mùa, rất nhiều căn bệnh có thể khởi phát ở trẻ trong đó có thủy đậu. Tuy nhiên, không giống những bệnh khác, thủy đậu có thời gian ủ bệnh khá dài nên rất khó để phát hiện khi nào trẻ mắc bệnh. Bài viết hôm nay sẽ gửi đến thông tin về bỏng dạ và triệu chứng đặc trưng giúp mẹ biết bé đang mắc bệnh.
Mục lục
Bỏng dạ là bệnh gì?
Bỏng dạ là tên gọi trong dân gian của bệnh thủy đậu. Tùy vào từng vùng miền mà nó còn có tên là phỏng rạ, trái rạ. Đây là một bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi 1 loại virus có tên là Varicella zoster.
Một đứa trẻ hoàn toàn có thể bị bỏng dạ khi tiếp xúc với người bệnh mà chưa được tiêm vắc xin. Lây nhiễm ở trẻ cũng có thể qua các đốm mụn nước, qua giọt bắn, hắt hơi, ho hoặc có thể lây nhiễm gián tiếp thông qua đồ dùng cá nhân có chứa dịch tiết của người mắc bệnh.
Bỏng dạ ở trẻ có tính lây nhiễm cấp tính nhưng lại có khả năng miễn nhiễm cao nếu trẻ đã từng mắc bệnh. Có nghĩa là khi đã mắc bệnh 1 lần cơ thể sẽ có miễn dịch trọn đời. Với trẻ chưa mắc bệnh, nếu được tiêm vắc xin đủ liều thì khoảng 90% trẻ sẽ miễn nhiễm với bỏng dạ sau này. Còn 10% còn lại có thể vẫn bị bỏng dạ nhưng mức độ rất nhẹ chỉ có 1 vài vết như zona thần kinh.
Bỏng dạ triệu chứng nhận biết qua từng giai đoạn bệnh
Biểu hiện, triệu chứng rõ rệt nhất bỏng dạ là những đốm mụn nước mọc trải dài trên cơ thể trẻ. Các vết mụn còn có thể mọc ở các vùng niêm mạc, ở miệng, lưỡi… Nhận biết biểu hiện sớm của bỏng dạ giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Thông thường có thể nhận biết bỏng dạ triệu chứng ở trẻ thông qua sự xuất hiện của đốm mụn. Nhưng bệnh không phải dễ nhận biết như thể. Để xuất hiện những đốm mụn, trẻ có thể phải trải qua giai đoạn ủ bệnh thầm lặng. Dưới đây là biểu hiện thủy đậu qua từng giai đoạn:
Triệu chứng bỏng dạ giai đoạn ủ bệnh
Đầu tiên trẻ sẽ phải trải qua giai đoạn ủ bệnh. Trong thời kỳ này lượng virus chưa đủ nhiều nên cần thời gian ủ bệnh khoảng 10 đến 20 ngày để nhân lên và phát bệnh. Thời kỳ ủ bệnh, hầu hết trẻ đều không có biểu hiện gì, thậm chí trẻ vẫn chơi đùa nô nghịch bình thường nên có thể lây nhiễm thầm lặng cho những người xung quanh. (Nghiên cứu chỉ ra bỏng dạ ở trẻ có thể lây nhiễm trong thời ủ bệnh trước 2 ngày khi phát bệnh).
Biểu hiện rõ hơn trong giai đoạn khởi phát (phát bệnh)
Thời điểm này cơ thể trẻ đã bắt đầu có những biểu hiện có thể nhận biết như: cơ thể sốt nhẹ, đau nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn. Những vết ban đỏ bắt đầu xuất hiện với số lượng nhỏ, có kích thước đường kính vài milimet xuất hiện trong khoảng 24 đến 48 giờ đầu. Ngoài ra còn có nhiều trẻ còn có thêm bỏng dạ triệu chứng khác như nổi hạch ở vùng phía sau tai, kèm theo viêm họng, khó thở…
Giai đoạn bỏng dạ biểu hiện toàn phát
Trẻ bắt đầu có hiện tượng sốt cao hơn, kèm theo đó là cơ thể mệt mỏi thấy rõ, chán ăn, kém ăn, đau mỏi cơ, quấy khóc. Các vết ban đỏ giai đoạn khởi phát bắt đầu xuất hiện mụn nước tròn kích thước 1 đến 3 mm. Mụn nước sinh ra gây cho trẻ cảm giác ngứa, rát rất khó chịu.
Đốm mụn phát triển và lây lan toàn cơ thể gây khó khăn trong việc sinh hoạt hàng ngày. Mụn còn có thể mọc vào các vùng niêm mạc miệng lười gây ra rào cản khá lớn cho quá trình ăn uống. Mụn nước đa số sẽ có màu trong, nhưng cùng ghi nhận ở một số trường hợp có dịch mụn đục, kèm theo cả máu bên trong. Kích thước mụn nước so với các vết ban đỏ là lớn hơn khá nhiều.
Giai đoạn phục hồi cải thiện
Đốm mụn thủy đậu sẽ tự vỡ ra và khô lại, phục hồi sau khoảng 7 đến 10 ngày. Thời gian này ba mẹ nên vệ sinh vết mụn thủy đậu cho trẻ đúng cách, cẩn thận để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Thông thường nếu được chăm sóc tốt bỏng dạ sẽ không để lại sẹo thâm.
Thế nhưng, nguy cơ hình thành sẹo lõm là vẫn có thể. Vì thế, ngoài chăm sóc vệ sinh cần lựa chọn 1 loại thuốc bôi có thêm chức năng trị sẹo cho trẻ. Để có được thông tin này, mẹ chỉ có thể nhận kê đơn, tư vấn từ bác sĩ, không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trên thị trường không rõ nguồn gốc để hạn chế hệ lụy có thể gây ra.
☛ Tham khảo thêm: Sẹo thâm do thủy đậu chữa thế nào?
Đối tượng trẻ dễ mắc bỏng dạ
Theo các chuyên gia thì những đối tượng trẻ dưới đây sẽ có nguy cơ mắc, lây bệnh thủy đậu cao hơn cả:
- Trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên.
- Những bé chưa tiêm phòng bỏng dạ, nằm trong độ tuổi từ 2 đến 7 tuổi.
- Trẻ có khả năng miễn dịch thấp, sức khỏe yếu.
- Trẻ đang mang những bệnh lý nền như viêm đường hô hấp, ung thư, hay một số bệnh suy giảm miễn dịch khác.
- Do đang sử dụng một số thuốc ức chế miễn dịch ở liều lượng cao như corticosteroid.
Vì thế, nếu con trẻ nằm trong các đối tượng kể trên, ba mẹ cần thận trọng khi cho trẻ tiếp xúc với người bệnh. Ở những trẻ có miễn dịch và thể chất yếu, thủy đậu có thể để lại nguy cơ tổn thương trầm trọng hơn thậm chí ảnh hưởng đến cả tính mạng của trẻ.
Mách cách chữa bỏng dạ đơn giản tại nhà
Giữ vệ sinh cơ thể và các đốm mụn
Đây là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc trẻ bị bỏng dạ. Vệ sinh tốt không chỉ giúp những đốm mụn mau lành hơn mà còn hạn chế được nguy cơ bội nhiễm thường gặp. Chắc hẳn các mẹ đã nghe đến quan niệm kiêng gió kiêng nước cho trẻ trong quá trình bị bỏng dạ đúng không? Thực tế, đây là một quan niệm sai lầm. Việc vệ sinh thường xuyên sẽ giúp loại bỏ tế bào chết, hạn chế cảm giác ngứa ngáy và lau đi phần dịch mụn nếu chẳng may bị vỡ.
Bạn có thể vệ sinh đốm mụn bằng nước ấm, nước muối sinh lý. Với các mụn thủy đậu bị vỡ có thể sử dụng dung dịch rửa da tổn thương Nacurgo (Chai màu xanh) để lấy đi dịch nhầy, tế bào chết và sát khuẩn nhẹ nhàng cho đốm mụn. ☛ Tham khảo thêm tại bài viết: Nacurgo dung dịch rửa làm sạch vùng da hư tổn
Bôi một số loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Là bệnh lý có thể điều trị tại nhà nên nhiều mẹ thường chủ quan, không tham khảo ý kiến từ các chuyên gia mà tự mua thuốc về bôi và điều trị. Với tâm lý chủ quan nên có không ít trẻ gặp phải tình trạng kích ứng với thuốc. Khi đó việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy các mẹ hãy nhớ: Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc một cách bừa bãi mà cần tuân thủ theo phác đồ từ bác sĩ. Tần suất bôi cho trẻ cũng cần đảm bảo đều đặn, tránh trường hợp hôm bôi hôm không có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
☛ Có thể mẹ sẽ cần: 5 loại thuốc bôi bỏng dạ bác sĩ kê đơn
Băng các đốm mụn, hạn chế tiếp xúc gây bội nhiễm
Các đốm mụn nước có nguy cơ bị vỡ bất cứ lúc nào. Nếu là vết thương hở có thể bôi thuốc sau đó sử dụng urgo, hay băng gạc để băng lại. Nhưng với diện tích mụn quá dày đặc thì điều này là rất khó. Các mẹ có thể sử dụng xịt tạo màng sinh học Nacurgo để tạo ra lớp da nhân tạo, bảo vệ vết mụn vỡ, ngăn không cho nó tiếp xúc với môi trường, khói bụi bên ngoài. Mẹ có thể tìm hiểu thêm thông tin và mua sản phẩm cho bé tại: Nacurgo – Dung dịch xịt tạo màng sinh học
Với tinh chất nano nghệ và trà xanh còn giúp kháng khuẩn, tạo môi trường lành tính, lý tưởng để các vết mụn mau lành, hạn chế tối đa nguy cơ để lại sẹo thâm. Dung dịch khi xịt vào mụn bỏng dạ không tương tác với thuốc bôi thủy đậu nên không làm giảm hiệu quả của thuốc.
Do sản phẩm có tính sát khuẩn nhẹ nên trong quá trình sử dụng, để tránh trẻ quấy khóc, sau bước rửa vết mụn mẹ có thể để khoảng 1 đến 2 tiếng cho vết mụn khô miệng hơn rồi sau đó mới tiến hành xịt dung dịch.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Theo dõi sự lành lại của các đốm mụn bỏng dạ
Phụ huynh có thể theo dõi bỏng dạ ở trẻ qua kích thước và sự khô lại của các đốm mụn. Rất khó để nhận biết chúng qua màu sắc vì một số loại thuốc bôi bỏng dạ có màu xanh và dung dịch xịt tạo màng sinh học lại có màu vàng đặc trưng của nghệ có thể che phủ vết mụn. Nếu thấy mụn bỏng dạ của bé không cải thiện mà vẫn tiếp tục chảy dịch trong nhiều ngày, kèm theo đó là hiện tượng sốt cao, ho, khó thở cần chuyển bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý biến chứng thủy đậu.
Một số phương pháp dân gian
Dân gian cũng lưu truyền một số phương pháp điều trị bỏng dạ. Một trong số đó là sử dụng một số loại lá tắm, mật ong bôi, hoặc một số bài thuốc uống. Những phương pháp dân gian này có phương pháp đã được kiểm chứng nhưng có cách làm không thực sự khoa học để bôi lên vết mụn. Vì thế đây cũng không phải cách mà các mẹ có thể tùy tiện sử dụng cho trẻ. Nếu có thể nên hỏi và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng để hạn chế nguy hiểm cho trẻ nhé.
Chú ý kết hợp dinh dưỡng để phỏng rạ mau lành hơn
Dinh dưỡng cũng là yếu tố bạn cần quan tâm trong quá trình chữa bỏng dạ. Bởi những triệu chứng bỏng dạ có thể được cải thiện tốt nếu sử dụng thực phẩm phù hợp nhưng cũng có thể tiến triển xấu hơn khi dùng thực phẩm kiêng kỵ. Có nghĩa quá trình lành lại của bỏng dạ ở trẻ phụ thuộc tương đối nhiều vào dinh dưỡng mẹ cho bé nạp vào cơ thể:
- Một số thực phẩm nên sử dụng: Nên sử dụng thực phẩm giàu vitamin C, giàu chất chống oxy hóa, các loại rau mát, giải nhiệt, giải độc cho cơ thể như bông cải xanh. rau bina, dưa chuột, rau bắp cải, cải thìa, thực phẩm giàu kẽm, canxi để tăng cường miễn dịch, tránh nhiễm trùng. Một số thực phẩm nếu bé không chịu ăn mẹ có thể xay hoặc băm nhỏ chế biến bằng nhiều cách khác nhau.
- Thực phẩm không nên sử dụng: Mẹ nên kiêng cho trẻ một số món ăn như đồ nếp, da gà, hạn chế cả những thực phẩm từ bơ và phô mai trong thời gian này vì nó có thể khiến da tiết nhiều dầu và đốm mụn phát triển nhanh hơn.
☛ Tham khảo thêm: Bị bỏng dạ cần kiêng gì?
Phòng tránh bệnh bằng cách tiêm vắc xin bỏng dạ
Cách phòng tránh bỏng dạ hiệu quả nhất cho đến hiện tại đó chính là cho trẻ tiêm phòng Vắc xin đủ liều cho trẻ. Theo thống kê có tới 90% trẻ tương tác tốt với vắc xin và không mắc bệnh sau này, 10% còn lại có thể vẫn mắc bệnh nhưng mức độ bệnh rất nhỏ, không đáng kể, chỉ bị 1 vài nốt mụn nước và không để lại biến chứng gì.
Trẻ có thể tiêm vắc xin thủy đậu khi đủ 12 tháng tuổi và chưa từng mắc thủy đậu trước đó. Số mũi tiêm đủ liều là 2 mũi, mũi thứ 2 ở trẻ 12 tuổi sẽ cách nhau tối thiểu 3 tháng. Với trẻ nhỏ hơn 4 tuổi bác sĩ đưa ra lịch tiêm: Mũi 1 tiêm vào 12 tháng tuổi, mũi 2 sẽ được tiêm lúc trẻ 4 đến 6 tuổi.
Sau khi vào cơ thể chỉ sau khoảng 1 đến 2 tuần là vắc xin sẽ có tác dụng.. Vì thế mẹ nên đưa trẻ tiêm phòng trước mùa dịch tối thiểu 1 tháng nhé.
Một số lưu ý cần lưu tâm khi bị bỏng dạ
Một số lưu ý cả mẹ và bé cần biết trong quá trình chăm sóc và chữa bỏng dạ cho trẻ:
- Hạn chế việc trẻ gãi vào các đốm mụn có thể vỡ và gây bội nhiễm.
- Cắt móng tay cho trẻ để hạn chế nguy cơ gãi vỡ mụn. Không chỉ các bé, ba mẹ đang chăm sóc trẻ cũng nên cắt móng tay, vừa đảm bảo vệ sinh lại không làm vỡ mụn thủy đậu.
- Khi tắm chọn nhiệt độ nước tắm phù hợp, không dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng, tắm ở nơi khuất gió trời. ☛ Xem thêm: Lá tắm giúp bỏng dạ mau khỏi
- Sử dụng thiết bị bảo hộ để chăm sóc cho trẻ nếu bạn là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm, nếu phải tái sử dụng, hãy giặt và phơi dưới ánh nắng trong nhiều giờ.
- Luôn giữ nhiệt độ phòng mát mẻ để trẻ hạn chế tiết mồ hôi, tiết dầu gây ngứa ngáy.
- Nói chuyện, chấn an tinh thần bé để bé không sợ hãi và quấy khóc.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bị thủy đậu, những người đang sốt không rõ nguyên nhân.
- Sử dụng đố dùng cá nhân riêng biệt, không cho trẻ sử dụng đồ dùng không phải của bé
- Không cho mọi người xung quanh thơm trẻ vì đây là một hành vi nguy cơ lây bệnh qua giọt bắn, hô hấp
- Vệ sinh mũi, họng hàng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý để loại bỏ ổ vi khuẩn có trong khoang miệng, trong các xoang mũi, hạn chế viêm mũi, viêm họng cũng là cách gián tiếp giúp phòng ngừa thủy đậu cho trẻ.
- Nếu cho trẻ tiếp xúc nơi công cộng cần đeo khẩu trang y tế, đeo kính bảo vệ, nhất là khi dịch bệnh covid 19 ở nước ta đang diễn biến rất phức tạp bạn nhé.
Trên đây là thông tin bạn cần biết để nhận biết các biểu hiện, triệu chứng bỏng dạ ở con trẻ. Mong rằng qua thông tin này các mẹ sẽ kịp thời nhận biết và có cách xử lý đúng hướng để hạn chế nguy cơ nguy hiểm khi bệnh tiến triển nặng nề. Cảm ơn và chúc bé nhà bạn mau khỏe.
Bài viết tổng hợp từ nguồn:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chickenpox/symptoms-causes/syc-20351282
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/benh-thuy-dau-nguyen-nhan-trieu-chung-bien-chung-va-cach-dieu-tri/