Bị vết thương ở môi là tình trạng rất thường gặp kể cả ở trẻ em hay người lớn. Môi có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ để lại sẹo và ảnh hưởng đến thời gian làm lành vết thương, ảnh hưởng đến thẩm mĩ cũng như gây trở ngại trong việc ăn uống của bạn. Vậy khi có vết thương ở môi cần làm gì cho nhanh lành mà không để sẹo? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp.
Mục lục
Nguyên nhân xuất hiện các vết thương ở môi
Môi chỉ có 3-5 lớp tế bào, rất mỏng so với da mặt (có tới 16 lớp tế bào), nên một sự tác động tương đối mạnh cũng có thể gây ra những vết thương ở môi. Hoặc trong môi trường có các yếu tố nguy cơ như virus, nấm cũng là môi trường làm môi bạn tổn thương.
Một vài sự bất cẩn khi ăn uống, khi hoạt động, khi vệ sinh răng miệng chẳng may cắn vào môi cũng đơn giản tạo vết thương hở trên môi. Hay một nguyên nhân khác là vào mùa đông, môi chúng ta thường khô, nứt nẻ, da môi thường bong tróc cũng vô tình tạo ra các vết nứt trên môi hoặc do thói quen bóc da môi cũng có thể làm rách môi, chảy máu môi.
Ngoài ra, xã hội hiện đại, phụ nữ làm đẹp như một nhu cầu tất yếu, các bà các mẹ thường xuyên chọn xăm môi để luôn giữ được sự hồng hào của môi. Nếu làm ở các trung tâm không uy tín, tay nghề thợ chưa cao, không đảm bảo được vệ sinh thì nguy cơ nhiễm trùng, tổn thương môi cũng rất cao. Hoặc thói quen dùng son môi của chị em, dùng son không chất lượng, không rõ nguồn gốc có thể tạo điều kiện để nấm mốc, kim loại nặng gây độc trên môi làm tổn thương.
Bên cạnh đó các vết thương môi còn có thể do sở thích xỏ khuyên ở môi, tai nạn, phẫu thuật,…
Ở trẻ em, nguyên nhân hàng đầu gây ra các tổn thương ở môi thường do các ký sinh trùng đốt, gây kích ứng, nấm mốc môi do da môi của trẻ nhỏ rất mỏng và dễ bị tấn công bởi các yếu tố môi trường.
Bị vết thương ở môi nên làm gì ngay?
Trước khi điều trị bất kỳ vết thương nào cũng như vết thương ở môi, bạn cần đảm bảo tay đã sạch để tránh làm nhiễm trùng vết thương.
Bước 1: Cầm máu vết thương
Nếu môi vẫn chảy máu, để tránh mất nhiều máu qua vết thương ở môi thì bạn cần cho người bị thương ngồi thẳng, hướng về phía trước và hạ thấp cằm. Tránh để máu dính vào miệng, vì có thể gây nôn mửa hoặc nghẹt thở.
Để cầm máu hiệu quả, tốt nhất nên để người bị thương tự ấn lên môi mình, bạn có thể trợ giúp họ, hãy nhớ đeo găng tay. Có thể dùng khăn sạch hoặc miếng gạc hay băng ép, nhẹ nhàng ấn và giữ vết thương trong 15 phút và thay miếng gạc hoặc khăn nếu đã thấm đầy máu.
Bước 2: Rửa vết thương ở môi
Rửa vết thương là bước vô cùng quan trọng để tránh nhiễm trùng và giảm nguy cơ để lại sẹo bởi nếu có vật thể mắc trong vết thương như hạt bụi, hạt cát, chúng sẽ được loại bỏ bằng cách để người đó tự rửa vết thương dưới vòi nước cho đến khi sạch bụi bẩn. Trước khi tiến hành rửa vết thương hãy yêu cầu người bị thương tháo bỏ trang sức xung quanh vết thương nếu có, bao gồm khuyên lưỡi hay khuyên môi.
Đối với vết thương ở môi trong
Đối với các vết thương ở bên trong môi, bạn có thể ngậm và súc miệng bằng nước muối sinh lý (0.9%) để làm sạch da tổn thương. Nhờ cơ chế tự làm lành vết thương của cơ thể, những vết thương này có thể tự lành một cách nhanh chóng mà bạn không cần sử dụng thêm bất kỳ phương pháp điều trị nào khác. Trừ trường hợp vết thương nặng, có nguy cơ nhiễm trùng cao, bạn cần qua thăm khám để được bác sĩ xử lý, kê đơn thuốc chứ không tự ý điều trị tại nhà.
Đối với vết thương môi bên ngoài
Đối với các vết thương bên ngoài môi, ngoài việc sử dụng nước muối sinh lý, bạn có thể sử dụng dung dịch rửa vết thương dịu nhẹ, an toàn và giúp tăng hiệu quả điều trị, đó là dung dịch sát khuẩn Nacurgo (hay còn gọi là Nacurgo chai xanh).
☛ Cách sử dụng:
Dùng tăm bông có tẩm dung dịch làm sạch Nacurgo lau sạch nhẹ nhàng để rửa sạch sâu vết thương. Chỉ sử dụng dung dịch rửa Nacurgo với vết thương ở bên ngoài môi và bạn cần đảm bảo người bị thương không vô tình nuốt phải dung dịch. Nên vệ sinh vết thương bằng Nacurgo một lần/ ngày.
Với thành phần đến từ thiên nhiên như tinh chất chiết xuất từ trầu không, tinh chất trà xanh, tinh chất chiết xuất từ lô hội, bạc hà, nghệ trắng… dung dịch làm sạch Nacurgo không chỉ mang đến khả năng sát khuẩn, kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả, thân thiện với da, mà còn làm dịu vết thương, tạo mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu và giúp vết thương mau khép miệng.
Bước 3: Bảo vệ vết thương (nếu vết thương ở môi bên ngoài)
Sau khi đã làm sạch vết thương, bạn cần đảm bảo cho vết thương luôn sạch sẽ bằng cách băng bó, che chở vùng da tổn thương. Với kết cấu dung dịch lỏng, màng sinh học Nacurgo có thể giúp bảo vệ vết thương bên ngoài môi một cách an toàn mà không hề vướng víu như những chiếc băng gạc truyền thống.
Bên cạnh đó, một lợi thế của Nacurgo màng sinh học là khả năng giữ độ ẩm phù hợp tạo điều kiện cho vết thương mau lành, kích thích sản xuất tế bào mới tại nơi bị tổn thương, phục hồi vết thương một cách tự nhiên, môi bạn sẽ không còn cảm giác khô rát khó chịu.
☛ Cách sử dụng:
Cách sử dụng đơn giản, bạn chỉ cần mở nắp, dùng một chiếc tăm bông thấm dung dịch sau đó lăn nhẹ lên vùng da tổn thương, dung dịch nhanh chóng khô sau vài giây tạo thành lớp màng mỏng bao phủ vết thương. Lớp màng này có khả năng tự phân hủy sinh học nên sau 4-5 tiếng, bạn hãy lặp lại thao tác, tạo ra lớp màng mới đè lên lớp màng cũ là hoàn tất.
Để tìm mua bộ sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc “BẤM VÀO ĐÂY”
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Một số câu hỏi thường gặp khi chăm sóc vết thương ở môi
Vết thương ở môi lâu lành phải làm sao?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến vết thương của bạn lâu lành, chẳng hạn như:
Do yếu tố cơ địa: Nếu bạn có cơ địa máu không tốt, vết thương của bạn thường lâu lành hơn so với bình thường và có khả năng để lại sẹo nếu không có biện pháp xử lý đúng.
Do phương pháp chăm sóc: Phương pháp chăm sóc không kịp thời cũng là nguyên nhân làm vi khuẩn, nấm,… phát triển làm tổn thương vùng da môi nhạy cảm. Bên cạnh đó là thao tác xử lý chưa đảm bảo vô trùng, nên có thể làm nặng hơn vết thương môi của bạn. Chính vì vậy, hãy rửa tay và đảm bảo các vật dụng tiếp xúc lên vết thương luôn được đảm bảo sạch. Đồng thời, luôn chú ý giữ cho vùng da môi sạch sẽ để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
Do sử dụng chất kích thích: Theo các nhà khoa học nhận thấy việc uống rượu, bia sẽ làm suy giảm lượng bạch cầu trong cơ thể, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng trong quá trình hồi phục vết thương. Vì vậy, cần tuyệt đối tránh rượu bia khi đang có những vết thương ở môi.
Do các bệnh lý tiềm ẩn: Người bị thương có các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, bệnh suy giảm miễn dịch thì khả năng làm lành vết thương chậm hơn người bình thường. Nếu vết thương tiếp tục tiến triển mà không có dấu hiệu hồi phục, bạn hãy đi khám bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.
Vết thương ở môi bị sưng nên làm gì?
Chườm lạnh lên khu vực bị sưng, không chỉ giúp bạn thoải mái mà còn làm tê khu vực này, giảm đau do viêm. Chườm lạnh được khuyên dùng để điều trị môi bị phồng rộp do mụn rộp và do tai nạn, khá nghiêm trọng và đau đớn.
☛ Các lưu ý khi dùng đá lạnh chườm lên vết thương ở môi:
- Cần tránh việc đặt trực tiếp đá viên lên vùng môi, thay vào đó là bọc đá viên bằng vải hoặc khăn sạch.
- Ấn nhẹ miếng gạc lên vùng môi bị thương trong 5 đến 10 phút, nghỉ ngơi và lặp lại vài lần cho đến khi cơn đau giảm và hết sưng.
- Nếu là vết bỏng ở môi thì tuyệt đối không được sử dụng vì điều này có thể khiến vết bỏng trở nên nguy hiểm hơn.
Bị vết thương ở môi nên kiêng ăn gì?
Chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp giảm thiểu tình trạng viêm sưng và mưng mủ của vết thương. Các thực phẩm bạn nên tránh khi có vết thương ở môi như rau muống, thịt bò, thịt gà, đồ nếp,… Những thực phẩm này có nguy cơ làm cho vết thương bị sưng tấy, mưng mủ nhiều hơn và nguy cơ cao để lại thâm sẹo sau hồi phục. Đồng thời, bạn cũng không nên ăn các loại thực ăn gây kích ứng da, nổi mẩn đỏ, mề đay như các loại hải sản (tôm, cua, cá biển, sứa,…).
Ngoài ra, hãy chú ý khi ăn để thức ăn không chạm vào vết thương vì chúng có thể gây nhiễm trùng nặng hơn cho vết thương môi của bạn. Hãy ăn những thức ăn mềm, nhỏ để việc ăn uống trở nên dễ dàng cũng như an toàn hơn với vết thương môi.
Tránh ăn các đồ cay nóng, đồ chua, đồ mặn vì có thể gây khó chịu cho vùng tổn thương trên môi bạn. Hãy uống nước thường xuyên kết hợp uống nước ép hoa quả. Có thể dùng ống hút nước để việc uống nước dễ dàng hơn.
Khi nào vết thương ở môi cần đến gặp bác sĩ?
Vết thương môi không quá đáng lo ngại nếu xử lý đúng cách. Song đừng vì thế mà bạn chủ quan, hãy chú ý quan sát tình trạng của vết thương, từ đó có cách giải quyết phù hợp.
Nếu vết thương bị chảy máu không ngừng, sưng tấy kéo dài và gây đau đớn tăng dần có thể vết thương đã nhiễm trùng. Khi đó bạn nên đi đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và giúp đỡ, tránh tình trạng vết thương bị hoại tử. Hãy tuân thủ liều và lượng thuốc kháng sinh bác sĩ kê cho bạn để vết thương mau khỏi.
Từ những kiến thức trên đây, chắc hẳn bạn đã có thể hiểu thêm về cách sơ cứu cũng như các lưu ý khi chăm sóc vết thương ở môi. Nếu còn thắc mắc nào về tình trạng sức khỏe của bản thân, bạn hãy nhấc máy gọi ngay đến tổng đài tư vấn trực tuyến thông qua số hotline 1800.6626 để được các chuyên gia tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/busted-lip#treatment