Bỏng bô xe máy bị phồng rộp khiến bạn cảm thấy lo lắng không biết nên xử trí ra sao. Liệu nó có để lại sẹo hay không? Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người khi bị bỏng bô xe máy và xuất hiện phồng rộp. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này và chăm sóc vết bỏng bô bị phồng rộp đúng cách, hãy theo dõi bài viết dưới đây!
☛ Tham khảo trước: Quy trình sơ cứu xử lý bỏng đúng cách
Mục lục
Bỏng bô xe máy là gì?
Cơ chế gây bỏng bô xe máy trên da
Bỏng bô xe máy là tổn thương ngoài da do nạn nhân tiếp xúc trực tiếp nhiệt độ cao từ bô xe máy. Mức độ bỏng phụ thuộc vào nhiệt độ gây bỏng và thời gian tiếp xúc với nguồn nhiệt. Nhiệt độ càng cao, thời gian tiếp xúc càng dài thì tổn thương càng nặng. Bỏng bô xe máy thường gây diện tích nhỏ nhưng lại được xếp vào trường hợp bỏng nặng do bô xe máy có mức nhiệt rất cao.
Vết thương bỏng gây rối loạn các quá trình chuyển hóa trên toàn thân và cục bộ. Ban đầu, cơ thể giải phóng các chất trung gian hóa học gây nên hàng loạt các phản ứng viêm, biểu hiện là tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau. Đồng thời, sự sản sinh các gốc tự do gây ra tổn thương tế bào nghiêm trọng. Thêm nữa, vùng da bỏng trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị tấn công, xâm nhiễm của vi khuẩn, chất độc hại từ môi trường bên ngoài dẫn đến nhiễm trùng.
Nhiệt độ gây bỏng da
- Nhiệt độ dưới 43oC: Không gây tổn thương tế bào.
- Nhiệt độ từ 44 – 50oC: Nếu thời gian tiếp xúc với nguồn nhiệt > 6 giờ, lớp biểu bì của da sẽ bị tổn thương và chết ở 47oC, chất nguyên sinh bị tổn thương nhưng có thể phục hồi được.
- Nhiệt độ từ 50 – 70oC: Protein bị biến tính, lớp biểu bì bị hủy hoại, mô tế bào hoại tử không hồi phục.
Bô xe máy khi xe đang hoạt động hoặc sau khi xe vừa dừng hoạt động thường có nhiệt độ rất cao (từ 800 – 1400oC). Chỉ cần tiếp xúc với nguồn nhiệt, nạn nhân có thể bị bỏng ngay lập tức. Tình trạng bỏng càng nghiêm trọng nếu nạn nhân tiếp xúc với bô xe máy trong một thời gian dài và diện tích tiếp xúc rộng.
☛ Tìm hiểu thêm: Tổng quan về Bỏng
Khi nào bỏng bô xe máy gây phồng rộp và để lại sẹo?
Bỏng được chia làm 4 cấp độ là bỏng cấp độ một, cấp độ hai, cấp độ ba hoặc cấp độ bốn tùy thuộc vào độ sâu và nghiêm trọng của chúng trên bề mặt da. Nốt phồng rộp và sẹo có thể xuất hiện khi người bệnh bị bỏng ở cấp độ hai.
Bỏng độ 2 gây tổn thương đến lớp biểu bì và một phần của lớp hạ bì. Trên nền da bị tổn thương nổi các nốt phồng rộp, chứa dịch trong hoặc vàng nhạt, có thể sưng và đau rát. Dịch bên trong nốt phồng chính là huyết tương được tăng sản sinh để bảo vệ lớp tế bào da bên dưới. Nốt phồng thường xuất hiện sau khoảng 12 đến 24 giờ kể từ khi bị bỏng.
Nếu chăm sóc đúng cách, vết bỏng độ 2 có thể lành lại sau 3 – 4 tuần và không để lại sẹo. Ngược lại, nốt phồng rộp nếu không được chăm sóc và bảo vệ sẽ rất dễ nhiễm trùng, tổn thương xâm lấn vùng da lành xung quanh và để lại sẹo xấu xí trên da.
➤ Đọc thêm: Dấu hiệu vết bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng!
Sơ cứu bỏng bô xe máy bị phồng rộp đúng cách!
Tình trạng phồng rộp do bỏng bô xe máy có thể được ngăn ngừa nếu sơ cứu kịp thời và đúng cách. Dưới đây là các bước sơ cứu tai nạn bỏng do bô xe máy giúp hỗ trợ quá trình điều trị bỏng đồng thời hạn chế để lại sẹo.
Bước 1: Cách ly khỏi tác nhân bỏng
Ngay sau khi bị bỏng bô xe máy, bạn cần tránh xa khỏi nguồn nhiệt gây bỏng. Sau đó cắt bỏ lớp quần áo để cho vị trí tổn thương được thông thoáng.
Bước 2: Làm mát vùng bỏng
Sau khi đã loại bỏ tác nhân gây bỏng, bạn cần phải thực hiện làm mát vùng da bị tổn thương ngay trong khoảng 30 phút sau bị bỏng. Làm mát vết bỏng bằng cách dội hoặc ngâm vào nước sạch (nhiệt độ từ 16 – 20oC) trong khoảng 15 – 45 phút.
Việc làm mát sẽ giúp hạ nhiệt vùng da tổn thương, đồng thời rửa trôi bụi bẩn, làm giảm tổn thương tại chỗ và giảm rối loạn toàn thân.
Bước 3: Loại bỏ dị vật, sát trùng vết bỏng
Sau khi làm mát vết bỏng, việc loại bỏ dị vật và sát trùng vết thương là bước quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Đa phần các vết bỏng bô xe trên bề mặt vủng bỏng sẽ có đất, cát hoặc các dị vật nhỏ. Bạn cần loại bỏ bằng cách lau nhẹ với nước muối sinh lý.
Nếu bỏng bô xe có tổn thương hở, bạn cần thêm bước sát trùng lau xung quanh vết bỏng để loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh có thể gây hại cho vết bỏng.
☛ Tham khảo thêm: Nên sát trùng vết thương bằng gì tốt nhất?
Bước 4: Cho bệnh nhân uống bù điện giải
Đối với trường hợp bỏng nặng, tổn thương sâu, diện tích vết bỏng lớn, bệnh nhân có những rối loạn toàn thân nghiêm trọng. Vì vậy cần bổ sung nước và điện giải nhanh chóng bằng cách cho bệnh nhân uống oresol nếu người bệnh còn tỉnh táo và không nôn. Nếu không có oresol, có thể cho người bệnh uống nước hoa quả, cháo loãng, trẻ em cho bú mẹ,…
Bước 5: Chuyển đến cơ sở y tế nếu cần
Đối với trường hợp bỏng nhẹ, tổn thương nông, vết bỏng xếp vào độ 1-2 thì có thể tự khỏi sau 2 – 3 tuần nếu được chăm sóc đúng cách. Trong trường hợp bỏng nặng, tổn thương sâu và lan rộng, nên đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Chăm sóc, xử trí vết bỏng bô xe máy bị phồng rộp
Vết bỏng bị phồng nước chưa vỡ
Vết phồng nước chính là “lá chắn tự nhiên” giúp bảo vệ vết bỏng khỏi sự tấn công của vi khuẩn từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, khi chăm sóc bỏng bô xe máy bị phồng rộp, điều quan trọng nhất là phải duy trì hai nguyên tắc sau:
- Sát khuẩn, bảo vệ và phục hồi da
- Hạn chế tối đa nguy cơ vỡ phồng nước
Bạn cần lau sạch bề mặt vết bỏng phồng nước bằng nước muối sinh lý hoặc một dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ để đảm bảo về mặt vết bỏng luôn sạch. Tiếp theo bôi một lớp kem dưỡng ẩm hoặc kem trị bỏng để làm dịu kích ứng giúp da nhanh phục hồi hơn.
Cuối cùng có thể sử dụng gạc vô trùng và băng bó nhẹ nhàng để hạn chế nguy cơ vỡ phồng nước. Nếu phồng nước nhỏ có thể để vết bỏng tự lành không cần băng.
Lưu ý quan trọng: Tuyệt đối không được chọc vỡ bọng nước, vì điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng và làm vết thương nặng thêm.
Chăm sóc bỏng phồng nước đã vỡ
Vết bỏng bô xe máy đã vỡ phồng nước nếu không được chăm sóc đúng cách, vết bỏng rất dễ nhiễm trùng bởi các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Điều này có thể kéo dài thời gian hồi phục và làm tăng nguy cơ để lại sẹo thâm.
Nacurgo gửi bạn các bước chăm sóc đúng cách:
Bước 1: Sát khuẩn vết bỏng thường xuyên bằng Dung dịch rửa và làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh) để lau vết bỏng đã vỡ. Dung dich được chứng minh có khả năng Ngừa khuẩn – Sạch nhầy – An toàn – Mát dịu – Khử mùi. Lưu ý, hãy rửa tay thật sạch trước khi tiếp xúc với vết thương nhằm tránh vi khuẩn từ tay lây sang vết bỏng.
Bước 2: Thoa thuốc trị bỏng để làm dịu và chống nhiễm trùng. Lựa chọn thuốc trị bỏng dạng mỡ hoặc kem chứa kháng sinh sẽ giúp làm dịu vết thương, giảm cảm giác đau rát và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Bước 3: Băng vết thương đúng cách. bạn thấm khô vùng da tổn thương bằng khăn sạch rồi sử dụng dung dịch Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng) xịt trực tiếp lên vết bỏng.
Dung dịch Nacurgo màng sinh học ứng dụng công nghệ Novaskin tạo một lớp màng sinh học không thấm nước, có khả năng tự phân hủy. Nhờ vậy, nó giúp hạn chế nguy cơ hình thành nốt phồng rộp, đồng thời ngăn cản sự xâm nhập của các vi khuẩn vào vị trí tổn thương, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Bước 4: Theo dõi tình trạng vết bỏng. Cần liên tục quan sát vết thương để kịp thời phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, có mủ hoặc đau nhiều hơn. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Cách nhận biết vết bỏng bô xe máy đã nhiễm trùng
Vết bỏng bô xe máy nếu được nếu không được sơ cứu kịp thời, xử lý đúng cách có thể có nguy cơ bị nhiễm trùng, hoại tử da. Dưới đây là cách nhận biết vết bỏng bô xe máy đã nhiễm trùng:
- Sưng đỏ quanh vết bỏng: Khu vực quanh vết bỏng trở nên sưng, đỏ và lan rộng hơn so với ban đầu.
- Đau nhức nhiều hơn: Cảm giác đau nhức tăng lên, kéo dài và không thuyên giảm sau vài ngày.
- Mủ hoặc dịch bất thường: Vết bỏng tiết ra mủ màu vàng, xanh hoặc có dịch hôi, dấu hiệu cho thấy vi khuẩn đã xâm nhập.
- Vết bỏng bô không khô và không lành: Vết bỏng không có dấu hiệu khô lại mà liên tục ẩm ướt, chảy dịch.
- Sốt: Nếu bạn bị sốt sau khi bị bỏng bô, đặc biệt là sốt cao, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng lan rộng.
- Lớp da xung quanh nóng: Khu vực da quanh vết bỏng nóng rát bất thường, khác với nhiệt độ cơ thể bình thường.
- Màu sắc bất thường: Thay vì chuyển từ đỏ sang hồng, vết bỏng có thể chuyển màu tím hoặc đen, dấu hiệu của mô chết do nhiễm trùng.
- Tổn thương lan rộng: Khu vực bị tổn thương tiếp tục lan rộng, không giới hạn ở vị trí bỏng ban đầu.
Nếu bạn gặp tình trạng trên, cần liên hệ ngay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc đến bệnh viện để được điều trị kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Những điều cần tránh để hạn chế sẹo
Tình trạng bỏng bô xe máy bị phồng rộp sẽ càng thêm nghiêm trọng và tăng nguy cơ để lại sẹo xấu xí nếu bạn thực hiện các việc làm sau:
Không chọc vỡ phồng rộp
Chọc vỡ phồng rộp KHÔNG giúp vết thương thương mau lành mà nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho những tác nhân ngoài môi trường xâm nhập làm tổn thương càng thêm nghiêm trọng.
Khi bị bỏng, lớp da phía ngoài đã chết hoàn toàn cần một thời gian nhất định để lên da non. Vì vậy, bạn cần giữ cho vết phồng rộp càng lâu càng tốt và tuyệt đối không chọc vỡ vết phồng rộp nếu không muốn để lại trên da những vết sẹo mất thẩm mỹ. Bạn nên chăm sóc vùng da tổn thương một cách cẩn thận, tránh va quệt vô ý làm vỡ nốt phồng. Ngoài ra, bạn nên mặc quần áo rộng để tránh tiếp xúc giữa quần áo với vùng da tổn thương.
Không chườm đá
Bỏng bô xe máy là bỏng do nhiệt nóng nên nhiều người nghĩ rằng nước đá có thể giúp tình trạng bỏng được cải thiện. Thực tế là không nên chườm hay làm lạnh vết thương bằng nước đá. Nguyên nhân vì bệnh nhân đang trong tình trạng bỏng nóng nếu chườm đá sẽ khiến cho bệnh nhân bị bỏng kép (vừa bỏng nóng vừa bỏng lạnh). Nhiệt độ thấp làm tế bào da bị đông cứng đột ngột dễ dẫn đến hoại tử gây khó khăn trong việc điều trị bỏng và để lại sẹo xấu xí.
Không bôi kem đánh răng
Kem đánh răng có tính the mát làm nhiều người lầm tưởng rằng nó sẽ giúp làm dịu vết bỏng nhanh chóng. Tuy nhiên, việc dùng kem đánh răng ngay sau khi bị bỏng bô xe máy có thể gây ra những hiểm họa khôn lường.
Kem đánh răng chứa hóa chất có tính kiềm, mà gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ cao tại vùng da bỏng sẽ khiến người bệnh có nguy cơ bị bỏng kiềm. Vùng da bỏng vốn dĩ đã tổn thương lại càng thêm nghiêm trọng, tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng mức độ đau rát, sưng viêm, nguy cơ để lại sẹo rất cao.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bỏng bô bôi kem đánh răng nguy hiểm khôn lường!
Không đắp các loại “thuốc dân gian”
Nhiều người quan niệm rằng, “thuốc dân gian” như nước mắm, nước tương, dầu, bơ,… có thể trị bỏng bô xe máy hiệu quả. Đây là quan niệm sai lầm. Tác dụng của những phương pháp dân gian kể trên hầu như chưa được chứng minh mà còn có nguy cơ để lại biến chứng nặng nề. Đã có trường hợp sử dụng nước mắm, nước tương trị bỏng dẫn đến viêm loét, bào mòn gây nhiễm trùng hoại tử và để lại sẹo rất mất thẩm mỹ.
☛ Tham khảo thêm: Bỏng bô xe máy bôi thuốc gì mau lành?
Không bôi nghệ tươi khi vết bỏng còn ướt
Nghệ tươi được chứng minh có tác dụng ngừa sẹo hiệu quả. Tuy nhiên, nó sẽ phản tác dụng nếu bạn dùng nghệ tươi quá sớm, khi vết bỏng còn ướt và mới lên da non. Bôi nghệ tươi vào vết bỏng mới có thể làm vết bỏng bị nhiễm trùng. Không những thế, bôi nghệ tươi vào vùng da nhạy cảm như vậy sẽ tác động đến sắc tố da làm vùng da bỏng trở nên thâm sạm và có thể hình thành sẹo thâm.
☛ Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc để vết bỏng bô xe mau lành
Tài liệu tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/324557
https://www.webmd.com/first-aid/thermal-heat-or-fire-burns-treatment
https://www.familyeducation.com/life/burns/first-aid-burns
Phạm Dung đã bình luận
Nguyễn Hoài An đã bình luận
Chuyên Gia Tư Vấn đã bình luận
Bạn có thể...Xem thêm
Chuyên Gia Tư Vấn đã bình luận