Bỏng chân do bất kỳ nguyên nhân nào như bỏng bô xe máy, bỏng dầu ăn, nước sôi,… nếu được chăm sóc điều trị hợp lý sẽ giúp bạn có thể sớm đi lại, vận động bình thường. Vậy không may bị bỏng chân nên làm gì? Bạn hãy bỏ ra ít phút theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời!
☛ Tìm hiểu trước: Bỏng và các cấp độ!
Mục lục
Ngay khi bị bỏng chân nên làm gì?
Khi bị bỏng chân việc đầu tiên chính là sơ cứu vết bỏng, cụ thể như sau:
Bước 1: Lập tức cách ly khỏi tác nhân gây bỏng
Nguyên nhân gây bỏng phần lớn là do nhiệt độ. Tùy thuộc vào độ nóng và thời gian tiếp xúc mà gây tổn thương da với nhiều mức độ khác nhau. Nếu tiếp xúc càng lâu, vết thương sẽ càng nghiêm trọng.
Vì vậy, ngay khi bị bỏng, bạn cần lập tức tránh xa nguồn nhiệt. Đối với vết bỏng ở chân, bạn có thể dùng kéo cắt bỏ lớp vải quần để tránh dính vào vết bỏng và giữ nhiệt khiến tình trạng bỏng trở nên nặng hơn.
Bước 2: Làm mát vết bỏng
Sau khi cách ly khỏi tác nhân gây bỏng, bạn hãy ngâm vùng da bỏng trong nước mát hoặc xả nước mát trực tiếp lên vùng da bỏng trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút. Nước mát sẽ giúp hạ nhiệt vùng da tổn thương, hạn chế tác hại của nhiệt độ tới vùng da sâu bên trong.
Bạn không nên làm mát vết bỏng bằng cách ngâm trong nước đá hoặc chườm đá lên vết thương. Nước đá khiến tế bào tê liệt, đông cứng tế bào. Mặc dù nó có thể làm giảm đau rát nhanh chóng nhưng lại khiến tổn thương thêm nghiêm trọng, kéo dài thời gian điều trị bỏng. Nhiệt độ nước phù hợp để làm mát vết bỏng khoảng 16 – 20oC.
Bước 3: Vệ sinh và băng bó vết thương bằng xịt Nacurgo
Sau khi đã làm mát vết bỏng, bạn cần vệ sinh vết bỏng bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để rửa trôi bụi bẩn và các tế bào da hoại tử. Tiếp theo, sử dụng băng vết thương dạng xịt Nacurgo để giúp bảo vệ da trước sự xâm nhập của các chất độc hại từ môi trường.
Bạn ấn nhẹ van xịt trực tiếp dung dịch lên vùng da tổn thương. Chỉ mất vài giây, dung dịch nhanh chóng khô lại tạo thành lớp màng mỏng bao phủ toàn bộ vết bỏng. Màng sinh học có khả năng tự phân hủy sau 4 – 5 tiếng nên sau khoảng thời gian đó, bạn cần xịt một lớp mới lên trên lớp cũ để đảm bảo vùng da bỏng luôn được sạch sẽ.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Bước 4: Đưa đến cơ sở y tế nếu cần
Đối với vết bỏng nặng (tổn thương sâu, diện tích vết thương lớn), bạn cần đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời. Còn đối với vết bỏng nhẹ (tổn thương nông, diện tích không quá lớn), bạn có thể tự chăm sóc tại nhà.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Quy trình sơ cứu xử lý bỏng đúng cách!
Cách chăm sóc vết bỏng chân tại nhà
Vệ sinh vết bỏng hàng ngày
Vệ sinh vết bỏng hàng ngày là điều hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với vết bỏng ở chân. Do quá trình đi lại trong sinh hoạt hàng ngày, vết bỏng rất dễ tiếp xúc với bụi bẩn ngoài không khí, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Vì vậy, bạn cần rửa vết bỏng bằng Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh) hàng ngày.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một số dung dịch sát khuẩn khác như nước muối sinh lí, Povidine 10%. Cần cân nhắc thật kỹ khi dùng cồn y tế, nước oxy già,… bởi đây là những dung dịch có tính sát khuẩn mạnh và gây kích ứng da khi sử dụng.
☛ Tham khảo thêm tại: Cách rửa vết bỏng bằng nước muối sinh lý!
Bôi thuốc mỡ kháng sinh
Thuốc mỡ kháng sinh sẽ giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết bỏng bằng cách tiêu diệt một số loài vi khuẩn, ngăn chúng xâm nhập vào vùng da tổn thương.
Khi sử dụng thuốc mỡ kháng sinh, bạn cần sử dụng đúng và đủ liều theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Thay vì bôi một lượng lớn thuốc mỡ trong một lần dùng, bạn hãy chia ra thành nhiều lần sử dụng. Không nên bôi thuốc mỡ quá dày vì sẽ làm bí bách vết thương, kéo dài thời gian điều trị bỏng.
Bảo vệ và phục hồi vết bỏng với Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng)
Màng sinh học Nacurgo không những hữu ích trong quá trình sơ cứu ban đầu vết bỏng ở chân mà còn có tác dụng hiệu quả trong việc chăm sóc điều trị vết bỏng. Dung dịch xịt Nacurgo ứng dụng công nghệ màng sinh học – thành tựu của nền y học hiện đại lần đầu xuất hiện tại Việt Nam đem đến một giải pháp ưu việt trong chăm sóc xử lý vết thương ngoài da an toàn, tiện lợi.
Xịt Nacurgo chứa 3 thành phần nổi bật tạo nên công thức ưu việt trong xử lý vết bỏng đó là màng sinh học Polyesteramide, tinh nghệ tươi Nano Curcumin và tinh chất trà xanh (Camellia sinensis):
- Màng sinh học đóng vai trò như một rào cản vật lý ngăn ngừa các tác nhân độc hại ngoài môi trường; đồng thời tạo sự thông thoáng kích thích tái tạo mao mạch và tế bào thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.
- Tinh nghệ Nano Curcumin có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa sẹo hình thành gấp 40 lần so với nghệ tươi thông thường.
- Tinh chất trà xanh có tính kháng khuẩn nhẹ, làm dịu vết thương, chống oxy hóa và làm lành sẹo hiệu quả.
BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC
Hoặc mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà TẠI ĐÂY
Nacurgo được thiết kế dạng xịt nhỏ gọn. Với cách sử dụng đơn giản, bạn có thể đem theo bên mình bất cứ đâu dù đi làm hay đi du lịch để bảo vệ vết bỏng một cách tối ưu nhất. Bạn có thể sử dụng màng sinh học không chỉ riêng đối với vết bỏng mà còn dùng để xử lý những vết thương ngoài da khác như vết rách da, vết xước, vết khâu mổ sau phẫu thuật,…
Chế độ dinh dưỡng cho người bị bỏng chân
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị bỏng nói chung và bỏng chân nói riêng. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương đồng thời hạn chế sẹo hình thành. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng dành cho người bị bỏng.
Cung cấp thức ăn giàu calo và protein
Đối với các tổn thương do bỏng, bạn cần cung cấp một lượng lớn protein cho cơ thể do nhu cầu protein ở bệnh nhân bỏng cao hơn bình thường. Protein giúp tổng hợp Collagen làm lành vết thương, đồng thời tổng hợp các tế bào miễn dịch giúp chống viêm, nhiễm khuẩn. Một số thực phẩm giàu protein và năng lượng cần thiết cho bệnh nhân bỏng như sữa, thịt lợn, hạnh nhân, yến mạch, phô mai, bông cải xanh, cá, trứng, gạo, các loại hạt họ đậu,…
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất
Một số loại vitamin như vitamin C, E có tác dụng chống oxy hóa tốt cho người bị bỏng. Các loại rau củ quả tươi rất giàu vitamin đặc biệt là các loại quả mọng họ cam, ớt, bí đỏ, bông cải,…
Đồng thời, bệnh nhân bỏng cũng cần cung cấp một lượng khoáng chất kẽm cho cơ thể. Kẽm không chỉ giúp tăng cường tổng hợp protein mà còn giúp thúc đẩy miễn dịch và làm lành vết thương. Bạn có thể bổ sung kẽm cho người bị bỏng qua những thực phẩm như đậu, ngũ cốc nguyên hạt,…
Kiêng một số thực phẩm nếu không muốn hình thành sẹo sau bỏng
Một số loại thực phẩm mặc dù cung cấp nhiều dưỡng chất cho người bị bỏng tuy nhiên nó cũng gây lên một số rối loạn trong quá trình chữa lành vết thương như:
- Rau muống: Ăn rau muống trong khi bị bỏng có thể để lại sẹo lồi trên da.
- Thịt bò: Làm vết thương lâu lành và nguy cơ để lại sẹo thâm rất cao.
- Đồ nếp (xôi, bánh nếp,…): Khiến vết bỏng xuất hiện tình trạng mưng mủ, kéo dài thời gian hồi phục.
- Thịt gà: Kích ứng da gây ngứa ngáy khó chịu, nguy cơ để lại sẹo cao.
- Hải sản: Có thể gây ra các phản ứng dị ứng khiến vết bỏng lâu lành.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bị bỏng ăn gì kiêng gì để vết bỏng mau lành hạn chế sẹo?
Vận động hợp lý giúp vết bỏng nhanh lành
Kết hợp điều trị bỏng với chế độ vận động phù hợp sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và hạn chế được sự hình thành sẹo co rút. Đặc biệt là đối với vết bỏng ở chân, tình trạng đau đớn, khó chịu sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến việc di chuyển, nhất là khi vết bỏng ở vị trí các khớp.
Đối với các vết bỏng nhẹ, bài tập thông thường là vận động nhẹ nhàng giúp duy trì thể lực các cơ khớp và các vùng da lành xung quanh vị trí tổn thương. Tránh vận động quá mạnh gây co kéo hay làm vỡ bọng nước tại vùng bỏng.
Đối với các vết bỏng nặng, ảnh hưởng lớn đến việc di chuyển, trong 48 giờ đầu tiên, bạn cần giữ cho người bệnh ở đúng tư thế. Nếu vết bỏng ở khớp gối, người bệnh cần được duỗi thẳng chân để hạn chế việc hình thành sẹo co rút tư thế gấp. Nếu vết bỏng ở vị trí bàn chân hay cổ chân, bạn nên đặt bàn chân bệnh nhân vuông góc với cẳng chân.
Sau 48 giờ, người bệnh nên thực hiện các động tác vận động nhẹ nhàng và có thể tập đi lại quanh phòng. Đến khi tình trạng tốt hơn, bệnh nhân có thể vận động, sinh hoạt một cách bình thường.
Từ những thông tin trên đây, mong rằng bạn đã có thêm kiến thức về cách xử lý, chăm sóc điều trị cũng như chế độ dinh dưỡng và vận động cho người bị bỏng chân. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy gọi ngay đến tổng đài 1800.6626 để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn giải đáp!
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/burns
https://msktc.org/burn/factsheets/Healthy-Eating-After-Burn-Injury-Adults