Cồn không chỉ được biết đến là dung dịch sát khuẩn ngoài da mà còn được sử dụng rộng rãi để làm chất đốt đồ khô hay nướng lẩu thậm chí còn được ứng dụng trong một số thí nghiệm…. Bạn hoàn toàn có thể bị bỏng cồn từ sự bất cẩn hàng ngày trong quá trình sử dụng.
Vậy khi bị bỏng cồn phải làm sao để sơ cứu và đối phó một cách kịp thời? Theo chân Nacurgo để biết câu trả lời đúng nhất nhé.
Mục lục
Hiểu về tác nhân gây bỏng cồn!
Cồn là một bazơ mạnh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn ngoài da và làm chất đốt khi tiếp xúc với lửa. Bị bỏng cồn do sát khuẩn, sát trùng ngoài da gần như không thể xảy ra, bạn chỉ có thể bị bỏng khi cồn chẳng may bén với ngọn lửa khi làm chất đốt. Thực tế ghi nhận rất nhiều trường hợp bị bỏng cồn do nướng mực, sử dụng làm bếp lẩu, nướng và chất đốt trong phòng thí nghiệm…
Bỏng cồn là một dạng bỏng tương đối nguy hiểm bởi nó tồn tại ở dạng chất lỏng nên dễ dàng lan rộng, bắt cháy vào các đồ dùng xung quan. Lửa do cồn sinh ra thường có màu xanh nhạt, rất khó phát hiện bằng mắt thường dưới ánh sáng mặt trời. Chính điều này gây ra nhiều trường hợp bỏng cồn mà lý do là tiếp cồn làm chất đốt mà không hề hay biết sự hiện diện của ngọn lửa màu xanh nhạt.
Đa số người bệnh khi gặp ngọn lửa bùng lên với cồn đều hoảng loạn nên vung sang các vị trí lân cận khiến ngọn lửa lan rộng và bùng phát thành ngọn lửa lớn hơn. Ngọn lửa do cồn gây ra thường khó dập tắt hơn nếu vẫn còn có sự xuất hiện của cồn. Thông thường tại các khu vực có cồn sẽ tự bùng cháy cho đến khi hết chất đốt từ cồn. Vì vậy bạn nên cẩn trọng trong quá trình sử dụng cồn để tránh cồn gây bỏng cho cơ thể mình và mọi người xung quanh nhé.
☛ Có thể bạn cần: Bỏng và những thông tin cần biết!
Biến chứng do bỏng cồn gây ra là gì?
Khi bị bỏng cồn chắc chắn dù nặng hay nhẹ đều ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Một số biến chứng nguy hiểm khi bị bỏng cồn mà Nacurgo tổng hợp đến bạn như sau:
- Bỏng cồn có điểm giống với các vết bỏng thông thường đó là làm tăng nguy cơ khiến vùng da bị tổn thương chuyển thành da hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển trở thành nhiễm trùng vết bỏng. Nhiễm trùng máu là nguy cơ nguy hiểm nhất có thể xảy ra. Trong trường hợp nhiễm trùng máu nặng bạn có thể bị sốc hoặc có thể tử vong.
- Di chứng không thể không nhắc đến sau bỏng đó chính là sẹo thâm, sẹo lõm, sẹo lồi thậm chí là sẹo co kéo. Mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào độ sâu của tổn thương. Bỏng cồn nhẹ nếu được xử lý đúng cách, chăm sóc tốt thì vết bỏng có thể sẽ không để lại sẹo. Nhưng nếu tổn thương nặng nề chắc chắn bạn phải đối mặt với những vết sẹo dù có được điều trị tốt
- Nếu bạn bị bỏng cồn tại vị trí các đốt, khớp tay thì bạn còn gặp nguy cơ hạn chế các chức năng tại vị trí bị bỏng. Trong trường hợp bỏng nặng ở bàn tay bạn còn có nguy cơ bị co rúm các đốt, khớp tay. Nhiều khả năng trong quá trình điều trị phải kết hợp nẹp tay.
- Một phần ảnh hưởng không nhỏ nữa đó chính là tính thẩm mỹ tại vết bỏng. Nếu bỏng cồn tại vị trí có thể che khuất bằng quần áo thì không có gì đáng ngại. Thế nhưng nếu bị ở mặt, cổ, các vị trí nhìn thấy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người bệnh.
- Ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của người bệnh nhất là những ngành nghề có yêu cầu cao về ngoại hình.
- Nếu vết bỏng diện tích rộng, sâu, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Xử lý khi bị bỏng cồn đúng cách
Là một loại bỏng khá nghiêm trọng nên sơ cứu và xử lý bỏng cồn cũng cần được thực hiện đúng cách, đảm bảo các bước sau đây:
Tránh xa tác nhân bỏng
Việc đầu tiên cần thiết khi bị bỏng cồn là cần cởi bỏ quần áo, giày dép có trên cơ thể bởi nó là những vật trung gian thấm cồn và bốc cháy. Nếu chẳng may quần áo cháy và dính vào da thì mức độ bỏng sẽ càng nặng nề hơn.
Ngoài quần áo, giày dép, cũng nên tháo bỏ một số đồ trang sức cứng như vòng, nhẫn… trước khi có hiện tượng phồng nước phòng vệ. Tiếp theo đó cần di chuyển ra khỏi khu vực chứa cồn và dập lửa bằng nước. Nước sẽ làm loãng nồng độ cồn và khiến cồn không thể phát lửa nữa.
Ngâm vào nước mát 16 đến 20 độ
Tiếp theo là ngâm vết bỏng cồn vào nước lạnh từ 16 đến 20 độ càng sớm càng tốt. Nếu được ngâm vào ngay những giây phút đầu tiên thì vết bỏng cồn sẽ hạn chế tối đa nguy cơ tổn thương nặng.
Ngâm vết bỏng trong nước còn giúp nồng độ cồn được pha loãng, hạn chế tổn thương sâu, giảm đau rát khó chịu. Thời gian ngâm nước từ 15 đến 20 phút. Không ngâm quá thời gian này bởi nó có thể làm hạ thân nhiệt toàn cơ thể, gia tăng nguy cơ chết mô, gây hoại tử vết bỏng.
☛ Có thể bạn sẽ cần: Vết bỏng bị hoại tử: cách nhận biết và điều trị
Bảo vệ vết bỏng, hạn chế tiếp xúc
Bước tiếp theo là bảo vệ vết bỏng cồn ngăn chặn tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nhất là những vết bỏng đã bị trầy da. Bởi vi khuẩn hoàn toàn có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua tổn thương hở ở da. Chẳng may vết bỏng phát triển thành mô hoại tử có thể gây mất chức năng các bộ phận trên cơ thể.
Không chỉ vết bỏng hở, kể cả vết bỏng chưa bị lột da thì vùng da lúc này cũng có những tổn thương nhất định, thường sẽ không còn khả năng bảo vệ. Nếu không được bảo vệ, nguy cơ va chạm nhẹ cũng có thể tổn thương không nhỏ đến các mô mềm bên trong.
Nacurgo dung dịch màng sinh học dạng xịt tiện dụng giúp bảo vệ vết bỏng một cách tối ưu nhất. Cách sử dụng rất đơn giản chỉ cần xịt trực tiếp Nacurgo lên vùng da bị bỏng sau vài giây dung dịch sẽ khô lại tạo thành 1 lớp màng mỏng bảo vệ vết bỏng tránh nược và các tác nhân gây hại.
Đưa bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa nếu bỏng cồn mức nặng
Nếu vết bỏng do cồn gây ra có tổn tổn thương sâu, mức độ nặng nề bạn cần đưa người bệnh đến bệnh viện chuyên khoa bỏng để được bác sĩ kịp thời sơ cứu, điều trị chuyên sâu cùng một số tiểu phẫu, thuốc uống, thuốc bôi để tránh dị tật kèm theo sau khi vết bỏng lành lại.
☛ Tham khảo thêm: Phân loại mức độ bỏng!
Hướng dẫn chăm sóc vết bỏng cồn tại nhà!
Nếu vết bỏng không quá nghiêm trọng, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và tự xử lý, chăm sóc vết bỏng ngay tại nhà mà không cần đến cơ sở y tế. Sau khi đã sơ cứu, làm sạch vết bỏng do cồn gây ra, bạn có thể áp dụng một vài biện pháp đơn giản sau đây để chăm sóc cho vết bỏng mau lành lại.
Chữa bỏng cồn tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên
Sau khi làm sạch vết bỏng bạn có thể áp dụng 1 số cách sau:
- Sử dụng nha đam: Gel nha đam giúp làm mát tức thì tại vị trí vết bỏng, cấp ẩm để vùng da hạn chế để lại biến chứng khi lành lại. Có thể lấy nha đam bôi vào vết bỏng nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, cần chú ý đến khâu vệ sinh và nguyên liệu khi áp dụng phương pháp này.
- Bôi mật ong: Được coi như kháng sinh tự nhiên, mật ong được ứng dụng để chăm sóc cho vết bỏng tại nhà giúp giảm đau rát, kháng khuẩn nhẹ dịu. Bạn chỉ cần sử dụng bông mềm thấm mật ong và bôi lên vết bỏng nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, không sử dụng mật ong khi vùng bỏng có dấu hiệu trầy xước hoặc tổn thương hở.
- Đắp khoai tây: Phương pháp khá phổ biến để trị các vết bỏng cồn nhẹ tại nhà. Khoai tây cũng có công dụng cấp nước, làm mát, làm dịu cho vết bỏng giúp nó hạn chế biến chứng khi lành lại. Cắt lát một miếng khoai tây và đắp lên vùng bỏng chờ nó thẩm thấu vào da. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Chăm sóc và bảo vệ vết bỏng cồn với dung dịch xịt tạo màng sinh học Nacurgo
Sau bước làm sạch, cần bảo vệ vết bỏng để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, nhất là vết bỏng đã bị tổn thương ngoài da. Đối với vùng da bị bỏng không gây tổn thương hở chỉ cần bảo vệ vết bỏng, nếu với dùng da bị bỏng tạo vết thương hở cần rửa vết thương với Nacurgo chai xanh. Xem chi tiết hơn tại: Nacurgo chai xanh – dung dịch rửa chuyên dụng cho vết thương hở!
Thay vì sử dụng băng gạc đã bộc lộ nhiều yếu điểm, bạn có thể sử dụng phương án bảo vệ vết bỏng tối ưu hơn đó là sử dụng dung dịch xịt tạo màng sinh học Nacurgo. Lớp màng sinh học được tạo ra sau một bước xịt, chống thấm nước, giúp bảo vệ, ngăn không cho vi khuẩn tiếp xúc với vết bỏng cồn. Các thành phần, tinh chất trong lớp màng sinh học còn tạo môi trường lý tưởng để vết bỏng mau chóng lành lại.
Tinh chất siêu phân tử nghệ nano Curcumin có trong dung dịch có tác dụng kháng viêm, giúp quá trình tái tạo tế bào, mô mới nhanh hơn. Tinh chất trà xanh kháng khuẩn, làm dịu da, hạn chế nhiễm trùng vết bỏng, giảm biến chứng khi lành lại. Với công thức ưu việt, Nacurgo giúp vết bỏng nhanh lành hơn gấp 3-5 lần hạn chế tối đa nguy cơ để lại sẹo.
Bạn vẫn phải theo dõi vết bỏng cồn trong một thời gian nhất định. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường phải đến ngay cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra và xử lý tránh hệ lụy nguy hiểm có thể xảy.
“BẤM VÀO ĐÂY” để tìm mua sản phẩm Nacurgo có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc.
Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”
Lưu ý khi sơ cứu bỏng cồn bạn phải biết
Hiện nay những ca bị bỏng cồn khi nhập viện đều trong trạng thái tổn thương nặng nề, nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên nhân là do sơ cứu sai cách khiến vết bỏng cồn bị nhiễm trùng, chuyển biến nguy hiểm hơn. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn tránh được những nguy cơ đó:
- Tuyệt đối không ngâm vết bỏng trong nước đá vì bỏng cồn nước thường có diện tích tổn thương lớn. Khi ngâm vào nước lạnh sẽ khiến cơ thể bị hạ thân nhiệt, đồng thời sự thay đổi đột ngột giữa nhiệt độ nóng và lạnh còn là nguyên nhân gây chết các tế bào, gia tăng nguy cơ hoại tử cho vết bỏng cồn.
- Tuyệt đối không làm vỡ vết phồng nước vì điều này có thể khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vết bỏng.
- Không bôi bất kỳ một chất gì lên vùng da bị bỏng cồn như: Rượu, muối, kem đánh răng, nước mắm…lên vết bỏng vì nó có thể gây phản ứng hóa học, hoặc làm cho vết bỏng nhiễm trùng, gây biến chứng nguy hiểm sau này.
- Luôn giữ sạch vết bỏng trong quá trình sơ cứu và chăm sóc để vết bỏng có thể lành lại một cách nhanh chóng.
- Không nên dùng các loại tinh dầu lên vết bỏng (sai lầm nhiều người mắc phải) Bởi dầu là chất giữ nhiệt nên sẽ ngăn không cho hơi nóng thoát ra, từ đó có thể làm vết bỏng nặng thêm.
- Không bôi lòng trắng trứng lên vết bỏng bởi nó là tác nhân khiến vi khuẩn xâm nhập vào bên trong qua vùng da bị hở
- Nên tìm đến trợ giúp y tế để sơ cứu và cấp cứu người bị bỏng cồn nếu người bệnh bị bỏng toàn thân.
☛ Nếu chẳng may vết phồng nước bị vỡ: Xem cách xử lý tại đây
Phòng ngừa để hạn chế nguy cơ bỏng cồn
- Không tự ý sử dụng cồn nước để nướng đồ ăn nếu chưa biết cách sử dụng đúng cách.
- Trong quá trình sử dụng cồn cho mục đích làm chất đốt cần quan sát kỹ ngọn lửa trước khi tiếp thêm cồn. Tốt nhất nên để lửa dừng 2 đến 5 phút rồi mới tiếp thêm nhiên liệu mới.
- Sử dụng một lượng cồn vừa đủ, không dùng quá nhiều, tránh gây rơi vãi sang các khu vực xung quanh.
- Sử dụng một que dài để châm lửa từ xa để đảm bảo an toàn, tuyệt đối không dùng tay bật lửa tạo chất đốt hoặc xịt trực tiếp cồn khi vẫn còn ngọn lửa bốc cháy.
- Nên sử dụng chất đốt từ cồn khô sẽ đảm bảo an toàn hơn khi sử dụng.
Trên đây là những chia sẻ của Nacurgo về cách sơ cứu và chăm sóc bỏng do cồn gây ra. Hy vọng bạn biết mình phải làm gì nếu chẳng may gặp phải tình trạng này. Chúc bạn luôn bình tĩnh và xử lý đúng đắn nếu chẳng may gặp phải tai nạn bất ngờ này nhé. Và đừng quên chia sẻ đến gia đình và những người thân yêu để mọi người cùng biết và xử lý nhé. Nacurgo.vn cảm ơn bạn.
Tham khảo phóng sự về bỏng cồn của báo VTC